Suốt cả cuộc đời, có lẽ Tịnh Phương sẽ không bao giờ quên được buổi sáng hôm đó. Một buổi sáng mùa đông ảm đạm đã làm cho cuộc sống của cô thay đổi hoàn toàn.Gia đình Tịnh Phương vốn sống trong một trang trại nhỏ nơi một vùng đất không xa thành phố là bao nhiêu. Nhưng ở đây, người dân hoàn toàn sống bằng nghề nông hoặc chăn nuôi gia súc. Chính vì thế mà vùng đất cô sống có một sự yên bình hiền hòa. Mọi người nơi đó rất gần gũi và thương yêu nhau,quý mến nhau. Thật ra, Thanh Tịnh, cha của Tịnh Phương không phải xuất thân là một ông chủ điền trang như những ông chủ điền trang khác. Mà là một bác sĩ giỏi đã từng sống, học tập và làm việc nơi thành phố.
Nhưng vì mẹ cô bé mắc phải một chứng bệnh nan y, trái tim cô rất yếu đuối và mong manh nên Tịnh phải đưa gia đình về sống nơi hoang đãng, yên bình này.
Căn bệnh đã theo vợ Tịnh từ khi cô còn nhỏ, nhưng mãi khi sinh Tịnh Phương thì bệnh cô mới trở nặng. Và Tịnh không còn cách nào khác hơn là rời xa phố phường ồn ào,bụi bặm đó để duy trì mạng sống cho vợ mình.
Tịnh Phương lớn lên trong không khí trầm lặng của làng quê yên ả đó nên tính tình cô cũng dịu dàng, hiền hòa như những cánh đồng lúa mênh mông, như con song lững lờ chảy ngang qua vùng đất phía sau nhà.
Trong buổi sáng định mệnh đó cô bé Tịnh Phương năm tuổi vẫn vô tư chạy nhảy trên thảm cỏ trước nhà. Cô không biết đến nỗi đau lớn nhất trong đời đang đến với cô. Buổi tối hôm qua, Thoại Chi, mẹ cô bé đã cho gọi cô vào phòng. Đã từ lâu, Thoại Chi không ra khỏi phòng vì không chịu được nắng gió. Khi Tịnh Phương bước vào, cô yếu ớt gọi :
- Tịnh Phương, con đến đây với mẹ.
Tịnh Phương sà xuống bên mẹ, cô bé ngây thơ ríu rít kể với cô :
- Mẹ ơi, con chim sáo ba bắt cho con nó biết nói rồi đó mẹ. Con đã tập cho nó mấy ngày liền, bây giời thì nó có thể gọi mẹ ơi được rồi. Hôm nào mẹ ra ngoài, con sẽ bảo nó gọi cho mẹ nghe nhé.
Thoại Chi đưa cánh tay run run lên vuốt tóc con gái, nước mắt cô ứa ra và giọng nói thì tắt nghẹn trong cổ. Cô thấy người đã mệt lắm rồi, và cô cũng hiểu là giờ phút chia xagiuwax cô và chồng con đã gần đến, thời khắc chỉ còn được tính bằng phút bằng giây nữa mà thôi.
Thoại Chi không còn luyến tiếc gì trên thế gian này nữa cả. Vì cuộc sống của cô bao nhiêu năm nay có còn gọi là sống nữa đâu ? Sống có nghĩa là người ta phải ăn phải uống , phải đi lại hoặc chạy nhảy trên mặt đất vững vàng này. Phải nhìn thấy ánh nắn mặt trời, phải hứng được những giọt nước mưa.
Thế nhưng tất cả những điều đó đối với cô đã xa xôi quá thể, đã mất hút từ ngày tháng năm nào cô cũng chẳng còn nhớ nữa. Thế thì cô còn sống nữa đâu ! Có còn chăng là những tháng ngày giam mình trong căn phòng mờ tối này, làm bạn với thuốc men và nỗi tuyệt vòng khôn cùng mà thôi.
Đối với Thoại Chi, chết bây giời là một giải thoát. Giải thoát khỏi những cơn đau thắt ngực đến muốn ngừng thở. Giải thoắt khỏi những ngày tháng dài lê thê nằm đến nhức nhối cả người. Và nhất là giải thoát cho chồng cô, người đàn ông đã hết mực yêu thương cô từ thuở mới biết yêu thương nhau cho đến tận ngày hôm nay.
Tất cả đều là giải thoát ! Nhưng còn con gái cô thì sao ? Tịnh Phương còn nhỏ quá. Nó làm sao đứng vững trên cuộc đời này khi không có cô. Tuy cô đã không làm được gì cho nó từ khi cô sinh nó ra, nhưng nó vẫn có một người mẹ. Nay cô mất đi rồi , cuộc sống của nó sẽ ra sao ?
Nước mắt Thoại Chi đã giàn giụa từ lúc nào. Cánh tay yếu ớt của cô vụng về ôm con gái vào long. Cô khẽ gọi
- Tịnh Phương ơi !
Tịnh Phương hôn lên mặt mẹ :
- Dạ, mẹ ra ngoài chơi với con nghe mẹ ? Con them có mẹ bên cạnh để ngắm cảnh bình minh quá chừng.
Thoại Chi càng rơi nước mắt. Một ước mơ bình dị như thế của con gái mà cô không thể nào làm được cho nó. Cô khẽ hỏi :
- Thế mọi ngày con ngắm bình minh với ai?
Tịnh Phương ngây thơ :
- Thì với ba, nhưng ba cứ phải nói chuyện với hết người này đến người kia. Con không thích tý nào.
Thoại Chi yếu ớt nói :
- Thì ba phải làm việc chứ, con đừng giận ba!
Tịnh Phương lắc đầu :
- Con đâu có giận ba, chỉ là con không thích như thế thôi. Nếu có mẹ nhất định là con sẽ thích hơn đấy. Từ sáng mai, mẹ sẽ ra ngoài với con nhé mẹ ?
Thoại Chi gật đầu mà nước mắt cứ rơi rơi :
- Được rồi, nhất định sáng mai mẹ sẽ ra với con.
Tịnh Phương reo lên :
- Hay quá một lát con sẽ khoe với vú Thanh. Con sẽ nói vú mang ghế mây ra cho mrj nhé!
- Ừ, thế bây giờ con ra ngoài chơi một lát rồi đi ngủ đi. Gọi cha vào đây cho mẹ.
Tịnh bước vào, âu yếm nắm tay vợ :
- Em thấy thế nào, có đỡ mệt hơn không ?
Không trả lời câu hỏi của chồng, Thoại Chi khẽ nói :
- Mai này mình nhớ lo lắng cho Tịnh Phương nhé, đừng để con gái phải khổ mình nhé.
Tịnh ôm vợ :
- Sao em lại nói thế ? Lúc nào mà anh lại chẳng lo lắng cho con?
Nước mắt Thoại Chi lại rơi :
- Thì em cũng biết như thế, nhưng từ ngày mai thì mình phải lo lắng cho con nhiều hơn đấy.
Một linh cảm chợt đến làm Tịnh giật mình, anh vội nhìn vào mặt vợ. Nét mặt Thoại Chi vẫn gầy guộc như mọi ngày,nhưng hôm nay gương mặt cô như trắng hơn mọi khi. Sinh khí như không còn trên gương mặt như sáp nặn của cô nữa.
Hoảng hốt, Tịnh vội ôm mặt vợ bằng cả hai tay :
- Thoại Chi ơi, em đừng làm anh sợ nhé !
Thoại Chi cười yếu ớt :
- Có gì đâu mà phải sợ hả anh ? Con người có sống thì phải có chết là lẽ thường tình thôi mà.
Nước mắt Tịnh đã bắt đầu ứa ra hai bên khóe :
- Nhưng mà em không được chết, em phải sống mãi với cha con anh chứ.
Thoại Chi lắc đầu :
- Em có sống chỉ làm gánh nặng cho anh chứ có ích gì đâu.
Tịnh lắc đầu quầy quậy :
- Không, bao giờ là gánh nặng cho anh mà là hạnh phúc đấy. Anh vô cùng hạnh phúc khi được chăm sóc em mà.
Thoại Chi mỉm cười, nụ cười mà ông đã yêu ngày từ lần đầu tiên gạp bà :
- Em cũng hạnh phúc, anh có biết không ? Em không còn ước ao gì nữa đâu, Tịnh à. Em chỉ muốn mình mau mau được giải thoát thôi, và hình như ngày ấy đã đến rồi đó.
Tịnh vội vàng đưa tay lên che miệng vợ lại :
- Em đừng nói như thế ? Em chết đi rồi thì cha con anh sẽ sống sao đây ?
Thoại Chi gật đầu :
- Chính vì thế mà em đã cố sống cho tới ngày hôm nay đấy anh. Nhưng hôm nay thì em biết là mình đã không còn gượng them được nwaxx rồi, trái tim em hình như không còn máu nũa đâu anh ạ.
Nước mắt Tịnh đã rơi xuống mặt vợ, anh đã bất lực rồi. Dù anh biết là sẽ có ngày này, nhưng anh vẫn không muốn chấp nhận thực tế. Vì anh yêu vợ, anh muốn có cô mãi bên mìnhdù đã bao lâu nay, cô chỉ là một cái bong bên cạnh anh mà thôi.
Thoại Chi lại nói tiếp, giọng nói của cô đã yếu hơn :
- Mình nghe em nói đây, mình đừng đau buồn như thế em sẽ không yên lòng đâu. Mình phải nhớ, dù thế nào cũng phải vui sống và lo lắng cho con gái nhé. Không được để cho con gái mình phải khổ đấy. Em biết, em không còn nữa thì mình sẽ rất buồn, nhưng mà em đã được sống bao nhiêu ngày hạnh phúc rồi. Em không hối tiếc đâu. Nhưng nếu mình cứ mãi đau buồn mà không đứng lên được thì em sẽ không yên long mà nhắm mắt đâu. Mình có muốn em đau khổ như thế không ?
Tịnh lắc đầu :
- Không đâu, anh chỉ muốn em luôn được hạnh phúc mà thôi.
Thoại Chi lại mỉm cười :
- Thì em đã hạnh phúc rồi đó, hạnh phúc bao nhiêu năm nay của em thật tròn đầy. Em sẽ mang niềm hạnh phúc đó theo về cõi vĩnh hằng, anh đừng đau buồn nhé.
Tịnh bật khóc :
- Làm sao em lại bắt buộc anh như thế được. Mất em rồi, anh còn gì mà vui sống nữa đâu ?
- Nhưng con gái mình thì sao ? Làm sao mà em có thể yên tâm khi mà con gái mình phải buồn, phải khổ ? Anh Tịnh, anh hứa đi ! Anh hứa là sẽ hết lòng lo cho con gái như đã lo cho em vậy nhé.
Tịnh gật đầu :
- Đương nhiên là anh sẽ lo cho con gái chúng mình rồi. Anh yêu em nhw thế nào thì cũng yêu con gái mình như thế đó.
- Vậy thì anh hãy nhìn con gái mình mà nhớ tới em, như vậy thì em mãi luôn ở bên anh mãi đó.
Tịnh gật đầu :
- Anh sẽ làm như lời em nói, em không phải lo đâu.
Nụ cười đã nhợt nhạt trên môi Thoại Chi :
- Vậy thì em yên tâm rồi, em không còn gì phải nuối tiếc nữa đâu. Tịnh à, em thấy lạnh lắm. Anh hãy ôm em đi !
Tịnh nằm xuống giường, anh luồn tay xuống dưới đầu vợ và ôm cô vào lòng. Cái thân hình tràn đầy nhựa sống hôm nào giờ chỉ còn da với xương khiến long anh đau như cắt. Anh làm bác sĩ để làm gì mà có mỗi căn bệnh của vợ, anh cũng phải đầu hàng ? Tiếng cười giòn tan của cô sinh viên Văn khoa hôm nào lần đầu gặp nhau cứ như tiếng nhạc rát vào lòng anh giờ đã đâu mất. Trên đôi môi hồng ngày nào giờ đã khô nứt chỉ còn lại nụ cười nhợt nhạt mà thôi.
Tịnh đau lòng quá đỗi. Anh biết làm gì cho vợ bây giờ ? Bao nhiêu năm nay anh đã lỗ lực làm việc, từ khám bệnh cho dân trong làng đến việc nuôi gia súc, trồng cây. Tất cả anh đều làm hết, không hề biết đến mệt mỏi là gì. Tất cà cũng chỉ vì muốn lo cho vợ, muốn mua cho cô tất cả những thứ thuốc cần thiết nhất. Nhưng công việc thì càng ngày càng tốt, thế nhưng sức khỏe của vợ anh thì cứ cạn dần, cạn dần. Và hôm nay, có phải là ngày cuối cùng cô còn ở bên anh ?
Vòng tay Tịnh không dám xiết chặt thân người vợ, anh đau sót trong long mà không biết phải nói gì nữa bây giờ. Tất cả mọi điều giờ đều vô nghĩa !
Hơi thở Thoại Chi đã yếu lắm rồi, Tịnh cứ vuốt mãi những sợi tóc hai bên mái của cô, hôn mãi trên hai bờ mi đã khép kín và trên đôi môi ngày nào đã cho ông những nụ hôn nồng. Anh muốn níu kéo những giờ phút cuối cùng này để làm hàng trang cho những tháng ngày sau này, khi anh chỉ còn lại một mình trên dương thế này.
Thoại Chi cứ nằm im như thế, gương mặt cô toát lên vẻ thanh thản. Và đến mờ sáng hôm sau thì hơi thở của cô không còn nữa. Cô vĩnh viễn ra đi khi cuộc sống không dài quá nửa đời của một con người. . .
Khi Tịnh Phương vào phòng mẹ, cô thấy bà đang nằm trên giường như say ngủ. Cha cô thì đang ngồi bên cạnh mẹ cô, cúi đầu xuống như đang ngẫm nghĩ một điều gì. Tịnh Phương lại bên cha, lay nhẹ tay anh :
- Cha ơi, sao mẹ lại không ra sân ngắm bình minh với con ?
Tịnh không trả lời con gái mà ông ngẩng đầu lên nhìn cô bé với đôi mắt ướt nước. Anh choàng tay ôm con gái sát vào người mình :
- Tội nghiệp con tôi !
Tịnh Phương vòng tay qua cổ cha, cô nũng nịu :
- Ba ơi, ba gọi mẹ thức dậy cùng ra ngắm bình minh với mình đi ba.
Tịnh nói nhỏ, giọng anh nghe thật âm thầm :
- Mẹ sẽ không bao giờ còn dậy được nữa đâu, con ạ.
Tịnh Phương giẫy nhẹ trong tay cha :
- Con không chịu đâu, ba gọi mẹ dậy đi ba. Hôm qua mẹ đã hứa với con rồi mà
Ông Tịnh ôm chặt con gái vào lòng, anh không kiềm được hai dòng nước mắt đã bắt đầu chảy xuống. Con gái anh còn bé quá, ngây thơ quá. Làm sao nó hiểu được nỗi mất mát này ?
Tịnh Phương lại lay tay cha :
- Ba sao ba làm thinh vậy ? Sao ba không gọi mẹ thức dậy đi ba ?
Tịnh không còn chịu đựng nổi nữa, anh vùng đứng lên và ẵm xốc Tịnh Phương bước như chạy ra khỏi phòng. Ra đến ngoài sân, anh quỳ thụp xuống đất, gào lên :
- Thượng đế hỡi, sao người lại đãi ngộ tôi như thế này ? Tôi có tội tình gì ? Thoại Chi có tội tình gì ? - Anh gục xuống, thì thầm - Và con gái tôi nó có tội tình gì đâu ?
Vú Thanh, người vú đã nuôi nấng Tịnh Phương từ khi cô bé mới ra đời chạy đến bên hai cha con. Bà đỡ Tịnh Phương ra khỏi tay Tịnh, nghẹn ngào :
- Cậu Hai à, phần số đã định như thế rồi. Cậu có đau lòng lắm thì cũng không thể thay đổi được gì đâu. Cậu phải bình tĩnh mà lo cho mợ chứ.
Tịnh lắc đầu :
- Tôi làm gì nữa bây giờ ? Làm cho ai ? Thoại Chi đã không còn cần tới tôi nữa rồi.
- Nhưng mà cậu còn Tịnh Phương ! Cậu muốn nó không có người lo lắng hay sao ?
Tịnh nói như người đang trong cơn mộng du :
- Phải rồi, Thoại Chi đã dặn tôi phải lo lắng cho Tịnh Phương thật nhiều. Tôi không thể không làm.
Tịnh lại ôm chặt Tịnh Phương vào lòng :
- Tịnh Phương ơi, từ nay ba chỉ còn có con thôi :
Vú Thanh lại nói :
- Cậu hãy bình tâm lại để lo lắng cho mợ được chu toàn. Rồi sau đó cậu còn phải sắp sếp cho cuộc sống của mình và Tịnh Phương nữa chứ đâu thể buông xuôi được. Tịnh Phương cũng đã đến tuổi tới trường rồi, cậu phải nhớ tới điều đó chứ.
Những lời nói của người giúp việc đã làm cho Tịnh nhớ lại bổn phận làm cha của mình. Và anh cũng ý thức được một điều, từ bây giờ anh chẳng những phải làm cha mà còn phải làm mẹ, làm bạn với con gái mình nữa. Những điều tâm nguyện của Thoại Chi dành cho con gái, nhất định anh phải làm tròn.
Tịnh đứng thẳng lên, anh nhìn vú Thanh rồi nói với giọng chân thành :
- Vú nói phải, bây giờ Tịnh Phương chỉ còn có mình tôi thôi. Tôi phải xứng đáng là chỗ dựa thật tốt cho nó.Thoại Chi không chết đâu, mà cô ấy vẫn còn hiện diện trong căn nhà này, trong trái tim của cha con tôi. Tâm nguyện của cô ấy nhất định tôi phải thực hiện được. Vú cho gọi thư ký Hải tới đây, chúng ta phải bắt tay vào việc ngay thôi.
Tịnh bế con gái bước đi, những bước đi thật vững chắc. Vú Thanh nhìn theo cha con anh mà nước mắt lưng tròng. Tịnh đã vượt qua được nỗi đau mất mát này, không phải vì anh đã quên Thoại Chi đâu mà chỉ và anh đã cất giữ được cô vào tận trong sâu thẳm lòng mình đó thôi.
Thế là tin Thoại Chi chết được loan đi, gia đình hai bên và bà con thân thuộc, họ hàng xa gần lần lượt kéo đến. Căn nhà vốn tĩnh lặng từ trước tới nay bỗng trở lên ồn ào náo nhiệt. Tịnh mải bận rộn trong khi lo lắng cho mọi việc, anh chừng như quên mất con gái mình.
Tịnh phương ngơ ngác trước khung cảnh mới lạ của nhà mình. Từ trước tới nay, cô bé chưa bao giờ sống trong không khí như thế này nên lạ lẫm và có phần sợ hãi khi thấy nhiều người đến như thế. Nhất là khi họ đến, khởi đầu là những lời than khóc. Rồi sau đó là những lời trò chuyện râm ran.
Lại còn mẹ nữa, cha đã để người ta để mẹ vào trong một cái hộp thật to. Chung quanh mẹ chỉ toàn là hoa hồng và cô chỉ còn nhìn thấy mẹ đang nằm giữa những đóa hoa xinh đẹp đó chỉ có một lần duy nhất nữa mà thôi. Một người nào đó đã ôm cô bế thật chặt rồi gào lên một tiếng thật to khiến cô bé sợ hãi. Vùng ra thật mạnh rồi tuột ngay xuống đất, Tịnh Phương len lén bỏ chạy ra ngoài.
Lang thang ra ngoài, Tịnh Phương thấy thật buồn khi hôm nay cha không cùng cô ngắm mặt trời mọc. Hình như cha cô bé đã quên mất cái thói quen mọi ngày vì cha còn bận chuyện với rất nhiều người.
Đi dọc theo hàng rào, Tịnh Phương đã lần lần bước ra khỏi khuôn viên đất của nhà mình và bước sang vùng đất của nhà bên cạnh. Một cậu bé khoảng chừng mười tuổi vừa vẫy tay vừa gọi thật to :
- Tịnh Phương, em đi kiếm anh hở ?
Tịnh Phương lắc đầu :
- Không phải.
- Vậy sao em lại sang đây ?
- Em cũng không biết.
Thoại, tên cậu bé, chạy nhanh lại phía Tịnh Phương. Cậu ngồi xuống, ôm lấy vai cô bé:
- Nhà em hôm nay có chuyện gì mà đông người như thế ?
Tịnh Phương lắc đầu :
- Em không biết.
Thoại có vẻ bực mình :
- Sao cái gì em cũng không biết hết vậy ?
Tịnh Phương tròn xoe đôi mắt nhìn cậu, rồi bỗng nhiên cô bé òa lên khóc :
- Sao anh mắng em ?
Thoại bối rối khi thấy Tịnh Phương khóc. Bình thường, Thoại rất cưng cô bé. Ở cái nơi yên tịnh này, nhà nào cũng lo làm ăn. Chỉ có nhà của Thoại và nhà của Tịnh Phương là có vẻ khá giả hơn và cũng thân thiết với nhau hơn những gia đình khác. Thoại và anh trai là Thịnh cũng rất cưng quý Tịnh Phương. Hai cậu bé luôn luôn chiều chuộng cô bé hàng xóm nhỏ xíu này.
Tịnh Phương cứ làm Thoại càng thêm bối rối. Cậu dỗ dành :
- Thôi nào, Tịnh Phương đừng khóc nữa nào. Anh Thoại đâu có mắng em đâu. Anh chỉ hỏi thế thôi mà. Bé ăn sáng chưa ?
Tịnh Phương lắc đầu, Thoại lại hỏi tiếp :
- Thế bé có đói bụng không ?
Tịnh Phương nín khóc, cô bé mếu máo :
- Có . . .
Thoại dắt tay Tịnh Phương đi vào nhà mình :
- Vậy thì em sang đây anh lấy xôi cho ăn.
Thoại chu đáo lau mặt cho Tịnh Phương, rồi cậu ngồi ngắm cô bé ăn ngon lành phần xôi của mình. Thoại lại hỏi :
- Ba em có ở nhà không?
Đang ngậm miếng xôi trong miệng, Tịnh Phương không nói được mà chỉ gật đầu. Thoại lại hỏi tiếp :
- Thế ba của em đâu rồi ?
Lần này Tịnh Phương trả lời :
- Ba mắc nói chuyện với nhiều người lắm,
Thoại chợt nghĩ ra một điều, cậu bé hỏi ngay :
- Thế mẹ của em đâu ?
Tịnh Phương tỏ ra rành rẽ :
- Mẹ nằm trên giường, ba đắp mền trắng cho mẹ, có nhiều hoa hồng lắm . . .
Thoại đã hiểu việc gì sảy ra bên nhà Tịnh Phương, cậu bé vội đi kiếm cha mẹ của mình. Sau khi biết chuyện, ông bà Mẫn, cha mẹ của Thoại vội bảo con :
- Con chơi với em nhé, đừng để cho em đi lung tung.
- Nhưng mà con còn đi học.
Tình cảm thân thiết gắn bó giữa hai nhà đã làm cho cha Thoại có một quyết định mà không phải suy tính lâu la gì :
- Con nghỉ một buổi đi, để mai rồi ba viết giấy phép cho. Bên nhà chú Tịnh bây giờ rối lắm, không có ai trông em đâu.
Một ý tưởng vô cùng hấp dẫn, vừa không phải đi học vừa được chơi với cô bé Tịnh Phương xinh xắn, đáng yêu thì còn gì thú vị hơn ?
Thoại gật đầu ngay lập tức.
Tịnh Phương đã no bụng, Thoại dẫn cô bé ra trước nhà mình và đứng nhìn về phía nhà Tịnh Phương. Đúng là mẹ của cô bé đã mất rồi, thím Tịnh bệnh và yếu như thế kia mà. Người ta đến đông như thế để chia buồn đấy thôi. Thoại nói với Tịnh Phương :
- Tịnh Phương có thích chơi đá gà không ?
Tịnh Phương gật đầu :
- Thích chứ !
- Vậy lại đây chơi với anh.
Thoại đi hái thật nhiều bông cỏ, cậu bé chia làm hai nắm rồi bảo Tịnh Phương :
- Anh chia đều rồi đấy nhé, mỗi đứa một nửa. Nếu bên nào hết cỏ trước thì thua nghe không.
Tịnh Phương háo hức gật đầu, cái trò chơi trẻ con này luôn quyến rũ cô bé. Nhưng thường thì cha không cho chơi, vì cha bảo cỏ mọc dưới đất bụi lắm, cầm nó sẽ bẩn tay. Nhưng hôm nay cha bận có nhiều khách quá, chắc là cha không la đâu.
Mải chơi Tịnh Phương không nhớ tới mẹ cha chút nào. Cô bé cười thật dòn mỗi khi cọng cỏ của Thoại đứt đầu dưới cọng cỏ của cô bé.
Chơi chán, Thoại nói với Tịnh Phương khi nắng đã lên cao :
- Em có khát nước không ?
Tịnh Phương gật đầu, Thoại lại nói tiếp :
- Vậy thì em lại gốc cây vú sữa kia ngồi cho khỏi nắng, để anh vào lấy nước cho em uống nhé.
Tịnh Phương ngoan ngoãn gật đầu, cô bé vốn rất nghe lời anh Thoại cơ mà.
Thoại đã đi vào trong nhà, Tịnh Phương ngả người tựa vào gốc cây vú sữa có tàn lá thật rộng của nhà mình. Bỗng nhiên có hai người phụ nữ tiến đến gần cô bé. Tịnh Phương tò mò ngắm nhìn, hai bà này mặc áo đẹp quá.
Hai bà khách ngồi xuống bên cạnh Tịnh Phương, một bà hỏi :
- Con gái ai mà xinh thế nhỉ?
Tịnh Phương còn mải mê hít hít mùi thơm toát ra từ người phụ nữ nọ, cô bé không hay mình đang tròn mắt nhìn họ mà không trả lời câu hỏi của họ. Một người đưa tay lên vuốt má Tịnh Phương hỏi :
- Có phải cháu là con của ba Tịnh không ?
Tịnh Phương gật đầu, người phụ nữ đó nói tiếp :
- Tội nghiệp quá, mới bé xíu như thế này mà đã mồ côi rồi.
Người kia lắc đầu :
- Thì cũng thế thôi, từ ngày sinh nó ra tới giờ Thoại Chi có chăm sóc được ngày nào đâu. Phải chi mà hồi đó anh Tịnh biết có ngày này thì đâu có cưới nó.
Bà kia lắc đầu :
- Mỹ Hương đừng nói như thế, anh Tịnh yêu Thoại Chi như thế thì dù có thế nào anh ấy cũng cưới cô ấy.
- Cũng tại tôi mê muội mà thôi chứ có ai điên gì mà cưới một người vợ bệnh họa như thế để mà phải hầu suốt đời. Cũng may là cô ta mất sớm nên anh Tịnh mới được giải thoát đấy chứ.
Bà bạn nghiêng đầu ngắm người phụ nữ nọ :
- Chị vẫn còn yêu anh Tịnh ư ?
- Yêu thì làm gì có chuyện còn hay hết. Chỉ là yêu hay không mà thôi, và tôi thì vẫn nhớ về anh ấy.
- Nhưng mà chị đã đi lấy chồng trước khi anh Tịnh cưới Thoại Chi mà?
Người đàn bà nọ có vẻ cay cú.
- Thế anh ấy không nhìn đến tôi mà tôi cứ đợi để mà chết già hay sao ? Có duyên phận thì tôi phải nhận ngay lấy chứ.
- Thế thì chị còn oán trách anh ấy mà làm gì ? Tôi thấy gia đình chị cũng hạnh phúc mà ?
Người phụ nữ nọ cay đắng :
- Hoàn tưởng thế thôi chứ cũng có nhiều vấn đề lắm. Chồng mình không phải là người như anh Tịnh đâu.
Thoại đã trở ra, cậu bé ngạc nhiên khi thấy hai người phụ nữ lạ ngồi bên cạnh Tịnh Phương. Tuy nhiên cậu cũng đủ thông minh để biết họ là ai. Cậu lễ phép hỏi :
- Hai cô đến thăm thím Tịnh ạ ?
Một bà gật đầu :
- Phải nhà cháu ở đây à ?
- Vâng mẹ cháu bảo cháu trông em Phương.
- Nào, em uống đi rồi anh dẫn vào nhà chơi chứ ở đây nắng qua rồi.
Hoàn nói với Mỹ Hương :
- Cậu bé này chu đáo nhỉ? – Quay sang Thoại, bà nói tiếp
- Cháu trông em cẩn thận nhé, bên nhà đang bận rộn lắm đấy.
Thoại gật đầu, cậu xốc Tịnh Phương lên vai để đưa cô bé vào nhà mà thỉnh thoảng lại quay nhìn về phía nhà cô bé. Với chuyện buồn nhà chú Tịnh, cậu thấy lòng mình buồn quá chừng.
Nỗi buồn của con người dù có lớn đến mấy thì cũng có lúc tạm lắn xuống. Tịnh có đau buồn vì thương tiếc người vợ yêu thì anh cũng phải nén lại trong tận cùng tâm tư mình vì còn bao nhiêu việc đang chờ đợi anh. Con gái anh giờ chỉ còn có mình anh, anh không thể buông xuôi để con gái phải khổ. Nó đã mất mẹ rồi mà !
Thời gian cứ trôi, Tịnh cứ âm thầm sống và Tịnh Phương cũng vô tư lớn lên theo tháng ngày. Nỗi đau ập đến khi cô bé còn quá nhỏ nên cũng không làm cho cô phải đến nỗi hụt hẫng. Chỉ khi lớn lên, với cuộc sống cô độc của cha, thiếu vắng tình mẫu tử của mình. Cô mới hiểu được nỗi đau của mình là như thế nào.
Gia đình Tịnh không muốn nhìn con trai mình sống âm thầm như thế. Cha mẹ anh đã bao lần hối thúc anh bán hết đát đai và nhà cửa ở nơi thanh vắng này để về lại thành phố, nơi anh sẽ có điều kiện rất tốt để phát huy tài năng của mình. Và với tuổi đời còn trẻ như anh, mọi người đều muốn anh lập gia đình lần nữa.
Nhưng Tịnh đã chán hết mọi thứ. Từ khi Thoại Chi mất đi, anh sống chỉ còn vì con gái và những mối liên hệ với vùng đát giản dị này. Vì thế Tịnh đã nhất quyết không làm theo ý gia đình. Anh quyết long ở lại nơi này, duy trì nếp sống từ khi anh đến ở. Nơi này giúp anh thấy hồn mình tĩnh lặng và anh thấy sợ cái không khí xô bồ, náo nhiệt nơi thành phố.
Cứ thế, mọi người nói mãi rồi cũng phải thôi. Tịnh đã yên ổn với cuộc sống của mình. Anh tiếp tục với công việc hằng ngày của mình, khám bệnh, chăn nuôi và chăm sóc cô con gái của mình. Giờ thì anh đã là người đàn ông tuổi trung niên, điềm đạm, chừng mực và nhất là điềm đạm trong cuộc sống.
Mấy năm nay, công việc của ông Tịnh đã phát triển rõ rệt. Ông đã mua thêm những thửa đất quanh nhà để mở rộng thêm công việc của mình khi mà những người dân quanh đây thi nhau đổ về thành phố. Chỉ còn nhà của Thoại là vẫn trụ lại như xưa, nhưng hai anh em anh thì cũng theo dòng đời tiến lên để đi học nơi phố thị.
Rồi đất được quy hoạch, giá cả tăng vọt. Ông Tịnh trở lên giàu có khi mà những miếng đất của ông được mua với giá cao. Để rồi ông cũng chỉ giữ lại cho mình căn nhà như thưở đầu tiên mới đến, nơi đã in dấu những ngày hạnh phúc nhất của đời ông.
Tịnh Phương đã lớn lên, cô gái mười tám đã trở thành thiếu nữ từ khi nào ông không biết. Chỉ thấy một sáng nọ, ông nhìn con gái mà cứ ngỡ người vợ yêu trở về bên mình. Tịnh Phương thật giống mẹ, cô cũng xinh đẹp, dịu dàng và sâu sắc như Thoại Chi thuở xưa. Nhưng cô có một trái tim khỏe mạnh chứ không như mẹ mình.
- Ba ơi ! Ba đang làm gì đó ?
Tiếng Tịnh Phương hỏi bên tai làm cắt ngang những hồi ức của ông Tịnh. Quay lại nhìn con gái, ông Tịnh cười nhẹ :
- Con gái kiếm ba làm gì thế ? Lại nhõng nhẽo đây phải không ?
Tịnh Phương ngồi sà xuống ngồi sát bên cha, cô ôm tay ông nũng nịu :
- Ba chỉ nghĩ xấu cho con không à, con nhõng nhẽo với ba khi nào. Tại không thấy ba con mới đi kiếm chứ bộ.
Ông tịnh vuốt tóc con gái :
- Thế con kiếm ba có chuyện gì ?
Tịnh phương nghiêm trang :
- Con muốn hỏi ba là con có nên dự thi đại học hay không ?
Ông Tịnh gật đầu ngay :
- Đương nhiên là phải thi rồi, sao con lại hỏi ba như thế ?
Tịnh Phương nhìn cha chăm chú :
- Con không muốn thi một chút nào ba ạ.
Ông Tịnh sửng sốt :
- Sao thế ? Con luôn là học sinh giỏi của trường kia mà. Sao con lại không thi ?
` - Vì con không muốn xa ba, ba à !
- Sao lại xa ba hở con ? Tuy nơi này gọi là làng quê nhưng thật ra cũng đâu có xa thành phố là bao nhiêu. Chỉ năm mươi cây số, đi xe chỉ mất khoảng một tiếng đồng hồ chứ mấy !
- Nhưng mà nếu đậu, con sẽ phải ở hẳn thành phố. Vậy thì ba chỉ ở nhà có một mình thôi ư ?
- Sao lại một mình, ba ở nhà còn có chú Hải nè, gia đình chú ấy và những người chung quanh chứ con. Vả lại con ở trong thành phố chỉ có sáu ngày trong một tuần, chiều thứ bẩy đã về thăm ba rồi. Còn ba mỗi tuần vào thành phố hai lần cũng sẽ vào thăm con. Như thế thì cha con mình có xa nhau nhiều đâu.
Tịnh Phương kinh ngạc theo từng câu nói của cha, ông nói như thể ông đã nghiền ngẫm điều này từ rất lâu rồi. Cô lắc đầu :
- Nhưng mà như thế thì cha con mình chỉ gạp nhau mỗi lần có vài tiếng đồng hồ thôi, con sẽ không thể chăm sóc cha được nữa.
Ông Tịnh cười to :
- Con gái ơi, ba chưa đến năm mươi tuổi mà. Ba còn khỏe mạnh như thế này mà con lại hình dung ba như một ông lão hay sao mà phải ở nhà chăm sóc cho ba ?
Tịnh Phương tỏ ý không bằng long :
- Thì từ bao lâu nay con vẫn chăm sóc ba đấy thôi. Mẹ đã không còn nữa,con làm sao có thể sống xa ba được ?
Ông Tịnh ôm con gái vào long :
- Nhưng mẹ đã dặn ba là phải lo cho con học đến nơi đến chốn. Nếu như con không chịu đi thi đại học thì ba biết phải ăn nói như thế nào với mẹ con đây ?
Tịnh Phương yên lặng, cô nhìn cha với đôi mắt thật buồn. Cứ nhắc đến mẹ là hai cha con cô lại ngồi lặng thinh như thế, vì nỗi đau mất người than yêu nhất đời họ cứ mãi canh cánh bên lòng.
Ngày mẹ mất, Tịnh Phương còn bé quá nên những ấn tượng của cô về mẹ rất mơ hồ. Cô chỉ còn nhớ được một chút cảm giác dịu dàng mỗi khi cô vào trong căn phòng của bà mà thôi. Nhưng hình ảnh người mẹ trong tâm hồn Tịnh Phương vẫn sáng lung linh. Vì thế, muốn nhắc cô một điều gì, ông Tịnh chỉ cần nhắc đến mẹ là Tịnh Phương không còn cách nào để phản đối.
Ông Tịnh vuốt tóc con gái, mái tóc ngang tơ ngày nào giờ đã dài ngang lưng. Giọng ông trầm hẳn xuống :
- Tịnh Phương à, mẹ con ngày ấy rất thích làm một nhà ngoại giao. Nhưng vì yêu ba, mẹ con đã từ giã giấc mộng của mình để lấy ba. Và khi con ra đời, ba mẹ phải về đây sinh sống để có thể duy trì thêm mạng sống của mẹ con them một thồi gian. Thỉnh thoảng mẹ con lại nhắc lại mộng ước muốn làm nhà ngoại giao của mình và bảo với ba là hy vọng con gái cưng sẽ thay mẹ làm được điều đó. Vì thế mà bao nhiêu năm nay ba đã chú ý hưỡng dẫn con theo con đường này. Con có hiểu được lòng ba mẹ hay không ?
Tịnh Phương gật đầu :
- Con hiểu, nhưng mà sống xa ba thì con không đành lòng, ba à.
Ông Tịnh cười nhẹ :
- Ba đã phân tích cho con thấy rồi đó, cha con mình cũng đâu có xa nhau nhiều đâu. Nếu con vào thành phố học, ba nghĩ là con có thể về ở với ngoại hay với dì con. Con có muốn thế không ?
- Ở đâu cũng được, con không quan trọng điều đó. Miễn là thuận tiện cho việc học tập của con và ba có thể đến thăm con thường xuyên mà không có trở ngại gì.
Ông Tịnh lắc đầu :
- Ba thì không sao đâu, ba có thể làm bất cứ điều gì miễn là con thấy thoải mái, dễ chịu là được rồi. Nếu như con không thích ở nhà ngoại hay dì thì ba cũng có thể mướn nhà cho con ở mà
Tịnh Phương suy nghĩ một lúc rồi nói :
- Hay là mình mua nhà ở đó rồi ba vào ở luôn với con đi ba ?
Ông Tịnh lắc đầu ngay :
- Thế còn mẹ con ở đay thì sao? Ba không thể để mẹ con nằm ở đây một mình đâu Tịnh Phương à.
Lại thêm một vấn đề nữa được đặt ra, Tịnh Phương cũng thấy cha mình có lý. Thế thì cô chỉ vào thành phố học có một mình mà thôi. Cô sẽ nhớ ba, nhớ mẹ biết là bao nhiêu. Và cô cũng nhớ luôn cả vùng đất bình yên này, nhớ con soonh hiền hòa đã làm bạn với cô suốt cả thời ấu thơ.
Ông Tịnh chợt nói :
- Vào thành phố học thì con sẽ không cô đơn đâu, trong đó có an hem Thuận, Thoại nữa mà.
Tịnh Phương lắc đầu :
- Cũng không như ở nhà đâu ba, các anh ấy còn phải học chứ có rảnh rỗi mà làm bạn với con đâu.
- Nhưng mà các anh có thể tới chơi với con, an hem con than thiết với nhau như thế cơ mà.
Tịnh Phương gật đầu :
- Con biết rồi, ba cứ yên tâm. Lúc trước con đã cạn nghĩ, chỉ muốn sống bình yên ở nơi này. Nhưng bây giờ thì con đã hiểu ra, con sẽ làm theo lời ba.
Ông Tịnh trìu mến nhìn con gái :
- Vậy mới là con gái của ba chứ. Thế chừng nào thì con nộp hoog sơ thi đại học ?
- Nộp trong tuần này, ba ạ.
Thế con có dự định thi vào trường nào chưa ?
- Con sẽ thi vào khoa ngoại ngữ, có được không hở ba ?
Ông Tịnh gật đầu :
- Tùy con, con thích ngành nào thì cứ thi vào ngành đó. Con là con gái,và cũng giỏi ngoại ngữ thì thi vào đó là được rồi. Con cứ làm hồ sơ đi, nếu có gì khó khăn thì cứ nói với ba.
Tịnh Phương nghiêng đầu true cha :
- Con đau có quên ba là một cây ngoại ngữ đau, nhất định là con sẽ phải cầu cứu tới ba rồi.
Ông Tịnh mỉm cười mà lòng thầm nghĩ, không biết ông có giúp gì được cho con gái mình nữa không đây. Bao nhiêu năm nay ông vẫn thường đọc sách báo bang ngoại ngữ và nghe tin tức trên các đài phát thanh nước ngoài. Nhờ thế mà vốn ngoại ngữ của ông cũng không tệ. Và ngay từ khi còn bé Tịnh Phương đã được ông hướng dẫn nên chắc mai này, khi học trên đại học, con bé cũng chẳng gặp khó khăn gì nhiều đâu.
Tịnh Phương chợt nghiêng đầu nghe ngóng, rồi cô nói với ông Tịnh :
- Bác Mẫn qua chơi đó ba.
- Sao con biết ?
Ông Tịnh ngạc nhiên khi nghe Tịnh Phương nói thế mà oonh thì lại chẳng thấy bong dáng một ai. Tịnh Phương cười cười :
- Một chút nữa bác ấy sẽ xuất hiện cho ba coi.
Đúng như lời Tịnh Phương vừa nói, ngay khi đó thì ông Mẫn hiện ra trong tầm nhìn của ông Tịnh. Ông Tịnh bật cười nói với người bạn hàng xóm của mình :
- Anh coi, anh chưa xuất hiện thì Tịnh Phương đã biết là có anh tới rồi.
Ông Mẫn ngồi xuống bên cạnh ông Tịnh cũng cười :
- Tịnh Phương phân biệt tiếng chân của từng người trong nhà tôi hay lắm đấy.
Ông Tịnh ngạc nhiên :
- Sao đây, con gái còn có tài này nữa hay sao ? Đâu nói cho ba nghe coi những người trong nhà bác Mẫn đi như thế nào ?
Tịnh Phương cười :
- Có gì đâu mà tài hở ba ? Con chỉ dựa vào tính tình của mỗi người mà suy ra thôi. Này nhé, bác trai thì bước chân nặng và vội vã. Bác gái thì vừa chậm rãi vừa nhẹ nhàng, nếu không để ý thì có khi không biết ngay cả khi bác đã đến bên cạnh mình.
- Thế còn các anh thì sao ?
- Anh Thuận thì bước chân không nặng như bác trai nhưng cũng vội vã như thế, còn anh Thoại bước chân lại chậm rãi nhưng chắc chắn:
Ông Tịnh cứ ngẩn người ra mà nghe con gái nói, ông không ngờ Tịnh Phương lại nhạy bén như thế. Thật là con bé giống vợ ông ngay cả những đặc tính như thế này. Nỗi nhớ người vợ yêu quý lại cuộn lên trong lòng ông. Nhưng ông Tịnh đã biết kiềm chế được mình. Ông cười thật to :
- Thế còn ba thì sao, con nhân xét coi nào ?
- Ba thì đi chân chậm rãi nhưng bước chân cũng nặng nề không thua gì bác tri đâu.
Hai người đàn ông nhìn nhau cười thú vị, nỗi buồn như vợi đi một phần. Ông Mẫn nhìn Tịnh Phương :
- Phương này, bác gái gọi cháu đấy. Hình như bà ấy có để phần món gì cho cháu hay sao đấy.
Tịnh Phương nhảy lên :
- Vậy mà nãy giờ bác không nói, thế nào bác gái cũng có bánh cho cháu đây mà.
Nói xong, cô chạy nhanh vào trong :
Ông Tịnh nhìn bạn cười :
- Lớn xác như thế mà vẫn cứ như trẻ con đý thooi.
Ông Mẫn cười :
- Chú gả chồng cho cháu Phương cũng được rồi đấy.
Ông Tịnh gật đầu :
- Tôi cũng không khó tính đâu anh ạ. Nếu cháu nó thương cậu nào đàng hoàng thì tôi cũng không ngăn cản đâu.
Ông Mẫn nhìn bạn :
- Nếu một trong hai thàng con của tôi thương cháu Phương thì chú có gả không ?
Ông Tịnh gật đầu không do dự :
- Tôi còn mong ước gì hơn, chỉ sợ các cháu nhà anh chê cháu Phương nhà tôi quê mùa ấy chứ.
Ông Mẫn lắc đầu :
- Làm sao mà lại có thể chê cháu Phương là quê mùa được ? Cháu nó giản dị ấy chứ. Nhưng để tôi nói cho chú biết, hai thằng con tôi đều rất quý Tịnh Phương đấy. Không khéo chúng nó đến đánh nhau mất.
Ông Tịnh cười to :
- Vậy thì để cho Mỵ Nương chọn vậy, hễ Tịnh Phương thương đứa nào thì mình gả cho đứa đó. Nhưng trước mắt Tịnh Phương nhà tôi còn phải thi vào đại học đã, chúng ta đừng nói chuyện này trước mặt con bé anh ạ. Hãy để cho cháu học xong rồi hãy tính vẫn chưa muộn mà.
Ông Mẫn đồng ý ngay, hai thằng con trai của ông vẫn chưa học xong cơ mà. Cưới vợ cho chúng bây giờ thì làm sao chúng cói thể nuôi được gia đình khi mà bản than mỗi đứa vẫn phải bám vào cha mẹ.
Tịnh Phương thả cây chổi tàu cau xuống, cô với tay ra phía sau đập nhè nhẹ vào lưng cho đỡ mỏi. Thật là khổ với cái sân rộng như thế này, bởi vì cứ mỗi lần quét lá thì cô lại thấy mỏi nhừ hết cả người. Mà nào có quét ít đâu, mỗi ngày phải hai lần là ít.
- Nè cháu gái . . .
Giọng một người nào đó gọi ở ngoài cổng khiến Tịnh Phương phải quay lại nhìn, và cô vội vã đi ra ngoài khi thấy một người phụ nữ ăn mặc rất sang trọng đang đứng ở đó. Cô e dè hỏi :
- Thưa bà, bà kiếm ai ạ ?
Người phụ nữ tươi cười :
- Đây có phải nhà của ông Tịnh không hở cháu ?
Tịnh Phương gật đầu :
- Vâng ạ, bà muốn gặp ba cháu ạ ?
Người phụ nữ gật đầu :
- Phải cô là bạn của ba mẹ cháu hồi trước. Cũng khá lâu rồi cô không đến đây.
Tịnh Phương vội vã mở cổng rào :
- Mời bà vào nhà chơi, ba cháu đi khám bệnh gần đây thôi chắc cũng sắp về rồi đó.
Người phụ nữ đi theo Tịnh Phương vào nhà, vừa đi bà ta vừa nói.
- Cô tên là Mỹ Hương, cháu cứ gọi cô là cô Hương được rồi.
Tịnh Phương đưa khách vào đến phòng khách, cô nói với bà Mỹ Hương :
- Mời cô ngồi chơi :
Tịnh Phương đi nhanh vào nhà trong để lấy nước ra mời khách. Hôm nay chỉ có mình cô ở nhà vì vú Thanh cũng đi thăm một người bà con đến chiều mới về.
Tịnh Phương trở ra phòng khách với khay nước trên tay. Bước chân cô đang bình thường bỗng khựng lại vì thấy bà Mỹ Hương đang thắp nhang trên bàn thờ mẹ cô.
Thắp nhang xong bà Mỹ Hương quay lại bà ngồi với đôi mắt ươn ướt :
- Cô nhớ mẹ cháu quá.
Tịnh Phương đặt ly nước trước mặt bà Mỹ Hương và lẳng lặng ngồi xuống chiếc ghế đối diện với bà. Hành động vừa rồi của bà Hương làm cô bớt đi một chút thành kiến với bà. Vì ngay từ khi gặp bà, cô lại không thấy mình có cảm tình với bà ta.
- Tên cháu là gì ?
- Thưa bà cháu là Tịnh Phương.
Đôi mày công và đậm đen của bà Mỹ Hương thoáng cau lại, nhưng rồi nó lại ruỗi ra thật nhanh, bà cười nhẹ :
- Cô nhớ rồi cái tên này của cháu là do mẹ cháu đặt đấy.
Điều này thì Tịnh Phương không hề biết, thế mà tại sao bà ta lại biết nhỉ ? Cô mở to đôi mắt nhìn bà Mỹ Hương :
- Sao cô lại biết như thế ạ ?
Bà Mỹ Hương lại cười :
- Sao cô lại không biết, cô là bạn thân của mẹ cháu mà.
Tịnh Phương nói một câu vô nghĩa :
- Thế ạ !
Bà Mỹ Hương vẫn tươi cười :
- Hồi đó, mẹ cháu và cô thân nhau lắm đấy. Hai nhà đi lại với nhau luôn, nên khi cháu ra đời cô cũng có mặt. Chỉ khi ba mẹ cháu dọn về đây cô mới không gặp mẹ cháu thường nữa. Nhưng ngày mẹ cháu mất cô cũng đến để tiễn đưa người bạn thân nhất của mình.
Tịnh Phương lắc đầu:
- Hồi đó cháu còn nhỏ quá nên không nhớ được chuyện gì cả.
Tịnh Phương cố tìm lại trong ký ức để nhớ lại một chút gì về những ngày tháng xa xưa đó, nhưng tất cả chỉ là một vùng trắng xóa mênh mông. Nhưng không hiểu sao cô lại tin là người đàn bà này nói thật về chuyện bà đã dự đám tang mẹ mình, một chút gì đó quen quen nơi bà ta làm Tịnh Phương thấy khó chịu trong lòng.
Bà Mỹ Hương lại hỏi khi thấy Tịnh Phương cứ mãi trầm ngâm :
- Cháu đang nghĩ gì thế ? Có phải cô nhắc đến mẹ cháu làm cho cháu buồn hay không? Nếu như thế thì cô xin lỗi cháu.
Tịnh Phương lắc đầu :
- Không phải thế đâu ạ, chuyện mẹ cháu mất đã là sự thật lâu rồi. Có buồn thì mẹ cháu không còn nữa ạ. Nhưng có một điều là cháu thấy bà quen quen, không biết là cháu đã gặp bà ở đâu rồi đó ?
Bà Mỹ Hương có vẻ suy nghĩ, rồi bà chợt tỏ ra kinh ngạc :
- Cháu thấy cô quen à ? Chẳng lẽ cháu lại nhớ được cô như thế ?
Tịnh Phương ngạc nhiên :
- Bà nói như thế là sao ạ ?
- Là hồi mẹ cháu mất, cô có đến và gặp cháu ở sân sau kia kìa. Cháu đang chơi với một cậu bé độ bốn, năm tuổi gì đó. . .
Tịnh Phương đoán :
- Nếu thế thì chắc là cháu đang chơi với anh Thoại đó, nhà anh ấy ở ngay phía sau nhà cháu.
Bà Mỹ Hương tò mò :
- Cậu Thoại đó còn ở đây không ?
- Gia đình anh ấy thì vẫn còn ở đây, nhưng anh ấy và anh trai đang học ở Sài Gòn.
Bà Mỹ Hương gật gù :
- Thế à, vậy còn cháu thì học tới đâu rồi ?
Tịnh Phương lễ phép thưa :
- Thưa bà cháu thi tốt nghiệp xong, tháng sáu cháu sẽ thi đại học ạ.
Bà Mỹ Hương kêu lên ra vẻ ngạc nhiên lắm :
- Cháu trông còn nhỏ như thế này mà đã chuẩn bị thi vào đại học rồi cơ à ? Thế mà cô lại cứ nghĩ cháu mới chỉ học hết cấp hai thôi chứ.
Tịnh Phương cười nhẹ, cô không đáp lời bà Mỹ Hương vì cô cảm thấy nơi người đàn bà này có một cái gì đó không thật. Nhưng đó mới chỉ là cảm nhận của cô, Tịnh Phương cũng không biết có phải là thật hay không ?
Bà Mỹ Hương lại nói tiếp :
- Mà Phương này, cô là bạn của mẹ cháu, cháu cứ gọi cô là cô chứ đừng dùng tiếng bà, nghe xa lạ lắm.
Tịnh Phương ngạc nhiên nhìn bà Mỹ Hương một thoáng, bà ta có ý gì khi nói thế nhỉ ? Mẹ cô không còn nữa thì sự có mặt của bà ta ở đây nào có mục đích gì nữa đâu ? Thế mà bà ta lại muốn thân thiện với cô. Kể cũng thật lạ.
Nghĩ thầm thế thôi chứ Tịnh Phương cố giữ nét mặt thản nhiên để bà Mỹ Hương không biết được mình đang nghĩ gì. Cô gật đầu :
- Vâng thưa cô, nếu cô cho phép thì cháu sẽ gọi như thế.
Bà Mỹ Hương khoái trá trong lòng. Con gái của Thoại Chi hiền thật đấy, bà nói gì nó cũng nghe như thế thật là tốt. Nếu như thế này thì mục đích của bà ta có thể thực hiện được đây.
Thật ra, chẳng phải vì tình bạn mà bà Mỹ Hương có mặt ở đây. Bà đến đây là có mục đích hẳn hoi, vì hiện nay bà rất cần một nơi để nương tựa.
Khi còn học chung, bà Mỹ Hương đã thầm yêu Tịnh, bạn trai của cô bạn gái thân thiết của mình nhưng trong lòng Tịnh chỉ có mỗi một mình hình bóng của Thoại Chi, còn ngoài ra tất cả những cô gái khác đối với anh chỉ là bạn bè mà thôi, Mỹ Hương cũng thế.
Tuy mỗi khi gặp Thoại Chi thì Tịnh lại gặp Mỹ Hương, nhưng lúc nào anh cũng đối xử chừng mực với cô và luôn giữ một thái độ có thể nói là xa cách. Trong khi đó Mỹ Hương yêu Tịnh một cách cuồng điên. Cô tìm đủ mọi cách để tiếp cận với Tịnh, nhưng những việc cô làm lại càng làm anh lản tránh cô hơn.
Cuối cùng khi đám cưới Thoại Chi và Tịnh diễn ra thì khi đó, Mỹ Hương mới chịu nhận là mình đã thua cuộc. Cô cũng nhanh chóng lập gia đình, nhưng khác với Thoại Chi, cô lấy chồng không phải vì tình yêu mà vì tiền bạc. Một cuộc sống đầy đủ đã đến với cô nhưng không có vị ngọt ngào của tình yêu.
Cuộc đời vẫn cứ bình lặng trôi nếu như mới đây, trong gia đình bà Mỹ Hương không xảy ra biến cố. Ông Mạnh chồng bà đã làm ăn thua lỗ. Một phần là vì ông tin lời bạn bè, phần khác do thói quen vung tiền qua cửa sổ của mọi người trong nhà đã làm cho ngày càng khánh kiện.
Từ khi chuyện làm ăn không còn được như ý muốn thì gia đình bà Mỹ Hương đã thực sự rơi vào tình trạng đổ vỡ. Ông Mạnh thì bám vào một người đàn bà khác để vươn lên, bà Mỹ Hương thì lao vào những cuộc đỏ đen để tìm cách kiếm ra tiền. Nhưng tiền đâu không thấy mà chỉ thấy của cải trong nhà cứ lần lượt đội nón ra đi và nợ thì ngập đầu.
Cuối cùng thì chuyện gì phải đến đã đến, ông Mạnh và bà Mỹ Hương đã đưa nhau ra tòa để trả tự do lại cho nhau. Căn nhà được bán để trả nợ và chia đôi. Bà Mỹ Hương thực sự lo lắng khi số tiền trong tay mình quá ít ỏi so với gia sản có trong tay ở những tháng ngày huy hoàng trước đây, nếu không nói là kể như không thể có. Bà phải cố suy tính để tìm cho mình một cách sinh sống.
Suy đi nghĩ lại, bà Mỹ Hương thấy không còn cách nào khác là phải dựa vào một người đàn ông để mà sống. Vì từ xưa tới giờ bà có biết làm một việc gì để kiếm ra tiền đâu. Nhưng biết tìm ai bây giờ ? Đó mới là chuyện đáng để nói chứ !
Cuối cùng, bà Mỹ Hương cũng biết được tin tức của ông Tịnh. Và những tin này đã thực sự làm bà choáng váng. Tuy ngày xưa bà yêu ông Tịnh thế, nhưng ngày ấy ông cũng chỉ là một bác sỹ nghèo. Vả lại, bà đang sống trong nhung lụa thì chuyện tình yêu cứ xếp tận trong đáy lòng chứ lôi ra làm gì. Nhưng bây giờ thì lại khác, bà đã hoàn toàn tay trắng và ông Tịnh thì đang là một tỷ phú nhờ vào sức lực của mình.
Thế là hôm nay, bà Mỹ Hương tìm cách đến nơi này với mục đích rõ ràng ! Tuy ông Tịnh có sống nơi thôn dã thật đấy, nhưng chắc chắn là tương lai của bà và con gái bà sẽ được bảo đảm nếu như bà chinh phục được ông. Vả lại, bà còn cách nào để lựa chọn nữa đâu. Nào phải bà còn xuân sắc như ngày xưa ! Chỉ ngại con gái của Thoại Chi nếu nó là đứa sắc sảo. Nhưng nay thì bà yên tâm rồi vì Tịnh Phương trông rất hiền lành.
Tiếng xe vang lên ngoài cổng làm cả Tịnh Phương và bà Mỹ Hương đều quay nhìn ra ngoài cổng. Tịnh Phương nói với bà khách :
- Ba cháu về đó thưa cô.
Nói xong Tịnh Phương đứng lên và đi ra ngoài cửa đón ba. Cô thông báo ngay khi ông vừa bước lên bậc thềm :
- Ba có khách đó ba !
Ông Tịnh ngạc nhiên :
- Ai hở con ?
Tịnh Phương lắc đầu :
- Con không biết cô ấy, chỉ nghe cô ấy nói là bạn của mẹ ngày xưa.
Ông Tịnh choàng tay qua vai con gái :
- Thế thì ba cũng không biết đâu.
- Em mà anh Tịnh cũng không biết hay sao ?
Câu nói của ông Tịnh đã lọt vào tai Mỹ Hương vì bà đứng ngay cửa. Và bà đã lên tiếng hỏi ngay khiến ông Tịnh ngớ người ra nhìn. Ông tự hỏi thầm, ai mà xưng hô tự nhiên như thế nhỉ ?
Nhưng rồi khi nhìn thấy Mỹ Hương, ông Tịnh nhận ra ngay người quen. Ông thoáng thấy làm lạ vì người khách không mời này. Ông không bao giờ có thể nghĩ là bà Mỹ Hương lại có thể hạ cố tới thăm cha con ông ở nơi quê mùa như thế này, vì bà vốn là một người phụ nữ sinh ra để sống trong nhung lụa mà.
Một thoáng băn khoan hiện lên trong đầu ông Tịnh, nhưng rồi ông không thể nào tìm ra cho mình một lời giải đáp.
Vốn là một người hiếu khách nên tuy rất ngạc nhiên trước sự xuất hiện đột ngột của bà Mỹ Hương, ông Tịnh vẫn tỏ ra vồn vã. Ông reo lên :
- À ngọn gió nào đã thổi cô tới đây vậy Mỹ Hương ?
Bà Mỹ Hương yểu điệu bước ra, bà đưa tay ra trước mặt ông Tịnh :
- Nhớ cha con anh quá, em tới thăm không được sao ?
Ông Tịnh bắt tay bà Mỹ Hương và ông cười lớn :
- Cha con tôi không dám nhận cái hân hạnh đó đâu, cô mà nhớ cha con tôi thì Saigon để cho ai nhớ ?
Ngồi xuống ghế ông Tịnh trao chiếc túi xách cho Tịnh Phương :
- Con mang cất cho ba rồi coi có gì thì làm cơm đãi cô Hương đi con.
Bà Mỹ Hương vội vã xua tay :
- Không cần phải khách sáo như thế đâu, em đâu phải là khách mà đãi với đằng.
Ông Tịnh vẫn cười thật vô tư :
- Nói là đãi cô cho oai thế thôi chứ ở nơi thôn quê này thì có gì mà đãi cô, cũng chỉ là cơm rau cơm mắm mà thôi.
Bà Mỹ Hương gật đầu :
- Vậy mà ngon đó anh, chứ tụi em ở Saigon lười đi chợ nên cứ mua thịt chất đầy trong tủ lạnh. Bữa cơm nào cũng chỉ thấy toàn là thịt, ngán ơi là ngán.
- Vậy thì hôm nay cô ăn thử một bữa cơm mắm của cha con tôi coi có ăn được hay không cho biết – Quay sang Tịnh Phương ông giục – Con vào làm cơm đi.
Tịnh Phương đi vào trong nhà rồi, ông Tịnh lại thân mật hỏi bà Mỹ Hương :
- Thế nào, dạo này cuộc sống của cô thế nào ?
Mỹ Hương lắc đầu :
- Chán lắm anh ơi, em đang định về đây mua nhà ở đó.
Ông Tịnh bật cười :
- Cô nói toàn chuyện không tưởng, cô mà về đây thì chắc là Saigon không còn ai ở nữa quá.
- Thế mà thật đó, em về đây ở thật đó. Anh coi có ai muốn bán một căn nhà nho nhỏ anh hỏi mua giùm em.
Nét mặt bà Mỹ Hương nghiêm chỉnh quá khiến ông Tịnh hoang mang, ông nhìn bà chăm chú :
- Sao thế ? Gia đình cô có chuyện gì à ? Cô về đây ở mà chồng cô đồng ý sao ?
Bà Mỹ Hương buồn bã :
- Chúng em chia tay nhau rồi, cóa còn sống chung nữa đâu !
Ông Tịnh kinh ngạc hỏi lại :
- Sao thế ? Sao lại có chuyện như thế ?
Bà Mỹ Hương lắc đầu :
- Chuyện dài dòng lắm, để hôm nào em nói cho anh nghe.
- Thế chuyện cô định chuyển về đây ở là thật à ?
Bà Mỹ Hương gật đầu ngay :
- Là thật chứ sao không ? Em chán ở thành phố lắm rồi.
- Thế còn nhà cửa của cô trên ấy thì sao ?
- Làm gì còn nhà, anh Mạnh làm ăn thất bại, tụi em lại nợ nần tứ giăng nên phải bán nhà để trả nợ. Còn lại một ít thì chúng em chia nhau rồi mạnh ai nấy sống.
Ông Tịnh ngẩn người trước cảnh ngộ của bà Mỹ Hương, ông thật không ngờ chuyện đời lại xoay chuyển như thế. Một người luôn sống trong nhung lụa giàu sang như bà Mỹ Hương, giờ đây lại là một kẻ tay trắng. Thật không thể nào tin được !
Ông Tịnh tỏ ra thông cảm với bà Mỹ Hương, giọng ông ngậm ngùi :
- Hai người lớn thì như thế, còn các cháu thì sao ?
Bà Mỹ Hương cúi mặt như để che dấu đôi mắt ướt của mình :
- Em chỉ có một cháu gái, tạm thời em đang gửi cháu ở nhà một người em. Đợi khi nào em ổn định xong chỗ ở rồi mới tính đến chuyện của cháu.
- Thế cô định làm sao bây giờ ?
Bà Mỹ Hương buồn rầu :
- Em cũng không biết ở đâu và làm gì bây giờ nữa, nhớ đến Thoại Chi ở đây em đánh liều đến để coi có cách nào làm ăn được ở đây không ? Em định mua một căn nhà nho nhỏ để ở rồi sau đó mới tính tiếp được. Nhưng nếu mua nhà ở thành phố thì em không đử tiền nên chỉ có cách là ra ngoại ô thôi.
Ông Tịnh gật đầu :
- Tuy ở đây đất đai dạo này cũng lên giá nhưng so với thành phố thì cũng rất rẻ. Vì thế có mua đất ở đây cũng được. Nhưng rồi cô có thể làm được việc gì, vì ở đây chỉ có thể trồng trọt hoặc chăn nuôi mà thôi.
- Em cũng biết vậy, nhưng dẫu sao ở nơi này vẫn có một con đường cho em sống chứ cứ ở mãi thành phố thì chỉ vài tháng nữa là em sẽ không còn một đồng nào đâu.
- Vậy thì cô muốn mua đất như thế nào ? Nhiều hay ít ? Có cần sẵn nhà hay không ?
Bà Mỹ Hương đáp ngay như thể câu trả lời đã được định sẵn trong đầu bà :
- Em không đủ khả năng để mua đất đâu, chỉ cần mua một căn nhà nhỏ để ở là được rồi.
Ông Tịnh trầm ngâm, ông có vẻ suy nghĩ :
- Nếu như thế thì cũng hơi khó đấy, vì ở đây họ bán thường là cả công. Cô có thể đợi ít lâu được không ?
- Nếu cần phải đợi thì đương nhiên là em phải đợi rồi, nhưng phải nhanh nhanh nên chứ không là em hết cả tiền mất. Vì hiện nay em đang thuê phòng để ở tạm, mà anh biết rồi đó, đất Saigon thì nhà thuê đâu có rẻ.
Ông Tịnh đưa tay lên sờ cầm mỗi khi ông gặp phải một vấn đề nan giả nào đó. Cuối cùng ông nói với bà Mỹ Hương sau khi đã cân nhắc thầm trong lòng :
- Thuê phòng ở thành phố thì đúng là mắc rồi đó, nhưng có thể làm cách nào khác bây giờ. Hay là thế này . . .
Ông Tịnh buông lửng câu nói bà Mỹ Hương sốt ruột hỏi ngay :
- Cách nào hở anh ?
- Nếu cô không ngại thì có thể ở tạm nhà tôi ít lâu. Ở đây cũng rộng rãi mà nhà lại ít người. Ít hôm nưa Tịnh Phương cũng lên thành phố học rồi, nhà lại càng vắng vẻ.
Bà Mỹ Hương mừng rỡ trong lòng, thật là một cơ hội bằng vàng. Một tia sáng thật lạ lóe lên trong mắt bà, nhưng bà che giấu ngay không để ông Tịnh nhận thấy. Tuy nhiên, bà cũng đủ khôn ngoan giấu đi niềm vui của mình để tỏ ra ngần ngại :
- Em thì có gì mà phải ngại, nhưng nếu như em ở đây thì có gì bất tiện cho anh không?
Ông Tịnh vẫn vô tư :
- Tôi thì không sao, vì hầu như tôi rất ít khi ở nhà. Thường thì tôi tới trại chăn nuôi hoặc ra thăm vườn nếu không đi khám bệnh. Chỉ đến bữa ăn tôi mới về nhà mà thôi.
- Vậy thì anh cho em ở tạm ít lâu vậy, khi nào mua được nhà em sẽ dọn đi ngay.
Ông Tịnh gật đầu :
- Chuyện đó thì để tính sau, còn bây giờ cứ vậy đi nhé. Thế bao giờ cô có thể đến đây ở ?
Bà Mỹ Hương suy nghĩ giây lát rồi trả lời :
- Chắc là vài bữa nữa thôi, vì cuối tháng em phải trả nhà. Mà bây giờ thì cũng hai mươi lăm rồi, còn mấy ngày nữa đâu.
Tịnh Phương đã làm cơm xong, cô bước ra khi câu chuyện của hai người vừa dứt :
- Mời ba và cô vào dùng cơm ạ.
Ông Tịnh đứng lên ngay, ông giơ tay ra mời bà Hương :
- Mời cô vào ăn bữa cơm mắm với cha con tôi.
Ngồi vào bàn ăn, ông Tịnh gắp cho bà Mỹ Hương một miếng cá và nói :
- Ở đây thì cha con tôi không có thịt mời cô đâu, nếu muốn ở đây thì cô phải tập ăn cá mắm cho quen đấy.
Bà Mỹ Hương tươi cười :
- Anh cứ nói thế chứ đâu phải cứ ở Saigon là có phải chỉ thích ăn thịt thôi đâu. Em cũng thích ăn cá lắm chứ, nhưng mà ít khi em được ăn cá tươi như thế này lắm. Thường là ăn cá đã được ướp đá không à.
Ông Tịnh cười :
- Thế thì ở đây có điểm hơn thành phố rồi đó, cô sẽ được ăn trái cây vừa mới hái trên cây xuống và cá thì mới bắt trên sông lên. Tha hồ mà tươi roi rói.
- Thế là ngon rồi, mà lại có lợi cho sức khoẻ nữa đấy – Trả lời ông Tịnh xong, bà Mỹ Phương đột ngột quay sang Tịnh Phương – Phương này, cháu làm thức ăn ngon lắm.
Tịnh Phương giật mình, vì từ nãy đến giờ cô hơi thấy lạ trước câu chuyện của cha mình và người phụ nữ này. Cô thật không sao hiểu nổi, mới chỉ gặp mặt bà ta lần đầu mà cô không thấy có một chút thiện cảm nào với bà ta. Trong đầu cô cứ mãi suy nghĩ mông lung nên khi bà Mỹ Hương hỏi, cô ngơ ngác không biết là bà ta đã hỏi cô điều gì. Cô ngập ngừng hỏi lại :
- Cô hỏi cháu gì ạ ?
Bà Mỹ Hương lắc đầu :
- Không cô nào có hỏi cháu điều gì đâu. Cô chỉ muốn khen cháu giỏi vì nấu ăn ngon mà thôi.
Tịnh Phương cười nhẹ :
- Mấy món ăn đơn giản này thì có gì mà giỏi hở cô ?
- Thế mà cô thấy ngon hơn bao nhiêu bữa tiệc đắt tiền mà cô đã ăn ở Saigon đấy.
- Chắc là do cô lạ miệng đấy thôi chứ cứ ăn mãi như thế này thì cháu chắc là cô sẽ không khen như thế đâu.
Bà Mỹ Hương cười với vẻ đắc ý :
- Để rồi cháu coi cô có ngán như cháu nói không nhé !
Tịnh Phương lấy làm lạ, bà ta nói như thể là có ý gì nhỉ ?
Như hiểu được điều này làm con gái băn khoăn, ông Tịnh giải thích :
- Phương này, lát nữa con dọn căn phòng vẫn dành cho khách nghỉ để cô Hương ở lại ít lâu nhé.
Tịnh Phương ngạc nhiên hỏi lại :
- Cô Hương ở đây hở ba ? Sao lại như thế ạ ?
Ông Tịnh xua tay :
- Con không cần phải hỏi lý do, chỉ cần biết rằng cô Hương là bạn thân nhất của mẹ con, và bây giờ cô cần một sự giúp đỡ.
- Thế này Phương à, cô . .
Ông Tịnh ngắt ngang lời bà Mỹ Hương :
- Cô không cần phải nói bây giờ, khi nào cần thì tôi sẽ nói cho cháu biết. Tịnh Phương à, vì một lý do riêng, cô Hương sẽ ở tạm nhà ta ít lâu đợi thu xếp một chỗ ở mới. Con chỉ cần biết như thế thôi và con hãy cố gắng một chút để giúp cô có thể tìm được sự thoải mái ở đây.
Tịnh Phương ấm ức, ba cô và người đàn bà này có gì mà phải giấu cô như vậy nhỉ ? Nhưng vốn nể sợ ba từ nhỏ đến giờ, Tịnh Phương không dám hỏi thêm. Cô đành phải gật đầu và cúi mặt để ba đừng nhận thấy sự bất mãn của mình :
- Con biết rồi thưa ba.
Ông Tịnh gật đầu, ông không nhận ra vẻ khác lạ nơi con gái. Nhưng bà Mỹ Hương thì đã nhận thấy điều đó. Không nói ra nhưng trong lòng bà đang có một sự cân nhắc. Phải làm thế nào để có thể khống chế được con bé này, đó là suy nghĩ của bà hiện giờ.