"Phê phán lý tính thuần túy" của
Immanuel Kant được mọi người thừa nhận là tác phẩm nền tảng của triết học cổ điển Đức. Nó là chỗ kết tinh những nhận định có tính phê phán đối với nhiều trào lưu triết học trước đó (từ Platon cho tới Christian Wolff), đồng thời là điểm xuất phát và điểm quy chiếu của triết học cổ điển (duy tâm) Đức (Fichte, Schelling, Hegel) và có ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển của triết học và khoa học Tây phương cho đến ngày nay.
Song,
"Phê phán lý tính thuần túy" không chỉ là một tác phẩm "bắt buộc phải đọc" của những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu triết học mà còn là một danh tác bất hủ của văn hóa Tây phương và của thế giới. Tác động của nó vượt ra khỏi lãnh vực chuyên môn của triết học. Hai đặc điểm nổi bật của tác phẩm là: một mặt, việc phê phán Siêu hình học cổ truyền đã làm rung chuyển cơ sở siêu hình học-thần học của thế giới quan truyền thống và do đó, là diễn đàn của "lý tính con người" buộc mọi thứ phải phục tùng sự "kiểm tra và phê phán tự do và công khai". Mặt khác, tác phẩm phát triển những tiền đề cơ bản để nhận chân quyền tự do và tự trị của con người với tư cách là sinh vật có lý tính, tạo cơ sở cho sự tự-nhận thức về mặt đạo đức và pháp quyền của xã hội hiện đại.
Trong ba quyển "Phê phán" nổi tiếng của Immanuel KANT (Phê phán lý tính thuần túy; Phê phán lý tính thực hành và Phê phán năng lực pháp đoán), tác phẩm này có vị trí đặc biệt. Nó ra đời trước (1781), có nội dung rất phong phú, ngoài ra cũng dày và phức tạp nhất!. Xét về bản thân hệ thống, ta đều biết - và chính Kant xác nhận -, hai quyển sau mới bộc lộ phần tinh túy của triết học Kant, tuy nhiên,
"Phê phán lý tính thuần túy" vẫn thường được xem là tác phẩm chính yếu gắn liền với tên tuổi Kant và là tiền đề để thực sự hiểu được hai tác phẩm sau. Nếu
"Phê phán lý tính thực hành" (1788) (và gắn liền với nó là tác phẩm khá ngắn nhưng quan trọng:
"Đặt cơ sở cho Siêu hình học về đức lý" (Grundlegung zur Metaphysik der Sitten, 1785) khẳng định tính "
thứ nhất" (das Primat) của lý tính thuần túy thực hành và sinh hoạt đạo đức so với lý tính thuần túy lý thuyết để trả lời câu hỏi
"Tôi phải làm gì?"; và
"Phê phán năng lực phán đoán" (1790) - trong đó Kant bàn về Mỹ học và Mục đích luận - là
"viên đá cuối cùng" (Schlussstein) để hoàn tất mái vòm của cả tòa nhà triết học (
Tôi có thể hy vọng gì?), thì "
Phê phán lý tính thuần túy" này (
Tôi có thể biết gì?) là hòn đá tảng tạo nên cơ sở lý luận cho triết học Kant. Vì lý do đó, tôi chọn dịch và giới thiệu tác phẩm này trước. (Tác phẩm này đã được dịch - và chú giải - trong hầu hết các ngôn ngữ quan trọng trên thế giới. Ở Châu Á, riêng Nhật Bản đã có từ lâu hai bản dịch "Toàn tập Kant" và nhiều bản dịch khác nhau về các tác phẩm chính của Kant)...
Code:
http://www.mediafire.com/?dwjlnmnmyl1
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: