Nhiều người trong chúng ta đều biết một thực tế: “Nếu ném một con ếch vào một vại nước nóng, lập tức con ếch sẽ phản ứng dữ dội và sẽ tìm mọi cách để nhảy ra ngoài. Trong điều kiện như vậy, con ếch sẽ tự giải thoát mình khỏi cái chết mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai? Còn nếu bạn lặp lại hành động đó nhưng với một vại nước ấm, con ếch sẽ không nhảy ra ngoài vì nó cho rằng không còn gì nguy hiểm nữa. Cho đến khi có một tác nhân nào đó đe dọa đến tính mạng thì nó mới phản ứng lại, nhưng sợ rằng đến lúc đó đã không còn kịp …
Trong công việc hàng ngày, rất nhiều nhân viên cũng giống như con ếch kia.. Ít người dám nhảy vào “nước sôi” để thử thách sức lực và sự kiên trì của mình. Một công việc bình thường, một môi trường “nước ấm” sẽ làm họ lười suy nghĩ và lười thay đổi. Đến khi có một bất ngờ hay một sự cố nào đó xảy ra thì rất có thể không còn đủ sức lực và cơ hội để thay đổi nữa.
Nếu như bạn thuộc một trong số những nhân viên trên thì bạn đã mắc triệu chứng “chết từ từ” nơi công sở. Vậy làm thế nào để bạn thoát khỏi môi trường làm việc chỉ toàn có “nước ấm”, làm thế nào để bạn tích cực suy nghĩ và luôn hứng thú với công việc của mình. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
1: Thay đổi thái độ làm việc
Có thể bạn không thích công việc của mình, còn công việc yêu thích thì vì một lý do nào đó bạn chưa thể hoặc không có cơ hội để thực hiện nó. Nhưng cũng đừng vì thế mà bạn lại chán ghét công việc hiện tại của mình. Mỗi một công việc đều có thế mạnh riêng, nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Nhớ rằng không phải công việc nào cũng nhám chán mà chỉ có tinh thần mau nhàm chán mà thôi. Nếu bạn không thích công việc hiện tại thì cũng nên cố gắng hoàn thành thật tốt với một tinh thần hăng hái, đừng để mọi việc đến đâu thì đến, đừng để bản thân làm việc trong trạng thái “ẩn dật”, không cần cố gắng cũng không cần thăng tiến. Như vậy là bạn đã tự đưa mình vào trạng thái “chết từ từ” trong công việc rồi đấy.
Thay đổi thái độ làm việc khiến cho công việc của bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều. Một tinh thần làm việc tốt sẽ làm cho mọi thứ đều trở nên mới mẻ và hấp dẫn hơn, hiệu quả vì thế cũng sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài công việc, bạn có thể tham gia các buổi giao lưu, văn nghệ với nhân viên khác của công ty. Đồng thời hăng hái tham gia các hoạt động ngoại khóa và vui chơi để luôn có một tinh thần làm việc tốt. Thay đổi thái độ cũng là thay đổi thói quen làm việc, mà một khi có những thói quen làm việc tốt thì những cố gắng nỗ lực của bạn chắc chắn sẽ được đền đáp.
2: Không quá kỳ vọng vào mọi việc
Bất kỳ ai khi bắt tay vào công việc thì ngoài hy vọng mình có thể hoàn thành tốt mọi việc còn luôn kỳ vọng vào một tương lai sáng lạn ở phía trước. Điều đó rất đáng hoan nghênh nhưng khi mọi việc không được như ý muốn lại phát sinh tâm lý chán nản và buông xuôi. Chính vì lý do đó, họ luôn làm việc với một tâm lý ”từ từ”, không cố gắng cũng không có hứng thú. Một khi có sự thay đổi nhân sự trong công ty thì những nhân viên quen sống trong môi trường” bình bình” sẽ là những người dễ bị đào thải nhất.
Khi bắt tay vào một công việc mới, chúng ta cần thời gian để làm quen và tiếp xúc với công việc. Việc gặp khó khăn trong những ngày đầu tiên là một điều tất yếu mà hầu như nhân viên mới nào cũng phải trải qua. Đừng vì thấy quá khó khăn hay thấy mình chưa thể tiếp thu được những kiến thức mới mà lại nản lòng, buông xuôi và không tiếp tục cố gắng. Khi một việc mới bắt đầu, mọi người cần cho bản thân thời gian để tập làm quen với những kiến thức và thách thức mới. Nếu như bạn chưa thế tiếp thu được ngay thì cần phải cố gắng nỗ lực và học hỏi hơn nữa. Đừng nên lúc nào cũng tự trách mình, hãy khoan dung với chính bản thân bạn hơn, hãy nhẫn nại hơn để có đuợc một kết quả tốt nhất. Đồng thời cũng không nên quá kỳ vọng vào một việc gì đó khi bạn không đủ khả năng để thực hiện nó.
3. Luôn làm mới công việc của mình
Luôn làm mới công việc của mình là mong muốn của mọi nhân viên nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều này. Thực ra với một thái độ làm việc luôn tích cực, với một tinh thần hăng hái và nhiệt tình thì mỗi ngày bạn cũng đã làm mới công việc của mình rồi đấy.
Theo kết quả điều tra của một số chuyên gia uy tín, chỉ có 8% số người được hỏi cho biết họ luôn cảm thấy hứng thú và luôn phát huy được thế mạnh trong công việc cho đến khi nghỉ hưu hoặc không còn làm việc nữa. 92% còn lại thì luôn có thái độ không hứng thú và luôn có ý định thay đổi công việc nhiều lần trong cả quãng tuổi lao động. Số liệu này cho thấy số người làm việc” từ từ” tồn tại rất nhiều tại các công sở.
Luôn học hỏi những điều mới, những kiến thức mới việc sẽ làm bạn có thêm nhiều điều mới mẻ và thú vị trong công việc và trong cuộc sống. Việc làm này sẽ giúp bạn không những bổ sung thêm kiến thức cho bản thân mà còn giúp bạn luôn tự tin phát huy được những kiến thức của mình trong công việc. Đừng để bản thân luôn “dậm chân tại chỗ”, lười suy nghĩ, không có chí hướng cũng như không muốn thay đổi. Nếu bạn không muốn mình “chết từ từ” trong công việc, không muốn mình sớm bị sa thải thì hãy nên thay đổi từ những suy nghĩ của bạn.
xinhuanet