Cấm vận kinh tế là không cho công dân hay công ty ? nước ra lệnh cấm vận quan hệ thương mại với công dân hay công ty thuộc nước bị cấm vận. Cấm vận kinh tế có nhiều mức độ, có thể toàn bộ hay từng phần, tức không cần có tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể cấm vận nước khác được.
Vì tiềm lực kinh tế của Mỹ mạnh, biện pháp cấm vận của Mỹ thường tác dụng mạnh hơn các nước khác. Mỹ thường muốn tạo anh hưởng lên nước khác nên thích sử dụng "chiêu" này, 70% trường hợp cấm vận trên toàn thế giới cho đến nay đều do Mỹ khởi xướng.
Nước bị cấm vận không được mua bán hàng hóa với Mỹ sẽ bị thiệt hại về kinh tế. Nhưng các công ty Mỹ cũng bị ?nh hưởng vì mất cơ hội làm ăn. Mỹ cũng thường thuyết phục các nước đồng minh cùng cấm vận một nước, gọi là cấm vận đa phương. HĐBA LHQ cũng có thể ra lệnh cấm vận kinh tế.
Cấm vận kinh tế thường do lý do chính trị, là đòn bẩy để ép buộc nước khác phải tuân theo điều nước cấm vận muốn. Nhưng nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, cấm vận kinh tế thường thất bại, nước cấm vận không được như ý. Nạn nhân chủ yếu của cấm vận kinh tế là dân thường.
Mỹ đã cấm vận Cuba từ 1962, bị nhiều nước phản đối. Đại hội đồng LHQ nhiều lần bỏ phiếu lên án lệnh cấm vận này. Mỹ còn ra những đạo luật như Helms-Burton năm 1996, trừng phạt cả nước thứ ba làm ăn với Cuba. Có nghĩa là ai làm ăn với Cuba thì Mỹ cũng cấm công ty Mỹ làm ăn với người đó. Dù có một số điều chỉnh, lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba vẫn còn hiệu lực.
cho đệ bổ sung tí , mong huynh đừng giận :
Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, buôn bán, thương mại, vũ khí, năng lượng, đi lại vận chuyển hàng hóa (bằng hàng không hay đường biển), khoa học kỹ thuật... với một nước nào đó. Nó thường được một nước có nhiều tiềm lực, có nhiều ảnh hưởng sử dụng để chống lại một nước khác. Mục tiêu của cấm vận là gây khó cho nước khác trên lĩnh vực bị cấm vận cũng như các lĩnh vực có liên quan. Ảnh hưởng của cấm vận kinh tế tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế của nước cấm vận, khả năng kinh tế của nước bị cấm vận và các đồng minh của nó. Các nước nhỏ, cô lập, khi bị nước lớn cấm vận thì có thể gặp khó khăn trong việc xuất nhập khẩu, khó hòa nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế khó phát triển hơn và khó tiếp cận các tài nguyên chiến lược.
Lệnh cấm vận thường được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động trái với một nhóm nước lớn mạnh về mọi mặt. Mặt khác nó còn là công cụ xử lý, đe doạ một số quốc gia không tuân theo.
Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, OPEC... là các tổ chức/quốc gia có khả năng cấm vận gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quốc gia khác.