Trước khi cài đặt, Windows XP luôn đòi hỏi format lại đĩa cứng theo định dạng FAT32 hoặc NTFS. Sử dụng các chương trình format đời mới hiện nay nó cũng đưa ra lựa chọn giữa FAT32 và NTFS. Vậy hệ thống FAT32 và NTFS trên đĩa cứng là gì, tác dụng của nó thế nào, nên chọn loại nào cho máy tính?
Khái niệm về FAT và NTFS FAT16: Với HĐH MS-DOS, hệ thống tập tin FAT (FAT16 – để phân biệt với FAT32) được công bố vào năm 1981 đưa ra một cách thức mới về việc tổ chức và quản lý tập tin trên đĩa cứng, đĩa mềm. Tuy nhiên, khi dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng nhanh, FAT16 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với không gian địa chỉ 16 bit, FAT16 chỉ hỗ trợ đến 65.536 liên cung (clusters) trên một partition, gây ra sự lãng phí dung lượng đáng kể (đến 50% dung lượng đối với những ổ đĩa cứng trên 2 GB).
FAT32: được giới thiệu trong phiên bản Windows 95 Service Pack 2 (OSR 2), được xem là phiên bản mở rộng của FAT16. Do sử dụng không gian địa chỉ 32 bit nên FAT32 hỗ trợ nhiều cluster trên một partition hơn, do vậy không gian đĩa cứng được tận dụng nhiều hơn. Ngoài ra với khả năng hỗ trợ kích thước của phân vùng từ 2GB lên 2TB và chiều dài tối đa của tên tập tin được mở rộng đến 255 ký tự đã làm cho FAT16 nhanh chóng bị lãng quên. Tuy nhiên, nhược điểm của FAT32 là tính bảo mật và khả năng chịu lỗi (Fault Tolerance) không cao.
NTFS (New Technology File System): được giới thiệu cùng với phiên bản Windows NT đầu tiên (phiên bản này cũng hỗ trợ FAT32). Với không gian địa chỉ 64 bit, khả năng thay đổi kích thước của cluster độc lập với dung lượng đĩa cứng, NTFS hầu như đã loại trừ được những hạn chế về số cluster, kích thước tối đa của tập tin trên một phân vùng đĩa cứng. NTFS sử dụng bảng quản lý tập tin MFT (Master File Table) thay cho bảng FAT quen thuộc nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tính bảo mật cho tập tin và thư mục, khả năng mã hóa dữ liệu đến từng tập tin. Ngoài ra, NTFS có khả năng chịu lỗi cao, cho phép người dùng đóng một ứng dụng “chết” (not responding) mà không làm ảnh hưởng đến những ứng dụng khác. Tuy nhiên, NTFS lại không thích hợp với những ổ đĩa có dung lượng thấp (dưới 400 MB) và không sử dụng được trên đĩa mềm.
So sánh giữa FAT32 và NTFS NTFS là hệ thống file tiên tiến hơn rất nhiều so với FAT32. Nó có đầy đủ các đặc tính của hệ thống file hiện đại và FAT32 không hề có. Bạn nên dùng NTFS để thay thế cho FAT32 vì các lý do sau:
- FAT32 không hỗ trợ các tính năng bảo mật như phần quyền quản lý, mã hoá.. như NTFS. Vấn đề này đặc biệt hiệu quả đối với Windows. Với NTFS, bạn có thể không cần sử dụng các tiện ích mã hoá hay đặt mật khẩu giấu thư mục v.v, vì đây là đặc tính đã có sẵn của NTFS, chỉ cần bạn biết khai thác. Việc xài các tiện ích không nằm sẵn trong hệ điều hành để thao tác trực tiếp với đĩa vẫn có ít nhiều rủi ro.
- FAT32 có khả năng phục hồi và chịu lỗi rất kém so với NTFS. Có một số ý kiến cho rằng NTFS không tương thích nhiều với các chương trình kiểm tra đĩa hay sửa đĩa mà người dùng đã quen thuộc từ lâu, như vậy sẽ vô cùng bất tiên trong trường hợp đĩa bị hư sector.
Nên yên tâm vì NTFS là hệ thống file có khả năng ghi lại được các hoạt động mà hệ điều hành đã và đang thao tác trên dữ liệu, nó có khả năng xác định được ngay những file bị sự cố mà không cần phải quét lại toàn bộ hệ thống file, giúp quá trình phục hồi dữ liệu trở nên tin cậy và nhanh chóng hơn. Đây là ưu điểm mà FAT 32 hoàn toàn không có.
Khi mà mất điện đột ngột thì Windows 98, 2000, XP… đều phải quét lại đĩa khi khởi động lại nếu đĩa đó được format bằng chuẩn FAT32. Trong khi format đĩa cứng bằng NTFS thì lại hoàn toàn không cần quét đĩa lại, bởi vì hệ thống dùng NTFS có được những thông tin về tính toàn vẹn dữ liệu ghi trên đĩa và nó mất rất ít thời gian để biết được về mặt logic đĩa của mình có lỗi hay không và nếu có thì hệ thống cũng tự phục hồi một cách cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Với FAT32 thì nó phải rà quét toàn bộ lâu hơn nhiều. Một hệ thống Windows 2000, XP sẽ ổn định hơn nhiều nếu cài trên phân vùng được format bằng NTFS. Ngoài ra NTFS còn được trang bị công cụ kiểm tra và sửa đĩa rất tốt của Microsoft.
- NTFS có khả năng truy cập và xử lý file nén ngon lành hệt như truy cập vào các file chưa nén, điều này không chỉ tiết kiệm được đĩa cứng mà còn gia tăng được tuổi thọ của đĩa cứng.
- Nhiều người phàn nàn rằng không thể truy cập vào các đĩa cứng được format bằng NTFS khi đang ở DOS, Windows 98 hoặc WinME…
Thực ra thì DOS, Windows 98 và Windows ME đã quá cũ và các phần mềm còn hữu dụng của chúng cũng không còn bao nhiêu. - NTFS đặt được quota sử dụng cho người dùng, vô cùng tiện dụng cho các hệ thống máy ở công ty. Đặc biệt tiện dụng khi “âm thầm” cấm được con cái sao chép những phim ảnh độc hại vào các thư mục “bí mật” của chúng trong đĩa cứng. Ngoài ra, NTFS còn có rất nhiều tiện ích tuyệt chiêu chuyên sâu khác cho giới người dùng cao cấp khác như “mount partition”, tạo “hard link” tới một file, hỗ trợ dùng RAID v.v
- Nếu bạn đã thực sự quyết định chọn NTFS làm “duyên giai ngẫu” thì bạn có thể từ bỏ hẳn FAT 32 kể từ nay. Hiện có rất nhiều tiện ích chuyển đổi từ FAT 32 sang NTFS tùy bạn lựa chọn. Tiện hơn cả là dùng bộ tiện ích có sẵn trong các đĩa CD khởi động bằng Hirenboot đang rất phổ biến hiện nay. Tuy thế, FAT32 vẫn còn tỏ ra hữu dụng trên các máy tính cấu hình quá yếu ớt, chỉ có thể chạy được Windows 98.
FAT16 và FAT32 vẫn được dùng để định dạng cho các loại thẻ nhớ, vì các thiết bị chấp nhận thẻ nhớ như máy ảnh số, máy nghe nhạc vẫn chưa thấy loại nào tương thích với NTFS cả. FAT16 luôn là lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn copy dữ liệu của mình từ một máy tính chạy Windows sang máy chạy hệ điều hành khác như Mac chẳng hạn. Hầu hết các máy Mac hiện nay đều không thể nhận dạng các thẻ nhớ USB được định dạng bằng FAT 32. Kinh nghiệm trong những lần thất bại vừa rồi.......,mình khuyên các bạn nên dùng định dạng NTFS cho mọi ổ cứng.....:
Toàn chữ lằng nhằng
túm lại là:
FAT,FAT32 là định dạng cũ ko còn ưu việt nữa .
NTFS mới hơn nên có nhìu ưu việt hơn nên từ VISTA,Win7 đã chuyển hẳn sang
Trời đất! Sao không chia đoạn ra? Bấm cái spoil ra thấy toàn chữ là chữ.
Hình như còn thiếu 1 cái đó là NTFS hỗ trợ các file có dung lượng >4gb (ví dụ như file image để cài game, hoặc film hd...) trong khi FAT32 thì không
FAT16, FAT32 và NTFS đều là hệ thống tập tin của hệ điều hành Microsoft Windows.
FAT16 = File Allocation Table 16 = Phối trí biểu tập tin 16
Với hệ điều hành MS-DOS, hệ thống tập tin FAT16 được công bố vào năm 1981 đưa ra một cách thức mới về việc tổ chức và quản lý tập tin trên đĩa cứng, đĩa mềm. Tuy nhiên, khi dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng nhanh, FAT16 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với không gian địa chỉ 16 bit, FAT16 chỉ hỗ trợ đến 65.536 liên cung trên một phân vùng, gây ra sự lãng phí dung lượng đáng kể (đến 50% dung lượng đối với những ổ đĩa cứng trên 2 GB).
FAT32 = File Allocation Table 18 = Phối trí biểu tập tin 32
Được giới thiệu trong phiên bản Windows 95 Service Pack 2 (OSR 2), được xem là phiên bản mở rộng của FAT16. Do sử dụng không gian địa chỉ 32 bit nên FAT32 hỗ trợ nhiều lieen cung trên một phân vùng hơn, do vậy không gian đĩa cứng được tận dụng nhiều hơn. Ngoài ra với khả năng hỗ trợ kích thước của phân vùng từ 2GB lên 2TB và chiều dài tối đa của tên tập tin được mở rộng đến 255 ký tự đã làm cho FAT16 nhanh chóng bị lãng quên. Tuy nhiên, nhược điểm của FAT32 là tính bảo mật và khả năng chịu lỗi không cao.
NTFS = New Technology File System = Hệ thống tập tin kỹ thuật mới
NTFS là hệ thống tập tin tiêu chuẩn của Windows NT, bao gồm cả các phiên bản sau này của Windows như Windows 2000, Windows XP, Windows Server 2003, Windows Server 2008, Windows Vista, và Windows 7. NTFS thay thế hệ thống tập tin FAT vốn là hệ thống tập tin ưa thích cho các hệ điều hành Windows của Microsoft. NTFS có nhiều cải tiến hơn FAT và HPFS (High Performance File System - Hệ thống tập tin tính năng cao) như hỗ trợ cải tiến cho các siêu dữ liệu và sử dụng các cấu trúc dữ liệu tiên tiến để cải thiện hiệu suất, độ tin cậy, và sử dụng không gian ổ đĩa, cộng thêm phần mở rộng như các danh sách kiểm soát truy cập bảo mật và bản ghi hệ thống tập tin.
0
FAT16, FAT32, NTFS là các phương thức định dạng ổ đĩa để lưu trữ tập tin của Microsoft.
Cấu trúc nhỏ nhất của ổ đĩa là sector, 1 sector có kích thước là 512 bytes. Nhóm các sector lại với nhau ta có 1 cluster, số lượng các sector trong cluster là lũy thừa của 2 và thay đổi tùy theo dung lượng ổ cần format. Một cluster có kích thước tối đa là 64kb, nhỏ nhất khi cluster chỉ có 1 sector là 512B hay 0,5kb.
Kiểu định dạng FAT sẽ đánh thứ tự các cluster và ghi nhớ trong bảng FAT, có 2 bảng, bảng chính là FAT1 và bảng FAT2 để backup. Con số phía sau là độ dài số nhị phân dùng để đánh thứ tự. FAT12 sẽ dùng 12 bit đánh thứ tự, như vậy nhớ được 2^12 cluster khác nhau -> chỉ phân hoạch tối đa được 32 MB ổ cứng -> dùng cho các đĩa mềm hồi xưa. FA T16 dùng 16 bit -> phân hoạch tối đa được 2GB ổ cứng -> cũng đã được liệt vào dạng hiếm. FAT32 dùng 32 bit -> phân hoạch được đến 2TB.
NTFS không dùng bảng để nhớ thứ tự các cluster như FAT mà dùng MFT (Master File Table). MFT là 1 Metadata file bao gồm 1 danh sách các trường chứa thông tin về mỗi tập tin lưu trữ trên đĩa. Thông tin trong MFT có thể giúp thiết lập các thuộc tính bảo vệ, phục hồi, tìm kiếm, thiết lập quota… cho từng tập tin, thư mục trên đĩa. Nói chung NTFS ngoài việc thoát ra những hạn chế về dung lượng file và dung lượng ổ cứng phân hoạch được, nó còn có các tính năng bảo mật tốt hơn FAT rất nhiều. Với các tập tin lưu trữ trong partition format kiểu NTFS, khi share bạn sẽ mục security với các quyền rất chi tiết.
Theo mình biết hiện nay phân vùng chứa hệ điều hành thường là NTFS mới phải, nếu là FAT32 chắc là đời cũ hoặc ít khi format hoàn toàn để cài mới lại.