TÀI LIỆU VỀ HUYỆT ĐẠO
Thủ Thái Âm Phế Kinh :
Huyệt Trung Phủ (P 1):
Vị trí:
Giữa xương quai xanh đo xuống 1 tấc.
Chủ trị:
Sưng cuống phổi, phế viêm, suyễn, các bệnh phế.
So sánh với sách cổ : ho suyễn hơi thở gấp, ho thổ ra huyết, đờm. Hầu tý mũi nghẹt, mồ hôi xuất.
Phối hợp:
Phối Phế du (V 13), Khổng tối (P 6) trị sưng cuống phổi kinh niên. Phối định suyễn (Ky), Nội quan (MC 6), Đản trung (VC 17) trị suyễn phổi.
Thao tác:
Châm pháp: Khoa châm, hướng ngoại 0, 5-1 tấc. Cảm ứng: Căng, đau, nặng, hướng tới mạn sườn. Cứu lượng: Hoả cứu 3-5 tráng, ôn cứu 5-10 phút.
Loại huyệt:
Thủ túc thái âm hội huyệt, mộ huyệt của phế.
Lược khảo:
Phối Thiếu xung (C 9) trị đau lồng ngực (Tư sinh kinh).
Bản huyệt là "mộ huyệt" của phế, tức là khí của Phế đọng ở trước ngực, tụ lại đây, bản huyệt gần phế nhất. Phàm khi phế bị sưng, bị đau, bị ngoại tà lục xâm phạm, cần khu trục thì dùng bản huyệt. Bản huyệt đối với phế như là một huyệt áp thống. Dùng âm kình hay dương kình đánh điểm trúng đều rất nguy hiểm. Nặng thì ho tức, thổ huyết, chết, nhẹ thì bị âm thương, sinh ho suyễn. Trị pháp như sau: châm Nội quan (MC 6), bản huyệt (kích thích mạnh). Sau đó dùng muối rang nóng đắp lên. Trị liền 3-7 ngày.
Huyệt Vân Môn (P 2):
Vị trí:
Ngay giữa trung điểm xương quai xanh, phía dưới xương.
Chủ trị:
Như Trung phủ (P 1). Đau vai phía trước.
Thao tác:
Khoa châm 0, 5-1 tấc. Cứu 3-7 tráng, ôn cứu 5-15 phút.
Lược khảo:
Điểm trúng hơi thở nghẹt, đau tới sau lưng. Huyệt vị dùng để tấn công đối thủ khi bị bóp cổ, ôm phía trước. Điểm, không nên đánh. Bị điểm trúng bằng âm hay dương kình đều sinh bệnh suốt đời. Trị pháp như Trung phủ (P 1).
Huyệt Thiên Phủ (P 3):
Vị trí:
Mép của nách đo xuống dọc theo cánh tay 3 tấc.
Chủ trị:
Sưng cuống phổi, suyễn, chảy máu mũi, cánh tay đau.
Thao tác:
Trực châm 1-1, 5 tấc, ôn cứu 5 phút.
Lược khảo:
Đánh trúng, cánh tay bị mất lực trong thời gian ngắn. Nhưng không nguy hiểm. Khoảng 5-15 phút tự phục hồi.
Huyệt Xích Trạch (P 5):
Vị trí:
Ngửa bàn tay lên, gập cùi chỏ lại, huyệt vị nằm trên lằn chỉ gập, đầu tam giác co cánh tay.
Hiệu năng:
Tiết phế nhiệt (làm cho nhiệt ở phế tiết ra ngoài), giáng nghịch khí (làm cho nghịch khí hạ xuống).
Chủ trị:
Suyễn, ho, phế viêm, chi khí quản viêm, màng ngực viêm, thổ huyết, hầu sưng đau, cùi chỏ sưng đau.
So sánh với sách cổ: Suyễn, thổ huyết, đau tim, hầu tý, mạn sườn căng đau.
Phối hợp:
Phối với Thiếu-thương (P 11), Đại-trùy (VG 14), Hiệp-Cốc (GI 4) trị ho cảm.
Thao tác:
Châm pháp: Trực châm sâu 0.5-1 tấc. Cảm ứng: cục bộ căng trướng, như có điện giật lan xuống cánh tay. Ôn cứu 5-15 phút.
Loại huyệt:
Hiệp huyệt của Thủ Thái Âm mạch.
Lược khảo:
Phối Thiếu-trạch (IG 1) trị tâm phiền. Huyệt vị dùng để khống chế tay. Phàm nắm trúng cánh tay mất lực.
Huyệt Ngư Tế (P 10):
Vị trí:
Ngửa bàn tay, trung điểm của xương thứ nhất bàn tay, cuối của ngón cái.
Hiệu năng:
Thanh phế nhiệt, lợi cổ hầu (làm giảm nhiệt ở phế, làm lợi ở cổ hầu).
Chủ trị:
Ho, suyễn, hầu viêm, amygdal viêm, mất tiếng nói, khạt ra huyết, phát nhiệt, tiểu nhi cam tích.
So sánh với sách cổ: Ho, hầu tý, lạc huyết, mất tiếng nói, tinh thần thất thường, sốt rét, đau bụng, lồng ngực, lưng đau.
Thao tác:
Châm pháp: Trực châm 0.5-1 tấc. Cảm ứng: cục bộ căng trướng. Cứu lượng: hoả cứu 3 tráng, ôn cứu 1-3 phút.
Loại huyệt:
Thủ Thái Âm mạch "Sở lưu vi vinh".
Lược khảo:
Huyệt vị dùng để khống chế tay. Phàm nắm trúng đau lan tới ngực, tay mất lực.
Túc Dương Minh Vị Kinh :
Huyệt Tứ Bạch (E 2):
Vị trí:
Mắt nhìn thẳng, giữa đồng tử chạy xuống. Kể từ bờ mắt xuống 1 tấc.
Hiệu năng:
Sơ phong, minh mục, sơ can lợi đởm.
Chủ trị:
Thần kinh mắt tê hoặc sưng đau, tam diện thần kinh đau, cận thị, giác mạc viêm, bệnh đởm, quá mẫn tính mắt sưng. So sánh sách cổ: mắt sưng đỏ, nhức đầu, các bệnh mắt miệng.
Thao tác:
Trực châm 0,3-0,8 tấc. Hoành châm 0,8-1 tấc. Cảm ứng: cục bộ căng tê lan tới môi. Trị thần kinh mặt tê, hướng ngoại sâu 0,3-0,5 tấc, sâu vào dưới xương bờ mắt.
Lược khảo:
Cổ nhân cấm cứu. Y Kinh cổ có nói : "Huyệt vị nguy hiểm, dùng âm kình điểm nhẹ thì rung động lác mắt, thính lực thị lực hỗn loạn. Điểm nặng thì dần dần trở thành điên, hoặc tinh thần hỗn loạn". Đông A Di Sự chép rằng Sài-Thung bị Trần Quang Khải điểm trúng huyệt này, lòi con ngươi mắt trái ra ngoài, chạy về Trung Quốc sau bị điên mà chết.Thủ Dương Minh Đại Trường kinh
Huyệt Hạ Liêm (GI 8):
Vị trí:
Huyệt Khúc Trì (GI 11) trực hạ 4 tấc.
Chủ trị:
Nhức đầu, đau mắt, chóng mặt, đau bụng, nhũ tuyến viêm, cùi chỏ sưng đau.
Thao tác:
Trực châm 1-2 tấc. Cứu 3-7 tráng, ôn cứu 5-20 phút.
Lược khảo:
Huyệt vị dễ bị đánh trúng, khi giao đấu cần phải tránh không nên dùng bản huyệt đỡ đòn. Bị đánh trúng, cánh tay tê liệt một lúc, tự khỏi, nhưng căn bản võ công tự tuyệt trong một lát rất nguy hiểm.
Huyệt Thượng Liên (GI 9):
Vị trí:
Huyệt Khúc trì (GI 11) dò xuống 3 tấc.
Chủ trị:
Bán thân bất toại, tay bị té đau, ruột sôi đau bụng.
Thao tác:
Trực châm 1-2 tấc. Ôn cứu 5-20 phút.
Lược khảo:
Huyệt vị dùng để khống chế tay. Trong khi giao đấu, bị đánh trúng, tê liệt khoảnh khắc, căn bản võ công tự tuyệt. Nắm trúng bản huyệt, không cử động được. Nếu bị đánh trúng, trong 3-7 ngày tự khỏi, muốn trị khỏi ngay: châm bản huyệt và Hiệp cốc (GI 4).
Huyệt Thủ Tam Lý (GI 10):
Vị trí:
Huyệt Khúc trì (GI 11) trực hạ 2 tấc.
Chủ trị:
Khạc ra máu, phế viêm, màng bụng viêm, các bệnh cổ, cùi chỏ đau.
Thao tác:
Trực châm 1-2 tấc. Cứu 1 tráng, ôn cứu 5-15 phút.
Lược khảo:
Như Thượng liên (GI 9).
Huyệt Khúc Trì (GI 11):
Vị trí:
Gập tay lại, huyệt vị nằm trên khúc gập, đầu lằn chỉ.
Hiệu năng:
Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp, điều hòa lao huyết.
Chủ trị:
Phía trên tay từ cùi chỏ trở lên đau nhức, ma tý, bán thân bất toại, áp huyết cao (HTA), cao nhiệt, bệnh sởi, bần huyết, bệnh quá mẫn, giáp trạng tuyến sưng lớn, bệnh ngoài da.
So sánh với sách cổ : Mắt đỏ đau, đau răng, hầu tý, bì phu khô táo, kinh nguyệt không đều, bán thân bất toại.
Phối hợp:
Phối Đại Trùy (VG 14), Hiệp Cốc (GI 4), Ấn Đường (Ky), Thiếu Thương (P 1) trị bệnh sởi. Phối Đại Trùy (VG 14), Thập Tuyên trị cao nhiệt.
Thao tác:
Châm pháp : 1/ Trực châm sâu 2-2,5 tấc. Cảm ứng : cục bộ căng trướng, đôi khi cảm giác như điện giật lan tới vai, dưới tới ngón tay. 2/ Trực châm hướng đầu cùi chỏ sâu 1,5-2,5 tấc. Cảm ứng : khi đắc khí, tê lan khắp tay. 3/ Gập tay, trực châm, trị cánh tay tê. Cứu 3-7 tráng, ôn cứu 5-20 phút.
Loại huyệt:
Thủ Dương Minh Kinh, "Sở Nhập Vi Hiệp".
Lược khảo:
Huyệt vị dùng để khống chế tay, nắm trúng, dùng kình lực, tê liệt tay.
Huyệt Thủ Ngũ Lý (GI 13):
Vị trí:
Huyệt Khúc Trì (GI 11) đo lên 3 tấc.
Chủ trị:
Khạc ra huyết, phế viêm, màng bụng viêm, bệnh về cổ, cùi chỏ đau nhức.
Thao tác:
Trực châm 1-2 tấc. Cứu 7 tráng, ôn cứu 5-15 phút.
Lược khảo:
Trong võ học gọi là "hành thử huyệt" bởi khi đánh trúng bản huyệt thường nổi lên như con chuột chạy trên bắp tay. Đánh trúng đau đớn, căn bản võ công tự tuyệt ít phút. Sau đó như thường. Đánh trúng không hại gì, tự khỏi.
Huyệt Thiên Đỉnh (GI 17):
Vị trí:
Tuyến cổ, giữa cổ đo ra 3 tấc, dò xuống 1 tấc.
Chủ trị:
Sưng amygdal, cổ hầu đau, bệnh xương cổ, bệnh lưỡi.
Thao tác:
Trực châm 0,5-1 tấc. Cứu 3-5 tráng, ôn cứu 5-10 phút.
Lược khảo:
Huyệt vị tối trọng yếu, đánh, điểm trúng nhẹ thì trọng thương, nặng thì chết. Dùng âm kình thì trọng thương, dương kình thì chết ngay, không trị được. Người không biết khí công, điểm nguy hơn đánh.
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: