Iaido phát nguồn từ Kenjutsu ra và là ‘nghệ thuật’ rút kiếm, chém địch thủ, lau kiếm và trao kiếm vô lại vỏ. 1 thế/bài quyền của đòn Iaido thưòng thường có những động tác trên.
Iaido, cũng như kendo và Kenjitsu có rất nhiều hệ phái (Ryu). Nhưng khác với Kendo, Iaido không có thi đấu, không có đồ bảo vệ cơ thể và dùng kiếm bằng kim khí chứ không dùng kiếm gỗ. Vả lại, khi tập Iaido thì võ sinh chỉ tập 1 mình và tưởng tượng là có địch thù tấn công.
Cũng như Kendo, ai tập Iaido thì mặc Hakama ngay từ lúc đầu. Kiếm của Iaido còn được gọi là Katana hay Iaito.
Những bài quyền Iaido tập khá chậm, chứ ít ai đánh lẹ lắm. Chậm ở đây có nghĩa là giữa 2 động tác thì chậm, nhưng ở trong 1 động tác thì rất lẹ và chính xác (Ví dụ : rút kiếm, chém = 2 động tác). Kỹ thuật là trên hết. Cách đứng, tấn, cánh tay, tất cả những chi tiết đều được để ý tới.
Bài quyền Iaido là từ những hoàn cảnh của đời sống hàng ngày của xã hội Nhật bản hồi xưa, chứ không phải để áp dụng trong trận chiến. Mỗi Ryu có 1 số bài quyền theo những ‘tình thế’ đó. Chủ ý là lúc nào kiếm sỹ cũng phải sẵn sàng đối phó với mọi trường hợp như :
Bị tấn công bởi 1 hay nhiều địch thủ khi
1- đang cúi đầu chào,
2- đang ngồi nghỉ,
3- đang đi hộ tống 1 nhân vật quan trọng,
4- địch thù núp sau mấy người thường dân lành,
5- v..v…
Tất cả tình thế trong đời sống hàng ngày có thể thành 1 bài quyền trong Iaido.
Vài hình về Iaido
Trong Iaido có 1 số hệ phái hay tập chém ‘rơm/ cây sậy’. Gọi là ‘rơm/cây sậy’ vì không biết dùng từ nào cho đúng. Ý là cái bó ‘rơm/ cây sậy’ đó khi ngâm nước và cột lại thành bó, thì giống như da thịt con người. Tập chém như vậy sẽ chả khác gì chém người thật hết. Cái cách tập chém này được gọi là Tameshigiri.
Tameshigiri chém 1 nhát
Chém 2 nhát, trước khi ‘bó rơm’ đầu rơi xuống đất
Thầy Kanai hồi xưa có tập kiểu treo 1 tờ giấy lên với dây, và rút kiếm chém đứt tờ giấy đó. Kỹ thuật này cần vận tốc, chính xác, khí, v.v…. Nói rõ chỗ này để các bạn hiểu sơ sơ là kỹ thuật Iaido không phải chỉ trong vài bài quyền.
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: