Vòng Tiểu chu thiên vừa là một tư thức luyện khí công độc lập, vừa là một đoạn khởi đầu để luyện các thức khí công khác. Luyện độc lập, cũng có nhiều hiệu năng trong khoa trị bệnh và tăng cường chân khí, nội lực. Còn dùng làm khởi đầu cho các thức khác, nó có công dụng điều hòa khí huyết, khiến cho cơ thể thăng bằng, khi luyện công khí huyết mới không nghịch loạn, gây phản ứng tai hại.
Cho đến nay, khoa khí công ra đời có trên hai nghìn năm, lưu truyền trong các quốc gia Á Châu rất rộng rãi. Mỗi gia, mỗi phái đều thủ đắc sở trường, sở đoản cùng mục đích riêng, nhưng có một điểm gần như thống nhất là họ đều luyện vòng Tiểu chu thiên. Lấy vòng Tiểu chu thiên làm căn bản để luyện các tư thức khác. Phép luyện vòng Tiểu chu thiên tuy các gia, các phái đó đôi khi có chi tiết khác nhau, nhưng đều giống nhau ở những điểm sau đây:
1. Luyện nội lực trong võ học. 2. Luyện thể lực trợ giúp các môn thể dục, thể thao. 3. Làm căn bản cho sự vận khí từ trong ra ngoài (lý ra biểu) và từ ngoài vào trong (biểu vào lý). 4. Luân lưu chân khí từ trên xuống dưới (do thượng giáng hạ) và từ dưới lên trên (do hạ hướng thượng). 5. Điều hòa chân khí từ phải sang trái ( do hữu lai tả ) và từ trái sang phải (do tả hồi hữu). 6. Chữa trị khí huyết nghịch loạn khi bị ngã, bị đánh đập, bị tai nạn, hoặc luyện Thiền, Yoga sai gây ra (tiểu thuyết gọi là tẩu hỏa nhập ma). Nhất là trị di chứng não xuất huyết đưa đến bán thân bất toại. 7. Thăng bằng âm dương, khí huyết, giúp cho khoa trị bệnh.
Chúng tôi sưu tầm tất cả phương pháp của các gia, các phái, rồi thử nghiệm lại trong hai mươi năm. Những chi tiết rườm rà vô ích, cũng như có hại đã được tước bỏ. Sau đây là phương pháp được giữ lại.
Vòng Tiểu chu thiên là một thức khí công thuộc loại cao cấp. Người mới tập, tự luyện, với thời lượng mỗi ngày một giờ, thì ít ra phải trên sáu tháng mới đả thông được kinh mạch. Sau đó luyện thêm một tháng mới có kết quả.
Tuy nhiên những loại người sau đây, tùy theo ngộ tính cao hay thấp, chỉ cần một ngày hay mười ngày là thành công ngay:
1. Những người đã luyện khí công, thiền, yoga từ một năm trở đi. 2. Những người đã tập võ như Thiếu Lâm, Thái Cực, Đường Lang, Túc quyền, Hiệp khí, Không thủ, Kiếm thuật, Nhu thuật, Việt võ đạo từ một năm trở đi. 3. Những thể thao gia chuyên nghiệp. 4. Các thầy thuốc châm cứu. 5. Các vũ công, 6. Các huấn luyện viên thể dục, thể thao, 7. Những người làm việc bằng chân tay: nông dân, thợ sơn, thợ nề, thợ mộc v.v.
Theo quan niệm y học Á Châu, thì một cơ thể là một thái cực, một vũ trụ. Cơ thể có mười hai chính kinh, và kỳ kinh bát mạch. Khi chân khí khởi hành từ bất cứ huyệt nào, kinh nào, tạng nào, phủ nào, chiều nào, sau khi luân lưu hết mười hai kinh, qua ngũ tạng, lục phủ, rồi trở về điểm khởi hành thì gọi là Đại tuần du nghĩa là đi hết một vòng Đại chu thiên. Khi chân khí khởi hành từ bất cứ , tạng nào, phủ nào, thông ra Nhâm mạch, Đốc mạch, hoặc bất cứ huyệt nào trên Nhâm mạch, Đốc mạch, sau khi luân lưu một vòng theo Nhâm mạch, Đốc mạch rồi trở về điểm khởi hành thì gọi là Tiểu tuần du, nghĩa là đi hết một vòng Tiểu chu thiên.
Vòng Tiểu chu thiên là đường dẫn khí khởi từ điểm nào đó đi một vòng:
– Từ Nhâm mạch sang Đốc mạch.
– Hoặc từ Đốc mạch sang Nhâm mạch.
– Rồi trở điểm khởi hành.
Đã có 3 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Khóc Trong Đêm
Vậy vòng Tiểu chu thiên là gì? Tiểu là nhỏ, chu là một vòng, thiên là trời. Tiểu chu thiên có nghĩa là vận chân khí đi một phần nhỏ, nhưng khắp cơ thể. Còn vòng Đại chu thiên là vận chân khí đi hết toàn cơ thể.
Vòng Tiểu chu thiên bao gồm Nhâm mạch và Đốc mạch cùng một số lạc mạch của chúng. Trước hết, hãy khảo về hai mạch này.
3.1. Nhâm mạch
Nhâm mạch là một trong Kỳ kinh bát mạch. Tất cả các kinh âm đều rót về Nhâm mạch như các sông ngòi đổ vào một cái hồ. Cho nên trong phép luyện khí công, không thể không dùng đến mạch này.
3.11. Đường di chuyển kinh mạch
Có hai tuyến rõ ràng:
– Khởi từ huyệt Trung cực (VC3) ở bụng dưới, đi theo trung tuyến của bụng, ngực; qua rốn, lên ngực, tới cổ, hầu, cằm, vòng quanh mép, rồi trực thượng nhập vào hai mắt.
– Từ bụng dưới (nữ là bào cung tức ultérus, nam là trung điểm tuyến nối rốn với huyệt Mệnh môn) nhập vào đầu xương sống, đi giữa xương sống lên, tỏa ra lưng.
3.12. Các huyệt trực thuộc
VÙNG DƯỚI RỐN
Hội âm (VC1), Khúc cốt (VC2), Trung cực (VC3), Quan nguyên (VC3), Thạch môn (VC5), Khí hải (VC6), Âm giao (VC7), Thần khuyết (VC8), Thủy phân (VC9),
VÙNG TRÊN RỐN
Hạ uyển (VC10), Kiên lý (VC11), Trung uyển (VC12), Thượng uyển (VC13), Cự khuyết (VC14),
VÙNG NGỰC
Cửu vỹ (VC15), Trung đình (VC16), Đản trung (VC17), Ngọc đường (VC18), Tử cung (VC19), Hoa cái (VC20), Thi cơ (VC21),
Đốc mạch là nơi tổng hội các kinh dương. Các kinh dương dù đi theo chiều nào, rồi cũng phải thông với Đốc mạch. Cho nên phàm trong phép luyện khí công không thể không xử dụng đến mạch này.
3.21. Đường di chuyển của kinh mạch
Đường di chuyển của Đốc mạch có bốn Lạc tuyến:
– Khởi từ bụng dưới, tới huyêt Hội âm (VC1), chạy theo xương sống, tới ót, tại huyệt Phong phủ (VG16), nhập vào não, lên đỉnh đầu, rồi chuyển xuống sống mũi.
– Khởi từ bụng dưới, tới bộ phận sinh dục, đến huyệt Hội âm (VC1), qua xương cụt, phân phối vào mông, đi giữa hai tuyến bên trong của túc Thiếu âm thận kinh, rồi chạy trở lên gặp túc Thái dương bàng quang kinh, lại nhập vào giữa xương sống, tới thận.
– Cùng với Túc Thái dương bàng quang kinh, khởi từ khóe trong mắt, lên trán, giao hội với đoạn ở đỉnh đầu, một lạc mạch vào não, xuyên ra hai u đầu, xuống cần cổ, đi hai bên xương sống, tới vùng thận, thì nhập thận.
– Từ hai bên bụng dưới trực thượng, qua vùng rốn, hướng thượng lên tâm, lên hầu, qua hai cằm, rồi nhập hai đồng tử.
3.22. Các huyệt trực thuộc
VÙNG MÔNG, THẮT LƯNG
Trường cường (VG1), Yêu du (VG2), Dương quan (VG3), Mệnh môn (VG4), Huyền xu hay khu (VG5), Tích trung (VG6).
VÙNG LƯNG, LỒNG NGỰC
Trung xu hay khu (VG7), Tiết túc (VG8), Chí dương (VG9), Linh đài (VG10), Thần đạo (VG11), Thân trụ (VG12), Đào đạo (VG13), Đại trùy (VG14).
VÙNG ĐẦU, CỔ.
Á môn (VG15), Phong phủ (VG16), Não hậu (VG17), Cường gian (VG18), Hậu đỉnh (VG19), Bách hội (VG20), Tiền đỉnh (VG21), Thông hội (VG22), Thượng tinh (VG23), Thần đình (VG24), Tố liêu (VG25), Thủy cấu (VG26), Đoài đoan (VG27), Ngân giao (VG28).
3.23. Giao hội huyệt
– Giao hội với túc Thái dương bàng quang kinh tại huyệt Phong phủ (VG16).
– Giao hội với Nhâm mạch tại huyệt Hội âm (VC1).
Đã có 3 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Khóc Trong Đêm
Thuật ngữ của khoa khí công gọi:
– Xương cụt (huyệt Trường cường VG1),
– Xương sống,
– Ngọc chẩm (huyệt Phong phủ VG16),
là tam quan, tức ba cái cửa để dẫn khí nhập cơ thể. Vòng Tiểu chu thiên chạy qua tam quan và tam điền :
– Thượng điền tức huyệt Ấn đường,
– Trung điền tức tỳ vị,
– Hạ điền tức huyệt Khí hải VC6).
Vòng Tiểu chu thiên tuy dễ luyện, nhưng vì có nhiều sai lầm do tam sao thất bản, nên nhiều người chỉ biết những gì do sư phụ truyền dạy, rồi khăng khăng cho rằng cái của mình học mới đúng. Chúng tôi trình bầy rõ cái bất đồng này.
3.31. Sự khác biệt nhau
Độc giả thấy đường di chuyển của Nhâm Đốc mạch trên đây có rất nhiều chi tiết, khác hẳn với một số sách y khoa thuộc loại “viết cho có viết”. Tại sao lại có hiện tượng đó? Xét về nguyên do ta thấy có ba:
– Một là, đa số các Châm cứu gia chỉ học tính chất huyệt đạo thực mau để trị bệnh, mà không để ý đến chi tiết đường di chuyển kinh mạch, nên họ lướt qua nhâm, đốc. Có rất nhiều sách y khoa không khảo sát tường tận. Dĩ chí, khi học khí công, điều căn bản phải thông thạo kinh mạch, lạc mạch, người học tìm hiểu Nhâm Đốc trong y thư, thì y thư không đủ.
– Hai là, những sách viết về y khoa, đa số dịch từ loại sách giản yếu của Trung Quốc, mà trong những sách này cũng chỉ lướt qua Nhâm Đốc mà thôi. Khi đã thuộc loại lướt qua, thì sao đầy đủ mọi lạc mạch, phân lạc?
– Ba là, giai đoạn 1949-1980, khoa khí công tại Trung Quốc gần như không được giảng dạy, vì vậy các gia, các phái tuy biết rất rõ, mà lại phải dấu kín, vì sợ tai vạ. Từ sau 1981, khoa khí công được trọng dụng, các khí công gia mới đem mật quyết của gia phái mình ra giảng dạy, căn cứ vào trí nhớ, nên không tránh khỏi tam sao, thất bản.
Gần đây, trong bộ Châm cứu học của Trung y Học viện Thượng Hải (1979), phần kinh lạc, mới biên chép đầy đủ. Rồi từ đó, một số thư tịch khí công mới trình bầy hết những gì cổ nhân đã luyện tập.
3.32. Vận khí theo vòng Tiểu chu thiên
Xét đường di chuyển của nhâm, Đốc mạch, ta thấy hai mạch này thông với nhau:
– Ở khu mặt: mũi, mắt, môi trên.
– Ở khu bụng dưới, hậu môn, bộ phận sinh dục, xương sống.
Vì vậy những người được đả thông kinh mạch, có thể vận khí chu lưu suốt vòng Tiểu chu thiên nghĩa là từ Nhâm mạch sang Đốc mạch và ngược lại.
Đốc mạch là nơi tất cả kinh dương tụ hội về. Nhâm mạch là nơi tất cả các kinh âm hội hợp. Nhâm, Đốc lại thông với tất cả các mạch Âm kiêu, Dương kiêu, Âm duy, Dương duy, Xung mạch, Đới mạch. Cho nên chỉ cần vận khí một vòng Tiểu chu thiên là coi như đã tuần lưu qua khắp cơ thể, vì vậy mới có tên “một vòng nhỏ vũ trụ”.
Đã có 2 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Khóc Trong Đêm