Cạnh bờ sông, có một ngôi nhà tranh, trong ngôi nhà tranh có một thanh niên đang nằm trên chiếc giường.
Thiếu niên nằm đó chẳng rõ từ lúc nào bây giờ thì bật ngồi lên, từ từ tháo những cuộn băng trắng bao kín mặt đoạn với tay lấy chiếc kính trên bàn kê nơi đầu giường, đối kính soi mặt một lúc lâu, sau cùng thở dài khoan khoái, buột miệng tán: - Tuyệt diệu ! Quả thật là tuyệt diệu !… Long lão ca ơi ! Thủ thuật cải biến dung mạo của lão ca quả thật trên trời có một dưới thế không hai ! Lão ca cướp quyền tạo hóa mất rồi ! Thảo nào thiên hạ chẳng gọi lão ca là tạo hóa thủ !
Bên cạnh y, là một người tác độ trung niên, thần sắc hơi nghiêm. Trung niên nhân khẽ thở dài, một thứ thở dài đượm buồn chán lẫn lộn.
Rồi người trung niên thốt :
- Tài quả có chút tài, tài gần bằng tạo hóa, song tài mà chi ! Con người nào khác chi là cái xác nằm giữa hoang mồ. Trừ ngôi nhà cỏ này với một khoảng vườn trăm hương bao quanh ta không đi đâu được nửa bước ngoài phạm vi nhỏ hẹp này thì cái tài đó có ích gì cho ta ?
Người thanh niên mỉm cười đáp :
- Lão ca, Phải nhẫn nại chứ ! Rồi đây, sẽ có lầu cao, cái lớn, vườn rộng dành cho lão ca, kẻ hầu người hạ đông đảo cho lão ca sai khiến, tuyệt sắc giai nhân cho lão ca ôm ấp đêm ngày, có cả điệu đàn, có rượu nồng thịt béo lúc hứng cho lão ca.
Rồi y tiếp :
- Tất cả sẽ đến với lão ca khi chân tướng của lão ma dầu hiện lộ ! Lão ca sẽ trở về với cái hiệu Tích Hoa Chủ mà hưởng lạc trọn tuổi trời !
Người trung niên bật tiếng cười, tiếng cười mường tượng như tiếng khóc. - Hưởng lạc ! Tích Hoa Chủ ! Sau năm năm giam hãm, ta ngày nay không kém một hòa thượng khắc tu khổ hạnh, còn nhắc đến mấy tiếng Tích Hoa Chủ mà làm gì ? Tiếc hoa ! Hoa đâu mà tiếc ! Hoa gì đối với một nhà tu khổ hạnh !
Người thanh niên mỉm cười :
- Liên Liên, Tích Tích là hai trang tuyệt sắc, có hai danh hoa như thế bên cạnh, lão ca còn kêu khổ !
Người trung niên thở dài :
- Ngày lại ngày nhìn hoa mãi rồi cũng phải chán, phải sầu ! Lão đệ cũng biết chứ, hoa đành là tùy thuộc ta, song phải có người thưởng thức hoa ? Một người chiêm ngưỡng hoa, hoa đâu có nói được tiếng. Ta tuy thích làm chủ hoa, tiếc hoa, song ta vẫn muốn có nhiều người chiêm ngưỡng. ở đây cô liêu tịch mịch quá còn ai là kẻ thứ ba chiêm ngưỡng cành hoa ?
Người thanh niên hỏi :
- Đã là Tạo Hóa Thủ, sao lão ca không biến đổi dung mạo hoa củ thành hoa mới cho khỏi nhàm ?
Người trung niên thở ra.
- Dung mạo biến đổi được, cốt lữ không thể thay, dù hai nàng biến dạng mạo, khi họ cử động, nói năng, ta vẫn nhận ra là thứ cũ. Ta càng chán hơn ! Thực chất của họ làm sao, họ vẫn cứ giữ y vậy.
Người thanh niên lắc đầu :
- Thực chất con người biến đổi thì dễ, giữ nguyên mới khó chứ ! Phải biết bao nhiêu quyến rũ trên vạn nẽo đường đòi chực chờ làm cái việc biến đổi thực chất con người đó cho nên hai nàng Liên Liên và Tích Tích giữ nguyên được bản chất là một việc phi thường, tiểu đệ rất khâm phục họ. Sáu năm nay, đã qua sáu lần thay đổi dung mạo, tiểu đệ hầu như quên mất con người chân chánh của mình như thế nào ? Luôn l uôn sống qua những vai kịch, thực là một sự bi ai không tưởng nổi !
Người trung niên giật mình :
- Nguy rồi lão đệ ! Ta biến cải dung mạo lão đệ nhiều lần lắm rồi, lúc ban đầu ta quên nhận định rõ rệt hình dáng lão đệ ra sao, Bây giờ thì cái ấn tượng về lão đệ rất mơ hồ, một ngày nào đó lão đệ thành công rồi, ta làm sao trả lão đệ lại với dung mạo chân chánh ! Ta chỉ sợ không giống hoàn toàn !
Người thanh niên trâm ngâm một chút rồi nói đáp :
- Quên là càng tốt, sau này với dung mạo nào, tiểu đệ bằng lòng với dung mạo đó trả lại đúng dung mạo cũ cũng chẳng thay đổi cái gì. Cái tật lớn của tiểu đệ là không thể làm những gì thuộc về cá nhân chân chánh của mình. Ngược lại, bất cứ đóng vai một hạng nào trong xã hội là tiểu đệ đều thành công cả. Cho nên mấy phen tiểu đệ thử trở về với cá nhân mình song phen nào cũng điều thất bại. Vì Hoa Vân Đình đồng mẫu người chân thành mà tiểu đệ không thành công khi lập theo phong h t ái của y.
Người trung niên suy nghĩ một chút :
- Lão đệ ! Lần này lão đệ chuẩn bị lấy tên chi đây ? Người thanh niên đáp : - Lãng Tử Yến Thanh !
Người trung niên trố mắt :
- Lãng Tử Yến Thanh ? Cái hơi hớm của một nhân vật Lương Sơn Bạc ? Người thanh niên mỉm cười !
- Tiểu đệ muốn xuất hiện lần này với tư thái một nhân vật Thủy Hử ! tiểu đệ muốn thiên hạ chú ýđ ến mình nhanh chóng, mà cái tên đó vừa tốt vừa dễ nhớ , tiểu đệ sẽ dễ dàng hành động ! Nhất là hai tiếng lãng tử, tiểu đệ thích ghê !
Người trung niên thở dài :
- Lão đệ ! Đây là lần thứ bảy ! Từ một Cô Am Lâm Phong, đến Phiêu Bình Sanh, rồi Tu La Trầm Quân Thụy, Hảo Thư Sanh Thượng Quan Tiếu Dư, Ngư Long Vương Cửu Ngự, Cuối cùng lần sau hết là Phích Lịch Kiếm Khách Sở Thiên Nhai ! Bây giờ lại là Lãng Tử Yến Thanh ! Lần thứ bảy !
Người thanh niên lộ vẻ ảm đạm :
- Phải ! Đã sáu lượt rồi với sáu con người, mang sáu cái tên khác nhau ! Cả sáu người điều quật khởi mạnh trong vủ lâm, quật khởi nhanh cái tên có thể lưu truyền r t ên giang hồ nhưng con người đều vắng bóng vĩnh viễn. Tất cả sáu người điều chết với mũi Xuyên Tâm Tiêu ! Hy vọng Lãng Tử Yến Thanh sống được dài lâu hơn sáu cái tên đó !
Người trung niên hỏi :
- Lão đệ chẳng thu hoạch được gì qua sáu lần “t ử nạn” ? Người thanh niên lắc đầu :
- Không một chi tiết nhỏ, tiểu đệ dùng đủ mọi phương pháp công kích lão ta. Mỗi lượt giao đấu với lão ta, tiểu đệ tưởng chừng có thể chế ngự lão hoàn toàn, thậm chí co thểg iết lão. Nhưng chính vào phút giây quyết định đó thì một mủi Xuyên Tâm Tiêu bay đến, cắm phập vào ngực tiểu đệ. Tiểu đệ biết mình lầm ! Và bao nhiêu công r t ình phải quăng trôi theo dòng nước để bắt đầu làm lại ! Tiểu đệ đã bắt đầu làm lại đúng sáu lần rồi. Như vậy làm sao thu thập được một chi tiết nào của lão ta ?
Người trung niên cau mày :
- Sao lạ vậy ? Lão đệ cầm chân lão, suýt chế ngự lão thì còn ai đâu mà phóng Xuyên Tâm Tiêu ! Chẳng lẽ lão có phép phân thân ! Phần nào giao đấu, phần nào ở bên ngoài ?
Người thanh niên cười khổ :
- Cần gì phải có phép phân thân ! Chứ lão không thểd ùng người giống lão, thay h t ế lão mà chiến đấu, còn lão thì nấp đâu đó chờ dịp đểh ạ thủ ! Giao đấu người có thể h t ay thế người, miễn người giống người là được. Còn xử dụng Xuyên Tâm Tiêu nhất định ngoài lão ta, không ai phóng được ! Nhất là phóng tiêu mà trúng được tiểu đệ ! Không một ai thay thế lão làm nổi việc đó !
Người trung niên hỏi :
- Hay là thân phận chân chánh của lão đệ đã bại lộ rồi ? Nếu không sao lão đệ uôn l luôn hứng những mũi tiêu ác ôn ?
Người thanh niên lắc đầu :
- Làm gì có việc bại lộ thân phận ! Chỉ một mình lão ca biết tiểu để là ai thôi ! Cả những người trong bọn tiểu đệ cũng không biết nửa là ! Không khi nào tiểu đệ dám đểl ộ sợ lão ma đầu có nội tuyến trong nhóm của tiểu đệ !
Người trung niên hừ một tiếng :
- Thế tại sao cả sáu lần tiểu đệ bị ám khí giống như nhau …? Người thanh niên đáp :
- Bởi sáu người điều có hành động tích cực uy hiếp tận căn Thiên Ma Lịnh, dĩ nhiên phải trừ diệt cả sáu người nên lão ma đầu phải hạ độc thủ. Trừ diệt được tiểu đệ lão mới yên tâm !
Người trung niên trầm giọng :
- Lão không nhận ra cả sáu người đó điều là hóa thân của lão đệ ? Người thanh niên lắc đầu :
- Có thể là không. Mỗi lần gặp lão là tiểu đệ thay đổi võ công, vả lại trúng Xuyên Tâm Tiêu rồi là không ai thoát chết. Mà đã chết rồi là vô phương sống lại ! Trừ ra gặp lão ca, một tạo hóa thứ hai trên trần gian.
Người trung niên thở dài :
- Nhờ thể chất trời sanh của lão đệ hơn người ở chổ chịu đựng. Dù ta có tinh hô t ng y thuật cũng chỉ có thể cứu một người và người đó trúng tiêu một lần thôi ! Còn lão đệ ! Lão đệ trúng đến sáu lần lại cùng một chổ ! Chỉ có lão đệ mới vượt qua nổi !
Người thanh niên cười khổ :
- Chẳng rõ tiểu đệ còn chịu nổi mấy mũi Xuyên Tâm Tiêu nữa ! Người trung niên nghiêm giọng :
- Lão đệ, lần cuối cùng vừa rồi thương thế nặng lắm đấy nhé ! Tuy lão đệ có uống loại linh đơn bảo trì tính mạng, song nên nhớ là quả tim đã bị xuyên thủng sáu lần rồi, dù sao thì nó cũng phải yếu đi phần nào, phần lão đệ thì lại không thận trọng, cứ miệt mài tửu sắc, thứ đó làm hao tổn tinh thần ghê gớm, mang một thương thế đó mà vẫn phung phí tinh thần, thì chính lão đệ tự hủy gấp !
Người thanh niên thở ra :
- Qua sáu lần trước hóa thân, tiểu đệ điều vướng phải đặc điểm đó ! vẩn rượu, vẩn gái, rượu suốt ngày gái suốt đêm ! rồi bây giờ với thân phận một lãng tử thì phải biết ? Có nổi bật nhiều thì mới đáng mặt một lãng tử có hạng chứ !
Người trung niên tặc lưởi :
- Không thể chọn một mẫu người khác được sao ! Người thanh niên lắc đầu :
- Không thể được ! Nhất là một mẫu người trang nghiêm, đạo mạo, một mẫu quân tử, thì lại càng khó cho tiểu đệ ! Cũng vì lẽ đó mà tiểu đệ thất bại mãi trước một Hoa Vân Đình !
Người trung niên lắc đầu : - Thực là không hiểu nổi lão đệ. Người thanh niên mỉm cười :
- Một con người khó hiểu nhất là chính mình. Không bao giờ mình hiểu rõ chính mình ! Đóng vai người khác, tiểu đệ dễ dàng thành công ! Mà lãng tử có gì xấu đâu lão ca ?
Người trung niên thở dài :
- Không có chi xấu hết, bất quá chết gấp, chết sớm thôi….. Người thanh niên lại cười :
- Có những người sống hàng trăm năm, song đâu có cái chi chứng minh là họ sống ? Ai cũng biết Quân Tử Kiếm Hoa Vân Đình còn sống, song có ai nhớ đến y đâu. Còn như Lâm Phong, Thượng Quan Tiểu Dư đó, thì cả sáu người chỉ sống vài năm thôi thế mà vẫn có kẻ nhắc đến, tưởng nhớ đến. Người đang sống mà như đã chết rồi, Người đã chết rồi mà vẫn như sống trong tâm tư thế nhân. Như vậy chết và sống, cái nào đáng giá !
Người trung niên thở dài :
- Lão đệ ! Ta chỉ muốn tốt cho lão đệ… Người thanh niên chận lời :
- Tiểu đệ biết ! Giả như không làm một lãng tử cũng chết gấp như thường, sợ còn chết gấp hơn là làm một lãng tử nữa đấy ! Thiên Ma Lịnh xuất hiện trên giang hồ khiêu chiến với giới đạo nghĩa truyền thống, nếu tiểu đệ đóng vai quân tử chánh hiệu, t h ì sẻ bị chúng khiêu khích, tiểu đệ càng quân tử càng bị chết thảm, càng chết gấp. Cho nên, hiện tại còn sống sót trên giang hồ chỉ sợ nếu không là giả quân tử thì cũng lưu manh thôi ! Chứ chắc chắn là không còn một chân chánh quân tử !
Người trung niên trầm lặng một chút rồi lẩm nhẩm :
- Thiên Ma Lịnh ! Xuyên Tâm Tiêu ! Sao mà lại có những thứ lợi hại cực độ như th ế !
Người thanh niên cười khổ :
- Phải lợi hại cùng cực ! Nếu không thì làm sao với một tay chúng lại chôn chánh nghĩa dưới lòng đất lạnh ? Trừ một lão đệ bất kể sống chết, trừ một lão ca dám dành t rọn lực khí, và một vài người nửa không ngại phá sản cung cấp kinh phí, từ lúc nào đến lúc nào, tiểu đệ chẳng hề tao ngộ một ai dám chống lại Thiên Ma Lịnh, bất chấp Xuyên Tâm Tiêu. Cho nên, trong cuộc chiến trường kỳ này nếu tiểu đệ được trường t họ cũng như Thiên Ma Linh sẽ trường tồn tiểu đệ thấy mình cô độc, lẻ loi vô cùng. Lâm Phong Cô Độc, rồi đến Phiêu Bình Sanh, Trần Quân Thụy, Thượng Quan Tiếu Dư, Vương Cửu Ngư, Sở Thiên Nhai, bây giờ là Lãng Tử Yến Thanh, tiểu đệ cũng sẽ cô độc luôn ! Dù cả những khi tìm được một manh mối nào, chỉ mỏi chân tìm, rất cố t huy ết phục cũng chẳng có ma nào dám nhúng tay tiếp trợ !
Người trung niên đáp :
- Họ không hưởng ứng cũng chẳng đáng trách. Thứ nhất người ta không có được cái mạng dài như mạng lão đệ, họ chỉ có thể chết một lần chứ không thể chết sáu lần, và còn sắp chết nữa để rồi lại sống ! Thứ hai, chẳng phải mổi người mổi có dũng khí đem cuộc đời đi đánh cá với một mũi tiêu.
Người thanh niên tiếp :
- Có thể là như vậy cho nên trước khi cầm chắc một phương tiện giúp chiến t h ắng đối phương, tiểu đệ không hề dám phát xuất Kim Kiếm Lịnh. Tiểu đệ sợ phát xuất sai lầm là hỏng cả mọi việc, từ việc nhỏ đến việc lớn. Kim Kiếm Lịnh là thực lực ố t i hậu của tiểu đệ làm sao tiểu đệ dám phô trương dễd àng ? Cho nên, biết rằng nguy nên mình đơn độc chiến đấu, tiểu đệ vẩn phải cam cô độc chiến đấu !
Người trung niên mỉm cười :
- Biết nguy, mà vẫn đơn độc chiến đấu là vì chánh nghĩa ở nhân gian ! Được lắm ! Lão đệ ! Như ta đây, với cái tài cải tạo hóa. Nếu muốn có một sự nghiêp lớn, hưởng thụnh iều, thì tội gì ta giam mình vào cái trận ác độc Lục Diễn Mê Hồn này ? Chẳng qua, vì có cái tâm nơi chánh nghĩa, vì bằng mọi giá, phải khám phá chân tướng của con người đang nắm giữ Thiên Ma Lịnh và Xuyên Tâm Tiêu !
Người thanh niên đáp :
- Chứ tiểu đệ đây lại sao ? Chết đi sống lại sáu lượt rồi và lại sẵn sàng chết nửa, dù chẳng biết có sống lại được chăng, cũng vì nuôi ước nguyện như lão ca !
Người trung niên thốt :
- Lần này lão đệ phải cẩn thận hơn nhé. Đừng đểT hiên Ma Lịnh Chủ biết được sự tình. Nếu lão sinh nghi lão dám tìm cách vào tận Lục Diễn Mê Trận của ta lắm. Hảy thay đổi cách thức chết đi là hơn !
Người thanh niên lắc đầu :
- Cái đó thì lão ca cứ yên trí ! Lục Diễn Mê Trận biến hóa đa đoan, chính lão ca suốt sáu năm dài tận tâm nghiên cứu mà cũng không tìm được lối ra, thì làm gì mà lão ma đầu vào được ? Vì cách thức chết tiểu đệ không thể cải biến, bởi không còn có cách nào khác để vào đây, vẫn nhào xuống sông như củ, trầm mình theo lòng sông đến ngôi nhà này !
Người trung niên thở dài :
- Lặn xuống nước sâu, theo lòng sông mà xuất nhập, chỉ có lối duy nhất đó thôi sao ?
Người thanh niên đáp :
- Chưa hẳn là chỉ có một lối xuất nhập thế trận duy nhất, bất quá tiểu đệ chưa biết những cách khác thôi. Giả như có, này, Long lão ca ! Tiểu đệ khuyên lão ca đừng phí tâm tìm lối ra vô ích. Tuy lão ca có cái tài đi dưới nước hàng trăm dặm dài đi suốt hành trình, không được trồi mình lên mặt sông ! Dù bây giờ tại đây, lão ca có thử đi quanh quẩn trên bờ sông này đi mãi cuối cùng cũng trở lại đây ! Tiểu đệ đã nói là một mê trận mà !
Người trung niên cau mày : - Phải đi dưới nước xa thế à ! Người thanh niên gật đầu :
- Cứ mổi lần trúng Xuyên Tâm Tiêu như vậy là tiểu đệ trầm mình dưới nước ngoài trăm dặm xa, theo phương pháp quy tức đi mãi dưới lòng sông vào đây. Có một lần tiểu đệ đi như vậy mất bốn ngày bốn đêm mới vào đây được !
Người trung niên thở dài :
- Thế là ta phải rủ xương tại Lục Diễn Mê Trận này rồi ! Người thanh niên lắc dầu :
- Đừng nản chí, lão ca ! Cố kiên nhẩn chờ khi tiểu đệ lột được mặt nạ Thiên Ma Lịnh Chủ, lão ca sẽ được tự do. Thiên Ma Lịnh Chủ hiện tại rất mong muốn bắt được lão ca, vì lão ta cũng là người thích hoa, nhưng khác với lão ca ở chổ lão ca tiếc hoa còn lão thì bẻ hoa ! Tại mổi phân cuộc của Thiên Ma Giáo đều có hàng trăm thiếu nử mỉ miều dành cho lão. Nàng nào qua tay lão hưởng dụng rồi thì từ mỹ nhân biến t h ành dạ xoa ngay, lão ta có cái thị hiếu tàn nhẩn là hủy hoại nhan sắc mỹnh ân do dó lão ta cần bắt được lão ca, đểủy thác cho lão ca việc biến giai nhân thành quỉ sứ !
Người trung niên nổi giận mắng ! - Lão không phải là con người. Người thanh niên gật đầu :
- Một lý do trong trăm ngàn lý do bắt buột chúng ta phải tiêu diệt lão ! Người t r ong Thiên Ma Giáo sở dĩđ i đâu cũng phải mang mặt nạ vì ai ai cũng có một gương mặt ghê tởm cả !
Người trung niên trầm giọng : - Tại làm sao thế ?
Người thanh niên mỉm cười :
- Tiểu đệ hy vọng Lãng Tử Yến Thanh sẽ trả lời được câu hỏi đó. Chàng bước ra cửa nhìn dòng sông.
Mặt sông rộng giòng sông dài nước cuộn sống đuổi dồn về Đông, ầm ì đầy đe dọa.
Chàng thở ra thốt :
- Từ phút giây này đời sẽ có thêm một Lãng Tử Yến Thanh ! Lãng Tử Yến Thanh khai sanh và bắt đầu cuộc sống mới ! Do trường giang mà đi vào đời song hy vọng sẽ không chết tại trường giang ! Nếu bất hạnh tiểu đệ chẳng biết lần thứ tám tới đây sẽ đóng vai mẫu người nào nửa !
Chàng phóng mình xuống sông.
Nhẹ nhàng lão luyện như con rắn chui vào hang, không bắn lên một bọt nước ! Trong ngôi nhà, Long Vũ Điền đối diện với hai thiếu phụnh an sắc như hoa, tuổi độ hai mươi.
Y thở dài, thốt :
- Lần này chẳng rõ đến bao lâu nủa mới có việc làm Tích Tích ơi ! Hát lên cho ta một khúc đi ta muốn nghe âm thanh của ngươi !
Một thiếu phụ cất tiếng :
- Lão gia chúng tôi ở đây, bầu bạn với lão gia như thế nay, cũng là có con người bên cạnh lão gia. Cần gì phải có âm thanh của con người nửa ?
Long Vũ Điền cáu kỉnh, đập tay xuống bàn bộp bộp, hét :
- Bảo ngươi hát thì ngươi cứ hát ! Chỉ khi nào nghe ngươi hát ta mới nghe trần gian còn hơi hướm của loài người ! Chứ còn nghecác ngươi nói năng ta có cảm tưởng như mưa đá bắn vào tai !
Thiếu phụ không dám cãi, cất tiếng dịu dàng lấy giọng. Thiếu phụ kia ôm đàn so dây.
Khúc hát bắt đầu :
“Chàng đầu sông, thiếp cuối sông”
“Ngày ngày trông nhau, lại chẳng thấy nhau”
“Chỉ thấy dòng nước thản nhiên trôi…”
“Nước bao giờ ngưng trôi? Hận này bao giờ dứt !”
“Chỉ mong lòng chàng như lòng thiếp”
“Hai lòng đừng phụ ý tương tư !”….
Khúc ca dứt nàng ca lại, ca đi ca lại mãi một khúc đó, Long Vũ Điền chưa bảo dừng, hát và đàn vẫn phải tiếp tục.
Bổng mấy tiếng “bựt” vang lên.
Liên Liên bứt đứt giây đàn rồi thuận tay nàng đập cây đàn vào ghế, đàn vở nát nàng chạy vụt ra ngoài đồng thời gào lên : - Tôi điên tôi điên mất rồi ! Ngày ngày , ngồi nhìn sông rộng nghetiế ng hát muôn đời, suốt sáu năm trường ! Tôi chịu hết nổi rồi ! Tôi điên đây !
Tích Tích kinh hãi, nhìn thoáng qua Long Vũ Điền, chờ một phản ứng mà nàng tin chắc phải có.
Nhưng không.
Cái vị lão gia đó hôm nay bổng nhiên hiền như phật. Y cười nhẹ thốt :
- Cứ đển àng đi ! Muốn đi đâu tùy nàng. Phát tác lên như vậy là nàng chứng to còn một điểm con người. Bởi vì chính ta đây cũng như nàng, ta cũng điên lên được. Ai sống trong hoàn cảnh này, nếu không điên là không còn con người nữa.
Tích Tích thở dài :
- Lão gia nói vậy, chứ tôi nhận thấy, sống như vậy là thích hợp lắm rồi. Đời người ta còn có gì hơn được là bình tĩnh, an nhàn, dật lạc. Không ai quấy nhiễu, đến cả tiếng gỏ cửa cũng không. Tôi có thể trần truồng phơi mình dưới ánh nắng suốt ngày, đêm đêm nằm xem trăng lên trăng lặn, đếm sao trời, theo dõi sao mọc sao chìm, Tôi không sợ ai cười mình điên, chê mình ngu. Lão gia ơi ! Tôi như vậy có còn là con người chăng ?
Long Vũ Điền sững sờ nhìn Tích Tích không chớp mắt.
Sáu năm dài trôi qua, y không hề phát hiện người thiếu phụ bầu bạn với y là một con người có cái tâm siêu dật.
Lâu lắm y mới đáp :
- Còn còn, Tích Tích vẫn là một con người ! Mà là một siêu nhân ! Một đại nhân! Liên Liên phẫn uất đến đập vở cây đàn chứng tỏ nàng cũng còn là một con người, Ngươi là đại nhân, nàng ấy là chí nhân ! Chỉ có ta ! Ta là một quái nhân, nếu có thểc ó quái nhân. Nếu ta còn là người thì là một người quái dị, không giống người !
Dừng lại chút lão tiếp :
- Nàng là đóa hoa biết nói tiếng người, ngươi là đóa hoa biết phân giải tình người, có hai ngươi bên cạnh, từ lâu ta không biết giá trị của hai ngươi nên ta bất mãn với cuộc sống trầm tịnh này. Bây giờ biết hai người rồi, ta hết bất mãn, ta tình nguyện l ưu lại đây sống mãi mãi ! Ta hết điên rồi !
Y kêu lên :
Yến Thanh ! Yến Thanh ! Ta không chờ lão đệ trở lại ! Lão đệ không trở lại thì càng hay ! Ta sẽ không bao giờ rời khỏi nơi đây !
Tích Tích chợt hỏi :
- Lần này chàng lấy tên là Yến Thanh ? Long Vũ Điền gật đầu : - Phải, Lãng Tử Yến Thanh !
Tích Tích lẫm nhẫm bốn tiếng đó :
Yến Thanh… Lãng Tử!… Lãng Tử Yến Thanh !… Bổng dưng nàng tuôn lệ lã chã.
Long Vũ Điền kinh ngac nhìn nàng.
Khi nàng phát hiện ra y nhìn nàng thì y trao cho nàng một chiếc khăn tay. Yhỏ i : - Ngươi tưởng niệm hắn !
Tích Tích lau lệ đáp :
- Đâu có việc đó lão gia ! Tôi không khi nào dám bước qua ngưởng cửa, chỉ có những lúc chàng hôn mê lão gia sai bảo tôi hầu hạ chàng. Tôi thề là không hề trao đổi với chàng một lời nói nào.
Long Vũ Điền mỉm cười :
- Không quan hệ gì cả ! Ta có trách chi ngươi đâu ! Thực ra, hắn rất xứng đáng được thiên hạ tưởng niệm chứ ! Ta cũng như ngươi nhận thấy hắn đáng được hoài niệm nên dốc tâm làm mọi cái tốt cho hắn, mọi cái ta có thể làm !
Tích Tích thốt :
- Kỳ quái thật ! Tôi đâu có biết chàng là ai ! Chỉ nghe lão gia nói về chàng bổng dưng hoài niệm xâm chiếm tâm tư tôi rồi tôi đâm nhớ về chàng mãi.
Long Vũ Điền mỉm cười : - Ta nói toàn chuyện tốt cho hắn ! Tích Tích hỏi : - Nhưng toàn là sựt hật chứ ? Long Vũ Điền gật đầu :
- Sự thật còn tốt hơn và nhiều hơn nửa kìa ! Hắn có nói gì về hắn với ta đâu ? Ta biết về hắn rất ít, bất quá ta chỉ nghelã o Tần nói lại từng mẫu chuyện vụn vặt của hắn hô t i. Lão Tần là người mang lương thực đến cho chúng ta đó !
Cả hai nói vu vơ với nhau một lúc nửa, chợt Tích Tích hỏi : - Lão gia ngày nay đổi hẳn thái độ với chị em tôi ?
Long Vũ Điền gật đầu :
- Phải ! Hiện tại ta bắt đầu mến trọng các ngươi, không khinh thường như trước ! Tích Tích nghiêm giọng :
- Vậy thì lão gia chấp thuận cho tôi thỉnh cầu một việc !
Long Vũ Điền hỏi :
- Việc gì ?
Tích Tích buông mạnh :
- Lão gia cho tôi ly khai khỏi nơi đây ! Long Vũ Điền kêu lên : - Ngươi muốn đi ?
Tích Tích gật đầu :
- Phải ! Tôi đi tìm Lãng Tử Yến Thanh ! Tìm nhưng không cho chàng gặp mặt. Tôi không thểlà m bất cứ việc gì có gây trở ngại, khó khăn cho công tác vĩ đại của chàng. Tôi chỉ muốn âm thầm theo dõi chàng phòng chiếu cố chàng. Mấy năm nay sống bên cạnh lão gia tôi học hỏi được phần nào y thuật. Mà tôi biết rằng sau sáu lần rúng t tiêu độc chàng phải giảm sức quá nhiều. Nếu trúng tiêu một lần nửa thì chàng không thểc hi trì nổi đểt rở về đây kịp thời cho lão gia cứu trị.
Long Vũ Điền hỏi :
- Ngươi quan tâm đến hắn cở đó ? Tích Tích không do dự :
- Phải ! Cơ hồ không lượng được mức độ, lão gia ạ. Từ cái lúc gặp mặt chàng lần đầu tiên tôi có cảm tưởng là đời tôi gắn liền với đời chàng ! Tôi phải cung hiến tất cả những gì tôi có cho chàng !
Long Vũ Điền biến đổi thần thái một cách kỳ quái. Tích Tích tiếp :
- Tôi bằng lòng ở đây phục thị lão gia là vì chàng cần lão gia. Từ nay trở đi, có lẽ chàng không còn cần đến lão gia như trước nữa. Không cần đến lão gia chẳng phải vì chàng khỏi cần mà là vì không kịp nhờ đến lão gia nữa thôi.
Long Vũ Điền cười khổ :
- Tích Tích ! Ta cũng muốn thành toàn ý nguyện của ngươi ! Song ta phải làm sao đây ! Chính ta cũng không có cách thoát ra khỏi Lục Diễn Mê Hôn Trận nầy nữa mà !
Tích Tích mĩm cười :
- Chỉ cần lão gia đáp ứng thôi, tôi có cách rời khỏi nơi đây ! Long Vũ Điền trố mắt :
- Ngươi nói sao ! Ngươi có cách đi được ? Tích Tích gật đầu :
- Phải ! Trong mấy năm nhàn hạ ở đây, tôi lấy sách của lão gia nghiên cứu các r t ận đồ, xem như là một cách tiêu khiển ! Qua năm thứ hai, nghĩa là cách đây bốn năm tôi đã tìm được lối ra !
Long Vũ Điền kêu lên :
- Chỉ sang năm thứ hai là ngươi tìm được ? Thế sao ngươi không thoát ly ? Tích Tích đáp : - Tôi đã trình bày với lão gia, tôi ở lại phục thị lão gia là vì chàng cần lão gia !
Chàng còn cần lão gia thì tôi còn phải lưu lại.
Long Vũ Điền trầm ngâm một lúc :
- Tích Tích ! Ta xem thường ngươi quá ! Ngươi thông minh quá ! Ta mất sáu năm dài nghiên cứu chẳng tìm được gì. Ngươi chỉ mất hai năm mà thu hoạch một kết quả đáng giá.
Tích Tích hỏi :
- Nhưng lão gia đáp ứng cho tôi đi chứ ? Long Vũ Điền gật đầu :
- Với điều kiện ngươi phải cáo tố với ta phương pháp xuất nhập trận thế !
Đến lượt Tích Tích kinh ngạc : - Lão gia cũng muốn đi ? Long Vũ Điền cao giọng :
- Phải ! Ta cũng quan tâm đến hắn chứ ! Vừa rồi ta không nỡ nói sự thật cho hắn biết là nếu lần này hắn còn trúng Xuyên Tâm Tiêu nữa thì hắn không còn hy vọng trở lại đây cho ta chữa trị. Thật khó mà hắn sống sót được nếu mà bị ám toán như các lần rướ t c. Giả như có ta ở bên cạnh hắn thì may ra còn cứu hắn kịp !
Tích Tích thốt :
- Tôi tin rằng sẽ cứu được chàng, Lão gia khỏi cần bôn tẩu làm chi. Long Vũ Điền lắc đầu :
- Ngươi cứu hắn được song ngươi không biến hắn thành con người chú tâm nổi, mà việc đó thì cần thiết hơn việc cứu mạng hắn. Phải biết, muốn tiếp tục chống đối với địch thì cần phải thay đổi thân phận, nếu không thì đừng hòng có dịp hạ thủ !
Tích Tích trầm giọng.
- Lão gia ra đi có tiện lắm không ? Long Vũ Điền bật cười ha hả :
- Long Vũ Điền không thể xuất hiện thì ai cấm Điền Vũ Long xuất hiện trên giang hồ ! Ta nghĩ, dù cho tiểu tử đó cũng không nhận ra được Điền Vũ Long là hóa t h ân của Long Vũ Điền ! Đừng nói là những ai khác.
Tích Tích lo ngại :
- Nhưng ngón nghề của lão gia sẽ tố cáo chân tướng của lão gia. Long Vũ Điền mĩm cười : - Trừ một Yến Thanh ra ta sẽ không chữa bịnh cho kẻ thứ hai. Tích Tích đùa : - Cả lão gia nữa ?
Long Vũ Điền cười hi hi :
- Nếu ngã bịnh ta sẽ gọi y sư khác chữa trị cho ta ! Tích Tích tiếp : - Ra khỏi nơi này tôi không còn phục thị lão gia nữa ! Long Vũ Điền gật đầu :
- Cái đó thì hẳn rồi ! Ta đâu còn xứng đáng cho các ngươi phục thị ! Ly khai nơi này, ngươi là ngươi ta là ta xa lạ nhau, đồng đẳng nhau. Huống chi ngươi làm sao nhận ra ta dưới một tên khác, thân phận khác !
Tích Tích thốt :
- Được rồi ! Lão gia hãy đểt ôi đi trước. Long Vũ Điền lại gật đầu :
- Ta cần là thế đó. Ta không muốn các ngươi thấy dung mạo mới của ta sau khi cải biến. Cho nên ít nhất ta chỉ có thể đi sau các ngươi ba ngày. Ngươi cứ dẫn Liên Liên theo và trước khi đi lưu lại cho ta một mảnh giấy ghi lại phương pháp xuất nhập ! Vậy ngươi chuẩn bị đi !
Tích Tích hỏi :
- Chừng nào lão gia khởi sựcãi sửa dung mạo ? Long Vũ Điền đáp : - Ngay sau khi các ngươi ly khai.
Tích Tích quỳ xuống cung kính thốt :
- Lão gia trân trọng lấy mình nhé. Đa tạ lão gia có công giáo huấn mấy năm qua! Long Vũ Điền cười gượng : - Đừng làm ta hổ thẹn vì thông minh của ta kém ngươi xa ! Sựt hật, chính ngươi khai thông tâm linh của ta đó !
Tích Tích hỏi :
- Tôi có nên đưa Liên Liên vào đây cáo từ lão gia không ? Long Vũ Điền lắc đầu :
- Bất tất ! Ta sợ nhất là sự biệt ly ! Cho nên nếu bắt buộc phải biệt ly thì nên biệt y l gấp. Càng gấp càng ít thấm thía đau buồn.
Tích Tích mĩm cười :
- Vây tôi cũng xin cáo từ !
Long Vũ Điền cũng cười :
- Đường đi khác song cái đích chung, chúng ta sẽ gặp lại và cùng còn thọ lâu dài. Ta cho ngươi biết ta đổi lại tên là Điền Vũ Long, song ngươi đừng nói cho Liên Liên biết. Nàng ấy táo bạo chứ không trầm ổn như ngươi.
Tích Tích gật đầu.
Tích Tích đi rồi Long Vũ Điền ngồi thừ người tại chổ, chốc chốc lại thở dài.
Tần Hoài là một thị trường trác táng thuộc hạng nhất nhì khắp mười ba tỉnh Trung Nguyên.
Có trác táng là có mua vui, khách mua vui nốc rượu vào đểp hát xuất những trận cười như pháo. Khách bán vui uống lệ dằn lòng, cố nở hoa cười cho giá bán được cao hơn.
Mặc cho nội tâm như thế nào ca kỹ phải tuân theo một quy lệ: cười !
Trên tất cả mọi con thuyền có bao nhiêu ca kỹ là bao nhiêu nàng cũng nở nụ cười, Không tươi cũng cố gắng cho tươi, không phải lúc cười cũng cố gắng cười. Cười không cần khách nhìn nụ cười. Họ cười để cho nam nhân có dịp cười.
Nhưng có quy lệ phải có ngoại lệ, cần phải có ngoại lệ để làm nổi bật cái lệ cũng như sự phạm pháp nuôi dưỡng luật lệ trường tồn.
Ngoại lệ đó được thấy bên một chiếc thuyền hoa lệ.
Trong thuyền có danh kỹ số một của Tần Hoài là Kim Tử Yến.
Không danh từ để mô tả đúng cái đẹp của nàng. Ngàn vàng để đổi lấy một nụ cười của nàng cũng còn rẻ giá ! Nàng đang cười.
Hiện tại nàng đang đối diện với một nam nhân, nam nhân trái lại không cười, đôi mắt long lanh lệ.
Nam nhân thuộc mẫu mỹ nam tử, song y phuc tầm thường, bất quá bộ y phục của chàng rất tinh khiết.
Tại sao nàng cười mà nam nhân khóc ?
Từ ngày nàng nổi danh tại bến Tần Hoài lần thứ nhất nàng mới gặp một nam nhân đáp đúng nguyện vọng của nàng.
Và cuộc gặp gở giữa nhau kểcả hôm nay nữa vừa đúng ba hôm thôi.
Nam nhân si tình nàng, cái đó khỏi phải nói bởi nam nhân nào đền Tần Hoài này gặp Kim Tử Yến rồi lại chẳng ngây ngất si dại với nàng.
Mà chính nàng cũng mãn nguyện luôn thì đương nhiên họ trở thành đôi tình nhân cực kỳk hắng khít.
Nàng cười như đóa hoa nở với tất cả sức nở của các cánh hoa.
Còn chàng ? Chàng là ai ? Tại sao chàng khóc khi đối diện với giai nhân. Không ! Không phải khóc : Nữ nhân không bao giờ đồng tâm với một nam nhân ưa khóc, khóc dễ dàng. Bất quá chàng uống nhiều rượu quá nên mắt ướt, ướt nhiều thì có nước chảy ra. Bởi chàng không lau, hoặc giả chàng đang sặc rượu nên lệ đượm quanh tròng.
Trên bàn thức ăn còn nguyên vẹn, song có đến sáu bình rượu. Sáu chiếc bình không!
Hiện tại chàng với tay chụp chiếc bình thứ bảy, rồi chàng mở mắt ngã ngửa đầu rót rượu vào miệng.
Sau đó chàng sặc sụa, sặc một lúc lâu kịch liệt hơn những lần trước, sặc đến khom lưng, mặt trắng biến xanh vì rượu, biến sang đỏ vì sặc.
Nước mắt ràn rụa rồi kết thành dòng chảy xuống.
Tiếng sặc ngưng, Kim Tử Yến không cười nữa, nàng vốn thích những tay thừa hào khí. Cái lối uống rượu đó làm cho nàng rất hài lòng.
Nàng động tâm về lối uống rượu song lại thương tâm về tiếng sặc. Vuốt nhẹ lưng chàng nàng hỏi :
- Chắc đêm qua ngủ không đắp chăn nên lạnh phổi sanh ho phải không ? Sao ngủ không đắp chăn ? Đêm qua trời khá lạnh đấy !
Nam nhân lắc đầu : - Không có ai đắp cho cả ! Kim Tử Yến mĩm cười :
- Làm như trẻ con không bằng ! Này, Yến Thanh, tôi đâu còn cách gì hơn ! Đêm qua Mã Bách Bình công tử tìm tôi quấy rầy đến sáng. Tôi đâu có quên công tử ! Công t ử phải biết vì chén cơm manh áo tôi không thể không tiếp Mã công tử ! Mã Bách Bình làm chủ hai tiêu cục, bốn cửa hiệu tơ lụa, mười sáu tiệm gạo… Yến Thanh, phải, nam nhân đó là Lãng Tử Yến Thanh, lộ vẻ giận thốt : - Tại hạ biết ! Hắn có tiền ! Có tiền thì mua thần mua thánh còn được nói chi đến việc mua người !
Kim Tử Yến vẫn cười :
- Không hẳn là vậy. Tại đất Kim Lăng này có thiếu chi nhà thừa máu mặt, Chẳng qua y có nhiều thế lực hơn những tay giàu có khác y. Chấp chánh quyền, lại xuất thân t ừ danh gia tai địa phương, giao du với khách giang hồ. Có ba ưu điểm đó, y phải nổi bật giữa đám đông. Đối với con người như thế nếu tôi khước từ thì còn ở lại đây làm ăn sao được chứ ! Chắc công tử không nỡ đểt ôi phải đói !
Thốt xong, nàng rút khăn tay trong áo lau lệ cho chàng.
Lau đến miệng nàng thấy cái khăn lốm đốm vết đỏ, vội kêu lên :
- Yến Thanh ! Cái gì đây !
Yến Thanh nhìn xuống đáp :
- Máu !
Kim Tử Yến hỏi gấp :
- Công tử mửa máu ?
Yến Thanh lắc đầu :
- Không quan hệ ! Bịnh cũ mà ! Lúc nhỏ đã có như vậy rồi, không phải bị lao đâu mà là xuất huyết. Bởi đánh nhau với người nên mang nội thương, thỉnh thoảng lại xuất huyết vậy thôi.
Kim Tử Yến lại hỏi :
- Bản chất nho nhã như vậy mà cũng thích đánh nhau nữa à ? Yến Thanh mỉm cười :
- Tại cái tính khí nó hại tại hạ đó. Cho nên văn cũng hư võ cũng hỏng ! Bây giờ h t ì cái gì cũng dở dang đành phải mang kiếm phiêu bạt khắp sông hồ, không sự nghiệp không nhà cửa !
Kim Tử Yến tặc lưỡi :
- Công tử giảm rượu một chút có được không ? Rượu hay làm giảm sức khỏe, khích động nội thương !
Yến Thanh đáp :
- Tại cô nương thích cái lối uống rượu của tại hạ mà tại hạ cũng quen cái lối uống như thế mất rồi ! Cô nương yên trí ! Tại hạ có tửu lượng khá lắm, không dễ gì rượu làm cho say đâu !
Chàng với tay lấy chiếc bình thứ tám.
Kim Tử Yến lấy mắt ra hiệu cho liễu đầu có phận sựh âm rượu. Liểu đầu tên Cầm Nhi cười thốt.
- Yến thiếu gia. Uống gì mà nhanh thế ! Rượu không nóng kịp cho đâu ?
Yến Thanh điềm nhiên :
- Không có rượu nóng thì uống rượu nguội ! Kim Tử Yến trầm gương mặt :
- Nói nhảm ! Rượu nguội độc lắm, dễ khích động nội thương lại làm cho mau say !
Yến Thanh lắc đầu :
- Say thì say ! Hôm nay tai hạ muốn say. Say đểqu ên sầu ly biệt bởi ngày mai tại hạ sẽ chẳng biết mình sẽ ở tại địa phương nào. Tử Yến cô nương, đừng ngăn trở cái hứng của tại hạ !
Kim Tử Yến giật mình :
- Công tử nói sao ? Công tử muốn đi ? Đi đâu ? Yến Thanh cười khổ :
- Nơi nào mà chẳng đi được ? Đi đâu cũng được bởi không thểở thì phải đi! Kim Tử Yến hỏi : - Tại sao không thểở !
Yến Thanh thở dài :
- Túi rổng, tiền cạn, chẳng lẻ ăn quịt, uống quịt ! Kim Tử Yến hỏi gấp : - Công tử hết tiền ?
Yến Thanh cười nhẹ :
- Tại hạ đã nói túi rổng, tiền cạn ! Lãnh việc hộ viện tại Dư Hàn tai hạ được món t hù lao bốn trăm lượng. Đến Tần Hoài mấy hôm tại hạ tiêu xài hết cả rồi. Hiện tại chẳng còn một đồng một chữ nơi mình.
Kim Tử Yến cau mày :
- Tôi biết công tử nghèo nên ba hôm nay tôi chỉ lấy sáu mươi lượng trao cho nghĩa mẫu trang trải mọi phí tổn rượu thịt. Phần tôi chẳng đòi hỏi một đồng nào, tiền t hư ởng Cầm Như hầu hạ chính tôi xuất tiền riêng cho nó. Công tử còn lại ba trăm bốn mươi lượng tiêu vào việc gì mà hết nhẵn ?
Yến Thanh đáp :
- Cho người ta hết trơn ! Vừa đến địa phương này đi ngang qua miếu Phu Tử tại hạ thấy một lão nhân sống với nghề mãi võ lâm bịnh bất ngờ mà chết. Trong mình không có một chử một đồng, bỏ lại một đứa cháu gái độ mười một tuổi trong cảnh cô độc bơ vơ, đứa bé muốn bán mình lấy tiền chôn cất lão. Tại hạ bèn dốc túi tặng ba trăm lượng !
Kim Tử Yến cau mày : - Công tử rộng lượng quá ! Yến Thanh lắc đầu :
- Không phải đại lượng mà là đồng tình. Không phải đồng tình về lẽ sống mà là đồng tình vì cái chết của lão nhân ! Một cái chết nơi dất lạ quê người, không thân nhân, không bằng hữu, không một đồng loại thương xót bố thí cho chiếc quan tài chôn vùi thi thể. Trong tương lai, có thể kết cuộc của tại hạ cũng giống như vậy nên gieo nhân mong mỏi ngày tàn hái được quả, ngày thê thảm của tại hạ sẽ có một tấm l òng nhân từ nào đó lo liệu cho hậu sự, Tránh được cái nạn đói lạnh xơ xác !
Kim Từ Yến hỏi :
- Cũng được đi ! Thế còn bốn mươi lượng nữa ? Yến Thanh tiếp :
Tiêu xài trong cuộc hành trình từ Dư Hàn đến đây hết hai mươi lượng, còn hai mươi lượng thì mua một thanh kiếm.
Kim Từ Yến hừ một tiếng :
- Mua kiếm đểlà m gì ? Chẳng lẽ định làm cường đạo ! Yến Thanh mỉm cười :
- Nếu tại hạ chịu làm cường đạo thì đâu đến đỗi sống lang thang như thế này ? Vị lão sư dạy tại hạ học võ công thường khuyên nhủ tại hạ đừng bao giờ chen mình trong hắc đạo.
Kim Tử Yến hỏi :
- Lão sư của công tử là ai ? Yến Thanh đáp :
- Tam Bạch Tiên Sanh ! Kim Tử Yến kinh hải kêu lên :
- Công tử là đệ tử của Cầm Long Kiếm Khách Tam Bạch tiên sanh ? Nếu vậy h t ì vinh diệu quá !
Yến Thanh chớp mắt :
- Cô nương làm sao biết được danh hiệu của sư phụtại hạ ! Kim Tử Yến giải thích :
- Đêm qua Mã công tử có thỉnh nhân vật trên giang hồ cùng uống rượu, họ có nhắc nhờ đến mấy vị đại kiếm khách trong số đó có tên lão sư của công tử. Họ có vẻ t ôn kính lão sư lắm, Họ nói là lão sư từ mười mấy năm nay tuyệt tích giang hồ!
Yến Thanh thốt :
- Lão nhân gia đã quá cố hơn mười năm rồi. Người chết sau ba năm thu nhận tại hạ làm đệ tử. Rất tiếc là tại hạ chỉ học có ba năm thôi ! Nếu tiên sư không thất lộc sớm thì tại hạ đã được người chỉ điểm thêm nhiều hơn. Tài nghệ của tại hạ đâu đến nổi quá hèo như hiện tại ! Không chừng tại hạ cũng được nổi danh ít nhiều.
Kim Tử Yến tiếp :
- Cầm Long Thập Bát Kiếm của Tam Bạch tiên sinh vốn đơn giản, tuy nhiên biến hóa vô cùng. Nếu có bản chất thông minh thì không cần phải học lâu dài. Chỉ tập l uy ện trong vòng đôi ba năm là có hy vọng thành công !
Yến Thanh tán :
- Chừng như cô nương biết không ít về võ học vậy ! Kim Tử Yến vội đáp : - Tôi chỉ nghecác vị đó bàn luận trong đêm rồi thôi ! Đoạn nàng hỏi :
- Đã là đệ tử của một đại kiếm khách sao công tử lại chẳng có một thanh kiếm mà dùng, mãi đến bây giờ mới mua.
Yến Thanh thở dài :
- Tiên sư truyền thanh kiếm của mình cho tai hạ, nhưng tai hạ xét thân phận mình chằng ra cái quái gì nên không dám dùng một thanh kiếm quý như thanh đó sợ làm nhục lây đến người có công dạy dỗ mình, cho nên, tại hạ chôn thanh kiếm bên cạnh mộ của người rồi ở đó cư tang quái hiếu đúng ba năm. Khi rời phần mộ, tại hạ không có một nghề nào khả dĩn uôi thân bắt buột phải lảnh việc hộ viên cho thiên hạ. Lúc hành sự thì mượn vủ khí của đồng bọn. Mãi đến sau này nhân có tiền mới mua phứt một thanh kiếm mà dùng. Mua thanh kiếm để khi nào rỗi rảnh, ôn lại những gì đã được tiên sư chỉ điểm ngày trước.
Kim Từ Yến mĩm cười :
- Lịnh tiên sư đã chết hơn mười năm qua, đáng lẽ trong thời gian đó công từ lập được một cái danh lợi gì rồi.
Yến Thanh lắc đầu :
- Danh chi mà lập cô nương ! Cơm ngày hai bữa còn không đủ ăn, tài năng chi đó mà hòng lập danh lập nghiệp ! Tiên sư không bằng hữu mà tại hạ mong nhờ ai dìu dắt ? Lấy danh nghĩa tôn sư thì sợ làm mất thinh danh của người. Tự mình đi gõ cửa khắp nơi thì chẳng ai dám dùng một kẻ có lai lịch bất minh, cho nên tại hạ mất nhiều chỗlà m trong những tiêu cục. Cuối cùng may mắn xin được một chân hộ viện, tại hạ cho rằng có thểtạ m thời yên thân qua một thời gian.
Kim Từ Yến suy nghỉ một chút :
- Mã Bách Bình có hai tiêu cục, đểt ôi giới thiệu công tử vào làm trong một tiêu cục của y chắc là y chấp nhận !
Yến Thanh mỉm cười :
- Nếu cần nhờ nữ nhân mà có cơm ăn thì tại hạ đưa chiêu bài tiên sư ra còn tốt hơn ! Cái đó xin cô nương bỏ qua đi dừng bận tâm lo nghĩ !
Kim Từ Yến cũng cười :
- Này Yến Thanh công tử ! Thực ra tôi không muốn cho công tử đi đâu hết. Dù sao thì sao công tử cứ lưu lại đây, tiền đóng mỗi ngày cho nghĩa mẫu tôi lãnh phần chu biện cho !
Yến Thanh lắc đầu :
- Sống nhờ nơi nữ nhân thà tại hạ đi làm cường đạo còn hơn ! Kim Yến cãi :
- Đâu phải tôi nuôi dưỡng mà công tử ngại, bất quá tôi giúp công tử qua giai đoạn này, như công tử vay vậy mà ! Khi nào công tử phát tài thì hoàn lại.
Yến Thanh cười nhẹ :
- Nguyên tắc sống của tại hạ là không làm nợ, không hướng về ai cúi đầu, ngửa tay, tánh khí đó khó cải sửa được. Tại nhà họ Lâm, tại hạ làm một kẻ hộ viện, mỗi năm lãnh được bốn trăm lượng, với số bạc đó tại hạ đủ sống rồi. Tại hạ lại hưởng được nhiều điều kiện thuận lợi, ngặt vì bà vợ của lão ta khó chịu quá, không ngày nào không kiếm chuyện với tại hạ. Tại hạ cho lão Lâm biết, cô nương đoán xem lão đáp với tại hạ thế nào ?
Kim Tử Yến mĩm cười : - Làm sao tôi đoán được ! Yến Thanh tiếp :
- Lão nói là lão đâu cần ai hộ viện ! Sở dĩ lão thuê tại hạ là vì mấy mụhồ ly đó. Tuổi lão trên bảy mươi, lão biết mình bất lực lại sợ mấy mụ ấy ăn quen nhịn không quen lén lút ra ngoài làm ẩu bậy bạ nên lão thuê tại hạ để ứng phó với sựđ òi hỏi của mụ ấy. Chẳng những lão không can thiệp lại sẵn sàng tăng lương gấp đôi cho tại hạ nữa đấy ! Mỗi năm lão trả tại hạ tám trăm lượng.
Kim Tử Yến cười hì hì :
- Cái lão ấy thế mà có con mắt đấy. Công tử tài mạo như vậy nếu lão chọn thì mấy mụ ấy làm gì không khoái ? Các bà khoái thì lão được yên trí lớn ! Lão khôn ghê!
Yến Thanh cười nửa :
- Rất tiếc là tại hạ không có phúc hưởng thọ. Tại hạ chỉ có thể chi tiền cho nữ nhân chứ không biết hái tiền nơi họ. Tại hạ phát cáu lên, kết quả tại hạ rời khỏi dất Dư hàn lưu lạc đến đất Kim Lăng này. Rồi có bao nhiêu tiền tại hạ quăng vào sóng nước Tần Hoài.
Kim Tử Yến vội phân trần :
- Tôi không có bóc lột công tử đâu đó nhé. Tiền của công tử đã cho con bé ở miếu Phu Tử chớ nào vung phí ở đây đâu !
Yến Thanh thốt :
- Con bé chỉ có mười một tuổi, cô nương đừng nghỉ oan cho nó lẫn tại hạ ! Kim Tử Yến tiếp : - Thật tôi lấy làm tiếc không sao cầm công tử ở lại được ! Nào phải tôi vì hai mươi lạng bạc mỗi ngày đâu ! Bởi vì tôi không đòi hỏi kia mà ! Ngược lại tôi bằng l òng chi ra hộ công tử số đó. Công tử phải biết, lưu công tử lại chẳng những tôi mất hai mươi lạng bạc mỗi ngày mà tôi còn từ bỏ luôn hằng ba bốn trăm lạng do thiên hạ sẵn sàng mang đến dâng hiến cho tôi nữa đấy ! Chẳng lẽ công tử không biết tại sao !
Yến Thanh thở dài :
- Tại hạ biết lắm chứ ! Niềm tri ngộ của cô nương đối với tại hạ, tại hạ ghi nhớ mãi ! Nếu tại hạ thừa năng lực thì tại hạ không ngần ngại chuộc cô nương ra khỏi cảnh lao lung này ngay ! Vì cũng là cái số cô nương ạ, chúng ta gặp nhau để cùng chuốc sầu ly biệt, có thế thôi !
Kim Tử Yến chớ mắt : - Tôi có thể đi theo công tử ! Yến Thanh cười khổ :
- Đừng tính dại cô nương ơi ! Đi theo tại hạ cô nương sẽ hưởng cái gì ? Nước sông Tần Hoài có thể giải khát nhưng nó không xoa dịu cái đói được đâu !
Kim Tử Yến gằn giọng :
- Chẳng lẻ chúng ta không thể tự lực mưu sinh ? ví dụ công tử bắt tay vào việc canh tác hoặc vào rừng đốn củi, còn tôi dệt vải may thuê. Chúng ta cấu tạo thì đói thế nào được ? Yến Thanh công tử ! Con người sanh ra mấy ai tìm được tri kỷ, thú thật tôi
đã chán cái nghề này từ lâu lắm rồi !
Cầm Nhi chen vào một câu :
- Cô nương ! Đừng quên mình mất hết tực hủ rồi ! Liệu mà Kim cô đáp ứng cho cô nương không chứ !
Kim Tử Yến lộ vẻ ảm đạm thở dài không đáp. Vài hạt lệ long lanh nơi đôi mắt.
Yến Thanh thốt :
- Tình tứ của cô nương như thế đó suốt đời tại hạ khó quên. Đi theo một lãng tử như tại hạ là tự giết tương lai của chính mình đó cô nương ạ. Hãy sáng suốt hơn tìm một nơi nào vững chắc nương nhờ. Ba hôm chung sống với nhau, cô nương nên xem như là một giấc mơ xuân, đừng quan trọng hóa nó mà thêm khổ ! Tại hạ không mong gì hơn là được say vùi bên cạnh cô nương đêm nay, để rồi ngày mai đường ai nấy đi. Cô nương hưởng hoan lạc chốn lầu hồng gác tía còn tại hạ tiếp tục bước phiêu bạt khắp sông hồ !
Kim Tử Yến gật đầu :
- Phải ! Đêm nay chúng ta uống thật nhiều, cho thật say, nếu được say mà không bao giờ tỉnh thì càng hay !
Cầm Nhi toan cản, Kim Tử Yến đã chụp chiếc bình rượu, nghiêng miệng bình uống một hơi, rồi trao qua Yến Thanh.
Chổ còn lại trong bình, Yến Thanh tu một hơi cạn.
Kim Tử Yến không đợi rượu nóng lấy chiếc bình trên lò rót ra hai chén lớn, giữ lại một chén, trao cho Yến Thanh một chén.
Cả hai đối ẩm với nhau thế đó một lúc.
Họ không lưu ýđ ến Cầm Nhi. Nàng liễu đầu len lén rời thuyền lên bờ : Một lúc sau có người từ trên bờ gọi vọng xuống thuyền.
- Kim cô nương ! Mã công tử đến ! Mã công tử muốn găp cô nương !
Lúc đó Kim Tử Yến đả quá say dựa mình vào bàn, Yến Thanh còn tỉnh phần nào.
Chàng bước ra đâu thuyền, nhìn lên bờ, chú ý đến một trang hán tử vận áo the đang đứng chờ : Chàng hỏi :
- Mã công tử nào ?
Hán tử đáp :
- Tại Kim Lăng có mấy Mã công tử ? Dĩ nhiên Mã Bách Bình công tử chứ còn ai nữa !
Yến Thanh buông giọng sệt :
- Mặc ! Mã hay Ngưu gì thì cũng bất chấp cả ! Hôm nay Kim cô nương bận uống rượu với tại hạ !
Hán tử cười lạnh :
- Câu đó Kim cô nương nói hay ngươi khoác lại ? Yến Thanh điềm nhiên : - Ta nói !
Hán tử hỏi :
- Ngươi là cái quái gì ?
Yến Thanh cao giọng : - Lãng Tử Yến Thanh ! Hán tử hừ một tiếng :
- Một hạt cát trong biển cát chẳng ai biết đến cái tên đó trên đời này. Còn ta tổ ông t ngươi đây là Phi Ưng Ngô Thất, tiêu sư trong Long Võ Tiêu Cục tại Kim Lăng. Tiểu tử ngươi say lắm rồi ta không tranh luận với ngươi làm chi. Hãy gọi Kim cô nương ra đây đối thoại với ta ! Xem nàng nói thế nào đểta hồi đáp với Mã công tử.
Yến Thanh hừ một tiếng lớn hơn :
- Kim cô nương say rồi ! Ngươi cứ mang những lời của ta vừa nói đó về mà thuật lại cho Mã Bách Bình nghe.
Ngưu Thất dậm chân.
Một bóng người chớp, hắn đã đáp xuống mảnh ván lót làm cầu. Đúng là một con phi ưng !
Nhún chân luôn, hắn đã đến đầu thuyền. Hắn đáp xuống thuyền, thuyền không nghiêng lắc.
Hắn mở to mắt nhìn vào khoang trong.
Kim Tử Yến ngẻo đầu nơi mép bàn thiêm thiếp. Hắn giật mình kêu lên : - Say thật mà !
Yến Thanh cười mĩa :
- Gan lắm ngươi mới không tin lời ta ! Cút đi đừng đểta nổi giận !
Chàng vươn tay ra.
Ngưu Thất cử tay hất, cười lạnh thốt : - Ngươi tới số mới dám động thủ với ta đó !
Yến Thanh co chân , đầu gối nhích tới , nhắm vào hạ bộ Ngưu Thất húc mạnh.
Ngưu Thất không phản ứng kịp bị trúng, đau khom mình. Yến Thanh chụp lưng áo hắn, nhất bổng lên quăng hăn lên đất liền. Nhưng hắn lại rơi xuống nước.
Một tiếng ầm vang lên hoa nước bắn tung tóe. Yến Thanh bật cười ha hả :
- Ngươi đâu xứng đáng là Phi Ưng ! Nên đổi lại là con gà ướt mới đúng !
Tại bến Tần Hoài, hơn mười năm qua, người trong hai tiêu cục Long Võ và Cãnh Thái chưa bao giờ bị làm nhục. Bởi hai tiêu cục này là cơ sở doanh nghiệp của họ Mã, mà tại đất Kim Lăng, nói đến họ Mã là nói đến một cái gì bất khả xâm phạm, một cái gì thiêng liêng nhất !
Người ta còn kháo nhau, hoàng đế có thể đưa bất cứ ai đến cai trị dân chúng tại bất cứ địa phương nào. Nhưng nhất định tại phủ Kim Lăng phải là người của họ Mã.
Như vậy có thể bảo ảnh hưởng của hoàng đế không len lỏi đến đất Kim Lăng tranh dành với họ Mã được.
Hay nói một cách khác, bất cứ được bổ nhậm về phủ Kim Lăng này phải hiểu chỉ có họ Mã chứ không có triều đình. Phục vụ cho họ Mã trước còn dư công thì lo cho triều đình sau.
Bằng ngược lại, là phải sẵn sàng chờ sa thải hay thuyên chuyển nếu may mắn không chết bất ngờ và mờ ám tại phủ đường.
Thế lực của họ Mã bắt đầu vững mạnh từ đời Kim Tiên Mã Cảnh Long. Với một ngọn roi vàng, Mã Cảnh Long ngang dọc khắp sông hồ suốt ba mươi năm không gặp địch thủ.
Lão ta là con nhà võ trong số rất ít bình sanh không hề bại trận dù chỉ một lần. Ngày nay, Mã Bách Bình thừa hưởng sựn ghiệp to tát lẫn thanh thế vang lừng của cha.
Y sử dụng Kim Tiên, Kim Kiếm tự mình đảm chức vụT ổng tiêu đầu của hai tiêu cục Long Võ và Cảnh Thái chứ không ủy thác cho ai điều khiển.
Không ai biết vủ công Mã Bách Bình cao thâm như thế nào.
Nhưng thật sự là trong hai tiêu cục có sáu vị tiền bối đồng nổi danh ngang Mã Cảnh Long, Dưới nữa có hàng chục tiêu sư thuộc hàng cao thủ thượng thặng.
Tần Hoài là một thị trường trác táng mua vui bán vui, tung tiền như lá đổ. Dĩ nhiên là phải có lật đổ, có tương tanh. Chính nơi đây là một trong nhiều địa phương đa sự. Động một chút là người ta mỗi đánh nhau, lắm khi đến chí mạng.Và thông lệ dĩ nhiên có đánh nhau là có người vây quanh xem gây nên náo nhiệt.
Có người xem cũng có người tránh náo nhiệt bởi những người này không muốn bị lôi cuốn vào vòng thị phi.
Cho nên khi Phi Ưng Ngưu Thất bị quăng xuống sông, một số du khách bu lại, một số bắt đầu ly khai.
Ngưu Thất tựxư ng là tiêu sư cái đó là do hắn khoác lác, bởi vì bất cứ tiêu sư nào trong hai tiêu cục điều là cao thủ thượng thặng trong võ lâm chứ đâu đến nổi quá tầm t hư ờng như hắn ! Hắn chỉ lá một tên sai vặt, không hơn không kém.
Chẳng qua trong hai tiêu cục ai ai cũng biết võ công, cho đến bọn đánh xe bọn sai vặt cũng là những tay khá.
ở trong hai tiêu cục Long Võ và Cảnh Thái thì bọn chúng là người tầm thường.
Song nếu về với bất cứ tiêu cục nào chúng nó là những tên tiêu sư đắc lực.
Thực ra, Ngưu thất cũng là một tay khá, không may cho hắn lại gặp phải một Lãng Tử Yến Thanh hắn trở thành tầm thường là chuyện hiển nhiên.
Chẳng rõ có thọ thương hay bị uống nước quá nhiều, rơi xuống nước rồi hắn bơi vào bờ leo lên, cảm thấy không còn một điểm năng lực nhỏ.
Hắn leo lên bờ một cách khó khăn hai tay quơ quào bám víu hết trật rồi vuột t rông thảm quá.
Đồng thời hắn gào thét cứu mạng vang dội.
Mặc cho hắn loi ngoi cạnh bờ, không một ai đến với hắn. Họ chỉ đứng xa lấy mắt nhìn.
Bởi người ta sợ dính dấp vào thị phi, mà dính dấp vào việc của họ Mã là gặp phiền phức không nhỏ.
Hơn nữa người ta biềt mực nước gần bờ không sâu lắm, dù trẻ con rơi xuống đó cũng không chìm mất mà chết huống hồ Ngưu Thất.
Cho nên không ai can thiệp.
Yến Thanh hình như bất nhẩn lấy một chiếc sào thọc xuống nước định dùng mũi sào bật hắn văng lên bờ.
Bổng một trung niên hán tử dạt đám người đứng trên bờ bước tới bảo : - Buông tay !
Lúc dó Ngưu Thất đã bấu tay vào mũi sào giữ mình khỏi chìm xuống : Yến Thanh lắc đầu : - Tại hạ buông tay hắn sẽ chìm !
Người trung niên trầm giọng :
- Chìm thì chết, chết đáng đời hắn ! Trong Long Võ tiêu cục không thể có thứ phế vật như vậy !
Yến Thanh giật mình :
- Thì ra hắn không phải là người của Long Võ tiêu cục ? Người trung niên lắc đầu :
- Trước kia thì phải bây giờ thì không ! Hắn đã làm mất mặt Long Võ tiêu cục rồi. Dù bất tài bị quăng xuống sông thì chịu chết luôn chớ sao lại gào thét cứu mạng !
Yến Thanh cau mày :
- Hắn bị tại hạ quăng, nếu để hắn chết thành ra tại hạ gây án mạng sao ? Quan phủ đâu có để yên cho tại hạ ?
Người trung niên cười lạnh :
- Bằng hữu yên trí ! Người trong Long Võ tiêu cục dù có chết oan cũng chẳng hề kêu gọi đến quan phủ xử đoán. Chẳng ai làm khó dễc ho bằng hữu cả nếu tên vô dụng đó chết đắm. Chính tiêu cục giải quyết sự việc của tiêu cục, quan quyền không hề nhúng tay vào.
Yến Thanh trố mắt : - Các hạ nói thật ? Người trung niên đáp :
- Bát Quái Kim Đao Kỷ Tử Bình này thân phận là một tiêu sư trong Long Võ Tiêu Cục chẳng lẽ lại đi nói ngoa sai lệch sự thật của Tiêu Cục ?
Kỷ Tử Bình trầm giọng tiếp :
- Quan phủ không nhúng tay vào là vì có tiêu cục giải quyết, bằng hữu không do quan phủ xử đoán bởi có Tiêu Cục xử đoán, số phận của hắn ở trong tay tại hạ do tại hạ quyết định.
Yến Thanh lấy làm lạ :
- Hắn cũng là một tiêu sư như các hạ, sao các hạ lại quyết định được số phận của hắn ?
Kỷ Tử Bình bật cười ha hả :
- Người trong hai tiêu cục Long Võ và Cảnh Thái đều được gọi tâng là tiêu sư hết. Nhưng tiêu sư chân chánh chỉ có mười người và tại hạ là người cuối cùng đứng hàng thứ mười.
Yến Thanh gật gù : - Thì ra là thế ! Kỷ Tử Bình tiếp :
- Bây giờ xin bằng hữu hãy buông sào đi. Yến Thanh lắc đầu :
- Xin lỗi vậy ! Tại hạ không phải là người trong quý cục thì có quyền không tuân lời vị tiêu sư họ Kỷ. Tại hạ chỉ biết nhân mạng là trọng, ai giết người ta thì phải đền mạng. Tại hạ không muốn đền mạng nên không thể đểc ho người chết.
Kỷ Tử Bình mỉm cười :
- Nói phải đấy ! Người trong Long Võ tiêu cục bị giết, quan phủ không can thiệp, nhưng hung thủ phải đền mạng và chính do bọn tiêu sư tại hạ đòi hỏi sự đền bồi đó.
Yến Thanh mỉm cười theo :
- Tại hạ sợ đòi đền bồi mạng nên không muốn gây án mạng. Do đó tại hạ phải cứu hắn lên bờ. Hắn không chết các vị sẽ không đòi đền bồi nhân mạng.
Kỷ Tử Bình lắc đầu :
- Bằng hữu không gây án mạng cũng vô ích, dù sao hắn cũng phải bị xử tử ! Mà hắn bị xử tử là do chính bằng hữu làm nhục hắn. Bằng hữu cũng phải đền mạng như thường
Yến Thanh thốt :
- Các hạ muốn nói sao tùy thích tại hạ không tin đâu ! Tại hạ cứ cứu hắn đưa lên bờ. Nếu các hạ có giết hắn thì đó là việc của các hạ, ít nhất cũng không liên quan gì đến tại hạ.
Kỷ Tử Bình cười nhẹ :
- Cũng được đó bằng hữu, cứ đưa hắn lại đây tại hạ bảo đảm là hắn sẽ được quy hoàn về bằng hữu !
Yến Thanh vặc thân sào, đầu sào búng mạnh lên bắn Ngưu Thất vút lên không uốn cầu vòng trút xuống bờ đất.
Trên bờ Kỷ Tử Bình cười lạnh hai tay vươn ra chuẩn bị chụp Ngưu Thất khi hắn rơi xuống để quăng trả lại Yến Thanh.
Chưa chụp được Ngưu Thất thì chuẩn bị đón trúng thôi, Kỷ Tử bình ước lượng độ tốc của đà rơi, hét lớn :
- Trở lại cho ta !
Bên trên thuyền Yến Thanh nhúng chân bay theo Ngưu Thất, chống mũi sào xuống điểm nhanh vào sườn nách của Kim Tử Bình.
Hai tay của Kỷ Tử Bình bỗng cứng nguyên giữ cái thế cung ra hờm hờm.
Thành thửNgưu Thất rơi đúng vào vòng tay của y, đà rơi mạnh đẩy luôn y ngã xuống, y nằm dưới Ngưu Thất đè lên trên.
Trông Kỷ Tử Bình hết sức lúng túng.
Yến Thanh đã chỏi đầu sào xuống lấy đà vút mình lên không đảo lộn thân hình một vòng đáp xuống mũi thuyền.
Loay hoay một lúc Kỷ Tử Bình đứng lên được, đua tay chỉ Yến Thanh hét : - Công phu khá lắm ! Nhưng có can đảm cứ lưu tên họ lại !
Yến Thanh mỉm cười :
- Có chi mà dấu ! Tại hạ là Lãng Tử Yến Thanh. Rồi chàng mỉa :
- Bằng hữu miệng thì nói độc chứ cái tâm rất hiền, sợ Ngưu Thất rơi đau nên đưa tay đón tiếp, tại hạ xin đa tạ ! Bằng hữu đã tiếp nhận người rồi thế là tại hạ không còn dính dấp đến việc của các vị nữa !
Kỷ Tử Bình nổi giận :
- Bằng hữu dám hẹn một nơi gặp lại nhau chăng ? Yến Thanh lắc đầu :
- Cái đó thì quả thật là khó. Bởi chính tại hạ cũng chẳng biết ngày mai mình sẽ ở tại địa phương nào, như vậy làm sao hẹn được. Tuy nhiên các hạ yên trí, nếu chúng ta còn có cơ duyên thì ngày sau sẽ còn gặp lại nhau !
Kỷ Tử Bình gằn giọng :
- Tại hạ không tin băng hữu có cách bay thẳng lên trời. Băng hữu hãy chờ xem. Yến Thanh không hề lưu ýđến y cứ chuẩn bị quay chèo.
Chàng nghe có tiếng động rất khẻ ở phía lái nhưng giả vờ không hay biết chi hết. Một lúc sau Cầm Nhi từ phía sau cất tiếng hỏi vọng tới :
- Yến thiếu gia ! Tại sao lại sanh sự với lão ! Bây giờ làm sao đây ?
Yến Thanh mỉm cười :
- Quan hệ gì cái đó ! Nếu trời có sập xuống thì có tại hạ đây ! Tại hạ nâng lên có đè chết ai đâu mà sợ ! Cô nương đã say rồi ! Cầm Nhi nghỉ cách nào gọi tỉnh nàng dậy đi, tại hạ sẽ đưa cả hai về nhà !
Cầm Nhi lại hỏi :
- Còn thiếu gia ! Đêm nay thiếu gia không đến ngủ với cô nương sao ? Yến Thanh nhìn trăng thở dài không đáp.
Cầm Nhi lại hỏi dồn :
- Còn thiếu gia ngủ ở đâu hở thiếu gia ! Yến Thanh buông giọng trầm buồn :
- Tại hạ cũng muốn đi theo cô nương và Cầm Nhi lắm bởi tại hạ không còn nơi nào khác. Nhưng đến đó lại ngán cái mặt lạnh như tiền của mụ Kim !
Cầm Nhi mỉm cười :
- Thiếu gia đâu phải chưa đến đó lần nào ! Má Kim vẫn đối xử đẹp với thiếu gia kia mà !
Yến Thanh thốt :
- Hai đêm trước tại hạ không sợ mụvì trong mình tại hạ có tiền, nếu mụ hỏi tại hạ chìa ra ngay. Đêm nay thì tại hạ chẳng còn một đồng !
Cầm Nhi hỏi :
- Hai đêm trước má Kim có hỏi thiếu gia không ? Yến Thanh đáp :
- Hỏi hay không là việc của mụ, có tiền hay không là việc của tại hạ. Giả sử nhưmụhỏi mà tại hạ không có tiền thì bị ê mặt mà còn bị lôi thôi nữa đấy !
Cầm Nhi cười nhẹ :
- Thiếu gia yên trí, đã có cô nương tôi kia mà ! Má Kim nể nang cô nương tôi lắm. Cứ bao lâu nay cô nương tôi đem lợi rất nhiều cho má Kim, má có hứa là cô nương tôi muốn hoàn lương lúc nào cũng được miễn là lúc đó đền đáp một số tiền gọi là đền đáp công lao giáo dưỡng vậy thôi.
Yến Thanh thở dài :
- Trong đời sao lại có người không mê tiền như Kim cô nương ! Bằng lòng cho tại hạ ăn uống rồi còn lưu lại ngủ không lấy tiền có khác nào người buôn bán không cần lấy vốn.
Cầm Nhi tiếp :
- Huống chi đêm nay thiếu gia không thểđi nơi khác. Đánh Ngưu Thất thì chẳng sao chứ đánh Kỷ Tử Sinh là một tiêu đầu chân chánh trong Long Võ Tiêu Cục là phiền phức lắm. Họ sẽ tìm đến cô nương tôi làm khó dễ. Tôi chỉ sợ cô nương tôi bị liên lụy.
Yến Thanh cau mày :
- Thế ra tại hạ thật sựkhô ng thểđi ? Cầm Nhi đáp :
- Thật vậy ! ít nhất thiếu gia cũng phải chờ cô nương tôi tỉnh lại tường thuật cho cô nương tôi biết sựtì nh rồi thiếu gia sẽ đi. Nếu cần thì hai người thương lượng với nhau… Yến Thanh trầm giọng : - Thương lượng cái gì ! Cô nương có thểg iúp tại hạ đấm đá với chúng được sao?
Cầm Nhi lắc đầu :
-Đâu có việc tiếp trợ đánh nhau với họ ! Một con kiến cô nương tôi giết còn không chết nữa nói chi đến việc đánh nhau ? Tuy nhiên cô nương tôi giao tình rất hậu với Mã công tử có thểnói giúp vài tiếng cầu tình cho thiếu gia.
Yến Thanh cười lạnh :
- Cái đó thì khỏi ! Tại hạ bình sanh rất ghét cúi đầu và lại là làm việc gì rồi là sẵn sàng đón nhận hậu quả ! Tự mình chịu trách nhiệm không để cho ai phải bận tâm lo liệu hộ.
Cầm Nhi kêu lên :
- Thiếu gia đừng nói thế chứ ! Tại bến Tần Hoài Mã công tử là người có danh vọng bật nhất, mất mặt rồi phải tìm mọi cách để lấy lại thể diện, đành là thiếu gia có võ công cao, có thểhọ không làm chi nổi thiếu gia song còn Kim cô nương của rôi thì sao ! Ai dám bảo là họ không chém thớt vì giận cá ?
Yến Thanh cười lạnh :
- Nếu Mã Bách Bình có tư cách thì không khi nào làm khó dễ Kim cô nương cả. Bởi kẻ thù chân chánh của y là tại hạ đây mà ?
Vừa lúc đó Kim Tử Yến tỉnh lại. - Nàng khoát tay :
- Cầm Nhi ! Không việc gì đến ngươi, đừng nói nhảm ! Cầm Nhi hấp tấp thốt : - Cô nương chưa biết, Yến thiếu gia…
Kim Tử Yến trầm gương mặt :
- Người của ta say chứ lòng ta không say ! Việc gì xảy ra ta biết hết. Bọn Mã Bình khinh người thái quá, ta không chối là ta bán cười tại bến Tần Hoài chứ chưa bán thân. Ta có quyền chọn người mua để tựb án, dựa vào đâu mà muốn gọi ta đi lúc nào thì gọi ! Ta có bán mình ta cho hắn đâu ?
Cầm Nhi cúi đầu không đáp.
Kim Tử Yến quay qua Yến Thanh tiếp :
- Công tử đư a tôi trở về nhà rồi ngủ lại với tôi qua đêm nay, sáng sớm ngày mai hãy lên đường. Đừng lưu ýđến bọn đó !
Cầm Nhi kêu lên : - Còn Mã công tử ? Kim Tử Yến đáp :
- Khi thuyền cặp bến ngươi hãy đi ngay đến cho hắn biết Yến công tử là khách của ta. Ta Muốn tiếp Yến công tử trong đêm nay. Việc đánh người vừa xảy ra đó là ta yêu cầu Yến công tửx uất thủ. Hắn muốn gì cứ tìm ta, Yến công tử vô can ! Ngươi cứ bảo ta ra lịnh cho ngươi nói như vậy.
Cầm Nhi kinh hãi :
- Cô nương muốn tôi nói thế ?
Kim Tử Yến chồm mình tới vung tay tát vào mặt nàng nạt :
- Ta muốn như vậy đó. Ngươi cho hắn biết luôn ta không phải là người của họ Mã, ta còn có tựd o giao tiếp bằng hữu của ta.
Cầm Nhi xoa má không dám nói gì nữa. Yến Thanh mỉm cười trách : - Giận Cầm Nhi làm chi Tử Yến cô nương ! Kim Tử Yến hứ một tiếng :
- Cái con nhỏ này ngày càng đáng ghét lạ ! Chẳng rõ nó thọ nhận tiền bạc, đồ vật gì của Mã Bách Bình mà nó đeo theo giám thị tôi kỹnhư vậy.
Cầm Nhi phân trần :
- Cô nương nghi oan cho tôi quá. Tôi lluônuôn vì cô nương ! Kim Tử Yến cười lạnh :
- Ngươi vì ta ? Nếu vì ta thì ngươi phải để cho ta ít nhất cũng được bình an một đêm chứ ! Ngươi phải biết ngày mai thì Yến công tử phải đi rồi ! Ngươi cũng hiểu bình sanh ta có bao nhiêu bằng hữu chân chánh đâu ? Cái thân ta có thể bán chứ tim này không bán đâu, dù với bất cứ giá nào ! Con tim của ta nếu gặp đúng người là ta cho không.
Cầm Nhi cúi đầu thấp giọng : - Phải tôi đáng chết. Tôi lầm !
Thuyền từ từ xuôi dòng, sau đó một lúc cập bến.
Nhà của Kim Tử Yến cách bến không xa lắm, cửa còn mở, đèn chưa tắt, nơi cửa một lão phụđang đứng nhìn ra.
Kim Tử Yến tựa hồ như mất hết khí lực, đưa hai tay ra bảo :
- Bế tôi vào đi Yến công tử! Tôi muốn gần Yến công tử suốt đêm nay. Ngày mai chúng ta chia tay rồi có thể vĩnh viễn tôi không còn gặp lại công tử.
Yến Thanh mỉm cười :
- Chắc gì là vậy đâu Kim cô nương ! Tai hạ xuôi ngược một thời gian làm ra tiền sẽ trở lại với cô nương.
Kim Tử Yến lắc đầu :
- Không ! Công tử không nên trở lại. Tốt hơn hết nên vỉnh viễn xa rời đất Kim Lăng này. Công tử có trở lại tôi cũng không nhìn, duyên phận chúng ta chỉ có ba đêm thôi !
Yến Thanh đáp :
- Tại hạ có tiền, tại hạ có quyền yêu cầu cô nương tiếp đãi cái lệ là thế ! Kim Tử Yến đáp :
- Tôi có quyền đòi một giá cao, chắc gì công tử theo nổi ! Mà hà tất phải gặp nhau lại làm chi chứ ! Quí là ở chỗ tôn kính nhau, khi xa rồi chúng ta hoài niệm nhau qua sự tôn kính chứ gặp lại thì hoài niệm chết tôn kính cũng mất luôn. Chúng ta sẽ chán chường nhau. Chúng ta là hai kẻ không tương lai không căn cội, không cửa nhà chỉ hoài niệm là một an ủi lớn lao giúp chúng ta một phần nào sonh khí để đi trọn quãng đường đời đừng giết chết hoài niệm, Yến công tử !
Yến Thanh cắn mạnh môi :
- Tại hạ không thểqu ên cô nương được ! Nếu hôm nao cô nương nói những lời đó tại hạ xem thường, không hề bận tâm nghĩngợ i. Nhưng hôm nay thì lại khác, sau cơn say vừa rồi tại hạ thấy cái tâm của cô nương… Kim Tử Yến vội chận :
-Đừng đặt niềm tin vào lời nói của bon ca kỹ, Yến công tử ! Bọn người như tôi nói thì nghe êm dịu lắm song ai tin thì khổ!… Yến Thanh gằn giọng : - Chờ tại hạ phát tài là trở lại đây chuộc cô nương ngay !
Kim Tử Yến mỉm cười :
- Nổ si ao ? Công tử biết tôi trị giá bao nhiêu chăng ! Năm ngàn lượng đấy, mà là vàng chứ chẳng phải bạc đâu nhé ! Trừ ra công tử hành nghề không vốn chứ nếu làm ăn lương thiện thì đừng hòng. Vĩnh viển công tử không góp nhặt nổi một số tiền to cỡ đó đâu !
Yến Thanh trầm lặng giây lâu.
Vừa suy nghỉ chàng vừa bế nàng vào nhà.
Lão phụđứ ng tại cửa là mụ kim, Nhìn theo họ rồi đi theo vào.
Đến phòng khách, mụhỏi :
- Yến nhi ! Ngươi say phải không ?
Kim Tử Yến đáp :
- Phải má Kim ơi. Yến công tử vì tôi mà phải động thủ với người trong Long Võ Tiêu Cục đấy.
Mụ Kim điềm nhiên.
- Ta có biết ! Mã công tử có sai người đến đây hỏi thăm ! Kim tử Yến hỏi : - Hắn có nhắn gởi lời gì chăng ?
Mụ kim đáp :
- Hắn hỏi ngươi có ý tứ gì ? Kim Tử Yến tiếp :
- Tôi có bảo Cầm Nhi đến gặp hắn cho hắn biết, Yến công tử là bằng hữu của tôi, tôi muốn đàm đạo với Yến công tử một đêm ngày mai thì Yến công tử ra đi rồi !
Kim Má Má hỏi :
- Ngày mai Yến công tửcáo từ ? Kim Tử Yến gật đầu :
- Phải ! Và vỉnh viễn không trở lại đây nữa. Kim Má Má nói :
- Càng hay ! Này Yến công tử! Không phải là già có ý gì không đẹp với công tử đâu nhé, già xem Yến Nhi như con ruột nên già mong nó có nơi chốn đàng hoàng cho nó nương nhờ tấm thân. Công tử và nó không có duyên phần với nhau thì xa nhau càng sớm càng tốt. Nếu công tử thương nó thì hãy để cho nó được yên thân để tìm một chỗvững chắc mà lập gia thất.
Yến Thanh gật đầu :
- Bà nói phải ! Sáng sớm ngày mai tôi sẽ lên đường.
Kim Má Má thoáng lộ một nụ cười, lấy trong mình ra một gói nhỏ trao cho Yến Thanh, tiếp : - Công tửcầm lấy đi.
Yến Thanh lấy làm lạ hỏi : - Gói gì thế ?
Kim Má Má đáp :
- Sáu mươi lạng bạc ! Già biết công tử có bao nhiêu tiền điều lấy ra hết mà làm việc thiện. Hiện tại thì chẳng còn một đồng dính túi, đành rằng trẻ tuổi có tính bốc đồng làm việc chi cũng không chịu ngó trước nhìn sau, song già cũng rất khâm phục
nghĩa cử đó cho nên già cũng có chút lễ mọn này tặng công tử, giúp công tử đỡ vất vả phần nào trong mấy hôm đầu của cuộc hành trình.
Yến Thanh thốt :
- Hết tiền thì chịu, tại hạ không thểkh ông làm một việc đáng làm. Kim Má Má mỉm cười :
- Thì già đã nói là già khâm phục kia mà ! Chứ ai có bảo là công tửlàm sai đâu ! Vì công tử là bằng hữu của Yến Nhi nên già mới dám nói những lời không nên nói với khách. Dù mẹ con già thuộc hạng hạ tiện, song không đến nổi lấy cả tiền rươu, tiền trọ của bằng hữu ! Có những trường hợp con người phải biết quýt rọng bằng hữu hơn bạc tiền !
Yến Thanh toan mở miệng Kim Má Má chận lại tiếp luôn.
- Nói ra không sợ công tử bất bình chứ thân giá của Yến Nhi như thế nào hẳn là công tử thừa hiểu, hiện tại đồng tiền của công tử sợ chưa đủ thưởng tiền công hầu hạ cho Cầm Nhi đừng nói là ứng phó với những cuộc rượu với Yến Nhi. Cho Nên đã là bằng hữu của nhau thì công tử hãy đểc ho già làm được một cái gì với công tử, có nhưvậy già mới khoan khoái !
Yến Thanh không tưởng là một mụ tào kê lại nói được những câu thông tình đạt lý như thế.
Chàng vòng tay cung kính thốt :
- Đa tạ đại nương chiếu cố đến tại hạ !
Kim Má Má lại tiếp :
- Già là con người có đức, ham tiền mà tích trử cũng chẳng có ích chi bởi khi chết đi rồi cũng chẳng mang theo được. Già cũng muốn tặng công tử một số khá hơn, song biết công tử không bao giờ thọ nhận nên thôi vậy, và chỉ đưa công tửs áu mươi ượ lng của công tử đã chi ra ba đêm nay. Đêm sắp tàn, thời gian qua mau công tử và Yến Nhi hãy lên gác tâm tình với nhau đi. Còn Cầm Nhi đi gặp Mã công tử già chỉ sợ nó giải thích không rành người ta hiểu lầm rồi sau sanh sự lôi thôi, vậy để già chịu khó đến đó một chuyến !
Kim Tử Yến sa vào lòng mụ nũng nịu : - Nghĩa mẫu tốt với tôi quá.
Kim Má Má vuốt tóc nàng, dịu giọng :
- Không tốt với ngươi thì tốt với ai ? Già chỉ có mỗi một mình ngươi tự nhiên phải cưng ngươi chứ. Thôi lên gác đi đừng để bằng hữu nôn nao ! Xuân tiêu một phút ngàn vàng.
Bà cười cởi mở. Yến Thanh hơi lo :
- Liệu đại nương đi có êm việc hay không ! Kim Má Má đáp :
- Thế lực của họ Mã tại Kim Lăng dù mạnh lớn cũng không làm già khiếp sợ nổi. Nói lý không nghe già cứ ỳ ra đó thử xem hắn làm chi được già ! Già sống tại Kim Lăng từ lúc còn thơ ấu đến nay mái đầu đã bạc, già là một con người thâm căn cố đế tại địa phương còn hắn bất quá là một tiểu tử hậu sinh, già đâu có ngán ! Xưa kia lúc hắn chưa ra đời thì phụ thân hắn từng ngủ chung một giường với già mà. Hắn biết điều thì tốt, hắn không biết điều thì già sẽ làm cho hắn hết còn dám ngẩng cao mặt nhìn thiên hạ tại cái bến Tần Hoài này cho mà xem ! Già thách hắn dám làm thịt già đó !
Yến Thanh cảm động hết sức. Chàng thốt :
- Họa do tại hạ gây ra, làm liên lụy đến đại nương ! Kim Má Má mỉm cười :
- Không quan hệ gì cả ! Công tử đêm nay dằn mặt bọn họ Mã như vậy là có danh rồi đó nhé !
Bà chụp cây gậy đi ra cửa. Kim Tử Yến mỉm cười thốt :
-Mình lên gác đi công tử, có má Kim ra mặt rồi việc lớn bằng trời cũng biến thành hạt tiêu !
Yến Thanh gật đầu :
- Kim đại nương xem vậy mà hào hiệp ghê ! Thật là không ngờ ! Kim Tử Yến hỏi : - Không ngờ cái chi ?
Yến Thanh đáp : - Bà ấy nhiệt tâm thật ! Kim Tử Yến thở phào :
- Tôi cứ tưởng công tử không tin má Kim dám đương đầu với Mã Bách Bình. Yến Thanh thốt : - Tin chứ ! Bà nói được là làm được !
Kim Tử Yến cau mày : - Công tử tin như vậy ! Yến Thanh cười nhẹ :
- Thì cô nương vừa nói việc bằng trời có bà can thiệp cũng biến thành hạt tiêu! Kim Tử Yến lắc đầu : - Tôi nói mặc tôi nói, còn việc đó má Kim thành hay không là do bà, bà đâu có cam kết. Công tử đừng cho rằng cái gì tôi nói là có y như vậy.
Yến Thanh giải thích :
- Sở dĩ tại hạ tin như vậy là vì thói thường người ta dù phẩm cách cao hay thấp, khi chen mình vào hàng danh giá được rồi ai ai cũng sợ mất mặt, mà Kim Đại Nương lại định dùng lối tiểu nhân tự nhiên Mã Bách Bình phải sợ ! Nếu bà ấy gây náo loạn tại hai tiêu cục thì liệu Mã Bách Bình còn làm ăn được với ai nữa ? Doanh nghiệp của hắn phải chịu ảnh hưởng nặng.
Kim tử Yến hừ một tiếng :
- Công tử cho rằng má Kim là một tiểu nhân ! Yến Thanh lắc đầu !
- Tại hạ đâu dám vô lễ như vậy ! Bất quá tại hạ nghĩ rằng khi người ta muốn đạt một mục tiêu nào đó người ta dám dùng mọi thủ đoạn như thường. Huống khi việc làm lại có nhiều nghĩa khí. Bởi Kim Đại Nương nếu sanh sự là sanh sự cho tại hạ, đem một cái lợi cho tại hạ.
Rồi chàng tiếp :
- Đáng ra vụ đó phải do tại hạ làm Kim Đại Nương không cần ra mặt. Song nếu tại hạ đảm đương thì ngại liên lụy cô nương !
Kim Tử Yến lắc đầu :
- Không có việc liên lụy đến tôi đâu ! Mã Bách Bình không bao giờ đụng chạm đến tôi vì hắn không muốn làm cho tôi đau lòng. Huống chi công tử có động thủ cũng là vì tôi. Nếu công tử bị trả thù thì tôi thương tâm lắm !
Yến Thanh cười khổ :
- Tại hạ nói liên lụy là vì nghĩ sinh hoạt của cô nương từ nay về sau ! Dù muốn dù không cô nương cũng mang tai tiếng là vì tại hạ với một vài người khách, trong số đó có Mã Bách Bình là khách đáng giá. Bất cứ kỷ viện nào cũng hoan nghênh loại khách đó ! Nếu như hắn hận không đến nữa thì chẳng hóa ra thiệt thòi cho cả Kim Đại Nương lẫn cô nương sao ?
Kim Tử Yến trầm giọng :
- Công tửnói thế là không có lương tâm rồi ! Tôi không vì lợi, tôi từng nói với công tửlà tôi sẵn sàng từ bỏ mọi hưởng thụ đểcam chịu vất vả với tri kỷ s ao ? Huống chi trên đời này nào chỉ có một Mã Bách Bình là tay biết tìm hoa biết vung tiền ? Bỏ việc đó đi Yến công tử.
Rồi nàng tiếp :
- Ba đêm chung sống với nhau lưu lại cho tôi một hoài niệm có giá trị ngang với tất cả số châu báu trên đời ! Tôi không mong muốn chi hơn nữa ! còn lại bao nhiêu giây phút trước lúc chia tay chúng ta hãy tận hưởng công tử ạ ! Không nên đầu độc buổi sung hợp bằng những cái chua cay !
Cả hai đưa nhau lên gác.
Khi Yến Thanh thức dậy thì chàng nhận ra mình nằm trên một chiếc giường, giường chao chao mới biết mình đang ở trong một con thuyền.
Thuyền không sang trọng, bởi không nệm êm chăn ấm trên giường trước mặt chỉ có một chiếc bàn thô sơ.
Chàng mở cửa khoang thuyền.
Mêng mang nước rộng, sông dài hoàng hôn sắp tàn trăng sớm đã treo lơ lững. Thì ra là ngày sáu, đêm cuối cùng với Kim Tử Yến đã qua một ngày, ngày kế tiếp cũng sắp qua luôn !
Chàng quay nhìn lên mặt bàn.
Trên bàn là chiếc bao nhỏ đựng y phục. Hành lý đơn giản của một kẻ luân lạc khắp sông hồ, không còn một thứ hành lý nào đơn giản hơn nữa, thứ hành lý mà mộtrt ẻ nít lên ba cũng quảy nổi.
Cạnh bao hành lý là một bổn thơ ngâm của Tam Bạch Tiên Sanh cùng pho Cầm Long Kiếm Phổ.
Bổn thơ có dấu mực mới chứng tỏ có người mô phỏng bút tích của Tam Bạch Tiên Sanh.
Mô phỏng chứ không đoạt luôn ! Và nếu không đoạt quyển thơ tất không thể đoạt vật quý hơn là pho Cầm Long Kiếm Phổ.
Soát lại các vật chàng thấy đủ số không mất một món gì. Thừ người suy nghĩ một chút chàng bắt đầu minh bạch.
Lúc chàng khoác lốt Phích Lịch Kiếm Khách Sở Thiên Nhai có khám phá ra đất Kim Lăng là một cứ điểm trọng yếu. Kim Lăng là đất thần bí nơi phát xuất oai quyền thống trị toàn thể võ lâm.
Giờ đây trở lại Kim Lăng dưới tên Lãng Tử Yến Thanh, dưới một khuôn mặt mới, chàng biết Kim Lăng là giang san của họ Mã, mà Mã Bách Bình thường tiếp xúc với Kim Tử Yến, cả hai có vẻ khả nghi, cộng vào dó là một mụ già họ Kim cũng là con người khả nghi nốt.
Bằng cứ xác nhận sự hoài nghi của chàng là di vật của Tam Bạch Tiên Sanh không mất, dù những vật đó đã qua tay Kim Tử Yến.
Xem ra Mã Bách Bình còn nhân nhượng Kim Tử Yến mấy phần.
Theo sự suy đoán của chàng thì Mã Bách Bình, Kim Tử Yến và Kim Đại Nương hẳn phải là thuộc hạ của một ma vương thần bí nào đó. Và Kim Tử Yến mường tượng có hảo cảm với chàng.
Nàng mô phỏng quyển thơ ngâm của Tam Bạch Tiên Sanh là để phúc trình lên thượng cấp rằng chàng là môn hạ của tiên sanh.
Thì ra Kim Tử Yến và Kim Đại Nương vốn là những nhân vật võ lâm như chàng. Bởi không ngờ việc đó chàng xem thường họ, bây giờ thì chàng thấy thẹn dù chàng chẳng mảy may hợm mình.
Chàng thở dài lẩm nhẩm :
- Sao nàng lại kém thành thật với ta ! Hy vọng chúng ta không phải là thù địch với nhau ! nếu một ngày nào đó ta bắt buộc phải đối đầu với nàng thì thật là đáng tiếc!
Trong bao hành lý, ngoài sáu mươi lạng bạc còn một hộp dùng đựng phấn.
Trong hộp có một đoạn lụa kết giải Đông Tâm và một đôi minh châu to bằng quả trứng chim chiếu sáng ngời. Đôi ngọc đó trị giá ít nhất cũng vài ngàn lượng vàng.
Ngoài ra có một mảnh giấy nhỏ, ghi mấy chữ :
“Tặng chàng đôi ngọc sáng”
“Tượng trưng lệ hồng nhan”
“Ngày nào vui cang lệ”
“Đừng quên nổi đoạn tràng !”
“Non sông dù dời đổi”
“Khối tình chẳng vỡtan ”
Yến Thanh nghe đôi mắt nóng, rơi tàng hạt lệ vượt mí, lan tròn xuống má. Mảnh giấy nói lên sự vỉnh quyết, vì hoàn cảnh mà có sự rẽ phân, vì hoàn cảnh mà nàng chấp nhận trước một phân ly đau lòng hơn tử biệt !
Một lúc sau chàng thu gọn các vật vào bọc rồi từ từ bước ra khỏi khoang thuyền. Nơi đây là một bến cá có vài con thuyền cũ kỹđang buông neo.
Một lão nhân đang đứng ở mũi thuyền thu xếp một tay lưới. Yến Thanh hỏi :
- Đây là đâu lão trượng ?
Lão nhân đáp :
- Vịnh Đại Vương thuộc huyện Đơn Hồ.
Yến Thanh hỏi :
- Huyện Đơn Hồ thuộc địa trấn phủ Trấn Giang ? Lão nhân gật đầu :
- Phải, lão phu mất một ngày trời chèo thuyền đưa đại gia từ Kim Lăng đến đây Yến Thanh cau mày : - Làm sao tiểu sanh lại ở trên thuyền này ?
Lão nhân giải thích :
- Kim cô nương đưa đến, đại gia say khước nên chẳng hay biết gì. Lão phu đến Tần Hoài thăm con gái. Kim cô nương tặng lão phu mười lạng bạc nhờ lão phu đưa đại gia đến đây !
Yến Thanh gật đầu tỏ lời cảm tạ lão nhân.
Chàng vào khoang lấy hành lýrồi rời thuyền lên bờ đi vao xóm ngư phủ.
Chàng không hiểu tại sao mình bất tỉnh suốt một ngày, dù có say rượu cũng không mê man lâu quá như vậy.
Đã đoán ra Kim Tử Yến là thuộc hạ của Thiên Ma Lịnh Chủ, chủ nhân của Xuyên Tâm Lệnh, chàng không thểở lại thuyền lâu hơn sợ liên lụy đến lão nhân.
Chàng nghe cơn đói cào cấu dạ dày chàng liền vào một quán ăn cơm. Trước khi ăn phải có uống, từ sáu năm nay cứ mỗi lần thay tên đổi lớp là chàng thích rượu hơn một phần.
Hiện tại thì bịnh rượu kển hư nặng lắm rồi.
Trong quán cơm có hai người trung niên chiếm một chiếc bàn. Trên bàn bày la liệt các thức ăn còn nguyên vẹn.
Thấy chàng vào cả hai cùng đứng lên. Một người thốt :
- Yến hiệp sĩđến rồi ! Bọn tại hạ chờ cũng khá lâu.
Yến Thanh giật mình hỏi : - Nhị vị là ai ?
Người đó đáp :
- Tại hạ là Mạt Tang, còn đây là xá đệ tên Mạt Tử. Anh em tại hạ khai thác một tiêu cục tại Kinh Sư.
Yến Thanh à lên một tiếng :
- Thì ra hai vị là Thần Tiên Song Kiệt ! Mạt Tang mỉm cười :
-Yến hiệp sĩ nói đùa đấy ! Sau ngày Kim Tiên Mã Cảnh Long tạ thế tại Kim Lăng, con trai lão là Kim Kiếm Ngân Tiên Mã Bách Bình nối nghiệp thì cái hiệu Thần Tiên Song Kiệt phai mờ luôn. Hắn thủ tiêu những chiếc roi của bọn tại hạ đã đành lại còn uy hiếp anh em của tại hạ cấm sử dụng roi. Thành thử doanh nghiêp của tiêu cục ngày càng sa sút. Hiện tại anh em của tại hạ chỉ ngồi không mà ăn vốn !
Yến Thanh cau mày :
- Đâu có việc vô đạo lý như thế !
Mạt Tử thở dài :
- Tài chẳng bằng người thì người muốn nào lại chẳng được, mình làm chi nổi người ta ! Tại Kim Lăng có đến mười sáu tiêu cục thì mười ba chỗ đã cúi đầu khuất phục trước Mã Bách Bình rồi. Những tiêu cục ở các nơi khác cũng kiêng ky luôn để còn có đường sinh hoạt kiếm cơm kiếm cháo. Chỉ có bọn tại hạ chưa chịu kết thân với hắn thôi cho nên tiêu cục vắng vẻ như chùa hoang, suốt ba năm chưa có một khách hàng !
Mạt Tạng tiếp nối :
-Đêm qua tại bến Tần Hoài hiệp sĩ hiển lộng thần oai hạ Bát Quái Kim Đao Kỷ Tử Bình quả là một việc làm cho con người thống khoái không tưởng nổ.i Anh em tại hạ hết sức khâm phục, do đó không ngại đường dài theo luôn hiệp sĩt ừ Kim Lăng đến đây !
Yến Thanh hỏi :
- Nhị vị có điều chi chỉ giáo ?
Mạt Tạng đáp :
- Thỉnh cầu Yến hiệp sĩg iúp một tay cho anh em tại hạ có chén cơm ! Yến Thanh cười khổ :
- Các vị gõ cửa lầm nhà rồi ! Tại hạ chỉ có trong mình không hơn sáu mươi lượng bạc.
Mạt Tạng vội thốt !
- Hiệp sĩ hiểu sai câu nói của tại hạ rồi đó ! Đâu phải tại hạ vay tiền ! Tại hạ dù nghèo, sinh hoạt dù ngưng trệ song còn chút ít tài sản đủ sống qua ngày. Sở dĩ ba năm qua tại hạ còn duy trì tiêu cục là vì hơn ba mươi thủ hạ là những người rất trung thành từng đồng lao công tác với anh em tại hạ tạo dựng cơ đồ. Tại hạ không nỡ để cho họ lâm vào cảnh thất nghiệp nên chưa giải tán cơ sở. Đã không cam tâm cúi đầu khuất phục lại không chịu rút lui vào bóng tối thì phải nhìn thẳng vào cuộc diện, đương đầu với cục diện !
Yến Thanh thốt :
- Tại hạ xin nghiêng mình bái phục ý chí bất khuất của quý vị. Nhưng chẳng biết tại hạ giúp các vị như thế nào !
Mạt Tạng đáp :
- Anh em tại hạ chân thành khẩn thiết thỉnh cầu xin Yến hiệp sĩ hợ p tác.
Yến Thanh điểm một nụ cười :
- Mạt Huynh muốn mời tại hạ vào tiêu cục lãnh môt chân tiêu sư ! Tại hạ là một kẻ vô danh, vào quý cục tưởng cũng chẳng làm nên được trò trống gì. Hơn nữa tiêu cục của hai vị lại dời về Kim Lăng rồi mà nơi dó tại hạ không còn đất dung thân sau khi đánh ngã Ngưu Thất và Kỷ Tử Bình. Có tại hạ trong quý cục chỉ làm cho hai vị thêm phiền phức mà thôi !
Mạt Tạng rắn giọng :
- Nếu Yến hiệp sĩ sẵn sàng hợp tác dù cho anh em tại hạ có tiêu tan sự nghiệp, hủy diệt sanh mạng bọn tại hạ cũng vui. Hiện tại nếu muốn lại mở tiêu cục mà không có sự đồng ý của họ Mã thì vẫn không hoạt động được bởi họ Mã chiếm độc quyền về ngành sinh hoạt đó, dù chúng không phá quấy cũng chẳng có khách hàng nào tín nhiệm chúng ta. Cho nên việc mời hiệp sĩ hợp tác, không phải với mục đích tiếp tục nghề bảo tiêu mà là đểtiết chế thế lực họ Mã, dằn mặt cho chúng bớt hoành hành hống hách, cho bao nhiêu đồng nghiệp được tựd o sanh sống. Không chịu áp lực của chúng nữa thôi !
Yến Thanh hỏi :
- Công khai tìm chúng khiêu chiến ? Mạt Tạng mỉm cười :
- Đâu có ngang ngược như vậy được ! Chúng đông người mạnh thế, lấy sức chọi chúng thì chọi làm sao xuể ! Chúng ta phải dùng trí, chúng ta âm thầm tiểu trừ vây cánh dần dần… Hắn viết lên mặt bàn hai chữ “cướp tiêu’.
Yến Thanh vội lắc đầu :
- Không được ! Dù tại hạ là kẻ vô danh, quyết không hành động cách ám muội ! Chẳng những xấu cho chính mình mà tổ tông cũng thẹn luôn !
Mạt Tạng tiếp :
- Tại hạ cũng hiểu như vậy cho nên tại hạ đã xắp sẵn một chương trình hoạt động, chúng ta cứ làm như thế này… Hắn thì thầm bên tai Yến Thanh một lúc.
Cuối cùng Yến Thanh gật đầu.
Từ Kim Lăng đến cô tô trên quan lộ dài thăm thẳm, một đoàn người ngựa đang ruổi dong.
Họ từ Cô Tô trở về.
Người theo ngựa, ngựa kéo xe, xe chở tơ lụa sản xuất tại Cô Tô.
Dọc theo đường chẳng có núi cao rừng rậm khả dĩ làm nơi cường đạo ẩn nấp, con đường này được xem là an ninh nhất so với các trục giao thông khác trên toàn quốc.
Lẽ ra không cần có đoàn bảo tiêu hộ tống, nhưng Mã Bách Bình muốn thế để số người quá đông trong hai tiêu cục của y có công ăn việc làm.
Vả lại nào có phải y trả tiền đâu mà sợ tốn ! chính các nhà sản xuất chi ra, trong số đó y dành một phần, còn một phần phân chia cho các người trong đoàn bảo tiêu hộ tống.
Lụa tơ được chở về hai hiệu buôn của y, một là hiệu Bách Phong một là hiệu Bình Phong.
Xem đó cũng đủ biết họ Mã chiếm độc quyền trong hai ngành buôn tơ lụa và bảo tiêu.
Tại Kim Lăng dù là một thứ hàng song các cửa hiệu khác không bán mạnh bằng hai cửa hiệu của y nhờ ở chỗ là hàng của y được bảo đảm là hàng chánh gốc sản xuất, cho nên y muốn bán giá nào tùy ý vậy mà vẫn bán chạy như thường.
Người ta còn tranh nhau mua sợ không mua kịp nữa là khác, vì sự cung cấp không thường xuyên nên hàng lắm phen khan hiếm.
Đoàn bảo tiêu nay chỉ có một tiêu sư chánh hiệu là Tiết Y ngoại hiệu Phương Thiên Kích và hai phó tiêu sư một là Hồng Hồ Cổ Như Hoa, một là Độc Lang Vưu Tuấn.
Phương Thiên Kích Tiết Y là bằng hữu của Mã Cảnh Long nên Mã Bách Bìnthrọng đãi vô cùng, xem như một thúc phụ. Lão ta có nhà tại hai nơi, thời thường thì ở tại Kim Lăng thỉnh thoảng mới về Cô Tô cùng bà vợ nhỏ. Hầu hết những chuyến bảo tiêu trên con đường Cô Tô đều do lão đảm nhận. Mã Bách Bình giúp cho lão có dịp thay đổi không khí.
Còn CổNhư Hoa và Vưu Tuấn bất quá thuộc hạng Ngưu Thất thôi.
Đang mùa cấy lúa, hai bên đường thôn nữ làm lụng vui vẻ, quần xắn tận háng, tay tận nách, tay chân no tròn trắng ngần.
Các nàng ca những bài dân ca nghe phấn khởi vô cùng.
Đoàn hộ tống đi qua thôn nữ ngẩng đầu nhìn, Cổ Như Hoa và Vưu Tuấn cho rằng các nàng lác mắt vì chúng nên dương dương đắc ý không chịu nổi Chúng không ngại buông những câu suồng sả :
- Đôi đùi trắng quá !
- Vòng eo hấp dẫn làm sao !
Đám thôn nữ e thẹn cúi đầu chăm chú vào công việc.
Tiết Y thỉnh thoang nạt cho có chừng chứ lão ta cũng là một con quỉ háo sắc, cũng thích nhìn như chúng.
Lão đã hơn năm mươi tuổi rồi, song niềm xuân còn bốc mạnh trong tâm. Hiện tại lão đang lo nghĩ Đến một đều quan trọng.
Lão nghĩ Đến tương lai. Một ngày nào đó lão sẽ quy ẩn an hưởng tuổi trời chứ mải xuôi ngược thế này thì chán quá !
Hơn ba mươi năm sống kiếp giang hồ rồi ít chi ! Nhưng làm sao thoái xuất giang hồ ?
Bởi vì Long Võ tiêu cục không có lệ cho nhân viên hưu trí.
Ai vào làm là phải làm mãi, suốt đời, làm cho đến chết, chết vì nhiệm vụ hay chết già, chết bịnh.
Nghĩ Đến sự quy ần, lão thở dài. Đoàn hộ tống cứ tiến mãi.
Trước là một gò như nấm mộ to, gò không có nước không ai cấy lúa trên đó. Thôn nữ vắng bóng, CổNhư Hoa và Vưu Tuấn cũng im ba hoa.
Vưu Tuấn gò sát ngựa bên Tiết Y cười thốt :
- Tiết đại thúc than thở cái chi ? Có phải là nhớ đến thiếm nhỏ chăng ? Có sao đâu tháng tới đây đại thúc lại có dịp về đó mà.
Tiết Y có nhiều thiện cảm với gã thanh niên này. Chính lão đưa Vưu Tuấn vào làm trong Long Võ tiêu cục, hắn lại là người đồng hương của lão, giỏi chiều chuộng thành ra lão phải thích.
Đối với hắn lão rất thân mật nói năng không cần dè dặt lắm.
Lão cười đáp :
- Nói bậy đi ! Phải có phiên chứ ! Nào ai muốn đi là đi được đâu ! Vưu Tuấn tiếp :
- Lần sau tới phiên Long Thần Đinh Hoằng lão gia. Tại Tần Hoài hiện Đinh lão gia đang quấn quít bên một con bé đáng yêu lắm, chắc Đinh lão gia không chịu rời con bé đó đâu. Để tiểu diệt nói khéo với lão xin lão nhường phiên cho đại thúc. Mình chia tiền cho lão thì lão chịu là cái chắc !
Tiết Y hỏi : - Ngươi làm được ? Vưu Tuấn gật đầu :
- Dù lão không chịu cũng phải chịu. Tiểu diệt sẽ bảo con bé đó giữ rịt lão lại Kim Lăng !
Tiết Y trách yêu :
- Ngươi thì vậy luôn luôn ! Vưu Tuấn cười hì hì :
- Tiểu Diệt vì đại thúc đó nhé ! Con bé ấy vốn tiểu diệt tìm ra, thấy Đinh lão thích tiểu diệt bèn nhường lại. Nhường cho lão để lão nhường phiên cho đại thúc có dịp đi thăm thiếm nhỏ đấy mà !
Tiết Y mỉm cười :
- Ngươi cẩn thận một chút, lão ấy nóng tính lại hẹ phòi , ngươi còn lui tới với con bé đó lão bắt gặp nổi ghen lên là chết với lão !
Vưu Tuấn tiếp :
- Nếu lão còn mê hoa là lão không dám làm gì mếch lòng tiểu diệt đâu ! Bởi vì chính tiểu diệt tìm hoa cho lão mà ! Phải biết bà Kim già với bà Kim trẻ kiểm soát gắt gao tại bến Tần Hoài lão ta đâu dám đi loạn mà tìm hoa !
Tiết Y hỏi :
- Ngươi gặp con bé đó từ lúc nào ? Vưu Tuấn đáp :
- Nữa tháng trước. Trước khi mình đi Cô Tô tên cô ả là Hoa Liên Liên ! Nàng còn một cô em tên là Hoa Tích Tích. Cả hai chị em đẹp lắm, không kém gì Kim cô nương !
Tiết Y hừ một tiếng :
- Ngươi muốn chết phải không ? Sao đem Kim cô nương so sánh với bọn đó? Vưu Tuấn thè lưỡi: - Tiểu diệt thì nói với đại thúc thôi khi nào dám to nhỏ với ai ! Hoa Tích Tích thùy mị hơn Hoa Liên Liên nhiều. Nếu đại thúc dễ dải một chút thì tiểu diệt đã làm mối cho đại thúc rồi.
Tiết Y mỉm cười :
- Ta có Anh Nương cũng đủ lắm, không mong ước ai nữa cả. Rồi lão thở dài nói tiếp :
- Bọn ta vất vả dọc đường hết sức ! Trong khi đó họ ở nhà tập luyện mà kỳ khảo hạch tháng bảy sắp đến nơi! … Vưu Tuấn đáp :
-Đặng cái này thì mất cái kia đại thúc ạ ! Mình cứ đi một chuyến nữa đi, lúc trở về là kịp kỳ Khảo hạch ! Lần này đại thúc cố gắng đừng để bại nơi tay lão Đinh nhưkỳrồi !
Tiết Y lắc đầu :
- Ta không hy vọng thắng lão ấy ! Lão hỏi : - Còn ngươi ?
Vưu Tuấn đáp :
- Tiểu diệt hy vọng chiếm một trong năm hạng đầu. Chắc là hạng tư hay hạng năm chứ không mong gì chiếm nhất nhì ba được !
Tiết Y gật đầu :
- Cố gắng chứ trong ba mươi tên mà ngươi ở hạng ba mươi thì chán chết ! Ta mất mặt không ít !
Lão thở dài tiếp :
- Trong bọn mười người của ta, các người kia điều có lối đánh giống Bách Bình, chỉ có ta là khác !
Vưu Tuấn vụt hỏi :
- Thiếu chủ học võ công với ai thế ! Còn lệnh chủ thuộc môn phái nào ? Tiết Y vội khoác tay :
- Đừng hỏi những việc đó ! Phạm cấm lớn đấy nhé !
Vưu Tuấn gật đầu :
- Tiểu diệt có dám hỏi ai ngoài đại thúc đâu ? Đại thúc là bằng hữu của đại cục chủ ngày trước hẳn đại thúc có nghe đại cục chủ nói gì chứ !
Tiết Y lắc đầu :
- Ta chẳng biết gì hết. Cả Mã đại ca của ta cũng chẳng biết là Kim Lăng thuộc phần quản trị của Mã Bách Bình. Kim cô nương là giám sát. Có thể hai người biết ít nhiều. Ngươi nên hiểu đây là một đều bí mật, đại bí mật. Trên giang hồ có lắm nhân vật võ lâm quyết tâm khám phá song chưa có ai thành công !
Cả hai trầm ngâm một lúc. Bỗng đoàn bảo tiêu dừng lại. Phía trước CổNhư Hoa to tiếng hỏi :
- Bằng hữu sao không mở to mắt mà nhìn xem những chữ gì đó ! Tiết Y giật mình hỏi :
- Việc gì đã xảy ra vậy ?
Vưu Tuấn đáp :
- Chừng như có người chận đường định làm khó dễ sao đó, kẻ nào mà to gan đến thế ! Để tiểu diệt bước tới xem !
Thốt xong hắn thúc ngựa tiến lên.
Phía trước có một thanh niên có thân vóc hơi gầy, một tay nắm cương ngựa ốm, tay kia vịn cán cờ hiệu Long Võ Tiêu Cục.
Bên vệ đường một gia nhân tên Triệu Bát Tý Đang nằm bất động.
Còn Hồng Hồ CổNhư Hoa thì án tay nơi chuôi đao bên hông như sắp sửa rút đao khỏi vỏ nhưng không rút bởi thanh niên gầy đã chụp chắc mạch môn của hắn.
Hắn đang gào thét ầm ỉ.
Thanh niên gầy vận y phục bình thường, nhưng gương mặt cực kỳ sáng láng, xem ra còn đẹp hơn mặt của nữ nhân.
Tuy nhiên vẻ đẹp đó là do chất nam nhân tạo thành, không phải là một nữ nhân hóa trang.
Đôi mắt thanh niên rất to và rất sáng !
Vưu Tuấn không lỗ mãn, trước hết hỏi với lễ độ :
- Việc gì đã xảy ra như thế ?
Thanh niên chưa đáp, CổNhư Hoa đáp :
- Vưu tứ ca ! Tiểu tử đó giật cờ của chúng ta.
Vưu tuấn à lên một tiếng vòng tay thốt :
Xin bằng hữu buông tay cho, chúng ta có việc gì cứ nói với nhau, Tại hạ không tin rằng bằng hữu cố tâm sanh sự với bọn tại hạ. Có thể là do một sự hiểu lầm sao đó!
Thanh nhiên quả nhiên buông tay. Vưu Tuấn tiếp :
- Tại hạ là Vưu Tuấn ngoại hiệu Độc Long, nhân viên trong Long Võ Tiêu Cục, hay qua lại trên đường này. Chẳng hay quý tánh cao danh của bằng hữu là chi ?
Thanh niên điềm nhiên đáp :
- Tại hạ là Lãng Tử Yến Thanh, này Vưu bằng hữu thinh danh của Long Võ Tiêu Cục tại Kim Lăng tại hạ đã biết như thế nào rồi. Nhưng người trong tiêu cục mà nói năng được như bằng hữu quả là hiếm có. Cho nên tại hạ nể mặt bằng hữu buông tha cho vị bằng hữu này.
Phàm trong võ lâm người ta cố ky nhất ba hạng người. Hòa thượng, đạo sĩ nữ nhân và thư sanh. Đối tượng có dáng vẻ một thư sanh, tuy chưa có tên tuổi gì song thư sanh thì đáng sợ.
Vả lại nếu không có một sở năng gì thì đối phương làm sao dám dùng giọng đó? Có lẽ hắn chưa biết tên người gây náo loạn tại bến Tần Hoài vì Kỷ Tử Bình không tuyên báo việc đó cho toàn tiêu cục biết.
Với khuôn sáo giang hồ hắn thốt :
- Thì ra là Yến huynh ! Tại hạ hằng ngưỡng mộ từ lâu ! Chẳng rõ đồng bạn của tại hạ đã làm gì đắc tội với Yến huynh ? Tại hạ xin chịu tội thế cho y.
Yến Thanh lạnh lùng :
- Nói nghe hay quá ! Tại hạ đang ung dung đi đường chẳng rõ vì nguyên cớ nào người trong quý cục lại quất một roi vào lưng !
Vưu Tuấn trầm mặt :
- Thật vậy à ? Ai to gan hoành hành ngưởi đi đường chứ.
Triệu Bát Tý lồm cồm ngồi dậy đầu mang một vết thương còn rỉ máu.
Gã đáp :
- Sự tình như thế này đây, Vưu phó tiêu sư ! Tiểu tử đó cố ý sanh sự…
Vưu Tuấn không đợi nghe hết câu, chồm tới tát vào miệng gả, gã ngã nhào xuống.
Hắn mắng luôn :
- Có mồm có miệng sao ăn nói sổ sàng thế ! Phải biết giữ lễ độ một chút chứ. Ta biết họa do ngươi gây ra lại toan đổ cho ai khác phải không ! Nói ! Tại sao ngươi đắc tội với người ta ! Nói cho đúng sự thậtđấy nhé !
Triệu Bát Tý không tưởng là Vưu Tuấn đánh gã bất ngờ như vậy, nhìn thấy Vưu tuấn lộ vẻ giận dữ gã vừa xoa miệng vừa tường thuật sự việc.
Chẳng có gì quan trọng.
Triệu Bát Tý cầm cờ mở đường, Cổ Như Hoa đi kế đó, đáng lẽ Vưu Tuấn cùng hiệp đoàn với cả hai song hắn lùi lại để Đàm đạo với Tiết Y.
Qua khỏi gò caokhông lâu lắm họ thấy Yến Thanh đi phía trước, chàng cưởi con ngựa ốm, ngựa bước rề rề.
Ngựa đi như vậy rõ ràng là chận đường của bọn Bát Tý rồ i.
Triệu Bát Tý hét mấy lượt bảo chàng tránh qua một bên. Chàng bất chấp gã liền quất chàng một roi, roi chưa chạm người Yến Thanh hoành tay chụp thuận thế trả lại một roi.
Chàng đánh Triệu Bát Tý tét da đầu còn lôi gã xuống ngựa.
CổNhư Hoa chưa kịp phản ứng Yến Thanh đã xuống ngựa giật chiếc cờ hiệu. Hắn xuống ngựa theo, chụp đuôi đao dịnh rút ra.
Nhưng Yến Thanh đã chụp ngay mạch môn hắn.
Nhìn cánh tay ứ máu xanh xanh nơi mạch môn cua Cổ Như Hoa có bốn dấu ngón tay đen sì, Vưu Tuấn biết đối phương có nội lực kinh hồn nên vòng tay dịu giọng thốt : - Tại bọn gia nhân thất lễt hành ra đắc tội với bằng hữu, xin bằng hữu đại xá cho chúng, cần đi gấp chúng phải hò hét mượn đường… Yến Thanh hừ một tiếng : - Tại hạ đâu có phải mới ra đường lần đầu tiên ! Tại hạ cũng từng gặp nhiều đoàn bảo tiêu, từng nghe họ hò hét mượn đường vậy chứ ! Nhưng cùng lắm họ chỉ hò hét tránh ra thôi chứ còn bảo kẻ đi đường cút cút đi bình sanh tại hạ mới nghe lần này là lần thứ nhất đấy thôi.
Vưu Tuấn biết lời nói đó không phải là bịa bởi hắn hiểu Triệu Bát Tý quen thói hống hách, thường tác oai tác phúc với người ngoài.
Huống chi con đường này được vẻ như là đường riêng của hai tiêu cục Long Võ và Cảnh Thái, mà Yến Thanh là một kẻ cô lữ độc hành gầy ốm như một thư sinh. Đối tượng như vậy Triệu Bát Tý còn ngán cái nỗi gì mà không phóng tánh hung hăng ?
Hắn vòng tay đấu dịu :
- Lỗi quá ! lỗi quá ! Thủ hạ của bổn cục đáng tội chết ! Chúng cần có sự giáo huấn như bằng hữu vừa ban bố mới được ! May cho chúng có dịp được sửa trị thành người !
Yến Thanh lạnh lùng :
- Cũng may cho tại hạ có đôi tay khá nhanh, nhờ thế mà tránh được ngọn roi và khỏi hứng một nhát đao ! Thử hỏi hứng những thứ đó vào mình thì sao chứ !
Vưu Tuấn đáp :
- Thì tại hạ cũng xin lỗi như vậy chứ biết sao ? Yến Thanh hừ một tiếng :
- Nói dễ nghe chưa ! Muốn chém người ta cho chết không chém được lại xin lỗi suông ! Nếu người ta chết luôn thì sao ? Có theo xuống âm phủ mà xin lỗi không ?
Vưu Tuấn trầm gương mặt :
- Bằng hữu ! Tiêu Kỳ Long Vũ trên con đường này ít nhất cũng vài lần một tháng, bộ hành xuôi ngược còn ai không nhận ra ! Nếu bằng hữu là một thư sinh thì làm sao dám ngăn chận sự lưu thông trên con đường này ! Chúng ta đồng là đồng đạo võ lâm tại hạ đã nhận lỗi rồi thì bằng hữu cũng nên châm chước một chút, còn toan đi xa hơn nữa mà làm gì ? Nghe lời tại hạ thôi đi bằng hữu ạ !
Yến Thanh bật cười giòn :
- Các hạ nói quá lời ! Từ Kim Lăng đến Thượng hãi trên hành trình dài ngàn dặm đó thử hỏi ai dám ngăn chận hai tiêu cục Long Võ và Cảnh Thái chăng ? Có họa chăng tại hạ đui cả hai mắt rồi mới dám làm vậy ! Tại hạ dù sao cũng là một thư sinh, mà thư sinh thì có gì bần tiện đâu ? Thế mà người ta quát bảo cút, cút chẳng khác nào xua đuổi một con vậy gớm ghiếc !
Vưu Tuấn cao giọng :
-Xem ra các hạ không muốn giải quyết êm đẹp với bổn cục rồi ! Dám hỏi các hạ có điều chi không vừa lòng với bổn cục ?
Yến Thanh lạnh lùng :
- Chẳng có điều chi cả ! Bất quá hai hôm trước đây tại bến Tần Hoài tại hạ vì tranh giành một cô gái mà có sự xung đột với hai người trong quý cục tên Kỷ Tử bình và Ngưu Thất ! Tại hạ đắc tội với họ !
Vưu Tuấn giật mình lượt nữa.
Nếu Ngưu Thất bị hạ thì chẳng nói làm chi.
Chứ còn Kỷ Tử Bình là một chánh tiêu sư có tên trong số mười tuyệt đại cao thủ của hai tiêu cục, dù rằng đứng hàng cuối vẫn không kém lợi hại. Con người đó mà thất bại là một sự lạ lùng.
Tuy nhiên tại sao lại có xung đột ?
Đối phuong chỉ nói là tranh giành Kim cô nương, mà Kim cô nương nào : Hay là Kim cô nương mà hắn và Tiết Y vừa đề cập đến ?
Bởi không tin là Kỷ Tử Bình bại nên hắn hỏi :
- Bằng hữu không làm gì được Kỷ lão nên tìm bọn tại hạ trút oán đổ hờn ? Yến Thanh bật cười ha hả : - Sao lại không làm gì được ? Chính hắn bị hạ thì có ! Hắn lủi chạy như con mèo ướt ! Tại hạ muốn đuổi theo hắn đến tận tiêu cục Long Võ nhưng vị cô nương đó lại tha thiết yêu cầu tại hạ bỏ qua nên tại hạ tạm quên chứ nào phải sợ gì Long Võ Tiêu Cục mà rời Kim Lăng đi nơi khác ? Không ngờ hôm nay lại gặp các vị ! Đúng là hang cùng ngõ hẹp, loanh quanh rồi oan gia cũng lại gặp nhau ! Quả thật hữu duyên ! Càng may mắn hơn nữa là hôm nay không có mặt vị cô nương đó !
Triệu Bát Tý giận quá quên luôn dè dặt :
- Nói bậy ! Ngươi là cái quái gì mà dám bịa là đánh bại Kỷ lão gia ?
Vưu Tuấn phóng một ngọn cước tung gã bay đi một trượng nhào xuống lăn mấy vòng.
Hắn quát :
- Tên khốn kiếp, ta đang nói chuyện sao ngươi vọt miệng chen vào ? Quay qua Yến Thanh, Vưu Tuấn tiếp : - Như vậy là bằng hữu cố tâm xung chạm với bọn tại hạ !
Yến Thanh cười nữa :
- Tại hạ không có ý tứ đó, bất quá trong cơn tấu xảo song phương cùng đi chung một đường thành thử gặp nhau chứ nếu tại hạ cố tình xung chạm với các vị thì tại hạ đã đến quý cục từ lâu rồi ! Truy ra từ đầu thì chính các vị cố tình mới đúng !
Vưu Tuấn gật đầu :
- Cũng được ! Theo ý bằng hữu thì đầu sự việc là tại Kim Lăng, cuối sự việc là tại đây, thế chúng ta có nói nhiều cũng vô ích vậy ý tứ bằng hữu như thế nào xin cho biết !
Yến Thanh đáp :
- Tại hạ không phải là đạo tặc, tuy nhiên lại muốn các vị đi về không những cổ xe kia xin lưu lại đây !
Vưu Tuấn mỉm cười :
- Bằng hữu có biết xe chở những thứ chi chăng ? Yến Thanh trả lời :
- Biết chứ ! Ngoài kỳ hiệu Long Võ còn phù hiệu Bách Bình một hiệu buôn của Bách Bình họ Mã ! Có lẽ là lụa từ Cô Tô tải về. Bách Phong và Bình Phong chuyên bán tơ lụa Cô Tô mà.
Vưu Tuấn cười lạnh :
- Bằng hữu dọ thám kỷ quá ! Yến Thanh tươi cười :
- Cần gì phải dọ thám ! Một đứa trẻ nít cũng biết như vậy ! Vưu Tuấn tiếp :
-Xem ra bốn cổ xe này không cách nào thoát khỏi tay bằng hữu rồi ! Tuy nhiên số hàng hóa này phải được đưa về cho hiệu Bách Phong và trị giá độ mười vạn lượng. Vậy chúng ta thương lượng với nhau !
Yến Thanh không tưởng có sự dàn xếp đó nên hỏi : - Các hạ định nhường cho tại hạ số hàng hóa đó ? Vưu Tuấn đáp :
- Cả Kỷ Tử Bình lão gia mà cũng chưa là đối thủ của bắng hữu thì liệu bọn tại hạ dám chống lại sao ! Bất quá số bạc mười vạn lượng quá nhiều bọn tại hạ không mang theo đủ trong mình cho nên… Hắn lấy lá cờ trong tay Triệu Bát Tý cuộn lại cung kính trao qua Yến Thanh rồi tiếp : - Lá cờ này đủ đảm bảo số bạc mười vạn lượng, nhất định bọn tại hạ sẽ mang bạc đến chuộc lại. Bằng hữu không chuyên đánh cướp bảo tiêu thì xin lưu lại một địa danh nào đó để bọn tại hạ mang bạc đến tận nơi chuộc cờ !
Yến Thanh suy nghĩ một chút :
-Được ! Ba hôm sau các hạ cứ đến phủ Trấn Giang nơi cửa thành tây, tại hạ chờ các vị tại đó.
Vưu Tuấn nghiêm giọng :
- Huynh đài ! Chúng ta lấy thái độ quân tử giao dịch với nhau, một lời hứa là cái giá danh dự của con người. Nếu huynh đài thất tín thì cái vị cô nương đang yên ổn tại Tần Hoài sẽ không còn yên ổn nữa ! Huynh đài đừng để cho nàng gánh lấy hậu quả một hành vi của một bạn nhưng dù sao thì cũng qua đường. Làm như vậy là kém tư cách anh hùng !
Yến Thanh đáp :
- Các hạ yên trí ! Tại hạ chuẩn bị y hẹn ! Vưu Tuấn tiếp :
- Bọn tại hạ thất lễ trước nên xin nhận lỗi cho giang hồ hiểu rằng Long Võ Tiêu Cục không vì mạnh mà lấn hiếp đồng đạo. Nhưng sau lần này bằng hữu nên thận trọng một chút bởi hai tiêu cục Long Võ và Cảnh Thái không phải dễ khinh thường. Bọn tại hạ cố tránh sanh sự trừ trường hợp bất khả kháng.
Yến Thanh cười lạnh, nhảy lên lưng con ngựa ốm ra roi đi luôn.
Tiết Y đứng bên cạnh Vưu Tuấn chứng kiến sự tình từ đầu đến cuối lẳng lặng nghe cuộc đối thoại không chỉa vào một lời nào.
Yến Thanh đi lão nhìn theo bóng chàng, khi người và ngựa khuất dạng bên đường dài lão mới hỏi : - Tiểu Vưu ! Sao lại để cho hắn đi ?
Vưu Tuấn đáp :
- Không nên dùng vũ lực hắn. Đành rằng đại thúc có thể đánh bại hắn song cái đó mất hẳn tính cách thượng võ. Ngược lại nếu bại thì chúng ta không còn dám cao mặt nhìn ai. Tiểu diệt nghĩ thà để cho hắn đi, chúng ta về Kim Lăng rồi thăm dò ý kiến của Mã tổng tiêu đầu như thế nào rồi sẽ tính. Kỷ lão thúc vì táo bạo không kềm được tự ái mà phải mất mặt, cái đó không quan hệ bởi là việc cá nhân. Còn như đại thúccó trách nhiệm hộ tống đoàn bảo tiêu nếu bị bại người ta đoạt tiêu kỳ thì chắc là đại thúc không sống nổi với cái nhục đó. Cho nên tiểu diệt mượn cái cớ mình có lỗi tạm thời nhượng đối phương một chút, vừa tránh được xung đột mà vừa được tiếng là lễ độ với giang hồ. Mình tự động trao tiêu kỳ làm tín vật không mất mặt như tiêu kỳ bị hắn đoạt. Chúng ta khỏi bị nhục vậy !
Tiết Y mỉm cười :
- Cơ trí của ngươi lanh xảo quá ! Nhưng ngươi có tin được lời nói của hắn không ?
Ta thì ta không tin Kỷ Tử Bình có thể bị bại nơi tay hắn !
Vưu Tuấn mỉm cười :
- Sự thật như thế nào khi chúng ta về Kim Lăng rồi thì biết ngay. Đại thúc cũng
như tiểu diệt cùng bôn ba trên dặm dài làm sao biết được việc xảy ra tại Kim Lăng !
Tiết Y hỏi :
- Nếu hắn bịa chuyện tại Kim Lăng để dọa bọn ta ! Vưu Tuấn đáp :
- Có sao ! Một tiêu kỳ trị giá vài mươi lượng bạc mất đi cũng chẳng tổn thiệt gì, chỉ sợ tiêu kỳ bị đoạt thôi. Như tiểu diệt đã nói, chúng ta có thể làm mọi cách cốt tránh cho đại thúc mất mặt là đủ !
Tiết Y vổ tay lên vai hắn tán :
- Khá lắm ! Khá lắm ! Ta cung dưỡng ngươi cũng chẳng uổng công. Cứ cái đà đó mà đi nhé ! Trong tương lai rồi ngươi cũng có dịp xuất đầu cao mặt nhìn đời với người ta !
Vưu Tuấn gọi Triệu Bát Tý :
-Đứng dậy mà tiếp tục hành trình ! Lần này bị giáo huấn như thế đó thì lần sau cố mà cẩn thận, đừng quá ỷ lại vào cái gốc bự mà muốn làm gì thì làm. Giang san chúng ta là hai tiêu cục thôi so với sông hồ toàn quốc, với toàn thể võ lâm chúng ta chưa thấm vào đâu ! Nếu ngươi chưa muốn chết gấp thì hãy bỏ tánh hống hách, ngang tàng !
Triệu Bát Tý khó chịu hết sức, phần thẹn phần đau vì vết thương nơi đầu còn rướm máu lại bị sưng môi, trông gã thật là thiểu nảo.
Không nói gì gã lồm cồm ngồi dậy, leo lên lưng ngựa ra roi dẫn đầu như trước. Chẳng rõ nghỉ sao Vưu Tuấn cho ngựa vọt lên, tự lãnh phần khai lộ.
Gặp người đi đường hắn lễ phép mời người tránh qua một bên, nhường cho đoàn người ngựa đi qua.
Người ta ai ai cũng khiếp oai của Long Võ Tiêu Cục, Vưu Tuấn lại nhã nhặn như vậy thì còn xảy ra trở ngại gì được nữa !
Đoàn bảo tiêu kiêm trình mà tiến tới, chỉ nghỉ mệt chứ không ăn không uống, trưa hôm sau về tới Kim Lăng.
Kim Kiếm Ngân Tiên Mã Bách Bình vắng mặt tại tiêu cục, Vưu Tuấn hỏi ra mới hay tổng tiêu đầu đang ở tại nhà riêng.
Hắn biết luôn vụ Lãng Tử Yến Thanh có chỉnh huấn Ngưu Thất và Kỷ Tử Bình tại bến Tần Hoài đêm trước.
Trong trà đình tửu quán tại Kim Lăng người ta còn đem câu chuyện đó ra làm đầu đề bàn tán.
Và ai ai cũng khen Lãng Tử Yến Thanh tuy thiếu tuổi song can đảm có thừa mà tài nghệ cũng dư.
Vưu Tuấn Tìm Tiết Y, cười thốt :
-Đại thúc thấy chưa ? Nếu chúng ta hấp tấp hành động chưa chắc có một kết thúc êm đẹp !
Tại nhà riêng Mã Bách Bình đang ngủ giấc trưa bị gọi giật thức dậy, mất cả hứng.
Bắt buột y phải bước ra nghinh tiếp Tiết Y. Y vòng tay thốt :
- Nhị thúc vất vả quá. Cần gì phải báo công cuộc hộ tống hoàn thành với tiểu điệt ! Bảo tiêu là việc nhỏ, nhị thúc thăm nhà tại Cô Tô mới quan trọng hơn ! Miễn nhị thúc hài lòng là đủ !
Vưu Tuấn ứng tiếng thay Tiết Y :
- Nếu mà được bình an thì ai lại dám làm kinh động đến thiếu chủ ! Mã Bách Bình giật mình : - Ngươi nói sao ? Việc gì đã xảy ra ?
Vưu tuấn tiếp :
- Hàng hóa còn nguyên vẹn, đã được giao cho Bách Phong xong, chỉ có tiêu kỳ bị người ta lấy chờ bổn cục đem mười vạn lạng đến chuộc lại.
Mã Bách Bình biến sắc hét lên : - Kẻ nào to gan thế : Vưu Tuấn trả lời : - Hắn tự xưng là Lãng Tử Yến Thanh !
Mã Bách Bình đập bàn kêu một tiếng bốp quát : - Lại là hắn ! Tiểu tử đó chán sống thật mà !
Rồi y tiếp :
- Kỷ lão bị hắn hạ là vì sơ ý, tại Tần Hoài giữa chốn đông người chúng ta không thể sanh náo nhiệt. Còn nhị thúc thì khác, cái danh Phương Thiên Kích từng làm chấn động khắp sông hồ suốt mười mấy năm qua không ai dám khinh thường chẳng lẽ lại không thu thập nổi hắn ?
Vưu Tuấn đáp :
- Nào Tiết lão có động thủ đâu thiếu chủ ! Hơn thế Tiết lão cũng không ra mặt, chính thuộc hạ liệu lý sự tình !
Hắn tường trình lại sự việc xảy ra với đầy đủ chi tiết và phương thức dàn xếp. Mã Bách Bình tán đồng : - Giải quyết như vậy là phải. Long Võ và Cảnh Thái tại Kim Lăng này một khi đã đứng lên giữa giang hồ rồi thì không thể ngã. Cho nên khi chưa nắm vững phần thắng thì không nên hành động liều lĩnh để chuốc thảmbại. Ta khen ngợi ngươi khéo sử xự đó !
Đoạn y tiếp :
- Này Vưu Tuấn, đầu việc do ngươi an bày thì cuối việc ngươi cũng nên đảm nhận luôn. Ta cho ngươi toàn quyền hành động, đến ngày hẹn ngươi muốn đem theo bao nhiêu người thì tùy ý.
Vưu Tuấn thốt :
- Thiếu chủ ! Đối phương đã hạ được Kỷ thúc, cho dù là trong lúc Kỷ thúc không phòng bị song chúng ta phải công nhận hắn có thực tài !
Mã Bách Bình gật đầu :
- Hắn có một vài ngón nghề độc đáo mới dám trêu vào Kỷ lão bởi chạm đến Kỷ lão là chạm đến toàn thể tiêu cục rồi đó ! Cầm Nhi kiểm soát hành lý của hắn phát hiện ra pho kiếm phổ của Tam Bạch Tiên Sinh. Cái đó thì nhất định không giả rồi ! Điều đó chứng tỏ hắn có một tài năng đáng kể !
Vưu Tuấn giật mình :
- Vậy ra hắn là truyền nhân của Tam Bạch Tiên Sinh sao ! Nếu thế thì rắc rối thật ! Chạm đến hắn là chạm đến Tam Bạch Tiên Sinh mà tiên sanh là một vị tiền bối khét tiếng trong võ lâm… Mã Bách Bình mỉm cười : - Ngươi yến trí ! Theo lời hắn nói thì Trần Tam Bạch Tiên Sinh đã quy tiên rồi. Ngươi chỉ phải đối đầu với một mình hắn thôi !
Vưu Tuấn lo lắng :
- Sợ thuộc hạ không đủ sức đảm đương công tác ! Mã Bách Bình thốt :
- Trong mười vị tiêu sư ngươi hãy chọn ra ba vị cùng đi với ngươi. Sách lược đối phó do ngươi quyết định tùy theo tình hình. Còn động thủ là do ba vị ấy. Cần yếu là phải hạ cho bằng được tiểu tử bằng mọi thủ đoạn bắt sống hay chết không thành vấn đề.
Vưu Tuấn mỉm cười :
-Mấy vị chánh tiêu sư đều là nhất lưu cao thủ, dù cho chính Tam Bạch Tiên Sinh đương trận cũng khó thủ thắng trước ba vị liên thủ ! Chỉ sợ thuộc hạ thân hèn sức mọn, ba vị chánh tiêu sư bất phục đó thôi !
Mã Bách Bình nheo mắt cười thốt :
- Ngươi khôn quá ! Lợi dụng cơ hội đòi vượt bậc ! Vưu Tuấn vội phân trần :
- Thiếu chủ hiểu lầm rồi ! Làm gì thuộc hạ có gan yêu sách một sự thăng thưởng! Vả lại nếu thiếu chủ có ưu ái cất nhắc thuộc hạ cao hơn thì chắc gì tài năng tại hạ xứng chức mới ! Thuộc hạ nói thật đấy ! Trong mười vị chánh tiêu sư may ra chỉ có mình Tiết thúc là có thể Đồng tình với thuộc hạ, nhiều hơn nữa họa chăng Hỏa Long Thần Đinh lão thúc là có thể hội được ý tứ của thuộc cấp thôi. Nếu có hai vị đại thúcđó đi thì thuộc hạ còn nói gì ! Nhưng trong chuyến đi này thuộc hạ không tưởng là làm kinh động đến hai vị ấy !
Mã Bách Bình à một tiếng : - Ngươi sẽ không chọn hai vị ấy ? Vưu Tuấn lắc đầu :
- Không ! Trong kỳ khảo sát vừa qua hai vị đại thúc Đinh và Tiết chiếm hạng nhất và nhì. Họ là những phần tử ưu tú nhất trong bổn cục, đem hai phần tử ưu tú nhất để đối phó với Yến tiểu tử hoá ra mình mất thể diện đồng thời tỏ rõ mình xem trọng Yến tiểu tử lắm sao ? Thiếu chủ thấy thuộc hạ nói phải chăng ?
Hắn tiếp luôn :
- Nếu có thể xin thiếu chủ chia một phần nữa việc cho Cảnh Thái Tiêu Cục đảm đương !
Mã Bách Bình hỏi :
-Việc của Long Võ Tiêu Cục tại sao lại lôi cuốn Cảnh Thái Tiêu Cục vào đó để rồi chia một phần việc ?
Vưu Tuấn đáp :
- Tuy thiếu chủ là tổng tiêu đầu song cái chức đó chỉ là một chức hàm trên thực tế ai ai cũng biết người chân chánh phụ trách Cảnh Thái Tiêu Cục là ai. Mà Lãng Tử Yến Thanh hai lượt xâm phạm vào chúng ta như vậy chứng tỏ hắn chỉ nhắm riêng vào bọn chúng ta thôi. Do đó thuộc hạ mới nghĩ xa hơn lo lắng riêng cho chúng ta nhiều.
Mã Bách Bình hơi động tâm hỏi :
- Thế ngươi cho rằng Yến tiểu tử là người của Kim Tử Yến ? Vưu Tuấn trầm giọng :
- Thuộc hạ không dám xác định song ai ai cũng có quyền đặt nghi vấn khi có việc gì khả nghi. Huống chi những nghi vấn đó đem lại cho thiếu chủ những đều bất lợi. ít nhất trong hiện tại chúng ta nhân việc mà phòng việc, phòng việc thì không lo hậu họa ! Xin thiếu chủ suy nghĩlại !
Mã Bách Bình cười lớn :
- Ngươi đúng là một Trí Đa Tinh của ta đó, Vưu Tuấn. Ngày trước Đinh lão thúc rất ghét ngươi, hiện tại thì lão ấy khen ngươi không tiếc lời. Ta chấp nhận đề nghị của ngươi ! Vậy cứ theo đó mà hành sự.
Vưu Tuấn tiếp :
- Vậy thiếu chủ ra lịnh đi, đặt Cảnh Thái dưới quyền điều khiển của thuộc hạ!
Mã Bách Bình thốt :
- Kỷ Tử Bình bị nhục tại bến Tần Hoài, Kim cô nương bảo là bỏ qua ta đành nuốt hận để tiểu tử họ Yến bình an. Kỷ Tử Bình bất mãn trở về tổng đàn thành thử tiêu cục khuyết một vị chánh tiêu sư và phân đàn Kim Lăng khuyết một vị hộ phàp trong số mười vị. Vậy ta bổ nhiệm ngươi vào chức vụ đó điền khuyết cho đủ số, với chức vụ mới ngươi hành động được dễ dàng hơn !
Vưu Tuấn giật mình :
- Thuộc hạ đâu dám đảm đương một trọng nhiệm ? Mã Bách Bình thốt :
- Ta nói sao là phải y như vậy ! Việc trong tiêu cục Long Võ ta toàn quyền định đoạt. Nầy Vưu huynh đệ ! Đêm nay bổn cục sẽ thông tri với Kim Cô Nương. Ba người nào huynh đệ định chọn huynh đệ hãy cho bổn tòa biết tên, bổn tòa sẽ nói lại với nàng. Huynh đệ đã thăng làm hộ pháp thì là bình đẳng với họ rồi. Huynh đệ không thể không vâng lời bổn tòa mà hành sự !
Vưu Tuấn nghiêng mình :
- Đa tạ thiếu chủ !
Mã Bách Bình đưa tay đỡ hắn thốt :
-Đừng khách sáo ! Từ nay huynh đệ trở thành một hộ pháp thì không nên kêu bổn tòa là thiếu chủ nữa, chỉ gọi là Bình huynh thôi. Phân đàn Kim Lăng từ lâu an tịnh. Nhưng từ nay sẽ có sóng gió nổi lên, bổn tòa cao hứng là có Vưu huynh đệ bên cạnh đồng lao cộng tác !
Yđứng lên rồi tiếp luôn :
- Nhị thúc hãy về nghỉ, đại thẩm đang trông chờ đó. Tiểu diệt vào hậu đường xin gia phụ ban lệnh bổ sung Vưu Tuấn vào hàng chánh tiêu sư. Về tiêu cục chính lão nhân gia quyết định các việc, tiểu diệt chỉ điều hành thôi. Và phân đàn trái lại tiểu diệt có toàn quyền sử lý sự vụ, một khi tiểu diệt phong chức là chức vụ đó chánh thức hóa rồi.
Thì ra Thần Tiên Mã Cảnh Long chưa chết, một lý do nào đó lão ẩn mặt đó thôi. Có lẽ do Thiên Ma Lịnh Chủ muốn thế để lão âm thầm hoạt động cho Thiên Ma Giáo. Một Mã Bách Bình lộ diện hành sự còn lão thì ở bên trong hoạt định kế sách.
Mã Bách Bình dẫn Vưu Tuấn đi theo.
Tiết Y thốt :
- Ngưu thúc muốn đi theo vào thăm Mã đại ca, từ lâu lắm rồi ngu thúc không có dịp gặp đại ca !
Mã Bách Bình lắc đầu :
- Bất tất, gần đây lão nhân gia thường gắt gỏng, có lẽ sức khỏe suy giảm sao đó nên ảnh hưởng như vậy. Mấy vị lão huynh đệ ai ai cũng muốn vào thăm song lão nhân gia đều từ khước. Tiết nhị thúc có gặp mặt tưởng cuộc đàm đạo cũng chẳng có hứng thú gì.
Tiết Y cau mày :
- Mã đại ca có niềm ưu uất gì mà không được khoan khoái ?
Mã Bách Bình đáp :
- Hẳn là lão nhân gia mang nặng niềm ưu tư nên tánh tình biến đổi, người thường cáu kỉnh hơn trước nhiều. Nếu tiểu diệt không phân trần tha thiết với Lịnh Chủ thì gia phụ Đã đóng cửa Cảnh Thái Tiêu Cục từ lâu rồi. Trong mười ba tỉnh Trung Nguyên ngoài các tiêu cục do Lịnh Chủ chủ trì thử hỏi có tiêu cục nào hiện tại không ở trong cái thế có tiếng mà không có miếng. Gia phụ luôn luôn sầu muộn, không còn muốn lo liệu gì nữa ! Thành thử tiểu diệt phải dòm ngó vào gánh bớt nổi lo lắng của người !
Tiết Y thở dài vổ tay lên vai Vưu Tuấn thốt :
- Tiểu Vưu ! Lên chức là thêm trách nhiệm đó nhé, cố gắng mà hành sự, đem thịnh vượng và vinh dự cho bổn cục !
Vưu Tuấn thốt :
- Tiểu diệt xin hứa sẽ cố gắng hết sức mình thu thập nhiều thành tích cho xứng đáng với sựtiế n cử của đại thúc và không phụ ơn cất nhắc của Mã huynh !
Mã Bách Bình mỉm cười :
-Đừng nói những câu khách sáo Vưu tứ đệ ! Chúng ta nên lấy lòng mà hiểu nhau, lấy dạ mà đối xử với nhau, việc là việc chung thành thì cộng hưởng mà bại thì đồng chịu, khó khăn đồng lo. Sự chân thật mới đáng quý !
Vưu Tuấn gật đầu :
- Mã huynh dạy rất phải !
Mã Bách Bình chợt cau mày thốt :
- Lão tứ ! Tuy lão tứ giờ đây đứng trong hàng ngủ thập kiệt song cái chức mới này do ngu huynh phong thưởng, còn Hắc Hổ Đào Hoằng thì do Lịnh Chủ phái đến, hắn có tánh đố kỵ cho nên lão tứ phải dè dặt cho lắm. Tuyệt đối đừng gọi ngu huynh bằng hai tiếng đại ca, cứ gọi Mã huynh hay Bình huynh gì cũng được ! Hãy dành cái độc quyền đó cho hắn, có vậy hắn mới vui. Đừng có thấy hắn gọi đại ca mà gọi theo để sanh bất hòa !
Vưu Tuấn gật đầu : - Tiểu đệ xin ghi nhớ !
Mã Bách Bình đi vào hậu đường.
Vưu Tuấn bước theo sau thấp giọng thốt :
- Bình huynh ! tiểu đệ có câu gan ruột này xin nói cho Bình huynh nghe hy vọng Bình huynh không quở trách !
Mã Bách Bình hỏi : - Câu gì ?
Vưu Tuấn tiếp :
- Bình huynh chấp chưởng phân đàn Kim Lăng này được sáu năm rồi, công lao chiếu liệu mọi việc không phải nhỏ do đó Bình huynh phải là người thứ nhất thừa ân Lịnh Chủ. Bình huynh phải được tín nhiệm trọn vẹn cớ sao Lịnh Chủ lại phái hai người đến địa phương này để giám thị Bình huynh ?
Mã Bách Bình cười nhẹ :
- Đó là cái lệ cũng như bên cạnh Kim Tử Yến vẫn có Cầm Nhi.
Vưu Tuấn lắc đầu :
- Nhưng Cầm Nhi chỉ là một liễu đầu, hà huống Kim cô nương còn có Kim đại nương che chở. Nếu cần bà ấy cũng có thểuy hiếp Cầm Nhi để tiếp trợ Kim cô nương chứ như Hắc Hổ Đào Hoàng và Bạch Nhạn Lâm Kỳ thì không nể nang chi Bình huynh cả. Cả hai không hề dành cho Bình huynh một điểm nhỏ tôn kính, tiểu đệ thật tình hết sức bất bình.
Mã Bách Bình thở dài :
- Biết sao bây giờ, Kim đại nương nói với Lịnh Chủ là bà ta nuôi dưỡng Kim Tử Yến từ nhỏ nên xem nàng như con. Nàng ỷ trượng vào bà nên hành động tự do hơn ngu huynh, còn ngu huynh thì cảm thấy như cô đơn, lẽ loi, có ai đâu mà hòng nương tựa !
Vưu Tuấn đáp :
- Không nương tựa vào người được thì nương tựa vào mình ! Chúng ta thử bắt tay vào việc nhổ hai cái gai trong con mắt xem ! Bứng được hai chướng ngại vật đó rồi Bình huynh sẽ được trực tiếp liên lạc với Lịnh Chủ ! Không cần có trung gian nữa!
Mã Bách Bình thở ra :
- Ngu huynh có nghĩ Đến điều đó song nghĩ thì dễ mà làm thì khó khăn lắm ! Chỉ sợ muốn khéo rồi thành ra vụng, cuối cùng chết thảm một cách oan uổng ! Phải biết họ là những kẻ thân tín của Lịnh Chủ đó !
Vưu Tuấn thấp giọng :
- Trước mắt chúng ta có một cơ hội rất tốt. Bình huynh cứ sai phái họ đi theo tiểu đệ đóng vai trò giám thị, tiểu đệ có cách dụ dẫn cho Yến tiểu tử đối phó trực tiếp với họ !
Mã Bách Bình chớp mắt :
- Yến Thanh làm nổi việc đó chăng ?
Vưu Tuấn đáp :
- Luận về tài nghệ một Hổ một Nhạn cao cường hơn bọn tiểu đệ song sánh với mười vị đại hộ pháp thì họ có nhằm vào đâu ! Mà Kỷ Tử Bình lại bại nơi tay Yến Thanh với một chiêu thôi ! Như vậy đủ thấy tài nghệ của Yến Thanh như thế nào !
Mã Bách Bình cau mày :
- Chắc gì họ chịu nghe theo lời phân phó của tứ đệ ! Họ không chịu xuất thủ thì sao ?
Vưu Tuấn đáp :
- Gặp đại địch ta phải đồng tâm hiệp lực đối phó, đâu phải là vấn đề lệ thuộc nhau mà họ đắn đo. Việc của Long Võ chúng ta còn nhượng cho Thanh Bình Kiếm Khách Sử kiếm Như xuất mã kia mà ! Tiểu đệ biết chắc nếu Sử lão hộ pháp chỉ định là Hắc Hổ Đào Hoàng không hề dám cải !
Mã Bách Bình gật đầu :
- Đến lúc đó mà họ dám kháng lịnh, khi họ trở về ngu huynh sẽ chiếu luật xử trị.
Nhưng vấn đề là Sử kiếm Như có dám cứng rắn với họ hay không ?
Vưu Tuấn mỉm cười :
- Nhất định là dám rồi ! Tiểu đệ đặc biệt chọn toàn là những lão nhân bất mãn họ. Nếu có dịp thì tất nhiên các lão nhân đó phải lợi dụng để xả hơi là cái chắc. Năm vừa qua Bạch Nhạn Lâm Kỳ và Hắc Hổ Đào Hoàng ngầm cấu kết với nhau. Hắc hổ thì đánh bại Quá Sơn Thử lưu Phương, đệ tử của Tần lão gia, còn Bạch Nhạn thì dùng kiếm chém đứt bốn ngón tay của Bách Hoa Xà Dương Xuân. Sử Kiếm Như mãi đến ngày nay còn căm hờn về việc đó !
Mã Bách Bình hỏi :
- Bách Hoa Xà Dương Xuân và Thanh Bình Kiếm Khách có liên quan gì với nhau ?
Vưu Tuấn đáp :
- Trước kia thì cả hai chẳng có liên quan gì với nhau cả. Nhưng từ lúc Sử lão gia tục huyền đến nay thì họ thân thiện với nhau lắm. Người vợ kế của Sử lão gia là cô họ của Dương Xuân, do cuộc tục huyền đó mà Dương Xuân trở thành thân nhân của Sử lão.
Mã Bách Bình gật đầu : - Thì ra là thế !
Vưu Tuấn tiếp :
- Sử lão có cái tật rất kỳlà thích những nữ nhân chân to mặt rổ. Vợ chết rồi lão quyết sống cô đơn bởi cho rằng khó kiếm được một người vừa ý để chắp nối. Không ngờ Dương Xuân lại có người cô họ rổ mặt, to chân. Lão thấy là ưng ý ngay. Bà ta vừa quá chồng, tuổi độ ba mươi hơn. Hiện tại thì Dương Xuân đang khổ công luyện tập Thanh Bình Kiếm Pháp chuẩn bị báo thù bốn ngón tay đứt.
Mã Bách Bình thốt :
Tứ đệ chuyên môn tìm hiểu đời tư của người ta thảo nào mà chẳng biết gãi đúng chỗ ngứa của họ. Làm cho Đinh lão thay đổi quan niệm đối với tứ đệ. Kể ra tứ đệ cũng giỏi đấy !
Vưu Tuấn cười đáp :
- ở đời phải vậy mới được Mã huynh ! Mấy lão nhân trong tiêu cục bủn xỉn lắm. Họ có nghề hay, họ dấu kỷ như dấu châu ngọc. Mình phải dùng mọi thủ đoạn làm cho họ biết khoái họ mới chịu dạy cho ! Với lại ai ai cũng muốn lên chứ có ai muốn xuống thấp đâu ? Muốn lên cao phải biết cách lấy lòng họ, họ đề bạt mình. Bằng không thì vẫn ở đâu ở đó, suốt đời không trồi đầu lên nổi !
Mã Bách Bình gật gù :
- Bây giờ thì tứ đệ thỏa mãn rồi đó ! Vưu Tuấn gật đầu :
Được vậy cũng nhờ Mã huynh ! Tuy nhiên tiểu đệ chưa mãn nguyện đâu ! Phải học hỏi hơn nữa để có một thực tài chứ chức cao mà tài hèn thì cũng bị lấn lướt như thường. Tiểu đệ lo ngại chết vì cuộc khảo sát sắp tới đây cho nên cố công học Phương Thiên Kích Pháp của Tiết lão. Nhưng thời gian cấp bách làm sao luyện cho tinh Kích Pháp đó ? Cho nên tiểu đệ bằng mọi cách phải loại trừ một Nhạn một Hổ trước ngày mở cuộc khảo sát. Bỏ hai người đó ra tiểu đệ không sợ kém một ai.
Mã Bách Bình suy nghĩmột lúc :
- Cũng được ! Nếu tiểu đệ muốn thì cứ làm thử đi xem sao. Có điều phải hết sức cẩn thận. Đập rắn mà rắn không chết thì nó quật lại thì mình chết đấy. Ngu huynh nói trước, nếu tứ đệ thất bại thì cố mà chịu với họ. Ngu huynh dù muốn cứu cũng không làm sao cứu được !
Vưu Tuấn cười nhẹ :
Mã huynh vững tâm đi ! Tiểu đệ có cách, nhất định không để Mã huynh bị liên lụy đâu !
Mã Bách Bình lắc đầu :
- Ngu huynh không sợ bị liên lụy. Phân đàn Kim Lăng được thiết lập ngay trong cơ sở doanh nghiệp của ngu huynh nên họ không dám làm gì ngu huynh đâu, nhất là trong một thời gian ngắn. Bất quá ngu huynh lo cho cái chức hộ pháp mới mẻ của tứ đệ thôi. Ngu huynh tuy có quyền phong chức song tổng đàn có quyền giết người !
Vưu Tuấn tiếp :
- Tiểu đệ nghĩ hậu quả không đến nổi nghiêm trọng như Mã huynh lo xa. Bất quá Hắc Hổ và Bạch Nhạn cố ky tiểu đệ vậy thôi.
Dừng lại một chút hắn tiếp luôn :
- Hắc Hổ và Bạch Nhạn về đối nội thì địa vị cao nhờ kề cận với Lịnh Chủ, được sự tin dùng của Lịnh Chủ. Chứ còn đối ngoại họ không sánh được với Trần và Sử lão. Họ dù muốn dù không cũng phải đặt mình trong vòng tiết chế của hai lão nhân. Do đó hai lão nhân không hề ngán họ và dễ dàng dựa vào công pháp mà thỏa mãn niềm riêng. Mà chính họ cũng biết vậy. Không làm gì được hai lão nhân trực tiếp họ lại dùng cách gián tiếp là tìm những đệ tử của hai lão nhân dìm xuống. Cho nên công cuộc khảo sát tài năng của mỗi năm là cơ hội cho họ làm giảm oai vọng của hai lão nhân. Còn về tiểu đệ thì đột nhiên tiểu đệ vọt cao như vậy hẳn là họ phải bất bình, sẽ tìm cách làm khó dễ !
Mã Bách Bình gật đầu :
- Cái đó thì chắc rồi. Sau khi Kỷ thúc đi rồi Hắc Hổ Đào Hoàng thường hỏi ngu huynh đã chọn ai sung vào chỗ khuyết. Xem ra hắn muốn trèo lên cái địa vị đó lắm !
Vưu Tuấn thốt :
- Hẳn là cả hai khi biết được tiểu đệ được thăng cao như thế này sẽ uất hận vô cùng và sẽ trút niềm uất hận lên đầu tiểu đệ vào kỳ so tài sắp tới đây. Họ dám nhân cơ hội này giết chết tiểu đệ lắm đấy !
Mã Bách Bình lắc đầu :
- Làm gì chúng dám ! Quy luật cấm hẳn gây tổn thất nhân mạng. Nếu chúng giết người thì phải đền mạng !
Vưu Tuấn mỉm cười :
- Họ không giết song họ làm cho tiểu đệ trở thành một phế nhân thì tiểu đệ còn khổ hơn là bị giết ngay !
Mã Bách Bình trầm ngâm một lúc :
- Này lão tứ ! Ngu huynh đề bạt tứ đệ như vậy thì chẳng khi nào ngu huynh có ý hãm hại tứ đệ ! Dựa vào sự che chở của một vài vị lão nhân chưa đủ, như lão đệ đã nói, mình phải tin vào tự lực trước hết. Đợi tứ đệ làm xong việc đó trở về đây ngu huynh sẽ chỉ điểm cho một vài tuyệt học !
Vưu Tuấn vội thốt :
Đa tạ Mã huynh ! Tiểu đệ biết bản lãnh của Mã huynh cao cường lắm. Nếu Mã huynh thương tình truyền cho một vài chiêu thì tiểu đệ dám chắc khó có ai đánh bại nổi tiểu đệ. Nhưng vấn đề quan trọng là hai cái tên quái vật Hắc Hổ và Bạch Nhạn không còn ở lại đây lâu nữa.
Mã Bách Bình cười nhẹ :
- Tự nhiên ! Nếu tứ đệ trừ được chúng thì còn gì hay bằng ! Bằng không trừ được trong dịp này thì đến kỳ so tài sắp tới tứ đệ đánh cho chúng ngã gục, chúng sẽ thẹn không còn mặt mũi nào ở lại đây. Lúc ấy ngu huynh sẽ có cách đuổi khéo chúng về tổng đàn.
Vưu Tuấn cũng cười :
Mã huynh yên trí. Rồi chúng sẽ ly khai chỗ này. Không về âm phủ cũng về tổng đàn. Tiểu đệ có một ngàn lẽ một phương pháp trong đầu óc đây ? Nhất định họ phải đi !
Mã Bách Bình cảnh cáo :
- Ngu huynh thích người dụng tâm hơn dụng lực. Sở dĩ thế ngu huynh mới thưởng thức cơ trí của tứ đệ. Có điều ngu huynh xin nói trước, ngu huynh không chấp thuận cho kẻ khác nhảy qua đầu ! Cho nên đừng hòng ai dùng chiếc đầu của ngu huynh làm bàn tọa !
Vưu Tuấn vội thốt :
- Chém chết tiểu đệ cũng không dám leo lên đầu của Mã huynh ! Mã huynh cứ nhìn vào cách đối xử của tiểu đệ với Tiết lão thì sẽ thấy tiểu đệ trung tâm hay không ! Tiểu đệ thuộc hạng người uống nước nhớ nguồn mà !
Mã Bách Bình cười :
- Tứ đệ tìm một mỷ nữ cho Đinh lão thúc hẳn muốn yêu cầu Đinh lão thúc cái gì đó ! Chẳng hạn nhường cho Tiết lão thúc chuyến đi Cô Tô sắp tới đây ! Những việc như vậy làm sao qua mắt ngu huynh được !
Vưu Tuấn bối rối gượng cười :
Mã huynh là bậc thánh minh nên thấy rõ ruột gan tiểu đệ. Song Mã huynh nên hiểu chính Tiết đại thúc tiến cử t i ểu đệ vào Long Võ Tiêu Cục mà !
Mã Bách Bình thốt :
- Bởi chính thấy tứ đệ trung thành với Tiết nhị thúc nên ngu huynh mới trọng dụng tứ đệ đó. Ngu huynh mong sao tứ đệ cũng trung thành với ngu huynh, đừng bao giờ man trá nhau dùng tiểu xảo mua lòng nhau. Một ngày nào đó tứ đệ được mở mặt với đời thì đừng đem cái vụn vặt làm phương hại đến tiền trình.
Vưu Tuấn cung kính đáp : - Tiểu đệ hiểu.
Đoạn hắn tiếp luôn :
- Phân đàn Chiết Giang đã bị Phích Lịch Kiếm Khách Sở Thiên Nhai phá hủy. Phân đàn An Huy cũng bị Ngư Lang Vương Cửu Ngư phá hủy. Hiện tại hai nơi đó chưa được tái thiết, tiểu đệ nghĩ Mã huynh nên phát triển cơ đồ trùng tu lại hai phân đàn đó. Mình có thểmở ra hai phân cuộc tại Chiết Giang và An Huy.
Mã Bách Bình mỉm cười :
- Ngu huynh vốn có ý đó từ lâu nhưng lại nghĩ nhân số quá ít, gom lại như thế này còn chưa đủ dùng phân tán ra nữa thì lực lượng yếu quá ! Bây giờ có tứ đệ thì chúng ta từ từ thảo luận về việc đó. Có thể ngu huynh sẽ để cho tứ đệ chủ trì phân cuộc. Nhưng dầu sao thì cũng phải chờ sau ngày tỷ thí mới xúc tiến việc được. Bây giờ tứ đệ theo ngu huynh vào bái kiến lão nhân gia đi !
Phía hậu đường bình tịnh vô cùng. Không có một bóng người thấp thoáng.
Mã Bách Bình đằng hắng một tiếng, một tỳ nữ trong cửa bước ra thốt : - Thiếu gia !
Mã Bách Bình hỏi :
- Lão gia đã thức dậy chưa Quế Hoa ? Quế Hoa đáp :
- Lão gia từ lâu không nghĩ trưa nữa. Hiện tại lão gia đang ở trong thư phòng. Mã Bách Bình phân phó : - Ngươi vào bẩm báo với lão gia là ta có việc cần xin được gặp lão gia ! Quế Hoa trở vào trong một lúc rồi bước ra thốt : - Lão gia bảo thiếu gia cứ vào.
Mã Bách Bình dẫn Vưu Tuấn vào.
Bên trong Mã Cảnh Long đang ngồi xếp bằng tròn trên chiếc xạp gổ. Vóc người gầy, hai mắt lờ đờ.
Nhìn lão người ta liên tưởng đến một cây trúc khô cằn lung linh qua cơn gió nhẹ như chực gảy bất cứ lúc nào.
Còn đâu là một vẻ người oanh liệt từng gây sóng gió trên giang hồ suốt mấy mươi năm với chiếc roi thần.
Trông thấy Mã Bách Bình, Mã Cảnh Long hừ một tiếng hỏi :
- Việc gì mà ngươi cần gặp ta ?
Mã Bách Bình điểm một nụ cười : - Gia gia ! Kỷ thúc đã đi rồi ! Mã Cảnh Long lạnh lùng :
- Đi là tốt ! Hắn gây tội lỗi đã quá nhiều rồi !
Mã Bách Bình cau mày :
- Sao gia gia nói thế ! Dù sao thì Kỷ thúc cũng đứng trong hàng ngủ Phong Vân Thập Kiệt mà sựngh iệp của chúng ta ngay nay phần lớn do Phong Vân Thập Kiệt góp công xây dựng.
Mã Cảnh Long nổi giận :
- Ta cấm ngươi nhắc nhở đến Phong Vân Thập Kiệt ! Ta không có thứ huynh đệ
tốt đó !
Mã Bách Bình vẫn giữ nụ cười :
- Gia gia không màng danh lợi nhưng họ thì tha thiếthưởng thụ hoan lạc. Họ còn ham sống thì cứ để mặc cho họ sống theo ý thích chứ bảo họ học theo cái lối cao khiết của gia gia thì họ học làm sao nổi ! Trên đời đâu phải mỗi người đều có thể t rở thành đạt nhân như gia gia mà xem tất cả sự việc như phù du !
Mã Cảnh Long bực dọc hằn học :
Được ! Được ! Ngươi khôn ngoan lắm ! Ta hân hạnh có một đứa con thông minh như ngươi ! Bọn đó hân hạnh có một đứa cháu như ngươi ! Nhờ ngươi mà chúng tham sanh một cách cẩu thả, sống nhơ, sống nhục miễn sướng thì thôi ! Cái đám già này nhờ ngươi mà sống ! Mang ơn ngươi đó ?
Mã Bách Bình vẫn cười :
- Gia gia ! Lúc đầu Lịnh Chủ vì mến mộ thinh danh của Phong Vân Thập Kiệt nên mới để ý đến con. Điều đó chứng tỏ con vinh diệu lây qua vai vọng của các vị thúc bá. Cho đến ngày nay gia gia cũng còn chủ trì phân đàn Kim Lăng kia mà.
Mã Cảnh Long gắt : - Nhưng ta có tiếp thọ đâu ? Mã Bách Bình đáp :
- Thì đã có con thay gia gia liệu lý. Gia gia mang danh nghĩa thôi cũng đủ lắm rồi !
Mã Cảnh Long hừ mạnh :
- Ta chỉ mang danh nghĩa thôi thì ngươi còn vào đây gặp ta làm gì nữa ? Mã Bách Bình đáp :
- Kỷ thúc đi bỏ chỗ trống. Không thể để lâ u như vậy được… Con đã tìm người điền khuyết. Xin gia gia phê chuẩn… Vưu Tuấn bước tới vòng tay rồi thốt :
- Vãn bối là Vưu Tuấn, xin bái kiến Mã lão bá !
Mã Cảnh Long lạnh lùng lắc đầu :
- Lão phu không dám nhận ! Tôn giá do ai phái tới đây ?
Vưu Tuấn đáp :
- Tiểu diệt là người đồng hương với Tiết bá, nhờ Tiết lão bá tiến cử !
Mã Cảnh Long ạ một tiếng :
- Tiết lão nhị lên cao mau quá !
Mã Bách Bình cười nhẹ tiếp :
- Vưu lão đệ đầy đủ tâm cơ, tánh tình rất hợp với con. Có thể đặt vào trọng nhiệm. Chính con cất nhắc lên đó.
Vưu Tuấn thốt :
- Cầu xin Mã lão bá thành toàn. Mã Cảnh Long thở dài :
Muốn lên cao phải suy nghĩ người thanh niên ơi ! Người ta thường nói trèo cao té nặng đó !
Vưu Tuấn mỉm cười :
- Vản bối chỉ muốn được an thân thôi. Đâu dám đứng núi này trông núi nọ !
Mã Cảnh Long trầm giọng hỏi :
- Bách Bình ! Ngươi chủ trương được sao ? Mã Bách Bình đáp :
- Bằng vào kinh nghiệm trong mấy năm qua con có thể bảo là mình chủ trương không sai lầm lắm. Người nào con chọn là người đó phải dùng được vào một cái gì. Huống chi người đó mình chọn thì dù sao cũng hơn người do thượng cấp phái đến !
Mã Cảnh Long hỏi : - Tin được không ? Mã Bách Bình điềm nhiên :
- Dù không dám tin cũng không đáng sợ bằng người từ trên đưa xuống. Mã Cảnh Long lại thở dài :
- Miễn ngươi đừng quên những gì ta đã nói với ngươi là đủ !
Mã Bách Bình đáp :
- Khi nào con dám quên ! Cho nên con phải tìm một vài người của con để ở cạnh mình !
Mã Cảnh Long gật đầu :
- Tốt ! Giấy tờ con dấu do Quế Hoa giữ. Ngươi cứ hỏi nó lấy, điền tên, đóng dấu vào là xong. Ta đồng ý với ngươi.
Đoạn lão nghiêm giọng tiếp :
- Bách Bình ! Ta không đòi hỏi gì ở ngươi hơn là sau khi ta chết ngươi làm sao giữ được mồ mả ta cho an toàn, đừng để ai khai quật bộc lộ thi hài của ta. ý nguyện của ta chỉ có bao nhiêu đó thôi !
Mã Bách Bình xa xầm gương mặt : - Gia gia nói thái quá !
Mã Cảnh Long khoát tay ra hiệu cho cả hai lui ra. Rời khỏi nơi đó rồi, Mã Bách Bình thốt :
- Lão tứ ! Gia gia của ngu huynh nói gì đệ đừng lấy làm khó chịu nhé ! Vưu Tuấn đáp : - Tiểu đệ có hiểu gì đâu !
Mã Bách Bình cau mày :
- Tứ đệ là người thông minh, nói như vậy có nghĩa là gì ? Ngu huynh không yên tâm chút nào !
Vưu Tuấn vội thốt :
- Có gì đâu mà Mã huynh lo ngại. Bất quá tiểu đệ hiểu lờ mờ là lão bá bất mãn với bổn giáo. Tuy nhiên tiểu đệ không bao giờ đem việc này nói lại với ai đâu. Còn như… Mã Bách Bình thở dài chận lời : - Thiên Ma Giáo trong võ lâm có thế lực như thế nào hẳn tứ đệ cũng biết chứ ! Trước kia gia phụ không chịu đáp ứng, lão nhân gia muốn được yên thân nên giả chết một lúc để khỏi phải từ khước, sanh rắc rối phiền phức. Sau lại ngu huynh khổ tâm cầu khẩn mãi lão nhân gia mới miễn cưỡng vâng lời. Tuy nhiên người có đưa ra một điều kiện là buộc ngu huynh phải tìm một cơ hội nào đó để vươn mình lên. Tóm tắt là lão nhân gia tạm thời ẩn nhẫn chờ khi gặp gió thì thả bung con diều vút bổng lên mây xanh !
Vưu Tuấn trầm giọng :
- Thiên Ma Giáo sáng lập từ lâu mà mãi đến ngày nay Lịnh Chủ vẫn chưa công khai xuất hiện ! Tại sao người không dám chường mặt ? Hay là người có cái gì trong quá khứ buộc phải ẩn mình ẩn dạng mãi ? Chẳng lẽ người có một ý tứ cao xa ? Sao lại âm thầm hoạt động ?
Mã Bách Bình đáp :
- Tuy không xuất hiện nhưng Lịnh Chủ đã nắm chắc đại thể giang hồ trong tay thành thửn gu huynh không cựa quậy gì được nữa. Chỉ có cách là khuất phục, tuân hành mọi mệnh lịnh phát xuất. Cho nên trước mắt chúng ta bước được bước nào hay bước đó. Quả như có cơ hội thì chúng ta không ngại chụp lấy đại quyền công khai hoạt động, tạo dựng nghiệp bá trên đời. Khi nào mà ngu huynh cam chịu cúi đầu mặc cho người ta sai khiến như nô lệ !
Vưu Tuấn lộ vẻ thành khẩn :
Mã huynh có chí đó tiểu đệ hết sức hoan nghênh. Nguyện sẽ sát cánh với Mã huynh để cùng kiến tạo sựngh iệp vĩ Đại.
Mã Bách Bình nghiêm giọng : - Lão tứ nói có thật chăng ? Vưu Tuấn mỉm cười :
- Lời hứa suông không bằng việc làm. Rồi Mã huynh sẽ thấy ! Tiểu đệ không th ích sống trong bóng tối mãi mãi để cho người thiên hạ dành hết dương quang
Mã Bách Bình gật đầu :
- Tốt lắm ! Tuy nhiên chúng ta không nên hấp tấp vội vàng. Phải biết Lịnh Chủ có thân phận hết sức bí mật. Không ai biết Lịnh Chủ là ai, có thể ở xa xôi mà cũng có thể ở gần chúng ta. Cho nên chúng ta phải thận trọng từng lời nói, từng cử động một. Lịnh chủ có thứ ám khí tên là Xuyên Tâm Tiêu, một loại ám khí đáng sợ ! Xuyên Tâm Tiêu bay ra là đối phương cầm chắc phải đổi kiếp ma liền. Trong sáu năm qua trên giang hồ có sáu thanh niên xuất hiện chuyên đối đầu với Lịnh Chủ. Từ Lâm Phong đến Sở Thiên Nhai, tuy sáu người đó hủy diệt được sáu phân đàn nhưng cuối cùng cả sáu người đều táng mạng do Xuyên Tâm Tiêu của Lịnh Chủ !
Vưu Tuấn thốt :
- Lịnh Chủ ỷ vào Xuyên Tâm Tiêu thì Mã huynh cứ lấy loại tiêu đó dấu đi thì Lịnh Chủ đâu còn làm gì ai được nữa. Tiểu đệ nghĩ Mã huynh có nhiều cơ hội lắm mà
! Và hẳn nhiên là Mã huynh cũng biết được Lịnh chủ là ai ! Có phải không Mã huynh ?
Mã Bách Bình lắc đầu :
- Tứ đệ lầm. Tìm hiểu chân tướng Lịnh Chủ là một mưu kế bằng việc lên trời. Mà biết rồi muốn bảo toàn tính mạng lại còn khó hơn nữa ! Bởi hai lẽ khó đó nên người ta không phí công làm một việc vô ích. Còn như Xuyên Tâm Tiêu nếu mất đi thì Lịnh Chủ chế tạo cái khác, như vậy lấy mà dấu mất để làm gì ? Sáu năm qua có sáu phân đàn bị phá hủy. Người mới được phái đến chủ trì kể có mười chín người rồi. Mười chín người này tự h ào là đã khám phá ra chân tướng của chủ nhân Xuyên Tâm Tiêu, toan phá động nhưng cuối cùng đều chết vì Xuyên Tâm Tiêu. Từ đó đến nay không ai còn dám chơi trò đùa nghịch với tử thần nữa !
Vưu Tuấn thốt :
- Chỉ cần Lịnh Chủ là một con người thật sự, bằng xương bằng thịt như chúng ta thì thế nào chúng ta cũng có cơ hội phát hiện chân tướng. Chúng ta nên hết sức thận trọng , tránh mọi vọng động thì thế nào cũng có cơ hội. Mã huynh yên trí !
Thế là Độc Lang Vưu Tuấn chính thức thay chân Bát Quái Kim Đao Kỷ Tử bình trong chức vị tiêu sư.
Tin đó truyền ra khắp Long Võ Tiêu Cục, ai ai cũng sửng sờ.
Điều đáng làm cho mọi người kinh ngạc là trong khi ai ai cũng lo ngại cho sinh mạng hắn vì cái vụ hắn tự tiện giải quyết cuộc xung đột của đoàn bảo tiêu từ Cô Tô trở về với Lãng Tử Yến Thanh. Cuộc giải quyết đó không ít thì nhiều cũng làm giảm sút oai phong của Long Võ Tiêu Cục, thì hắn chẳng có tội gì cả, trái lại còn được thăng chức !
Xưa nay Long Võ Tiêu Cục có nhân nhượng ai đâu ?