ai ở đây có đọc qua khổng tử
theo wikipedia nói: Đối với Khổng tử, Nghĩa (義 [义]) là nguồn gốc của Lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại. Một ví dụ sống theo Nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.
Cũng như Lễ xuất phát từ Nghĩa, thì Nghĩa cũng xuất phát từ Nhân (仁). Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Nhân là trung tâm của các đức tính: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa; nghiêm trang, tề chỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn. Người có đức Nhân chỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.
Hệ thống đạo đức của Khổng Tử dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần thánh. Để sống mà được cai trị bằng Nhân thì thậm chí còn tốt hơn là sống trong luật pháp của Nghĩa. Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.
Khổng Tử nói: “Muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngu, muốn trí mà không muốn học thì bị cái che mờ là cao kỳ, muốn tín mà không muốn học thì bị cái che mờ là hại nghĩa, muốn trực mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngang ngạnh, muốn dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ là loạn, muốn cương mà không muốn học thì bị cái che mờ là táo bạo khinh suất”.
Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác"
Dựa theo mức độ tu dưỡng đạo đức, Khổng Tử chia loài người thành ba hạng:
Thánh nhân: Bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao chân lý minh triết.
Quân tử: Người cao nhã, kẻ phấn đấu để làm điều chân chính.
Tiểu nhân: Kẻ “hèn mọn”, hành động không màng tới đạo đức.
Khổng Tử nói: "Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, mà còn khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân. Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”.
Vậy tiêu chuẩn này có đúng không? có phù hợp với hiện tại không? nếu đúng ở chỗ nào ? còn chỗ nào thiếu hay đây chính là đạo đức mà con người hướng tới ?
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: