Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Tin học > Tủ sách Tin học
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 10-05-2008, 05:44 PM
naivi's Avatar
naivi naivi is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Mar 2008
Bài gởi: 70
Thời gian online: 3 ngày 1 giờ 28 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Ghi đĩa CD/DVD – 6 nét cơ bản cần biết

nguồn:xtremevn


Độ bền và tuổi thọ của đĩa CD vẫn còn là vấn đề đang được tranh cãi, và có khả năng sẽ vẫn tiếp diễn trong một khoảng thời gian nữa. Cuộc thí nghiệm về sự lão hoá trên hàng loạt các loại đĩa CD-R khác nhau đã chỉ ra rằng dường như hầu hết tất cả các đĩa vẫn có thể được đọc tốt trong hàng chục năm đến khi không thể nhận ra màu sắc nguyên bản của nó. Thậm chí loại đĩa rẻ nhất có vẻ rất thích hợp để lưu giữ dữ liệu của nó khoảng hơn 10 năm, miễn là nó được bảo quản tốt. Ai cũng biết rằng đĩa CD và DVD rất dễ bị xước, đổi màu và cần phải được bảo quản thật cẩn thận nên chúng ta sẽ sẽ không bàn kỹ về vấn đề này. Có thể bạn đã nắm được một vài thủ thuật nâng cao tuổi thọ trung bình của dữ liệu ví dụ như:
- Không để đĩa (đã ghi hay kể cả đĩa trắng) dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc nơi có độ ẩm cao. Việc để đĩa dưới tác động của 1 trong 2 điều trên có thể làm cho các dữ liệu khó thậm chí không thể đọc được.
- Lưu ý rằng vỏ dán nhãn của đĩa CD (hay single-sided DVD) dễ bị tổn thương hơn rất nhiều so với mặt đọc, vì mặt đọc còn có một lớp plastic để bảo vệ trong khi đó thì mặt ghi chỉ có đúng một lớp cực kỳ mỏng bảo vệ các dữ liệu.
- Một vết xước trên mặt đọc chỉ làm cản trở quá trình đọc đĩa, nhưng một vết xước ở mặt ghi đồng nghĩa với việc các dữ liệu bị phá huỷ.

1. Đĩa Multi-Session :
Nero và các phần mềm ghi đĩa khác hỗ trợ nhiều tùy chọn khác nhau cho việc tạo một đĩa CD. Đĩa CD dữ liệu hợp chuẩn ISO 9660 cực kì thông dụng có khả năng lưu trữ nhiều lớp dữ liệu đồng nghĩa với việc một đĩa trắng có thể được bổ sung thông tin nhiều lần cho tới khi nó đầy hẳn. Các đĩa dữ liệu chuẩn này có thể sử dụng trên mọi ổ đĩa CDROM và cách tạo ra nó cực kì đơn giản.
Với những phần mềm như Nero 5, khi bắt đầu quy trình khởi tạo một đĩa CD mới bạn sẽ phải chọn New Data CD (CDROM (ISO)). Trừ khi bạn chọn khác đi, nếu không mặc định đĩa sẽ ở dạng Multi-session. Điều này cho phép bạn bổ sung thêm dữ liệu về sau khi cần thiết. Đối với phương pháp này, nếu bạn đang sử dụng CD để chia sẻ dữ liệu giữa nhiều máy tính với nhau giống như đĩa mềm thì sẽ tránh được vấn đề phí phạm khoảng trống còn dư trên đĩa sau mỗi lần ghi. Hầu hết các ổ đọc đĩa CD với tốc độ từ 24X trở lên và toàn bộ các ổ ghi CD đều tương thích với đĩa CD dạng multi-session tuy vậy nếu bạn muốn tăng thêm khả năng tương thích, hoặc để chắc chắn rằng sẽ không có dữ liệu hay thông tin bị ghi thêm vào đĩa, bạn có thể sử dụng dạng “no multi-sesion” hoặc chọn khoá đĩa (Finalize) sau khi ghi xong. Tất cả những tùy chọn này về cơ bản đều bảo vệ đĩa một khi dữ liệu đã ghi đầy, nó sẽ không hiển thị dưới dạng đĩa có thể ghi được mỗi khi bạn cho vào các ổ ghi (Writers). Để ghi thêm dữ liệu lên một CD đã tạo sẵn (đối với phần mềm Nero), bạn chọn CDROM hay data CD rồi chỉ định tiếp tục đĩa CD multisession. Phần mềm sẽ phân tích đĩa CD và cho phép bạn thêm những dữ liệu theo nhu cầu.

2. Khả năng cho ghi tràn dữ liệu (Overburning): Đây là một quá trình thêm dữ liệu vào CD nhiều hơn khả năng lưu trữ của đĩa theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Vì mỗi đĩa CD-R có một khoảng trống cuối đĩa (Lead-out) ngoài dung lượng trống mặc định để phục vụ cho việc ghi thông tin kết thúc nội dung của một đĩa CD. Khoảng trống thông thường chẳng có gì ngoài những giá trị rỗng và đó chính là lý do tại sao bạn có thể “cố” ghi thêm một ít dữ liệu vào đó. Khoảng trống đó có khả năng chứa được ít nhất là 90 giây (khoảng 14MB) thông tin mà không gặp bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng.
Đối với Nero, chế độ cho phép ghi tràn (overburn) có thể được kích hoạt thông qua tab "Expert Features" trong menu tùy chọn. Bạn có thể xác định cả giới hạn khối lượng dữ liệu mà Nero sẽ cố gắng ghi lên đĩa. Chú ý chế độ overburn trong nero chỉ có tác dụng khi bạn ghi đĩa chế độ "Disk at once" do đó bạn phải chú ý rằng chế độ này sẽ khóa đĩa sau khi ghi xong.
Lưu ý rằng việc ghi thêm dữ liệu không có gì đảm bảo sẽ thành công cả. Tùy thuộc vào ổ ghi mà bạn có thể hoặc không thể thực hiện được thao tác này nhưng mặc dù vậy hầu hết các ổ mới đều không gặp trở ngại gì. Để cho kết quả tốt nhất, nên ghi đĩa CD ở tốc độ chậm (4x hay 8x) và đừng ép đĩa phải ghi quá nhiều dữ liệu. Bạn sẽ không thể đưa 90’ nhạc vào một đĩa 74’ thông thường, do đó hãy bỏ những gì không cần thiết. Sử dụng phần 90 giây “lead-out” này cho yếu tố dự phòng và đừng bao giờ tính toán sử lưu trữ dữ liệu chính.

3. Cơ chế chống tràn bộ đệm (Buffer-Underrun Protection).
Hầu hết các ổ ghi CD/DVD hiện đại đều tích hợp sẵn một số chuẩn chống tràn bộ đệm với nhiều tên gọi khác nhau. Tràn bộ đệm (buffer-underrun) xuất hiện khi bộ nhớ trung gian của ổ ghi (bộ nhớ tốc độ cao được lập nên cùng với ổ ghi để thiết lập dữ liệu quan trọng trước khi ghi lên đĩa) chẳng có chút dữ liệu nào trước khi quá trình ghi đĩa kết thúc. Việc bỏ một đĩa CD mới vào trong ổ ghi trong khi chẳng có gì để ghi, kết quả là ổ ghi hoàn toàn chẳng ghi chút dữ liệu nào lên đĩa và tạo ra một đĩa vô ích. Một điều kiện lý tưởng cho buffer-underrun xuất hiện là khi nguồn của máy bị một quá trình khác xen ngang ví dụ như việc sử dụng đĩa cứng quá nhiều cho một ứng dụng khác sẽ phá vỡ luồng dữ liệu liên tục tới ổ ghi. Đây chính là lý do tại sao những ổ ghi thời kì đầu thường yêu cầu người dùng sử dụng ít hệ thống hoặc không sử dụng trong khi đang ghi một đĩa CD. Các nhà sản xuất đã phát minh ra nhiều phương thức để khắc phục những hạn chế trên, công nghệ BurnProof của Plextor là một điển hình, nhưng tất cả đều làm việc theo một nguyên tắc chung: ổ ghi được hỗ trợ bởi một chương trình ghi đĩa, giám sát tất cả dữ liệu lưu trên bộ đệm. Nếu có vấn đề gì trong khi ghi mà đĩa CD chưa thể hoàn thành được thì ổ ghi tạm ngưng và đánh dấu quá trình hiện hành.Ngay khi trên bộ đệm có đầy đủ tất cả các dữ liệu, quá trình ghi sẽ được phục hồi từ chỗ bị ngắt quãng. Điều này sẽ loại bỏ hoàn toàn lỗi tràn bộ đệm, mặc dù vậy thì khi chạy các ứng dụng cần có độ tập trung cao như chơi game trong khi đang ghi đĩa vẫn không phải là một ý hay. Trên thực tế cơ chế này vẫn còn nhiều hạn chế, nếu thời gian chờ quá lâu sẽ hại ổ và đĩa ghi ra rất khó đọc, cách tốt nhất là bạn vẫn nên hạn chế sử dụng máy trong khi đang khởi tạo đĩa nếu có thể.



4. Đặc điểm của CD-RW:
Các loại đĩa CD-RW tiêu chuẩn sử dụng hệ thống tập tin UDF cho phép ghi theo gói. Từng sector sẽ được ghi lên đĩa theo thứ tự sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi xóa về sau này. Rõ ràng, tính năng ưu việt của CD-RW là có thể xoá và ghi thêm dữ liệu. Đó cũng là nét đặc trưng nổi bật của loại đĩa này. UDF cơ động rất nhiều hơn so với ISO9660 do việc loại bỏ giới hạn số lần ghi dữ liệu thêm. Với UDF, người dùng có thể ghi lại thông tin bao nhiêu lần tùy thích khiến cho đĩa quang có nhiều nét giống với các loại ổ cứng truyền thống. Đĩa CD-RW khác nhiều CD-R nhưng xét về mặt kĩ thuật tốc độ ghi tối đa hạn định của nhà sản xuất cũng giống nhau. Do khả năng phản xạ ánh sáng kém hơn những đĩa CD-ROM hay CD-R khác nên đĩa CD-RW thường không sử dụng được trên những máy chơi đĩa thông dụng trừ khi được nhà sản xuất thông báo. Thậm chí chúng còn không sử dụng được trên một số ổ đĩa CD cũ không hỗ trợ công nghệ Multiread chuyên dụng cho những đĩa kém độ bóng.
Tuy nhiên khuyết điểm của hệ thống tập tin UDF chính là khả năng tương thích. Phần lớn các hệ điều hành đôi khi vẫn không đọc được các đĩa định dạng UDF. Windows XP sẽ chỉ đọc được các đĩa UDF ghi ra bởi một số những phần mềm nhất định. Để giải quyết vấn đề này, bạn sẽ cần đến chương trình đọc UDF, thông thường thì sẽ có sẵn phần mềm đi kèm. Hầu hết chương trình có khả năng ghi đĩa CD-RW (UDF) sẽ bao gồm phần mềm đọc tự dộng được tích hợp trên mỗi đĩa CD do nó tạo ra. Đĩa CD-RW nhất thiết phải được định dạng với hệ thống tập tin UDF trước khi sử dụng và có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian, khoảng 20-40 phút, điều này còn tuỳ thuộc vào tốc độ của ổ đọc CD-RW. Sau khi hoàn thành, các file có thể kéo và thả trực tiếp vào đầu đọc CD sử dụng giao diện Windows thông thường.
Có rất nhiều công cụ ghi đĩa UDF (thường là thành phần con của một gói phần mềm) ví dụ như Direct-CD hay Drag-To-Disk của Roxio's Easy CD Creator và InCD with Nero. Website của các hãng này cũng cung cấp nhiều thông tin đáng xem về đĩa CD-RW và cách sử dụng chúng.

5. Tạo file ảnh đĩa ISO và sao chép đĩa:
Cũng như các đĩa DVD Re-Writeable sử dụng hệ thống tập tin UDF khác, phần mềm ghi đĩa theo gói CD-RW cũng có thể được sử dụng để ghi dữ liệu lên đĩa DVD, nhất là với những phiên bản gần đây. Quy trình đó về cơ bản giống y hệt nhau, với một vài sự khác biệt nhỏ tuỳ thuộc vào kiểu loại đĩa được sử dụng. DVD-RW phải được định dạng chính xác trước khi sử dụng, và quá trình sẽ sẽ tốn khá nhiều thời gian (trên 2 tiếng) tuy nhiên đại đa số đĩa DVD-RW có thể tự định dạng chúng trong khi đang được ghi dữ liệu lên, nhờ thế chúng luôn sẵn sàng cho bạn dùng chỉ trong vài phút mặc dù việc định dạng nguyên đĩa có thể rất lâu. Có nhiều giải pháp phần mềm khác nhau cho phép tạo đĩa video CD có khả năng chơi trên những hệ thống gia dụng.
Về cơ bản có rất nhiều sản phẩm tích hợp định dạng cần thiết cho phép một đầu đọc đĩa DVD thông thường chấp nhận video clip của bạn thông qua hệ thống menu, và cho phép bạn lựa chọn và duyệt trước nội dung đoạn video trước khi ghi lên đĩa.
a. Ảnh đĩa:
Về lý thuyết, một file ảnh đĩa ISO đơn thuần chỉ là bản sao chính xác của một đĩa CD dữ liệu theo chuẩn ISO9660. Bản sao này được lưu thành một tập tin trên ổ đĩa cứng hoặc một vài thiết bị lưu trữ. Chúng thường được dùng bởi những chương trình ghi đĩa để tạo ra bản sao chính xác của đĩa gốc hoặc tạo thành ổ đĩa ảo thông qua ứng dụng Virtual CD (Alcohol, VirtualDrive, Daemon Tool…). Đây cũng là phương pháp hiệu quả để sao lưu dự phòng phần mềm hoặc chuyển dữ liệu từ đĩa CD sang một máy tính khác thông qua mạng nội bộ hoặc qua Internet rồi sau đó ghi ra. Các gói phần mềm khác nhau có những tên gọi và đuôi mở rộng không giống nhau cho những file trên nhưng cách thức hoạt động và phương pháp xử lý cuẩ chúng thì giống nhau.
Để tạo một file ảnh đĩa từ Nero, bạn làm như sau:
- Từ menu Recorder bạn chọn “Choose Recorder”.
- Chỉ định “Image Recorder” rồi nhấn OK, thao tác này sẽ kích hoạt một đầu ghi ảo với chức năng tạo ra file ảnh đĩa thay vì chuyển dữ liệu ra đĩa CD khác. Sau khi hoàn tất thao tác này, mỗi khi bạn copy một đĩa CD hay tạo mới CD, bạn sẽ được yêu cầu chỉ định vị trí cần thiết để lưu file ảnh. Các file ảnh do Nero tạo ra có đuôi NRG (Nero Disk Image). Lưu ý rằng những file trên không được để dưới dạng nén. Chúng phải được để ở kích thước đúng nếu muốn ghi lên đĩa, do đó phải chắc chắc rằng bạn có đủ khoảng trống trên đĩa. Dạng nén thường chỉ dùng cho những phần mềm tạo ổ đĩa ảo mà thôi. Sau này khi muốn sử dụng ổ ghi, bạn chỉ việc lặp lại thao tác vừa nêu nhưng chọn đúng ổ đĩa muốn dùng mà thôi. Để tạo một CD từ file ảnh, đầu tiên phải chắc chắn là bạn đã thực hiện đúng các bước ở trên, sau đó chọn “Burn image” từ menu File. Nero sẽ yêu cầu bạn chỉ định file ảnh và tự động ghi ra đĩa sau đó.
Lưu ý: Nếu muốn xem hay trích những file được chứa trong một đĩa ảnh, bạn cần phải có thêm một phần mềm, vì Window không thể tự mở được ảnh và cả những hệ điều hành khác và ngay cả phần mềm ghi đĩa cũng vậy. Một trong số những ứng cử viên sáng giá là phần mềm miễn phí Isobuster của Smart Project (www.isobuster.com). Chương trình này hỗ trợ nhiều định dạng file ảnh và rất dễ sử dụng.
Việc áp dụng công nghệ ảnh đĩa cũng có ích cho việc phục hồi dữ liệu từ những CD hỏng. Bạn chỉ cần cố gắng tạo ra file ảnh của đĩa lỗi trên đĩa cứng (có thể bỏ qua các đoạn lỗi) rồi sau đó sử dụng phần mềm cần thiết để vớt vát những gì còn cứu được từ file ảnh ra thay vì vưt cả đĩa đi rất đáng tiếc.
b. Sao chép đĩa CD và DVD:
Tất cả các gói phần mềm tạo CD đều đi kèm với các tuỳ chọn để bạn có thể copy trực tiếp từ đĩa CD và DVD. Có hai phương thức chính để thực hiện công việc này: hoặc On-The-Fly lấy dữ liệu từ đĩa nguồn và ghi trực tiếp lên đĩa trắng (yêu cầu 2 ổ đĩa) hoặc tạo file ảnh từ đĩa gốc rồi sau đó ghi từ file ảnh ra đĩa trắng. Trong đó phương thức sử dụng file ảnh đĩa trung gian đem lại hiệu quả và cơ động hơn. Ngoài ra nó cũng an toàn hơn vì không chắc đĩa gốc của bạn đã hoàn hảo 100%. Bất cứ trục trặc nào khi đọc dữ liệu từ đĩa gốc (đôi khi chỉ do một vết bẩn) cũng sẽ làm hỏng đĩa trắng đang ghi. Tuy nhiên bạn phải chuẩn bị 700MB đĩa cứng cho việc sao chép CD và khoảng 4.7GB khi thao tác trên DVD. Để sao chép những đĩa nhạc CD hoặc DVD của mình, bạn chỉ việc khởi động chương trình ghi đĩa ở chế độ copy và đưa đĩa trắng vào khi được hỏi. Nếu bạn vừa mua một đĩa Microsoft Office trị giá vài trăm USD thì chẳng có gì sai khi bạn sao lưu lấy một bản để dùng và cất đĩa xịn vào tủ phòng khi thất lạc. Rất nhều những phần mềm thương mại (nhất là về game) và các chuẩn nhạc gần đây được thiết kể bảo vệ để chống copy trái phép nên việc sao chép nhạc càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đôi khi việc chống sao chép đi quá đà, một số nhà sản xuất tạo ra những lỗ hổng hoặc lỗi cố ý trên đĩa để những sản phẩm của họ không thể sao chép ra được (mặc dù vẫn nghe hoặc cài đặt bình thường).
Việc sao đĩa DVD còn phức tạp hơn, không chỉ vì vấn đề về mã hóa của đĩa gốc DVD-ROM. mà đôi khi còn yêu cầu bắt buộc phải biên tập lại nội dung để có thể nhét lọt một đĩa DVD-R 4,7GB thông dụng. Tất nhiên ngành công nghiệp giải trí luôn giành sự quan tâm đặc biệt vào việc làm sao để người dùng không thể sao chép trái phép sản phẩm của họ, việc này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì nạn vi phạm bản quyền phần mềm có quy mô rất lớn. Tuy nhiên nó là một con dao hai lưỡi vì đồng thời gây ra nhiều phiền toái không đáng có đối với những người sử dụng hợp pháp mà điển hình gần đây nhất chính là Starforce và cơ chế chống sao chép điện tử của Sony. Mặc dù vậy trên thực tế dù nhiều người không phản đối các phương án bảo vệ chống sao chép khác nhau, nhưng một số khác lại tìm được cách lách luật để làm những điều họ muốn
Những ổ ghi mới nhất thậm chí còn tính để cả hỗ trợ cho việc tránh một vài phương thức chống sao chép thông qua một vài phần mềm, tạo nên một cuộc tranh đấu gay cấn giữa các công ty phần mềm và các hãng sản xuất phần cứng. Nói chung, việc sao lưu những phần mềm bạn đã mua bản quyền để sử dụng cá nhân là hợp pháp, tuy vẫn tồn tại một số điểm phức tạp.
c. Đĩa CD-RW và DVD Mount Rainier:
Mục đích công nghệ Mt. Rainier là tăng thêm tính cơ động của hệ điều hành khi làm việc với đĩa CD và DVD ReWritable. Điều này đã loại trừ sự không cần thiết của sự tương thích chéo giữa các phương thức ghi cho hệ thống tập tin UDF lên đĩa CD/DVD hiện nay. Công nghệ này có một số ưu điểm nổi bật ví dụ như khả năng tự động định dạng đĩa RW (ghi lại được) ngay khi chúng được đưa vào ổ đĩa. Điều này cũng có nghĩa các phần đã qua định dạng sẽ được đưa vào ghi dữ liệu tức thì trong khi những phần khác tiếp tục được tiến hành định dạng. Thông qua hệ điều hành Window, các file có thể được thêm vào đĩa mà không cần thiết phải có chương trình hỗ trợ khác. Mt. Rainier (www.mt-rainier.org ) cần sự hỗ trợ của cả hệ điều hành cũng như ổ ghi CD/DVD đang được sử dụng. Hiện tại các phiên bản Windows đều hỗ trợ khá tốt Mt. Rainier và ngày càng mạnh mẽ hơn. Đĩa CD-RW và DVD-R chuẩn có thể sử dụng được, tuy nhiên mỗi đĩa được định dạng MRW tiêu chuẩn thông thường không thể được ghi trừ khi có đúng loại ổ ghi tương thích, và không thể đọc được nếu thiếu phần mềm của hãng thứ 3 hoặc ổ đọc tương thích Mt. Rainier. HIện nay số lượng ổ ghi tương thích của Mt. Rainier đưa ra thị trường và phần mềm của hãng thứ 3 sẵn có để ghi, đọc đĩa ngày càng tăng và đặc điểm nhận biết chúng chính là logo EasyWrite (hình trên).


6. Ghi các đĩa nhạc:
a. Tạo đĩa nhạc MP3:
Tạo đĩa MP3 về bản chất là giống tạo một đĩa CD dữ liệu với các file MP3. Tất cả các đầu đọc hỗ trợ MP3, kể cả máy chơi đĩa CD MP3 cũng coi ISO 9660 như là hệ thống file để lưu trữ các tập tin định dạng MP3 do đó chẳng có gì khác giữa việc tạo đĩa CD thông thường với đĩa MP3. Đơn giản là khởi động đĩa, kéo và thả những file bạn muốn ghi. Tuy nhiên vẫn có một số điểm người dùng cần chú ý:
- Nhiều đầu CD/MP3 không thể đọc được những đĩa dạng multi-session. Cho nên nếu bạn cứ ép đầu đĩa phải nhận dạng ra những file trên sẽ làm giảm tuổi thọ của pin máy mà vẫn chẳng đi đến đâu.
- Chỉ sử dụng duy nhất một session cho đĩa của bạn và chỉ sử dụng duy nhất file MP3 mà không lẫn những dữ liệu khác là cách đơn giản, hiệu quả nhất. Có nhiều máy chơi nhạc MP3 loại cũ không hỗ trợ một vài mức mã hóa nhất định (số mã hóa bit mà MP3 được ghi lại ví dụ 128 hay 256).
- Lưu ý tới những giới hạn trên màn hình hiển thị của máy nghe nhạc và cách máy sắp đặt file, khi thêm file vào. Cách tối ưu nhất là sử dụng các folder để sắp xếp bộ sưu tập nhạc của bạn gọn gàng hơn rất nhiều so với việc gom tất cả file MP3 lên thư mục chính của đĩa.
- Ngoài ra, có thể bạn rất muốn để tên file nhạc thật dài cho đầy đủ thông tin nhưng nó thường bị cắt bớt khi ghi đĩa. Tốt hơn là đặt lại tên file như thế nào cho ngắn gọn và dễ hiểu trước khi thêm vào đĩa (click chuột phải vào file muốn sửa và chọn “rename”)
b. Tạo đĩa Audio CD từ các file MP3:
Làm thế nào để tạo ra đĩa nhạc có thể chơi trên các hệ thống chạy đĩa CD chuẩn từ một số file nén MP3 sẵn có lại là quy trình hoàn toàn khác vì những loại máy này thường không đọc được đĩa ISO 9660 mà phải cần tới nhưng đĩa đặc biệt theo chuẩn Red Book kô sử dụng multisession và chỉ hỗ trợ tối đa 99 tracks nhạc. Hầu như các phần mềm ghi CD trong đó có cả Nero có thể dễ dàng tạo một đĩa nhạc bằng cách chuyển đổi file mp3 sang dạng CD track tiêu chuẩn như nó vẫn thường được ghi trên CD do nhà sản xuất phát hành. Mặc dù còn nhiều vấn đề phải quan tâm nhưng vì lý do tương thích, bạn tốt nhất nên sử dụng đĩa CD-R tiêu chuẩn 650MB (74 phút). Đặc biệt cần chú ý là CD-RW không tương thích với đĩa CD tiêu chuẩn nên có nhiều thiết bị gia dụng sẽ từ chối chơi nhạc ghi trên đĩa CD-RW. Ngoài ra vấn đề tương thích, bao giờ cũng khóa đĩa (Finalizing) sau khi hoàn tất ghi dữ liệu. File MP3 bạn sử dụng chất lượng càng cao thì chúng càng được khôi phục lại trạng thái chuẩn một cách dễ dàng, do đó không cần chú ý tới kích thước file MP3 bởi dù thế nào nó cũng chỉ sử dụng khoảng thời gian cố định. Một đĩa CD có thể chứa tối đa 74 phút nhạc. Một vấn đề gây nhiều tranh cãi là liệu có thể ghi đĩa audio CD ở tốc độ chậm để tránh ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh được không. Mặc dù thực tế là chất lượng âm thanh ngay từ khi ở dạng file MP3 đã không được như ban đầu, thêm vào đó đại đa số người dùng không phải là những chuyên gia về âm thanh nhưng nói chung nếu bạn có thể chờ thì việc ghi đĩa nhạc ở 4x hay 6x sẽ phần nào cải thiện chất lượng nhạc và hơn thế nữa, đĩa sẽ dễ đọc hơn trên các máy gia dụng hoặc thiết bị chơi CD di động.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của naivi

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
đĩa cd khó đọc, ghi cd khó đọc, o ghi plextor 4x gia re



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™