Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 05-04-2008, 03:02 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Võ Bình Định (Phan Chấn Thanh)

VÕ BÌNH ĐỊNH

(Võ Cổ Truyền Việt Nam)


MỤC LỤC

Lời tựa

PHẦN THỨ NHẤT

- Lịch sử
- Bản sắc võ thuật Việt Nam
- Sự thành công
- Để trở thành môn sinh
- Võ phục
- Cách mặc
- Bái tổ

PHẦN THỨ HAI

- Bát Bộ Thoát Chiến Quyền
(tức 24 thế căn bản của võ Bình Định)

PHẦN THỨ BA

- Bài quyền Thiền Sư
- Bài quyền Thần Đồng
LỜI TỰA

Hôm nay, tôi mạo muội tình bày tập sách nầy không ngoài ý định mà lại hơi ngoài tài lực. Nhưng nghĩ rằng đợi lâu hơn nữa, dến khi gọi là tạm đủ thì biết đâu lại không còn có dịp, không còn hùng chí như bây giờ, và nhất là hiện tình Võ Thuật nước nhà đang trên đà hưng phục, nếu không viết cho bạn trẻ thấy cái nghệ thuật của dân tộc thì đợi chừng nào. Vì lẽ đó, tôi cố gắng cúi đầu viết, cúi đầu nghe những lời dị nghị của các bậc đàn anh, bậc thấy. Tôi nghĩ mình có một cuốn sách dù còn phôi thai đúng giữa rừng sách ngoại quốc đã trưởng thành cũng còn hơn là cứ để cho sách ngoại quốc độc bá ngang tàng như đập vào mặt mình, tức mặt dân tộc mình. Trên thực tế, dù sách còn phôi thai, nhưng tinh thần nó không phôi thai, cách trình bày rõ ràng, chắc chắn giúp các bạn trẻ chúng ta không ít trên bước đường nhìn lại bản sắc quê hương, trên con đường phục hưng cổ tích dân tộc.

Xin thưa cùng quý vị võ sư cổ truyền Việt Nam khắp nước và hải ngoại.

Tôi là tiểu đồ của môn võ dân tộc, trình bầy tập sách nầy theo sở học của tôi dưới mái nhà Việt Nam do Sư Trưởng Trương Thanh Đăng chỉ điểm, tôi không dám cam đoan về những thế võ trình bầy sau đây, là hoàn toàn Việt Nam. Nhưng, tôi nghĩ rằng Sư Trưởng là người học nhiều, hiểu rộng, lại là thân đồ của hai vị cử nhân võ Trương Trạch và Đinh Các (Cát ?), sinh trưởng trong nếp nhà võ dõng, hơn nữa, suốt đời trao luyện võ công hẳn ông biết rõ đây là môn võ Việt Nam chính tông. Một may trong cuốn sách nầy có sự sơ xuất là do chúng tôi quá kém cỏi mà thôi.

Kính thưa Sư Trưởng,

Vì nóng lòng muốn thanh niên hậu tiến biết đến môn võ dân tộc mà Sư Trưởng đã hằng luyện tập và truyền dạy hơn 30 năm nay, tiểu đồ cố gắng soạn tập sách nhỏ nầy trong lúc chưa am hiểu đến nơi đến chốn những điều Sư Trưởng chỉ dạy, kính mong Sư Trưởng niệm tình chỉ dẫn để môn nghệ thuật cổ tích của dân tộc có một chỗ đứng ngang hàng hay cao hơn nghệ thuật nước người. Chúng tiểu đồ cũng như thanh niên cả nước yêu chuộng cổ tích dân tộc thành kính cảm ơn Sư Trưởng.

Các bạn thanh niên,

Để các bạn lãnh hội dễ dàng môn võ quê hương, chúng tôi trình bày thứ tự quyển sách như chương trình tập luyện tại trường :

Khởi đầu thắt đai, bái tổ.

Kế đến tập từng thế Chân Quyền, thuộc Tám Bộ Chân Quyền.

Sau hết hai bài quyền.

Các bạn chỉ có thể tập quyền khi nào đã thuần thục Tám Bộ Chân Quyền, vì nếu không có chân quyền các bạn sẽ không thể học thành môn võ được.

Bây giờ sách đã trên tay, bạn bắt đầu đọc kỹ, tập kỹ để nhận diện được mình, để thấy được hương hồn tiền nhân mình phản phất đâu đây, trong từng thế võ cổ xưa.

Mong các bạn có nhiều tình với cổ tích quê hương, có nhiều nghị lực để trở thành người Việt Nam anh hùng muôn đời nhọc nhằn nhưng bất khuất. Mong rằng các bạn trẻ sẽ lớn lên như những thiên thần Quang Trung, Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, vv... Mong rằng các bạn sẽ thành công.

Mùa mưa dầm năm Mậu Thân
Phan Chấn thanh cẩn bút
1968



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 05-04-2008, 03:03 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
PHẦN THỨ NHẤT

1. LỊCH SỬ

Từ khi dựng nước, người Việt Nam đã phải tranh đấu với ngoại nhân luôn luôn, và đã phải dùng ba tài của dân tộc : tài thứ nhứt là canh tác, tài thứ nhì đối xữ, tài thứ ba là võ nghệ.

Canh tác nuôi dân, dân đẻ ra quân, quân lo giữ nước.

Đối xử giỏi, trong làm an lòng người, ngoài giữ được thể diện quốc gia, tiến thoái uyển chuyển, đúng thời, thế, cơ.

Võ nghệ giỏi cầm quân đánh đuổi kẻ xâm lược, giữ an trăm họ.

Nhin lại sử nhà năm (40-43) hai bà Trưng cầm gươm, cởi voi xung trận đập quân Tàu một vố kinh hồn, sau hai trăm năm (248) bà Triệu không nệ nữ nhi xuất quân tung hoành giết giặc, (968) vua chăn trâu Đinh Tiên Hoàng dạy ba quân đánh roi Trung Bình Tiên, đến đời Lý (1069) Lý Thường Kiệt oai thần hướng mũi về Nam vung tay áo bình Chiêm lập nước, (1073) quật ngược ngọn cước đá bại Tống quân vĩ đại xâm lăng, tiến binh chiếm luôn đất giặc (Lưỡng Quảng), nhà Trần (1804) dấy binh đánh Nguyên, (1418) Lê Lợi khởi nghĩa đất Lam Sơn, (1428) vua Lê mở trường dạy võ cho quan quân, (1771) Hồ Thơm từ Bình Định xông ra đuổi quân Thanh chạy quên giáp ngựa. Gia Long tuyển dụng quan võ, mở khoa thi lấy tú tài, cử nhân, tiến sĩ mãi đến đời Thiệu Trị mới bỏ hẳn.

Thời gian gần hai ngàn năm lịch sử dân tộc ghi bao điều vinh quang cũng như tủi nhục. Nhìn vào sự thịnh suy của triều đại ta nhận biết được sự thịnh suy của võ học, nhưng bao giờ cũng vậy, đất nước vẫn nẩy sanh những nhân tài kiệt liệt, thời bình lo ôn văn luyện võ, khi nước biến loạn cỡi ngựa vung gươm lấy đầu giặc.

Đến giờ, 80 năm thuộc Pháp nhân dân Việt Nam đã phải dùng tầm vong vạt nhọn (roi dài mũi nhọn) chống với súng ống tối tân của giặc. Những trận đánh giành lại chủ quyền dân tộc, các ông Trương Công Định, Phan Bá Vành, vv... đều là những người xuất sắc, Sư Trạch, Hoàng Hoa Thám, Ký Con đều là những người võ dõng vì nước quên mình, nhân dân Việt đời đời ghi nhớ trong lòng.

Tám mươi năm thuộc Pháp là tám mươi năm tranh đấu không ngừng, nhưng rồi vật chất cơ khí tối tiến hóa tạm thắng, tiền tài ngoại nhạn làm tối mắt một số con dân Việt Nam. Võ học Việt Nam bị cấm đoán, bị bỏ quên đến không còn ai dám chủ xướng nâng đỡ. Môn thể thao có tánh cách giải trí vô hại như đánh bốc, đá cầu, đạp xe, đánh banh bong, đánh cầu lông được cổ súy và hỗ trợ, được đem đi dự hội, biểu diễn ... còn môn nghệ thuật giữ nước của tổ tiên thì nằm một xó.

Cũng như Nhật Bản, Đại Hàn (Việt Nam đau thương sắp kết thúc) lòng người Việt Nam đã hướng về cổ tích, đạo đức cổ truyền, dân tộc ta đang nổ lực phát huy bản sắc dân tộc. Võ học Việt Nam được nhiều người quan tâm. Những hội phục hưng võ thuật đã mọc lên, những hội võ thuật được thành lập, vv... Các võ sư Việt Nam trước chia rẽ nay liên kết, vv... Võ Việt Nam đã đến lúc phục hồi.

Võ Việt Nam dậy như ngọn sóng của bão tố sẽ cuốn trôi rác rưới ô uế làm sạch lòng người, làm vẻ vang giống nòi.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 05-04-2008, 03:03 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
2. BẢN SẮC VÕ THUẬT VIỆT NAM

Ai cũng cả quyết Bồ Đề Đạt Ma là tổ sư mọi ngành võ học, ý nói rằng mọi ngành võ học đều do ngài đặt ra. Sự thực chưa hẳn đã đúng như vậy, trước khi Đạt Ma xuất hiện trên đất Trung Quốc người tàu đã biết sử dụng võ khí, cung tên để đánh nhau, đã có võ học, lần về tiền sử, khuyết sử, người Trung Hoa cũng đã có nghệ thuật chiến đấu riêng biệt.

Dân Việt Nam lập quốc hơn 4000 năm, con đường lịch sử nối tiếp xa xưa vẫn không mất đi nét căn bản dân tộc tính, hẳn đã có một ngàng kỹ thuật riêng biệt. Có thể trong đó có phần vay mượn của các nước láng giềng. Văn học một phần lớn vay mượn Hán, Tây, Mỹ, La Tinh. Võ học cũng đã một phần nào ảnh hưởng của Trung Quốc, một nước có nên văn minh cổ cựu. Những Hạc Tấn, Hổ Tấn, Kỵ Mã Tấn, Chảo Mã Tấn, những thế đấm thôi sơn, cú đá bàng long … đều gốc ở quyền Tàu. Dù vậy, không ai có thể nói võ Việt Nam là võ Tàu, Thiếu Lâm, Võ Đang, Côn Lôn, mà đều gọi rành mạch là võ Ta hay võ lâm Việt Nam, võ Cổ Truyền Việt Nam. Võ lâm chỉ môn võ có các động tác giống bắt chước loài thú rừng, có nhiều thế hiểm ác, long hổ báo xà hạc, còn võ cổ truyền là do cổ nhân truyền lại, võ Ta là để phân biệt nó không phải là thứ võ nào khác, cũng như cái Ta thì không thể nào của người khác được. Về điểm khác biệt của võ Ta và võ tàu rất dễ phân biệt nếu là người có kiến thức về võ học. Người ta không thể lầm lộn một bài thảo Thiếu Lâm với bài quyền Thái Cực Đạo Đại Hàn thì cũng không thể lẫn lộn võ Việt Nam với võ Tàu. Đành rằng sự múa quyền đá cước, gạt đỡ, công thủ xem ra như nhau nhưng kỳ thật thì tinh thần nó khác nhau xa. Nếu nhìn kỹ những bài Thần Đồng, Thiền Sư, Phượng Hoàng, Ngọc Trản và những bài quyền Tàu như pho Thập Bát La Hán thuộc Bắc Phái và Thập Nhị Xà Quyền của Nam Phái, hoặc những bài côn Việt Nam Thái Sơn và Hồng Gia Côn Tàu, bài Độc Kiếm Lê Hoa Việt Nam với bài Thái Cực Kiếm, bài roi Trung Bình tiên Việt Nam với bài Trường Xà, thanh đơn đao với bài Bát Quái Đao Việt Nam sánh cùng bài Thái Cực Đao, bài Siêu Bát Quái Việt Nam với bài Thanh Long Yểm Nguyệt Đao, vv… do một người có trình độ biểu diễn ta sẽ nhận được những nét khác biệt của nó.

Sự trưởng thành của nhân dân Việt Nam nói lên được nhờ vào cổ tích tiền nhân, sự tự lập cá nhân, của tập thể Việt Nam là chứng tích của nền nghệ thuật dân tộc.

Quyền cước Việt Nam do tổ Việt Nam chế ra, sự biến hóa tinh diệu không thua quyền Tàu, lại còn thích hợp với khổ người chúng ta. Người Tây khoái ăn thịt bò, khoai tây, bánh mì ; người Tàu ăn mỡ heo cho là ngon ; Đại Hàn ăn dưa cải dầu ớt đỏ cai xé mây xanh cho là khoái khẩu ; những cái đó dân mình đâu có hạp.

Tổ Việt Nam có những kinh nghiệm chiến đấu của người Việt Nam, một nghệ thuật nhỏ chống lớn, ít chống nhiều, không ngoan, quyền biến, lanh lẹ áp chế đối thủ. Duy chỉ có phần nội công không thấy ai nói tới, có lẽ cổ nhân nhận định chân lý là một nên không cần chế cách luyện tập môn công phu nầy, các ngài cứ lấy ngay cách luyện có kết quả chắc chắn của Trung Quốc hoặc của Ấn Độ mà luyện tập.

Nói tóm lại, võ Việt Nam có một bản sắc riêng của Việt Nam, ngoài ra tổ Việt Nam còn biết dung hợp được các công phu của Trung Quốc, Ấn Độ, và đạt đến mức độ tuyệt kỹ. Nhưng một điều cần nên biết là sự thắng bại của các môn sinh với nhau chưa phải là môn võ nào quyết định mà do sự luyện tập chuyện cần, khổ luyện và có chân sư truyền dạy.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 05-04-2008, 03:04 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
. SỰ THÀNH CÔNG

Quyền thuật Việt Nam cổ xưa không có một cấp bực nào rõ rệt từ khi bái sư cho đến lúc thành tài rời sư môn. Và một người được coi như thành tài thì mũi bàn tay đâm thủng chuối cây, lưỡi bàn tay chặt tróc vỏ cây lớn, tung chân đá vỡ bụng ngựa, trâu. Thân pháp có thể vượt qua rào cao, nhảy nóc nhà ngói, mượn sức vật nổi nhỏ qua sông rạch. Cọp beo đối với họ như đàn chó con đối với người thường. Lê Văn Khôi biểu diễn đánh cọp tại thành Gia Định (Phan An) là một bằng cớ dễ nhận nhứt.

Ngày nay, không còn mấy ai đạt đến trình độ khổ luyện như vậy, nhưng rồi đây cao trào võ học bừng dậy, môn võ dân tộc hẵn sẽ sản xuất ra nhiều nhân tài làm sáng mắt đồng đạo võ lâm. Về cấp bậc, cổ nhân quy định đại lược như sau : sơ cấp, trung cấp và cao cấp, trên nữa là khổ luyện tuyệt kỷ. Người mới tập hai ba năm gọi là trình độ sơ cấp, ở trình độ nầy một võ sinh có thể tự vệ với 3 hay 5 địch thủ tầm thường. Trình độ trung cấp từ 4 đến 8 năm, với cấp bực nầy cho phép võ sinh tự vệ hữu hiệu cùng một đối thủ có trình độ tương đương hoặc nhiều binh khí. Từ 9 đến 15 năm được gọi là cao cấp ; học đến cao cấp thì tinh thông quyền thuật, binh khí thập bát ban (Tàu) và Việt Nam có thể xuất sư lập nghiệp. Cao hơn nữa là khổ luyện những công phu, những võ sư, những cao thủ trong thiên hạ. Lắm khi một võ sĩ phải bỏ cả đời mình để luyện tập một công phu để đến khi thành công thì đời người cũng đã xế bóng.
4. ĐỂ TRỞ THÀNH MÔN SINH

Xưa : Trẻ con phải được cha mẹ dẫn đến ra mắt ông thầy, vị thầy ngắm tướng mạo trẻ con xong mới có quyết định thâu nhận hay không. Song đạo đức của cha mẹ cũng cần thiết trong việc này, ông thầy sẽ không bao giờ nhận con một kẻ gian ác làm đồ đệ. Nếu được chấp thuận, cha mẹ con trẻ phải chọn gà trống tơ, một bầu rượu trắng ngon (rượu đế) cho con mang đến nhà thầy ra mắt Tổ (con gà phải luộc chín và còn đủ cả đầu, gan, mề, chân. Ông thầy sẽ coi chân gà để biết rõ tánh ý con trẻ). Trong lễ cúng tổ, con trẻ quỳ lạy trước bàn thờ tổ, sau đó lạy thầy và xưng danh với các anh chị đã học trước. Từ đó đứa nhỏ đã được coi là đồ đệ của thầy. Kể từ ngày hôm sau bắt đầu luyện võ, và mỗi năm có lễ tạ tổ một lần, thường thì võ sinh chung tiền mua sắm heo, gà, vv… làm thịt cúng tổ tại nhà thầy. Ngày hôm đó các môn sinh đấu với nhau kịch liệt để tổ chứng minh sự tiến bộ của họ, đồng thời để cho người làng xã nhận thấy võ nghệ của ông thầy là cao cường.

Ngày nay : Thời đại văn minh hóa nên hầu hết các võ sư đều không thâu nhận đồ đệ theo cách trên. Võ sinh cứ đến võ đường xin đơn, điền tên, họ, vv… dưới 18 tuổi phải có chứng minh của phụ huynh, đóng nguyệt phí vài trăm và luyện tập. Sự việc như vậy làm giảm đi vẻ uy nghi của nghề võ, và làm lạt lẽo tinh thần đồng môn, ý chí tập thể, tình thân thiết thầy, bạn. Thật tệ hại tinh thần văn minh sai cách, chính nó đã làm con người điên đảo, con quên cha mẹ, an hem không nhìn mặt nhau, thầy trò không tình nghĩa, tổ tiên bị bỏ quên. Sự cúng quảy, giỗ chạp là ngày nhớ đến cố nhân, là giờ phút tưởng niệm công lao tiền nhân, là ngày suy nghĩ lại cá nhân mình từ đâu mà có, từ đâu mà đến. Thế mà, vì ngu xuẩn chạy theo cái văn minh tiện nghi mà quên hết, mà vong thân, mà mất gốc, vv… Sự tệ hại ấy đã làm hư đi nên đạo lý cổ truyền dân tộc. Tuy thế còn nhiều vị tuổi tác vẫn giữ được nề nếp, tiêu biểu tại Saigon như trường Sa Long Cương vẫn giữ được lễ cúng tổ, sư trưởng vẫn coi giò gà mặc dù sư trưởng là tín đồ Công Giáo
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 05-04-2008, 03:06 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
5. VÕ HỌC

Võ phục là một trang trí cho người võ sinh, mặc võ phục vào, đứng trên sân tập ta cảm thấy mình là một người mới, một người xa với người hồi nãy, ta thấy trong người như rạo rực, sinh lực muốn phát hiện bằng những cú đấm, cú đá hay muốn hét to lên một tiếng, ta thấy mình cách biệt hẳn cái thế giới bon chen lợi danh bên ngoài.

Tuỳ từng môn phái võ thuật, ngưới võ sinh được mặc những võ phục khác nhau. Những môn võ Nhật, Đại Hàn mặc võ phục giống nhau, quần dài, áo tay dài, thắt đai cứng, đi chân không. Từ bộ võ phục toát ra vẻ cương mãnh. Người võ sinh mon võ Việt Nam (tại Sa Long Cương) được phục sức hết sức giản dị : một quần đùi, một áo thun (mai-ô) tay ngắn, một chiếc đai mêm rộng 0,40 m (được xếp làm tư khi thắt) dài 2,6 m (người nhỏ con hoặc trẻ em ngắn hơn), một đôi giày bố đen. Khi mặc bộ võ phục nầy người võ sinh thấy mình vô cùng nhỏ bé trước vũ trụ bao la, thấy mình ít oi, thấy mình khiêm tốn. Từ đó, võ sinh có ý chí sẽ vươn lên, sẽ cố gắng trao luyện những điều thầy chỉ dạy. Khi nào được thầy thăng lên chức võ sư, sẽ được mặc quần dài và thắt đai để gút chính giữa. Nữ võ sinh được mặc quần dài.

Những điều lợi trong cách phục sức đơn giản : Tinh thần võ sinh không kiêu căng, những đòn đấm đá không nhờ vào quần áo dày phát ra sức gió làm võ sinh thấy mình yếu ớt nên phải cố gắng nhiều hơn, với đôi giày, võ sinh sẽ không bỡ ngỡ khi mặc thường phục trong lúc bắt buộc phải dụng võ.

Đối với những người tự luyện, võ phục không phải là thứ tối cần thiết, mà điều cần thiết chính là tinh thần và ý chí quyết thắng. Những người tài giỏi ẩn cư luyện tập không mang một màu đai, một thứ võ phục nào. Điều cốt yếu của võ học là tập luyện và tìm hiểu thấu lý những đòn thế mà vị thầy giảng dạy cho mình, sau đó mình mới nhìn thấy những sự sáng ở trong lòng mình. Những người tập luyện mà không biết suy nghĩ thì dù cho họ có học hành bao lâu, bao nhiêu bài bản cũng đến bỏ xó chứ chẳng ích gì.
6. CÁCH MẶC VÕ PHỤC

1. Mặc áo bỏ trong quần, mang giày, tay phải cầm đai đã được xếp làm tư.
2. Tay trái cầm đầu đai đặt trước bụng và giữ chặt.
3. Tay phải vòng ra sau và luồn ra phía trước trên phần đai đã đặt từ trước (hình 1)
4. Tay phải tiếp tục cho ra sau làm một lần nữa khi ra tới trước hai đầu di cột tréo nhau, sau cùng cột gút lại bên hông trái (hình 2)
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
4vn.eu, Đinh tấn, Đinh tấn, đòn đá gót, đứng tấn, đinh tấn, đinh tấn trái, bat bo thoat chien quyen, bát bộ chân chuyền, bát quái chân quyền, bộ tấn, cach dung tan, cách đứng tấn, dinh cap luu manh, dinh tan, dung trung bình tan, hac tan, hổ hình quyền, hạc tấn, hổ lập bình dương, pham nhan tu tien, phan chan thanh, phan chấn thanh, phan chấn thanh là ai, sach vo binh dinh pdf, salongcuong nghia, tan trung binh, tap dung trung binh tan, tap xuong tan, tập đứng tấn, tập xuống tấn, thế trung bình tấn, thế võ bình định, the tap dung tấn, the trung binh tan, trung bình tấn, trung bình tấn, trung binh đứng tấn, trung binh tan, trung binh tan lau, trung binh tan., trung binh tấn, võ bình định pdf, võ công thiếu lâm, vo binh dinh, vo su phan chan thanh, vo thuat binh ?dinh, vo thuat binh dinh, vo thuat binh dinh gia, vobinhdinh, vu dong can khon



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™