Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Văn Học Nghệ Thuật > Tác Phẩm Văn Học > Văn Học Nước Ngoài > Tiểu thuyết
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 06-06-2008, 08:27 AM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Bản du ca cuối cùng của loài người không còn đất sống - Erich Maria Remarque

Lão Hoại Đản đã pót cái truyện này ở box ngoài. Đây là một truyện rất hay mà lão í chỉ cho link. Xin phép lão ta post nguyên bản vào đây.

Chương 1

Đang ngủ say, Kern giựt mình nhổm phắt lên, nghe ngóng. Như tất cả những kẻ bị tróc nã, Kern tỉnh hẳn ra, sẵn sàng chạy trốn. Ngồi bất động trên giường, hơi nghiêng người một bên, anh nghĩ tới cách đào thoát một khi thang lầu bị chận.
Căn phòng ở tận lầu tư. Cửa sổ mở ra sân chẳng có bao lơn nên không thể từ đó đu mình tới ống máng. Thế là không thể trốn thoát qua ngả đó. Chỉ còn một cách duy nhứt là băng qua hành lang để chạy tới vựa lúa, và từ đó, vượt mái ngói sang nhà bên cạnh.
Kern nhìn xuống mặt đồng hồ dạ quang. Năm giờ hơn. Trời vẫn còn tối trong phòng, hai tấm vải trải giường gần đó làm thành hai đốm mờ. Anh chàng Ba Lan nằm sát tường đang ngáy.
Nhẹ nhàng và cẩn thận, Kern bước xuống giường, rón rén tới cửa. Ngay lúc đó, người nằm trên chiếc giường giữa phòng động đậy, hỏi nhỏ:
- Chuyện gì vậy?
Kern không đáp, áp sát tai vào cửa. Người vừa hỏi đứng lên. Anh ta mò tìm trong đống đồ treo ở thanh giường sắt. Ánh đèn bấm bật lên, một vũng sáng tròn mờ nhạt rọi vào cánh cửa màu nâu và một phần người của Kern với chiếc quần đùi nhầu nát và mái tóc rối bù. Người cầm đèn bấm bực mình, hỏi:
- Ê, chuyện gì vậy?
Kern đứng thẳng lên:
- Không hiểu. Tôi giựt mình vì nghe có tiếng động.
- Tiếng động? Nhưng tiếng động gì, đồ ngu?
- Có tiếng động ở tầng dưới. Tiếng người nói, hay tiếng bước chân gì đó, không rõ lắm. Người cầm đèn bấm bước xuống giường, đi tới cửa. Anh ta mặc áo sơmi vàng nhạt, dài gần tới gối còn ló ra đôi chân rắn chắc đầy lông lá. Hắn hỏi Kern:
- Ở đây bao lâu rồi?
- Hai tháng.
- Có lần nào bị bố ráp chưa?
Kern lắc đầu.
- Hừ, vậy là nghe lầm rồi. Người ta đáng rắm ban đêm chắc cũng tưởng là tiếng sấm.
Anh ta chiếu đèn vào mặt Kern:
- Mấy tuổi rồi? Chắc hai mươi? Dân tị nạn hả?
- Đúng.
Anh chàng Ba Lan ngồi ở góc phòng lè nhè:
- Jesus Christus tso siem Stalo.
Người mặc áo sơmi đưa ánh đèn về phía đó, một bộ râu rễ tre, một cái miệng há hốc và hai con mắt mở to dưới đôi chân mày rậm hiện ra. Người cầm đèn bấm gừ gừ:
- Câm miệng lại, Ba Lan! Chúa đã chết từ lâu!
- Tso?
Kern vụt chạy lại giường:
- Rồi, họ đang tới. Mình phải vượt mái nhà.
Người cầm đèn bấm xoay tròng người thật nhanh. Tầng dưới có tiếng cửa mở tung và tiếng người xôn xao.
- Ê, chạy đi Ba Lan! Cảnh sát tới!
Anh ta quơ lấy đồng hồ trên giường, hỏi Kern:
- Biết đường hả?
- Biết. Bên phải, dọc theo hành lang. Lên thang lầu phía sau bồn nước.
- Được rồi, dông! Anh ta vừa nói vừa nhè nhẹ mở cửa ra. Gã Ba Lan lẩm bẩm:
- Matka boska.
- Câm miệng! Nhớ là không được khai gì cả, nghe chưa?
Kern và người mặc sơmi băng qua hành lang bẩn thỉu. Họ bước nhẹ đến nỗi còn nghe được tiếng nhỏ giọt tí tách của vòi nước khóa không được chặt.
- Qua bên này.
Kern vừa bảo nhỏ vừa lách vào góc quanh và chạm phải vật gì đó khiến người lảo đảo. Vừa kịp nhận ra viên Cảnh sát trước mặt, Kern toan quay người lại thì bị đánh mạnh vào tay.
- Đứng yên! Đưa tay lên!
Kern buông đống đồ xuống, khuỷu tay trái đau buốt, cả cánh tay tê dại. Người mặc sơmi vừa định chồm tới thì một họng súng chĩa vào ngực. Anh ta từ từ đưa hai tay lên.
- Quay lưng lại. Tới đứng trước cửa sổ.
Người Cảnh sát cầm súng bảo đồng nghiệp:
- Xét xem chúng có gì không?
Viên Cảnh sát thứ hai lục soát trong đống đồ một lúc lâu:
- Ba mươi lăm Đức kim, một đèn bấm, một ống điếu, một con dao, một cái lược bẩn, hết.
- Có giấy tờ gì không?
- Hai ba lá thơ hay cái gì giống như vậy.
- Giấy thông hành?
- Không.
Người Cảnh sát cầm súng lườm lườm:
- Giấy thông hành đâu?
Kern đáp gọn:
- Không có.
- Biết quá mà.
Rồi chĩa súng vào lưng người mặc áo sơmi, viên Cảnh sát đổi giọng:
- Còn mày, thông hành đâu? Bộ chờ tao dạy cho cách mở miệng hả?
Hai người lính nhìn nhau. Người không có súng phá lên cười. Người kia liếm môi rồi gằn từng tiếng một:
- Được lắm, coi đây, thằng du đãng, đồ ma cô…
Viên Cảnh sát bỗng ngưng ngang, tung một quả đấm như búa bổ vào cằm người mặc sơmi. Suýt ngã té nhưng người mặc sơmi gượng lại rồi lặng nhìn viên Cảnh sát. Kern chưa hề thấy một cái nhìn như thế.
Viên Cảnh sát gầm gừ:
- Không nói hả? Mầy còn đợi…
- Không có.
- Không có – người Cảnh sát nhại lại – Thấy không, nó bảo không có giấy thông hành. Đồ vô lại! Mặc đồ vào, mau lên!
Một toán Cảnh sát chạy rầm rập dài theo hành lang. Các cửa phòng bị đẩy bật tung ra. Một sĩ quan Cảnh sát tới:
- Chuyện gì đây?
- Hai tên này định bay qua mái nhà.
Viên sĩ quan nhìn hai kẻ bị bắt. Anh ta còn trẻ, mặt gầy và xanh mét, râu mép được cắt tỉa cẩn thận và bốc mùi nước hoa. Kern nhận ra ngay đó là loại nước hoa 4711. Gia đình Kern chế tạo nước hoa nên anh ta phân biệt dễ dàng.
Viên sĩ quan ra lệnh:
- Phải đặc biệt để ý hai tên này. Còng chúng lại.
Người mặc áo sơmi đột nhiên hỏi:
- Cảnh sát thành Vienne có được quyền đánh đập những người bị bắt giữ không?
Viên sĩ quan đáp gọn:
- Còn nhiều quyền hơn.
- Thôi, đi!
Kern và người kia mặc quần áo vào. Người Cảnh sát không có súng móc còng ra:
- Lại đây, các con. Mang còng cũng như mang bao tay vậy thôi.
Thép chạm vào tay nghe lành lạnh. Lần đầu tiên Kern bị còng. Những vòng thép không hề gây trở ngại lúc đi. Nhưng Kern có cảm tưởng như không phải chỉ có hai cổ tay bị xích.
Bên ngoài, trời đã sáng mờ. Hai chiếc xe Cảnh sát dừng lại trước ngôi nhà. Steiner, người bị bắt chung với Kern – nheo mắt:
- Một đám tang thượng hạng, phải vậy không cậu bé?
Kern không trả lời, cố che đôi tay bị còng vào vạt áo. Một vài gã bán sữa tươi tò mò đứng lại xem. Trong khuôn cửa tối mờ, một vài bóng người xuất hiện. Có tiếng cười chế nhạo giọng đàn bà.
Khoảng ba mươi người bị bắt lên xe, những chiếc xe Cảnh sát không mui. Hầu hết đều ngoan ngoãn trèo lên, trừ bà lão chủ nhà trọ, mập béo, trạc năm mươi tuổi. Vài tháng trước, bà ta đã cho sửa sang đôi chút hai tầng lầu trên của ngôi nhà tồi tàn thành một nơi ở trọ. Rồi tiếng đồn lan mau là người ta có thể đến trọ nơi đó mà không cần có giấy tờ hợp lệ mà cũng chẳng phải khai báo gì cả. Trong tất cả những người ở trọ chỉ có bốn người khai báo: một gã bán hàng rong, một chuyên viên trừ chuột và hai ả điếm. Những kẻ ở lậu chỉ trở về lúc ban đêm. Hầu hết đều là dân tị nạn hay di dân từ Đức, Ba Lan, Ý và Nga tới.
Viên sĩ quan bảo bà chủ nhà trọ:
- Thôi lên mau đi. Chút nữa tới bót rồi giải thích.
Bà chủ nhà trọ rít lớn:
- Tôi phản đối.
- Được rồi, muốn phản đối bao nhiêu cũng được. Nhưng bây giờ thì phải lên xe.
Hai Cảnh sát viên kéo tay bà ta đẩy lên. Viên sĩ quan nhìn về phía Kern và Steiner:
- Coi chừng hai tên đó.
Steiner lên xe:
- Cám ơn.
Kern bước lên theo. Xe nổ máy. Một giọng đàn bà từ phía một cửa sổ kêu lớn:
- Vĩnh biệt, nghe!
Rồi một giọng đàn ông vang tới:
- Giết hết bọn di dân khốn nạn đó đi. Như vậy đỡ khỏi phải nuôi.
Xe chạy khá nhanh vì đường phố vẫn còn thưa vắng. Khoảng trời phía sau các dãy nhà như lùi lại, đang bắt đầu sáng tỏ với màu xanh trong, nhưng những người bị giam bó trên xe chỉ là một khối mờ ảm đạm như cành liễu mùa thu. Một vài Cảnh sát viên gặm bánh mì thịt và uống cà phê trong bình đựng nước.
Gần tới cầu Aspern, một chiếc xe rau cải băng qua đường. Các xe Cảnh sát thắng gấp rồi gia tăng tốc độ. Ngay lúc đó, một người bị bắt trên chiếc xe thứ hai nhảy xuống. Cả một thân người rơi phịch trên mặt đường.
Người tài xế hô to:
- Dừng lại. Bắn ngay, nếu nó chạy.
Chiếc xe thắng lết. Một số Cảnh sát viên trên xe nhảy phóc xuống, chạy tới nơi. Gã tài xế quay nhìn ra sau. Thấy người kia vẫn còn nằm bất động, hắn lui xe lại.
Người toan đào tẩu nằm ngửa giữa đường, gáy chạm vào một hòn đá. Ông ta nằm đó, chiếc áo ngoài mở rộng, tay chân dang thẳng ra trông như một con dơi khổng lồ vừa bị hạ. Viên sĩ quan hét lớn:
- Lôi nó dậy.
Hai người Cảnh sát khom xuống. Rồi một người đứng lên:
- Chắc gãy xương, hết đứng nổi nữa.
- Đứng không nổi hả? Lôi nó dậy.
Người Cảnh sát đánh Steiner lúc nãy thản nhiên bảo:
- Cho nó một đá là nó đứng dậy ngay.
Người nằn dưới đường rên nhỏ. Một Cảnh sát viên lắc đầu:
- Không dậy được đâu. Đầu ông ta chảy máu.
Gã tài xế xuống xe, càu nhàu:
- Quân ăn hại!
Rồi hắn ngước lên những người còn trên xe, trợn mắt:
- Ngồi yên nghe không! Đồ khốn kiếp! Rắc rối mãi!
Chiếc xe lúc đó đã đậu sát người bị thương. Từ trên nhìn xuống, Kern nhận ra kẻ toan chạy trốn đó là một người Do Thái – Ba Lan ốm yếu, râu xám bạc. Kern đã từng nhiều lần ở cùng phòng với con người già nua đó. Anh còn nhớ hồi khuya, ông lão đứng bên cửa sổ lâm râm cầu nguyện với một xâu bùa trên tay. Ông ta sống với nghề bán dạo các ống chỉ may, dây nhợ, và đã từng bị trục xuất ba lần khỏi nước Áo.
Viên sĩ quan hất hàm:
- Đứng lên! Tại sao nhảy xuống xe? Bộ sợ lắm rồi hả? Ăn trộm hay giựt dọc?
Ông lão máy môi, mắt mở to nhìn viên sĩ quan.
- Sao, ông ta nói gì?
Người Cảnh sát đang quỳ một chân bên cạnh ông ta, đáp:
- Ông ta bảo là quá sợ.
- Sợ. Dĩ nhiên. Sao không bảo là đã giết cha, giết mẹ? Ông ta nói gì?
- Ông ta nói là chẳng làm gì đáng trách cả.
- Tất cả đều nói vậy. Bây giờ làm sao đây?
Từ trên xe, Steiner bảo:
- Phải gọi bác sĩ.
Viên sĩ quan lườm:
- Câm! Tìm đâu ra bác sĩ giờ này? Cũng không thể để nằm giữa đường. Rồi thế nào cũng có người đổ lỗi cho Cảnh sát.
Steiner lại nói:
- Nên đưa vào nhà thương. Cần đưa gấp.
Viên sĩ quan do dự vì biết rằng ông lão đang bị thương rất nặng nên quên nạt Steiner.
- Nhà thương! Họ không nhận đâu. Phải có giấy nhập viện. Trước hết còn phải làm phúc trình.
Steiner nói:
- Đưa vào bệnh viện Do Thái. Họ không cần giấy nhập viện, không cần phúc trình. Cũng không cần phải có tiền.
Viên sĩ quan nhìn anh ta không chớp mắt:
- Sao biết rõ vậy, hả?
Một Cảnh sát viên đề nghị:
- Nên đưa tới một trạm cứu cấp. Ở đó luôn luôn có y tá trực hoặc một bác sĩ. Họ sẽ lo những gì cần thiết, mình kể như phủi tay.
- Tốt, khiêng ông ta lên. Tới đó để một người ở lại canh. Đủ chuyện rắc rối.
Những người Cảnh sát đỡ ông lão dậy. Ông ta rên rỉ, mặt xám xịt. Họ đặt ông lên sàn xe. Ông lão giựt mình, mắt mở to. Một cái gì khác thường hiện ra trong ánh mắt, trên khuôn mặt thống khổ thù hận. Viên sĩ quan cắn môi:
- Ngu quá! Từng tuổi đó mà còn dám nhảy trong lúc xe đang chạy. Thôi, nổ máy đi. Chạy từ từ.
Phía dưới đầu ông lão, máu từ từ đọng vũng. Những ngón tay trơ xương cào nhẹ sườn xe. Môi lần lần co lại, lộ rõ mấy chiếc răng, trông giống như phía sau khuôn mặt đang nhăn nhó vì đau đớn đó, một kẻ nào khác đang mỉm cười câm lặng và khinh bạc.
Người Cảnh sát lúc nãy quỳ bên cạnh ông lão bây giờ lại quỳ xuống nâng đầu ông lên cố giữ cho khỏi chạm vào sàn và xe nhồi lắc. Một lúc khá lâu, người Cảnh sát nói:
- Ông ta bảo muốn đi tìm mấy con vì chúng nó sắp chết đói.
- Khùng, làm sao chết đói được. Chúng nó ở đâu?
Người Cảnh sát khom mình sát xuống rồi ngẩng lên:
- Ông ta không chịu nói, sợ chúng bị trục xuất vì không có giấy tờ cư trú.
- Lại kiếm chuyện. Ông ta nói gì nữa?
- Ông ta xin thiếu úy thứ lỗi.
Viên sĩ quan ngạc nhiên:
- Sao?
- Ông ta xin thứ lỗi vì đã gây phiền phức.
- Thứ lỗi, lại chuyện lạ gì nữa đây?
Viên sĩ quan lắc đầu, nhìn sững ông lão.
Xe dừng lại trước trạm cứu thương. Viên sĩ quan ra lệnh:
- Đưa ông ta vào. Nhưng phải coi chừng. Rohde, ở lại đây cho đến khi tôi điện thoại tới.
Một số Cảnh sát viên đỡ ông lão dậy. Steiner nghiêng mình tới:
- Ông già, chúng tôi sẽ tìm thấy mấy đứa nhỏ. Bọn này sẽ giúp chúng, nghe rõ không?
Ông lão nhắm mắt lại, rồi mở ra. Ba người Cảnh sát khiêng ông ta vào trạm. Cánh tay người bị thương đong đưa, kéo lê trên thềm đường. Một lúc sau, mấy người Cảnh sát trở ra và lên xe. Viên sĩ quan hỏi:
- Có nói thêm gì nữa không?
- Không. Hoàn toàn hôn mê. Nếu gãy xương sống, chắc không lâu.
- Kệ. Vậy là bớt đi một tên Do Thái.
Người Cảnh sát đánh Steiner lúc nãy vẫn nói giọng thản nhiên trong khi viên sĩ quan lẩm bẩm:
- Xin mình tha lỗi. Kể cũng lạ…
Steiner chen vào:
- Nhất là giữa thời buổi này.
Viên sĩ quan như chợt tỉnh:
- Có câm miệng lại không? Đợi khóa lại hả?
Những người bị bắt được giải tới Cục Cảnh sát Elisabeth. Kern và Steiner được tháo còng ra, đi theo những người kia vào một gian phòng rộng lớn, chìm trong bóng tối. Hầu hết đều ngồi im lặng. Họ đã quá quen với cảnh đợi chờ. Chỉ có bà chủ trọ mập mạp là không ngừng kể lể.
Chín giờ, từng người một được gọi đi. Kern bước vào mộ căn phòng có hai Cảnh sát viên, một thư ký mặc thường phục, viên sĩ quan và ông Trưởng.
Cục Cảnh sát khá lớn tuổi. Ông trưởng Cục ngồi trên chiếc ghế dựa bằng gỗ, hút thuốc.
Ông bảo viên thư ký:
- Lấy lý lịch.
Người thư ký gầy đét như một con cá hộp nhưng giọng to sang sảng:
- Tên họ?
- Ludwig Kern.
- Sanh ngày?
- 30 tháng 11 năm 1914 tại Dresden.
- Quốc tịch Đức?
- Không có quốc tịch. Người ta đã lấy lại.
Người Trưởng Cục nhìn Kern:
- Mới hai mươi mốt tuổi? Phạm tội gì?
- Không có tội gì cả. Người ta rút quốc tịch lại vì cha tôi. Lúc đó, tôi còn vị thành niên nên cũng bị rút luôn.
- Nhưng tại sao bị rút?
Kern không muốn trả lời ngay. Cả một năm di trú đã dạy cho Kern phải cân nhắc từng chữ trước khi trả lời.
- Người ta vu cáo cha tôi chống chế độ.
- Do Thái?
- Cha tôi. Không phải mẹ tôi.
- À hà!
Ông Trưởng Cục bùng tàn thuốc xuống đất:
- Tại sao cậu không ở lại nước Đức?
- Họ lấy giấy thông hành của chúng tôi lại và trục xuất. Nếu còn ở lại đó, chúng tôi sẽ bị giam. Thà sống ở một nước ngoài còn tốt hơn.
Ông Trưởng Cục cười ra điều thích thú:
- Cũng phải… Nhưng cậu làm thế nào để vượt biên giới không có giấy thông hành?
- Vào lúc đó, chỉ cần có giấy cư trú là vượt được biên giới Tiệp Khắc và sống trong vùng đó. Tôi vẫn còn giữ một tấm. Chứng chỉ đó cho phép chúng tôi lưu trú tại Tiệp ba ngày.
- Và sau đó?
- Sau đó chúng tôi được cấp giấy lưu trú ba tháng. Hết hạn là phải đi ngay.
- Cậu tới Áo bao lâu?
- Khoảng ba tháng.
- Tại sao không đi khai báo?
- Vì đi khai là bị trục xuất ngay.
- À! – Ông Trưởng Cục vỗ nhẹ vào tay ghế – Làm sao cậu biết rõ như thế?
Kern không muốn kể lại là anh và cha mẹ, lần đầu tiên vượt biên giới Áo, đã đến khai báo với nhà chức trách. Ngay trong hôm đó, cả ba đều bị đuổi trở lại. chính vì vậy mà lần sau họ không khai báo nữa.
Kern hỏi lại:
- Nhưng không phải đúng như vậy sao?
Gã thư ký xẵng giọng:
- Không có quyền hỏi ngược lại.
Ông Trưởng Cục hỏi tiếp:
- Cha mẹ cậu đâu?
- Mẹ tôi đang ở Hunggari nhờ gốc gác Hung nên được cấp giấy lưu trú ngay. Cha tôi bị bắt và bị trục xuất lúc tôi không có ở khách sạn nên không rõ.
- Cậu làm nghề gì?
- Sinh viên.
- Sống bằng cách nào?
- Tôi còn một ít tiền.
- Bao nhiêu?
- Mười hai Đức kim. Còn một ít nhờ bạn bè giữ giùm.
Sự thật Kern không có quá mười hai Đức kim. Đó là tiền mà anh đã tìm được nhờ bán dạo xà bông và nước hoa. Tuy nhiên, nếu nói rõ ra, Kern sẽ bị phạt về tội hành nghề bất hợp pháp.
Ông Trưởng Cục Cảnh sát đứng lên ngáp dài:
- Thôi, xong chưa?
Gã thư ký đáp:
- Còn một tên nữa. Hay nói nhưng chẳng có gì.
Ông Trưởng Cục nhìn viên sĩ quan:
- Chỉ là những kẻ nhập cảnh lậu. Chắc không phải âm mưu của Cộng sản. Ai tố cáo?
- Một chủ nhà trọ khác. Cạnh tranh nghề nghiệp.
Ông Trưởng Cục cười to. Thấy Kern vẫn còn đứng đó, ông ta bảo:
- Thôi, xuống dưới đi. Chắc cậu đã biết là phải bị giam mười lăm ngày rồi trục xuất – Ông ta lại ngáp dài – Phải kiếm cái gì ăn và uống một ly bia cho tỉnh táo.
Kern bị đưa tới một phòng giam hẹp hơn lúc nãy. Ngoài anh ra, còn năm người khác trong số có anh chàng Ba Lan cùng ở chung phòng trọ. Khoảng mười lăm phút sau, Steiner được dẫn vào. Anh lại ngồi gần Kern.
- Lần đầu tiên bị nhốt hả cậu bé?
Kern gật đầu.
- Mới bị giam mà ủ rũ như một tên sát nhân à?
Kern mím môi:
- Cũng gần như thế. Nhà tù… tôi vẫn giữ những cảm nghĩ lúc trước.
Steiner lắc đầu:
- Cậu nên nhớ đây chưa phải là nhà tù. Chỉ mới bị câu lưu thôi. Nhà tù… còn phải chờ ít lâu.
- Còn anh, đã bị tù chưa?
- Rồi. Chỉ lần đầu là đã nếm đủ mùi và nhớ mãi. Nhưng về sau thì quen đi. Đặc biệt là trong mùa Đông, hoàn toàn bình yên. Một người không có thông hành là một bản án tử hình treo. Nếu không chịu đựng nổi chỉ còn tự sát.
- Nhưng trường hợp có giấy thông hành? Có giấy thông hành cũng chưa phải là sẽ được phép hành nghề ở nước ngoài.
- Dĩ nhiên là không. Nhưng ít ra nhờ đó mà mình được quyền chết đói một cách bình yên. Khỏi phải lúc nào cũng nơm nớp sợ.
Kern nhìn sững một chỗ phía trước.
Steiner vỗ vai Kern:
- Ngẩng đầu lên, bé con! Cậu còn có hy vọng sống trong thế kỷ hai mươi, thế kỷ của văn minh, tiến bộ và tình người.
Một người nhỏ thó, sói đầu, ngồi trong góc phòng bỗng lên tiếng:
- Bộ họ không cho mình ăn uống gì hả? Cũng chẳng có cà phê.
Steiner quay lại:
- Cứ gọi tên hầu bàn là có ngay bốn món ăn. Cả trứng cá thu cũng có.
Anh chàng Ba Lan chắc lưỡi:
- Đồ ăn ở đây rrất rrất tệ.
Steiner nhìn anh ta:
- A, người của Jesus Christ. Quen ở tù rồi hả?
Anh chàng Ba Lan lặp lại:
- Rrất rrất tệ và rrất rrất ít…
Gã đầu sói nhăn mặt:
- Chết rồi. Tôi còn một con gà quay trong vali. Chừng nào họ thả mình ra?
Steiner thản nhiên:
- Trong vòng mười lăm hôm. Đó là giá biểu thông thường của những di dân không có giấy tờ hợp lệ. Có phải vậy không, Jesus Christ?
Anh chàng Ba Lan xác nhận:
- Mười lăm ngày hoặc nhiều hơn. Rrất rrất ít đồ ăn. Rrất tệ, súp chỉ toàn là nước.
- Vậy là chết rồi. Con gà của tôi thiu mất. Trời! Hai năm mới có được một con gà. Phải dành dụm từng xu. Định làm một phát ngon lành.
Steiner châm chọc:
- Hãy chờ tới tối rồi rên la. Cứ tưởng như ông bạn đã ăn rồi là đỡ khổ ngay.
Gã đầu sói nhìn Steiner, giận dữ:
- Sao? Bạn nói gì? Đừng lẩm cẩm chớ! Tôi còn định để dành một cái đùi cho sáng hôm sau.
- Vậy thì cứ chờ tới trưa mai.
Anh chàng Ba Lan chen vào:
- Với tôi thì không quan trọng. Không bao giờ ăn thịt gà.
- Dĩ nhiên là không quan trọng với bạn vì bạn làm gì có được con gà quay như tôi.
- Dầu cho có, cũng không quan trọng. Không bao giờ ăn thịt gà. Aên là mửa – Anh chàng Ba Lan vuốt râu – Với tôi con gà là không quan trọng.
Gã đầu sói tru tréo:
- Ê, tôi không hỏi tới nghen!
Anh chàng Ba Lan thích thú:
- Ngay như con gà ở đây tôi cũng không ăn.
- Trời ơi, mấy người ở đây có ai nghe nói như vậy không – Người chủ con gà quay vừa nói vừa bụm mặt.
Steiner cảm hứng:
- Ông bạn Ba Lan là một triết gia gà. Nè, có ăn gà tiềm không?
Anh chàng Ba Lan quả quyết:
- Không.
- Gà nướng?
- Nhứt định không ăn gà.
Người chủ con gà quay chịu không nổi:
- Đừng làm tôi điên lên.
Steiner vẫn ung dung hỏi anh chàng Ba Lan:
- Nhưng còn trứng gà, có ăn không?
- Trứng gà hả? Trứng gà thì… tuyệt. Rrất rrất ngon.
- Lạy Chúa! Con gà vẫn có chỗ yếu.
Anh chàng Ba Lan phản đối ngay:
- Trứng gà rrất rrất ngon. Bốn, sáu, mười hai trứng: sáu trứng trụng nước sôi, sáu trứng chiên sống. Thêm khoai tây chiên. Ưø, chiên với mỡ heo.
Gã con gà rên rỉ:
- Im đi! Đóng đinh nó! Chịu hết nổi rồi!
Một âm thanh ấm và trầm pha lẫn giọng Nga từ góc phòng vọng ra:
- Xin quý vị bớt cãi vã về một vấn đề không có thực. Tôi đã lén đem vào được một chai Vodka. Quý vị có vui lòng dùng chút ít không? Rượu sưởi ấm trái tim và lắng dịu tinh thần.
Người Nga vừa nói vừa mở nút chai rượu. Ông ta uống một ngụm rồi trao cho Steiner.
Steiner cũng uống một ngụm rồi trao chai cho Kern. Kern lắc đầu. Steiner bảo:
- Uống đi cậu bé. Phải tập thích nghi hoàn cảnh.
Anh chàng Ba Lan chêm vào:
- Rượu Vodka rrất rrất ngon.
Kern ngượng ngạo uống một ngụm và trao chai cho người Ba Lan. Anh chàng tu một hơi dài khiến gã Con Gà sợ hết vội giựt chai ra.
- Bộ uống hết một mình, hả?
Anh ta vội vã nốc nhiều ngụm rồi phân trần với người Nga:
- Thấy không, gần cạn chai rồi.
Người Nga tỏ ra lịch sự:
- Không sao. Tới chiều là tôi sẽ được tự do rồi.
Steiner hỏi:
- Thật à?
Người Nga hơi nghiêng đầu tới:
- Rất tiếc là tôi không hề nói dối. Là dân Nga nên tôi có giấy thông hành Nansen.
Anh chàng Con Gà bỗng lễ độ:
- Giấy thông hành Nansen. Như vậy ông bạn thuộc giai cấp quý tộc trong xã hội của những người mất quê hương.
Người Nga nhã nhặn:
- Xin chia buồn vì anh bạn không được may mắn lắm!
Steiner phản ứng:
- Có gì đâu. Các người đi trước và tới trước. Cả thế giới thương xót các người vì các người chỉ là một con số ít so với bọn này. Thế giới cũng thương hại bọn nầy nhưng càng ngày bọn này càng đông hơn nên trở thành phiền toái.
Người Nga nhún vai rồi chìa chai rượu sang người cuối cùng trong phòng giam nãy giờ chưa lên tiếng.
- Xin ông vui lòng uống một ít cho ấm áp.
Anh chàng im lặng từ chối:
- Cám ơn, tôi không phải là người trong giới các bạn.
Tất cả đồng loạt quay nhìn hắn.
- Tôi có giấy thông hành còn hiệu lực, một tổ quốc, một chứng chỉ cư trú và một giấy phép hành nghề.
Tất cả đều tròn mắt. Người Nga thở ra và ngập ngừng:
- Xin lỗi… Nhưng tại sao ông bạn bị bắt?
- Vì nghề nghiệp. Tôi không phải là dân tịn nạn vô gia cư, không giấy tờ hợp pháp. Tôi là chuyên viên móc túi biết tự trọng và cũng là một cây bạc lận.
Buổi trưa, họ được cho ăn súp đậu nhưng không có đậu. Buổi chiều cũng thế, nhưng được thêm một mẩu bánh mì và một ít cà phê. Tới bảy giờ, cửa mở ra. Người Nga được gọi trả tự do đúng như ông ta tiên đoán. Ông ta chào từ biệt từng người như đã là bạn chí thiết, rồi nói riêng với Steiner:
- Trong mười lăm hôm nữa, tôi sẽ ghé quán Sperler. Có lẽ là bạn đã được thả và tới đó. Không chừng tôi sẽ có một vài tin hay.
Tới tám giờ, gã đánh bạc lận đã có vẻ muốn giao thiệp với những người kia. Hắn lấy một bao thuốc lá ra mời. Tất cả đều vui trong khói thuốc. Bóng tối và những đốm lửa đỏ trên đầu thuốc tạo thành một không khí gia đình. Gã móc túi cho biết là đã bị bắt vì nhà chức trách muốn điều tra xem trong vòng sáu tháng qua, anh ta có làm ăn một cú nào không. Vẫn theo anh ta thì họ không tìm ra được một bằng chứng nào. kể chuyện mình xong, anh chàng móc túi kiêm đánh bạc lận đề nghị chơi bài. Vừa nói anh ta vừa nhanh như cắt cho xuất hiện một bộ bài trong tay giống như các nhà ảo thuật.
Phòng tối om. Nhưng với tài nghề ảo thuật, gã móc túi lại cho xuất hiện một cây đèn cầy và một bao diêm. Hắn gắn đèn cầy vào bờ tường. Aùnh đèn nhòe nhoẹt và chập chờn. Anh chàng Ba Lan, gã Con Gà và Steiner xáp tới. Con Gà dè dặt hỏi:
- Mình chơi không tiền, hả?
Gã đánh bạc lận cười:
- Dĩ nhiên.
Steiner hỏi Kern:
- Không chơi à?
- Tôi không biết đánh bài.
- Nên học chớ, cậu bé. Suốt buổi tối không chơi bài thì làm gì?
- Mai đã.
Steiner quay người lại. Ánh đèn mờ làm thành những vết lồi lõm trên mặt hắn.
- Có chuyện gì buồn sao?
- Chẳng có gì cả. Chỉ hơi mệt. Cần nằm một chút.
Gã đánh bạc lận bắt đầu xào bài với tất cả nghệ thuật của một tay điếm. Hắn chìa bộ bài ra. Anh chàng Ba Lan rút một con chín, gã Con Gà kéo con đầm, Steiner và gã đánh bạc lận mỗi người một con ách.
Gã đánh bạc lận ngước mắt:
- Kinh đi.
Hắn rút một lá. Lại một con ách. Hắn cười rồi đưa bài sang Steiner. Steiner kéo dưới bộ
bài… một lá ách chuồn. Con Gà cười:
- Hên quá vậy!
Gã đánh bạc lận không cười. Hắn nhìn sững Steiner:
- Bạn cũng biết mấy trò nầy nữa à? Có phải người trong nghề không?
- Không. Chỉ chơi tài tử thôi. Biết được một tay thiện nghệ, cũng là điều hân hạnh.
Gã đánh bạc lận vẫn không rời mắt Steinter:
- Không phải vậy. Tôi muốn biết là vì chính tôi phát minh ra trò nầy.
Steiner dụi tàn thuốc:
- À, thật sao! Tôi học ở Budapest lúc bị giam.
Trước khi bị trục xuất. Do một người Katsher.
Gã đánh bạc lận thở ra khoan khoái:
- Katsher! Thế là đúng rồi. Katsher là học trò tôi. Bạn cũng khá lắm.
- Càng đi nhiều càng già dặn, thế thôi.
Gã đánh bạc lận trao một bộ bài cho Steiner rồi lên giọng:
- Thưa quí vị, ánh sáng rất tồi nhưng chúng ta chỉ chơi để giải khuây thôi. Thành thật mà nói…
Kern nằm dài, nhắm mắt. Một cơn buồn mờ mịt, dày như sương mù bao phủ Kern. Cuộc thẩm vấn ban sáng khiến anh không ngớt nhớ tới cha mẹ. Đây là lần đầu tiên sau một thời gian khá lâu, anh nhớ tới. Kern nhìn thấy lại hình ảnh người cha khi ông từ trụ sở Cảnh sát về. Một người thương gia cạnh tranh nghề nghiệp đã tố cáo cha Kern với Gestapo, cho là ông có tư tưởng chống chánh quyền, nhằm mục đích phá hại cơ sở sản xuất nước hoa và xà bông thuốc của ông để rồi sẽ mua lại cơ sở nầy với giá rẻ. Âm mưu đó đã thành công như hàng ngàn âm mưu khác. Sau sáu tuần bị giam, cha Kern trở về như một cái xác không hồn. Ông không nói gì cả, lẳng lặng bán lại cơ sở của mình cho gã gian thương đó với giá rẻ mạt. Tiếp theo đó là lịnh trục xuất và một cuộc đào tẩu triền miên. Từ Dresde tới Prague, từ Prague tới Brunn, từ đó họ vượt biên giới Áo ban đêm, sáng hôm sau họ bị đuổi sang Tiệp Khắc, rồi từ nơi nầy, vài hôm sau, họ lại vượt biên giới sang thành Vienne trong khi mẹ Kern bị gãy tay và phải cột lấy với một sợi dây lượm ở dọc đường. Từ Vienne họ sang Hunggari, ở lại ông bà ngoại, rồi Cảnh sát tới. Kế đến là cuộc chia ly với mẹ vì bà là người gốc Hung nên được cho ở lại. Lại tới Vienne lần nữa, bán dạo xà bông, nước hoa, dây giày… hết nhà nầy sang nhà kia để đỡ đói – và cái sợ dai dẵng của kẻ sống lậu, sợ bị tố cáo, sợ bị bắt… cho đến một đêm người cha không trở về chỗ trọ, Kern sống một mình cả tháng, chạy trốn từ nơi nầy sang nơi khác…
Kern lăn qua một bên, đụng phải một người. Nằm sát bên Kern là một khối đen nhòa, một người khoảng năm mươi tuổi từ sáng tới giờ gần như không buồn cử động.
- Xin lỗi, tôi không thấy.
Không có tiếng trả lời. Kern nhìn kỹ. Mắt ông ta vẫn mở. Kern biết rõ trạng thái tinh thần ấy. Đã nhiều lần, anh chứng kiến cảnh tượng đó trong một cuộc chạy trốn. Tốt hơn hết là nên để ông ta yên.
Thình lình Con Gà kêu lên:
- Mẹ, mình ngu quá! Ngu hết cỡ!
Steiner thản nhiên:
- Tại sao? Con đầm cơ là đúng rồi.
- Không phải vậy. Đáng lẽ phải nhờ thằng cha người Nga tới lấy con gà gởi vào. Ngu quá, ngu như con bò.
Hắn nhìn quanh với bộ điệu như trời sập đến nơi.
Kern bỗng thấy mình cười. Anh không muốn cười nhưng không dằn được. Anh cười rung cả người, cười như điên. Cái gì đó đã khiến anh cười, quét sạch tất cả, cơn buồn thảm, quá khứ và ưu tư.
Steiner rời mắt khỏi những lá bài, nhìn Kern:
- Cái gì vậy, cậu bé?
- Không biết. Tôi cảm thấy buồn cười không chịu nổi.
- Cười được là tốt.
Steiner vừa nói vừa kéo con già bích, thắng anh chàng Ba Lan ván đó.
Kern tìm một điếu thuốc. Tất cả đối với Kern bỗng thật đơn giản. Anh quyết định sẽ học chơi bài ngày mai và có cảm tưởng là quyết định đó sẽ thay đổi toàn diện cuộc sống của mình.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của Adamsmith


Last edited by Adamsmith; 06-06-2008 at 08:45 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 06-06-2008, 08:30 AM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Chương 2

Năm hôm sau, gã đánh bạc lận được trả tự do. Người ta không có bằng cớ để kết tội hắn. Hắn và Steiner chia tay nhau thân thiết. Trong thời gian nầy, hắn đã dạy cho Steiner tất cả bí quyết cờ bạc lận. Lúc đi, hắn tặng bộ bài cho Steiner, dạy cho Kern cách đánh cách-tê, đánh bài jass, chơi Tarot và phé. Cách-tê là trò chơi của di dân, bài jass là của người Thụy Sĩ, bài Tarot là để đánh với người Aùo và phé để chơi trong các trường hợp khác.
Đúng mười lăm ngày, Kern được gọi lên văn phòng. Một sĩ quan đưa Kern sang một căn phòng có một người đứng tuổi. Căn phòng trông to rộng đối với Kern, ánh sáng chói chang khiến anh nheo mắt. Viên chức đứng tuổi hỏi giọng lạnh lùng, mắt không rời chồng giấy tờ:
- Ludwig Kern, không quốc tịch, sinh viên, sanh 30 tháng 11 năm 1914 ở Dresde?
Kern gật đầu. Anh không thể nói được. Tự nhiên cổ họng anh như khô đặc. Viên chức vừa hỏi, ngẩng đầu lên. Kern cố gắng lắm mới nói được hai tiếng khàn khàn:
- Thưa phải.
- Anh đã đến Áo không giấy tờ và không khai báo – Ông ta đọc nhanh hồ sơ – Anh bị phạt 15 ngày giam, cho tới nay là vừa đủ. Anh sắp bị trục xuất. Còn trở lại sẽ bị phạt nặng hơn. Đây, giấy trục xuất. Anh ký vào và cam kết sẽ chịu tội nếu còn trở lại. Chỗ nầy, bên phải.
Kern nhìn người đứng tuổi đang đốt thuốc. Như bị thôi miên, mắt anh không rời bàn tay nổi gân xanh của ông ta đang cầm diêm quẹt. Hai tiếng đồng hồ nữa, con người nầy sẽ khóa cửa văn phòng lại và đi ăn, kế đó rất có thể là ông ta sẽ chơi bài Tarot và uống một vài ly Heurigen, tới mười một giờ ông ta sẽ ngáp dài, trả tiền rượu và tuyên bố: “Mệt rồi. Tôi phải về để ngủ”. Về. Ngủ.
Cũng vào khoảng giờ đó, trời tối mịt trên những cánh đồng và những khu rừng biên giới. Bóng tối, xứ lạ, sự sợ hãi, giữa những thứ đó, Ludwig Kern lạc lõng, cô đơn, lần mò từng bước, mong mỏi tìm gặp một bóng người, lạc lõng và cô đơn như một tia lửa mỏng manh, chập chờn đợi tắt. Và tất cả ngần ấy thứ xảy ra chỉ vì một mảnh giấy được gọi là thông hành đang chia cách anh và viên chức đang buồn ngủ bên bàn giấy. Máu của hai người luân lưu cùng một nhịp, mắt của họ cũng như nhau, thần kinh của họ cũng phản ứng giống nhau, thế mà một vực thẳm đang chia cách họ. Tất cả trong họ đều khác nhau, sự bình lặng của người nầy là một mảnh giấy có ghi tên họ và một vài dấu hiệu riêng tầm thường nào đó.
- Đây, bên phải. Tên và họ.
Kern tỉnh táo lại và ký tên vào.
- Anh muốn qua biên giới nào?
- Tiệp Khắc.
- Được. Chỉ còn có một tiếng đồng hồ nữa thôi. Sẽ có người đưa đi.
- Thưa, tôi còn một vài món đồ ở phòng trọ. Tôi xin được ghé qua để lấy đi.
- Đồ gì?
- Một vali quần áo.
- Được. Anh nói với nhân viên phụ trách áp giải ra biên giới, chắc sẽ được chấp thuận.
Kern trở lại phòng giam. Steiner được gọi lên.
Gã Con Gà tò mò:
- Chuyện gì vậy?
- Một tiếng đồng hồ nữa họ sẽ thả tôi ra.
Anh chàng Ba Lan kêu lên:
- Jesus Christ! Lại bắt đầu trốn chui, trống nhủi.
Con Gà hỏi người Ba Lan:
- Bộ bạn muốn ở đây mãi hả?
- Nếu đồ ăn tốt hơn và được cho làm việc chút chút như tội phạm thì sẵn sàng. Kern dùng khăn tay phủi qua bộ đồ. Chiếc sơmi đã quá dơ sau mười lăm ngày bị nhốt. Kern vuốt thẳng tay áo. Anh chàng Ba Lan nhìn Kern lo chuyện áo quần, chép miệng:
- Chỉ một vài năm nữa là bạn sẽ bất cần tất cả.
Con Gà hỏi:
- Bạn định đi đâu?
- Tiệp Khắc. Còn anh? Hunggari hả?
- Không, tôi sẽ cố tới Praugue.
Một lúc sau, Steiner được dẫn trở lại phòng giam. Hắn hỏi Kern:
- Cậu có biết tên thằng đánh tôi, hôm tối mình bị bắt không? Leopold Schafer. Hắn ở 27 đường Trautenaugasse. Tôi biết được khi họ đọc phúc trình. Họ chỉ biết là thằng đó đã đánh tôi vì đe dọa nó – Steiner nhìn vào mắt Kern – Đừng tưởng là tôi sẽ quên và địa chỉ của nó.
Kern đáp ngay:
- Dĩ nhiên là không.
- Đúng vậy.
Một Cảnh sát viên Tư pháp mặc thường phục tới kiếm Kern và Steiner. Tuy cố gắng che giấu nhưng Kern không khỏi xúc động.
Ra tới cửa, tự nhiên anh dừng lại. Cảnh tượng bên ngoài đang diễn ra trước mắt anh giống như một luồng gió nhẹ từ phương Nam. Trời bắt đầu tối nhưng các mái nhà vẫn còn phản chiếu mặt trời chiều, dòng sông Danube lấp lánh. Ngoài đường xe cộ nối đuôi nhau chạy từ từ giữa những đám đông người ra về giờ tan sở. Một nhóm thiếu nữ áo màu sặc sỡ đi qua, sát bên anh. Kern có cảm tưởng như chưa bao giờ thấy cảnh tượng xinh đẹp hơn thế nữa.
Viên chức Cảnh sát bảo:
- Thôi, đi chớ!
Kern giựt mình. Anh cúi gầm mặt xuống xấu hổ. Một người qua đường ngắm anh từ đầu đến chân. Họ băng qua đường, người Cảnh sát đi giữa Kern và Steiner. Các quán cóc bắt đầu bày bàn ghế trên vỉa hè và đâu đâu mọi người cũng đều nói cười vui vẻ. Kern cúi mặt, bước mau hơn. Steiner nhìn Kern với ánh mắt châm chọc thân tình:
- Ê cậu bé, tất cả những thứ đó không thuộc chúng mình, có phải không?
Kern mím môi:
- Không.
Họ tới nhà trọ. Bà chủ nhà tiếp họ với chút ít hờn giận pha lẫn xót thương. Bà trao ngay cho họ những món đồ còn lại. Tất cả đều nguyên vẹn . lúc còn ở phòng giam, Kern có ý định sẽ thay áo cho sạch sẽ nhưng bây giờ, sau khi đã đi qua nhiều đường phố, anh thấy không còn cần thiết. Kern đón lấy vali cám ơn bà chủ trọ và xin lỗi:
- Rất tiếc là bà đã gặp phải nhiều chuyện phiền phức.
Bà chỉ lắc đầu:
- Có gì đâu. Hy vọng là cậu sẽ bình yên. Và cả ông nữa, ông Steiner. Bây giờ các người đi đâu?
Steiner là một cử chỉ mơ hồ:
- Ra biên giới. Luồn lỏi trong rừng cây, bụi cỏ, như oai chí rận.
Bà chủ trọ ngập ngừng vài giây rồi đi thẳng tới một cái tủ bằng gỗ hồ đào đóng theo hình dáng một lâu đài phong kiến.
- Xin mời mấy người lại đây dùng chút rượu cho ấm trước khi lên đường.
Bà lấy ra một chai rượu rót vào ba ly. Steiner hỏi:
- Loại Slivovitz hả?
Bà chủ trọ gật đầu và trao cho một ly cho viên chức Cảnh sát.
Người Cảnh sát chùi râu mép:
- Chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ thôi.
Bà chủ trọ rót cho ông ta thêm một ly nữa:
- Dĩ nhiên.
Và bà hỏi Kern:
- Cậu không uống à?
- Không dám uống. Bụng đói…
- Thật hả? – Bà nhìn đăm đăm vào mặt Kern – Trời đất ơi, còn nhỏ quá. Franzi đâu, cho một ổ bánh mì thịt.
Kern đỏ mặt:
- Cám ơn nhiều. Tôi không đói.
Cô gái giúp việc mang tới một khúc bánh mì lớn dồn thịt nguội. Bà chủ nhà bảo:
- Ăn đi, đừng ngại gì cả.
Kern hỏi Steiner:
- Anh chia một nửa với tôi, nghe? Tôi ăn không hết đâu.
- Đừng mắc cỡ gì cả cứ ăn đi.
Chờ Kern ăn và uống xong ly rượu, hai người ra đi. Họ đi xe điện tới nhà ga cửa Đông. Ngồi trên xe, đột nhiên Kern chán nản lạ lùng. Những dãy nhà chạy lùi bên cửa xe giống như một giấc mơ. Rồi hãng xưởng, đường phố, quán trọ với những cây hồ đào to lớn trước sân, những đồng cỏ, những ruộng lúa đắm mình trong ánh hoàng hôn nửa vàng nửa tím. Kern đã ăn khá đầy và cơn no thoả khiến anh như đang say nhẹ. Sức bén nhọn của tư tưởng anh bỗng cụt lùn đi, chìm trong mộng. Kern thấy một ngôi nhà trắng lẩn khuất trong những cây dẻ trỗ hoa, một đoàn người mặc lễ phục và một nhà độc tài đang quỳ trước mặt mình, khóc lóc xin tha tội.
Khi họ tới trạm quan thuế thì trời đã tối hẳn. Người Cảnh sát giao Kern và Steiner cho nhân viên quan thuế rồi bước mau trở về trong bóng tối ảm đạm.
Một viên chức đang bận kiểm soát các xe đi về bên kia biên giới, nói:
- Còn sớm lắm. Tốt nhứt là phải đợi tới mười giờ rưỡi.
Kern và Steiner ngồi trên một chiếc ghế dài ngay trước cửa trạm, nhìn xe cộ chạy qua. Một lúc sau, một nhân viên quan thuế đi ra. Kern và Steiner theo người nầy. Họ vượt qua những đồng lúa, mùi đất đẫm sương xông lên vừa nồng vừa thấm thiết. Họ đi qua một vài ngôi nhà rồi tới một khu rừng. Vài phút sau, viên chức quan thuế đứng lại:
- Cứ tiếp tục đi tới nhưng nhớ đi sát bên trái để lẩn tránh trong các bụi cây cho đến lúc
tới sông Morava. Mùa nầy sông hơi cạn, có thể đi qua dễ dàng. Hai người tiếp tục đi. Cảnh vật yên lặng, chỉ có tiếng bước chân sột soạt. Được một lúc, Kern quay nhìn lại. Bóng đen của viên chức quan thuế nổi bật ở vòm trời. Ông ta vẫn còn đứng, nhìn theo. Kern và Steiner tiếp tục đi.
Tới sông Morava, họ lột hết quần áo ra, quấn tất cả đồ đạc thành một bọc. Nước sông lầy bẩn, phản chiếu một vài tia ngầu bạc. Trời ít sao nhưng rất nhiều mây, thỉnh thoảng mặt trăng lại nhô ra. Steiner bảo:
- Để tôi đi trước. Tôi lớn hơn cậu.
Họ lội qua dòng sông cạn. Nước thấm vào thân Kern mát dịu và bí ẩn, dường như nó không muốn buông tha anh nữa. Phía trước, Steiner vừa bước vừa dọ dẫm. Hắn đeo bị trên lưng và đội quần áo trên đầu. Đôi vai to rộng của hắn, dưới ánh trăng, trắng toát ra. Tới giữa sông, Steiner quay lại. Kern cố bước mau hơn để tới gần. Hắn nhìn Kern gật đầu và cười.
Họ trèo lên bờ sông thoai thoải và hối hả lau khô người bằng khăn tay. Họ mặc quần áo
vào, tiếp tục đi. Một lúc sau, Steiner đứng lại:
- Mình đang ở một lãnh thổ khác.
Mắt Steiner ngời sáng ánh trăng. Hắn nhìn Kern:
- Cây cối có mọc lên khác hơn không? Gió có khác mùi không? Trên kia có phải cũng chính là những vì sao đó không? Và con người khi chết có khác nhau không?
- Không. Cố nhiên là không. Nhưng chính tôi, tôi thấy mình khác hẳn đi.
Họ tìm một chỗ ngồi dưới gốc cây già. Trước mắt họ một cánh đồng cỏ trải dài nghiêng nghiêng. Xa xa, lốm đốm những ánh đèn của một làng Tiệp Khắc. Steiner gỡ bọc trên vai xuống, tìm thuốc lá:
- Theo tôi thì một cái bị tiện lợi hơn một cái vali. Ít làm người ta chú ý. Họ chỉ tưởng
mình là một kẻ đi tìm việc.
- Những người đi tìm việc cũng bị kiểm soát. Tất cả những gì phơi bày sự nghèo khổ đều bị kiểm soát. Chỉ có xe hơi là yên.
Hai người đốt thuốc, Steiner bảo:
- Khoảng một giờ nữa, tôi sẽ quay trở lại. Còn cậu?
- Tôi cố gắng tới Prague. Ở đó Cảnh sát không quá nghiêm khắc. Có thể xin được một giấy cư trú vài hôm. Cũng có thể là tôi sẽ thấy ba tôi để nhờ ông giúp. Nghe nói ba tôi cũnng đang ở Prague.
- Biết chỗ không?
- Không.
- Cậu còn bao nhiêu tiền?
- Mười hai Đức kim.
Steiner tìm kiếm trong túi áo:
- Đây, cần có thêm một ít nữa để dễ tới Prague.
Kern ngẩng đầu lên. Steiner thẳng thắn:
- Cậu cứ cầm lấy. Tôi còn đủ xài.
Trong bóng tối, Kern không thể biết rõ số bạc đó là bao nhiêu. Anh do dự một lúc rồi cầm lấy.
- Cảm ơn anh.
Steiner không đáp. Anh hút thuốc. Lửa thuốc rực đỏ khi Steiner hút vào soi hồng khuôn mặt rắn rỏi của anh ta. Kern ngập ngừng hỏi:
- Tại sao anh cũng đi? Anh đâu phải là Do Thái?
Steiner im lặng một lúc khá lâu mới đáp:
- Không, tôi không phải Do Thái.
Có tiếng động ở phía sau. Kern giật mình, Steiner nói:
- Chắc một con thỏ nào đó. Bây giờ hãy ghi nhớ những gì tôi sắp nói mỗi khi cậu thất vọng. Cậu ra đi, cha cậu cũng đi, cả mẹ cậu nữa. Tôi thì khác, tôi đi nhưng vợ tôi vẫn còn ở Đức. Không một tin tức gì cả.
Lại còn tiếng sột soạt trong các lùm cây. Steiner dụi tàn thuốc và tựa lưng vào cây dẻ gai. Gió bắt đầu nổi dậy, trăng treo lơ lửng ở cuối trời, một màu trăng đục ngầu, vô cảm… giống như đêm hôm ấy, lần cuối cùng…
Sau khi trốn khỏi trại tập trung. Steiner trốn luôn tám ngày trong nhà một bạn thân. Anh ta ở luôn trên một cái gác khóa bên dưới, lúc nào cũng sẵn sàng vượt mái nhà đào tẩu nếu có tiếng động khả nghi. Ban đêm, ngừơi bạn mang cho anh ta bánh mì, đồ hộp và vài chai nước, đêm kế tiếp, vài quyển sách. Steiner đọc tất cả và đọc lại lúc ban ngày. Sách cũng là một thứ thuốc an thần. Anh không dám đốt lửa, không hút thuốc. Về phần đại tiểu tiện, anh đã có sẵn một cái “pô” đặt trong một hộp giấy bồi. Người bạn lấy xuống rồi lại đưa lên. Cả hai chỉ có thể thì thầm với nhau vài câu thôi vì sợ những người giúp việc ngủ ở phòng bên cạnh nghe và tố cáo.
Đêm đầu, Steiner hỏi:
- Marie hay chưa?
- Chưa. Nhà bị canh chừng.
- Có gì xảy ra cho vợ tôi không?
Người bạn lắc đầu và bỏ đi.
Steiner cứ hỏi mãi những câu ấy. Đêm thứ tư, người bạn cho biết đã gặp vợ anh và đã nói cho biết cả rồi. Ngày mốt, người bạn sẽ gặp lại vợ anh tại phiên chợ hằng tuần, giữa đám đông. Hôm sau, Steiner dành suốt ngày để viết thư cho vợ. Tới tối anh xé đi. Anh ngại trường hợp bị theo dõi. Steiner lưu lại thêm ba ngày nữa. Cuối cùng người bạn mang lên cho một ít tiền, một vé xe lửa và một bộ quần áo. Steiner tụ cắt tóc lấy và gội đầu bằng nước oxygénée cho tới khi tóc vàng hoe. Anh cũng không quên cạo râu. Sáng hôm sau, anh rời nơi ẩn trú, mặc quần áo xanh, tay xách một hộp dụng cụ thợ thuyền. Đáng lý phải rời thành phố ngay, anh lại muốn gặp mặt vợ lần cuối. Hai năm rồi, cả hai chưa hề thấy mặt nhau. Steiner đi ra chợ. Khoảng một tiếng đồng hồ sau Marie tới nơi. Steiner bắt đầu run. Người vợ đi ngang qua chỗ anh nhưng không thấy anh. Anh vội vã bước theo. Đến lúc đã tới sát phía sau người vợ Steiner khẽ bảo:
- Em đừng quay lại. Anh đây! Cứ tiếp tục bước như chẳng có gì xẩy ra.
Vai người thiếu phụ rung động, đầu hơi ngửa ra phía sau. Nàng vẫn bước đều nhưng toàn thân, toàn thể tâm trí và tinh thần đều hướng cả về phía sau.
- Người ta có làm khó dễ gì em không?
Người thiếu phụ lắc đầu.
- Có bị theo dõi không?
Nàng gật đầu.
- Ngay lúc này?
Nàng ngập ngừng… rồi lắc đầu.
- Anh phải đi ngay bây giờ. Anh sẽ cố gắng vượt biên giới. Không giám viết thư sợ nguy hiểm cho em.
Nàng gật đầu.
- Em nên làm đơn xin ly dị.
Tự nhiên, người thiếu phụ chậm chân luôn nhiều bước. Nhưng rồi nàng lại tiếp tục bước đều.
- Em phải xin ly dị. Phải lo ngay nội ngày mai. Cứ bảo là xin ly dị vì bất đồng chính kiến với anh, có điều là trước kia em không hề biết như thế. Em nghe rõ chưa?
Đầu người đàn bà không lay động. Nàng tiếp tục bước đi, thẳng đứng như người máy. Steoner van lơn.
- Nên hiểu cho anh. Anh chỉ muốn sao cho em được yên thân. Nếu em bị bọn chúng làm hại bất cứ gì anh sẽ điên lên. Chỉ có ly dị là chúng mới để em yên.
Người đàn bà không trả lời. Steiner nói qua kẽ răng:
- Anh yêu em, Marie. Anh sẽ không đi đâu cả nếu em không hứa. Em hiểu chưa?
Hắn nhìn chăm chú vào phía sau đầu vợ. Một lúc lâu, hắn có ảo giác như cợ hắn đã gật đầu.
- Em đồng ý hả?
Người đàn bà từ từ gục đầu ra phía trước, đôi vai cũng từ từ rũ xuống theo.
- Bây giờ anh quay trở lại và đi lên bên phía phải. Em đi bên trái, ngược chiều với anh.
Đừng nói gì cả, cũng đừng cử động. Anh chỉ muốn được nhìn mặt em. Sau đó anh đi ngay. Nếu không có tin gì cả tức là anh đã đi thoát an toàn.
Người đàn bà gật đầu và bước mau.
Steiner tách ra và đi lên theo lề chợ bên phải. Cả dãy lề nầy san sát những gian hàng tạp hoá và những thớt thịt. Những bà nội trợ to tiếng nổi tiếng trả giá. Những miếng thịt đỏ máu dưới ánh mặt trời. Mùi tanh hôi ngọt ngạt. Các gã bán thịt vừa đối giá với người mua vừa oang oang mời gọi khách hàng. Nhưng đột nhiên tất cả sự huyên náo đều biến mất. Tiếng dao bằm trên thớt trở thành nhịp điệu dịu dàng của những lưỡi liềm. Một cánh đồng hiện ra, đồng lúa, sự tự do, gió mát và những bước chân của hai người yêu nhau. Tia nhìn của người nầy dán chặt vào sóng mắt của người kia. Ánh mắt… Chỉ có ánh mắt là nói lên tất cả, thống hận, hạnh phúc, tình yêu và ly biệt. Aùnh mắt còn cho thấy dấu vết của cuộc sống trên khuôn mặt sáng rỡ, dịu dàng và nồng nhiệt nhưng đồng thời cũng diễn tả thật chính xác nỗi u uất và cơn xoáy lốc loạn cuồng của hàng ngàn lưỡi dao cháy rực.
Họ cùng đi tới và cùng dừng khựng lại một lượt. Khoảng trống thình lình và tàn nhẫn hiện ra trước mắt Steiner. Phải mất một lúc lâu, anh mới phân biết được những màu sắc mà cách đó vài giây anh ta có cảm tưởng như đang nhìn vào ống kính vạn hoa.
Steiner lại cất bước, trợt chân, rồi cố đi mau, thật mau để khỏi bị lưu ý. Anh làm ngã đổ một nửa con heo bày trên một cái bàn phủ vải dầu. Lập tức những tiếng chửi rủa thô tục nhứt đuổi theo sau. Anh bắt đầu chạy tới một góc quanh rồi dừng lại, đợi chờ.
Steiner nhìn thấy vợ ra khỏi chợ. Nàng đi thật chậm. Tới góc đường, nàng dừng lại, quay mặt về hướng chồng. Nàng đứng bất động như thế thật lâu, mặt ngẩng cao, mắt mở to. Gió quyện vào người, y phục dán sát vào thân. Steiner không rõ vợ có thấy mình không. Anh không dám lộ diện, lo ngại, nếu không tự kềm chế nổi, vợ sẽ chạy bộ tới.
Một lúc sau, nàng chấp tay trước ngực rồi chìa cả hai tay ra về phía Steiner. Nàng muốn ôm lấy chồng trong một khoảng không, mờ mịt đau xót, miệng mở to, mắt nhắm nghiền. Rồi nàng từ từ quay người lại, và bóng tối con đường nuốt trửng hình bóng một người.
Ba hôm sau, Steiner vượt biên giới. Đêm sáng nhòa nhòa, gió dậy từng cơn và trăng đục màu vôi. Là một người quả cảm nhưng sau khi vượt biên giới, toàn thân điểm mồ hôi lạnh, Steiner bỗng như một người điên. Anh ta quay lại bên kia, gào to, gào to mãi, tên của người vợ thân yêu…
Steiner lấy một điếu thuốc nữa. Kern châm lửa.
- Cậu mấy tuổi? Steiner hỏi.
- Hai mươi mốt, sắp hai mươi hai.
- A, sắp hai mươi hai, cũng chẳng có gì lạ phải không?
Kern gật đầu. Steiner lặng im một lúc rồi bảo:
- Năm hai mươi mốt tuổi, tôi đã đi đánh giặc. Ở Flandres. Cũng chẳng có gì lạ. Tình trạng hiện thời của mình còn tốt gấp trăm lần. Cậu hiểu chớ?
- Hiểu – Kern quay người lại – Còn tốt hơn là chết. Tôi hiểu lắm.
- Thế là cậu hiểu khá nhiều rồi. Trước chiến tranh rất ít người biết được như vậy.
- Trước chiến tranh… Cách đây một trăm năm.
- Còn xa hơn nữa. Có lẽ từ khi có nạn đại hồng thủy. Năm hai mươi hai tuổi, tôi nằm bệnh viện dã chiến. Ở đó, tôi học được khá nhiều. Cậu có biết nhờ đâu không?
- Nhờ đâu?
Steiner hít một hơi thuốc:
- Tôi bị thương không nặng lắm. Một viên đạn xuyên qua thịt không đau đớn mấy. Nằm bên cạnh tôi là một người bạn. Không phải là một kẻ quen biết qua loa mà là một người bạn đúng nghĩa. Một mảnh đại bác rạch tét bụng hắn. Hắn nằm đó kêu la. Không có morphin, cậu biết chớ? Ngay cả với sĩ quan cũng không đủ. Qua ngày thứ hai, hắn đã khàn cả giọng nên chỉ còn rên nho nhỏ. Hắn bảo tôi phải làm sao cho hắn chết thật nhanh. Có thể tôi đã làm theo lời yêu cầu đó nếu tôi biết cách. Qua ngày thứ ba, người ta bất ngờ cho tụi nầy món súp đậu. Súp đặc sệt và béo ngậy như súp thời bình. Trước đó, họ chỉ cho tụi nầy có loại súp lỏng bỏng như nước rửa dĩa. Tụi nầy nuốt ngấu ngay vì quá đói. Và trong khi tôi đang ăn uống như ngây dại, tôi chợt nhận thấy mặt hắn như bị một bàn tay vụng về nào đó xếp nhăn méo mó. Tôi biết hắn đang lịm chết trong những cơn đau tàn khốc nhất. Hai tiếng đồng hồ sau, còn tôi… tôi no nê thỏa mãn như chưa từng có trong đời.
Steiner ngưng nói. Kern không thể lặng im:
- Có lẽ tại các anh quá đói.
- Không phải vậy. Vấn đề là có một người chết bên cạnh mà mình thì chẳng cảm thấy gì. Thương xót, dĩ nhiên là có… nhưng cơn đau, cơn đau nát thịt tan xương thì mình không làm sao ghi nhận được. Bụng mình không bị thương. Bên cạnh mình, trong tầm tay, một người bạn đang gào thét, rên la và mình thì không một chút đau đớn nào. Đó chính là sự khả ố, sự khốn cùng. Cậu nên nhớ điều đó. và cũng chính vì vậy mà thế giới tiến triển rất chậm mà lại thoái hóa nhanh. Cậu có nhận thấy như thế không?
Kern thản nhiên:
- Không.
Steiner cười, cũng thản nhiên:
- Điều tôi vừa nói đã quá rõ và chính xác. Tuy nhiên, cậu có thể nghĩ lại khi có dịp. Ít ra nó cũng giúp cho cậu được chút ít.
Steiner đứng lên:
- Tôi đi đây. Tôi sẽ quay lại. anh chàng quan thuế không tưởng tượng được là tôi còn quay lại. hắn chỉ lưu ý nửa giờ đầu. Tới sáng mai, hắn lại mới canh chừng. Mình đi qua trong khoảng thời gian hắn không ngờ. Tâm lý quan thuế. Rất may là chẳng bao lâu mà kẻ bị truy nã lại tinh khôn hơn người truy nã. Cậu có biết tại sao không?
- Không.
- Chỉ vì cuộc tranh đấu sống còn mới thật sự là quan trọng – Anh ta vỗ nhẹ vào vai Kern
– Chính vì vậy mà người Do Thái tinh khôn nhứt thế giới. Sự nguy hiểm tự nó mài giũa các giác quan, đó là luật sơ đẳng của sự sống.
Anh chìa tay cho Kern. Bàn tay to lớn, khô và ấm.
- Cố gắng vượt mọi bất trắc. Tôi sẽ thỉnh thoảng tới quán Sperler. Cậu có thể hỏi thăm về tôi tại đó.
Kern gật đầu.
- Phải tự tin, làm hết sức mình. Đừng quên các môn bài. Chơi bài giúp mình quên phiền muộn và không phải nghĩ ngợi. Đối với những kẻ vô gia cư, đó là điều có thể chấp nhận. Cậu có vẻ hơi khá về môn bài Thụy Sĩ và Tarot. Về phé, cậu phải liều hơn một chút. Phải biết thấu cấy.
- Được, tôi sẽ thấu cấy. Cám ơn anh về những sự giúp đỡ. Cám ơn tất cả.
- Cám ơn là điều mà cậu nên gạt bỏ ra ngoài thói quen. Mà cũng không nên cứng nhắc. Việc đó có thể giúp ích. Không phải cho những người đã giúp cậu mà chính là cho cậu. Nói được một lời cám ơn khi có dịp để cám ơn cũng là giây phút ấm áp nhứt của cuộc đời. Và luôn luôn nhớ rằng mọi sự tốt đẹp hơn chiến tranh.
- Và còn hơn là chết.
- Còn hơn là chết, tôi không biết. Nhưng còn hơn là chết chắc chắn. Giã từ cậu bé.
- Giã từ, Steiner.
Kern ngồi thêm một lúc khá lâu. Nền trời đã bắt đầu trong sáng, cảnh vật yên tĩnh lạ lùng, không một sự hiện diện của loài người chung quanh.
Kern ngồi lặng yên dưới bóng cây dẻ gai. Tàng lá xanh trong trên đầu anh phồng to như một cánh buồm căng gió, như trái đất bị gió đùa đi đang bềnh bồng trong những khoảng không gian xanh vô tận, từ từ lướt qua ngọn hải đăng của vầng trăng và các đèn báo hiệu của ngôi sao.
Kern quyết định tới Presbourg trong đêm rồi tiếp tục đi Prague. Thành phố bao giờ cũng có một vài chỗ an toàn. Anh mở vali lấy một chiếc sơmi sạch và một đôi vớ tốt để thay. Kern nghĩ đó cũng là điều cần thiết khi chường mặt với đời. Ngoài ra, anh còn muốn lột bỏ cái ám ảnh của lao tù.
Lúc đứng lên, Kern chợt nhận có cảm giác kỳ lạ, trần truồng dưới ánh trăng. Anh tự ví với một đứa trẻ bị bỏ rơi. Anh vội vàng mặc chiếc áo vừa lấy ra, chiếc áo màu xanh. Dưới ánh trăng màu áo trở thành màu đục. Anh mím môi, quả quyết với chính mình là
không bao giờ nhu nhược nữa.
Tài sản của Adamsmith


Last edited by Adamsmith; 06-06-2008 at 08:58 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 06-06-2008, 09:03 AM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Chương 3

Kern tới Prague vào buổi chiều. Anh gởi vali tại nhà ga và đi thẳng tới sở Cảnh sát. Kern không có ý định khai báo nhưng anh nghĩ là cứ tới đó rồi tùy cơ ứng biến. Sở Cảnh sát là nơi tiện lợi nhất cới những người như Kern. Ở đó không có Cảnh sát viên đi xét hỏi giấy tờ.
Kern ngồi trên một ghế dài ở hành lang. Phía trước là phòng ngoại kiều. Anh hỏi một người ngồi bên cạnh:
- Viên chức có râu càm còn ở đây không?
- Không biết. Người này không có râu càm.
- Vậy là đã có sự thay đổi. Họ đối xử ra sao?
- Tàm tạm. Họ có thể cho cậu giấy cư trú vài ngày một cách dễ dàng. Nhưng sau đó thì mọi việc đều khó khăn. Đông lắm rồi.
Kern suy nghĩ, nếu được phép lưu trú vài hôm, anh có thể nhờ ủy ban cứu trợ nạn dân cấp cho một thẻ thực phẩm và cư trú tám ngày. Lần trước, anh cũng làm như thế. Nhưng nếu bị từ chối quyền tạm trú, anh sẽ bị nhốt rồi lại sẽ bị tống ra biên giới.
Người bên cạnh bảo:
- Tới phiên cậu.
Kern nhìn ông ta:
- Bộ ông không muốn xin trước sao? Tôi không cần gấp.
- Được, cậu chờ vậy.
Người đàn ông đứng lên, vào trong. Kern quyết định chờ xem người này được đối xử ra sao rồi mới quyết định. Anh đi qua đi lại, ruột nóng sôi. Cuối cùng, người đàn ông đi ra. Kern vội vã bước mau tới:
- Sao? Khả quan không?
Mặt người đàn ông sáng rỡ:
- Mười ngày. May quá! Và không hỏi han gì cả. Chắc ông ta đang vui hoặc bữa nay ít người. Lần mới đây, tôi chỉ được có năm ngày.
- Vậy tôi cũng thử xem.
Đúng là viên chức này không có râu càm. Dầu vậy, Kern vẫn nhận ra có nét quen quen. Hay là cũng chính ông ta nhưng đã cạo bỏ bộ râu ấy đi rồi. Ông ta đang mân mê một con dao nhỏ cán ngà và nhìn Kern với đôi mắt vô hồn, mệt mỏi.
- Di dân?
- Vâng.
- Từ Đức tới?
- Vâng. Mới hôm nay.
- Có giấy tờ gì không?
- Dạ, không.
Người công chức nghiên đầu xuống. Ông ta gập lưỡi dao vào với một tiếng cách gọn gẫy và kéo lưỡi giữa ra, bắt đầu đánh bóng móng tay cái.
Kern đứng chờ. Đối với Kern, dường như cái móng tay của người công chức là vật trân quí nhất trên trái đất này. Kern cố thở nhẹ để khỏi làm phiền và khiến ông ta tức giận.
Sau cùng móng tay cũng không còn chỗ nào cần đánh bóng hơn. Người công chức ngước lên nhìn Kern với vẻ thoả mãn:
- Mười ngày. Cậu có thể lưu trú mười ngày. Sau đó phải ra khỏi xứ ngay.
Thần kinh Kern tự nhiên giãn ra khiến anh tưởng mình sắp té. Tuy nhiên, cũng trong giây phút đó, linh giác chợt loe sáng, Kern chụp ngay cơ hội:
- Thưa cám ơn ông. Nhưng nếu ông vui lòng cho thêm năm ngày nữa…
- Không thể được. Chi vậy?
- Tôi đợi giấy tờ gởi tới sau. Tôi rất cần có một địa chỉ chất định để được đưa tới đó. Sau khi được giấy tờ, tôi sẽ đi qua Aùo quốc ngay.
Nói xong,Kern bỗng sợ mọi việc sẽ hỏng vào phút chót nhưng anh nghĩ là mình đã nói dối khá mau và khá giỏi. Kern không bao giờ ưa nói dối nhung anh cũng biết đôi khi nói dối là cần thiết.
Người công chức xếp lưỡi giũa vào cán dao.
- Thôi được. Mười lăm ngày, trường hợp ngoại lệ. Nhưng sau đó thì không còn gia hạn nữa cả.
Ông ta rút một tấm thẻ, bắt đầu ghi vào. Kern nhìn ông ta cắm cúi viết như nhìn một thiên thần. Anh không tin hẳn là lại có thể may mắn đến thế. Cho tới phút chót, Kern vẫn còn sợ ông ta lục lại hồ sơ và biết ra mình đã hai lần trú ngụ tại Prague. Vì vậy Kern phải khai tên khác và đổi luôn ngày và nơi sanh. Nếu bị cật vấn, anh sẽ bảo mình là một trong những người trong họ.
Nhưng người công chức đã quá mệt để phối kiểm lại. Ông ta trao thẻ tạm trú cho Kern:
- Đây. Còn ai ở bên ngoài không?
- Thưa không. Lúc tôi vào, ngoài đó chẳng còn ai.
- Tốt.
Người công chức rút khăn tay và bắt đầu lau chùi cán dao bằng ngà. Ông ta gần như không để ý tới lời cám ơn của Kern. Trong khi đó, Kern hấp tấp bước ra, như sợ người công chức đổi ý, đòi giấy lại.
Kern đi một mạch mãi khi tới lề đường, anh mới đứng lại trước cửa một cửa nhà, nhìn quanh quất! Quả thật có trời! Thế là mình thoát nạn. Trong mười lăm hôm nữa chẳng cần phải sợ ai, mười lăm ngày đầy đặn trong đó có mười lăm đêm yên lành, cả một vĩnh cửu!
Xin thượng đế ban phước lành cho người công chức có con dao cán ngà!
Một Cảnh sát viên đang đứng gần Kern. Tự nhiên anh cho tay vào sờ mảnh giấy thân yêu. Anh tiến tới trước người Cảnh sát:
- Mấy giờ rồi thầy đội?
Kern cũng có đồng hồ nhưng đây là cơ hội duy nhất để chứng tỏ anh không sợ Cảnh sát viên. Người Cảnh sát cầu nhàu:
- Năm giờ.
- Cám ơn.
Kern thong thả bước đi. Anh phải cố gắng lắm mới giữ được dáng điệu ung dung, bằng không thì đã chạy như điên.
Gian phòng khách to lớn của uỷ ban cứu trợ dân tỵ nạn đã đầy nghẹt những người cũng không ngăn được một cảm giác trần truồng. Đây đó, từng nhóm người xơ xác đứng, ngồi trông thiểu não như những bóng mờ. Gần như không một ai mở miệng. Mỗi người đều đã từng nói đến số phận của mình cả trăm lần. Họ chỉ còn có một khả năng duy nhất là chờ đợi. Đó là bức rào ngăn cách cuối cùng giữa họ và sự tuyệt vọng.
Hơn phân nửa những người có mặt đều là dân Do Thái. Ngồi bên cạnh Kern là một người đàn ông xanh mét, trán cao. Trên gối ông ta là một hộp vĩ cầm. Một người khác cũng ngồi bên Kern là một ông lão trán móp với một vết thẹo to. Hai bàn tay ông không ngớt nắm lại rồi mở ra. Kế đó là một đôi thanh niên nam nữ, bấu chặt tay nhau dường như chỉ mọt phút rời ra là họ sẽ bị người ta kéo lôi đi mỗi người một ngả. Cả hai không nhìn nhau nhưng cùng nhìn vào một điểm nào đó trong khoảng không và trong dĩ vãng, ánh mắt vô hồn. Phía sau họ, một người đàn bà to lớn đang khóc lặng. Những giọt nước mắt lăn dài trên má, vòng xuống càm rồi rơi trên áo. Bà ta không để ý và cũng không cố gắng ngăn cảm xúc. Hai bàn tay bà bất động trên hai đầu gối.
Trong toàn thể cảnh tượng âm thầm và chịu đựng đau buồn đó, một đứa bé nhởn nhơ đùa nghịch. Con bé khoảng sáu tuổi, linh hoạt, mắt sáng ngời với những lọn tóc đen hết đi nơi này sang nơi khác.
Nó dừng lại trước một người trán cao, ngắm nghía ông ta rồi chỉ vào hộp vĩ cầm, hỏi với giọng kể cả:
- Ở trong có vĩ cầm, hả ?
Người trán cao giựt mình, nhìn con bé một lúc dường như chưa kịp hiểu. Rồi ông ta gật đầu. Con bé bảo:
- Lấy ra coi.
- Chi vậy?
- Tôi muốn coi.
Nhạc sĩ vĩ cầm ngập ngừng vài giây, mở hộp lấy đàn ra. Cây đàn được bọc trong một lớp lụa màu tím thẫm. Ông ta cẩn thận mở lớp lụa ra.
Con bé nhìn cây đàn thật lâu rồi đưa tay nhẹ vuốt dây đàn:
- Sao ông không đàn?
Nhạc sĩ không trả lời.
Con bé lại giục:
- Đàn đi!
Từ bờ tường đối diện, một thiếu phụ đang bồng một đứa bé sơ sinh, vội vàng gọi:
- Myriam. Lại đây, Myriam.
Con bé làm như không nghe, nói với nhạc sĩ trán cao:
- Bộ không biết đàn sao?
- Biết, biết chớ…
- Biết thì đàn đi.
Nhạc sĩ vĩ cầm bối rối nhìn đứa bé. Bàn tay thành thạo của ông ta bấu chặt cây đàn. Sự chú ý của cả chục người chung quang càng làm ông ta luống cuống hơn. Cuối cùng, ông ta bảo:
- Không thể đàn ở đây.
- Tại sao? Được mà. Cứ đàn đi, ở đây buồn lắm.
Bà mẹ đứa bé lại gọi:
- Myriam!
Ông lão có thẹo trán lên tiếng:
- Con bé có lý. Cứ đàn cho chúng tôi nghe một vài điệu nào đó để khuây lãng đôi chút. Chắc là người ta không cấm đâu.
Người trán cao vẫn do dự. Ông ta rút cần cung ra khỏi bao, đưa thẳng lên rồi đặt đàn vào vai. Một âm thanh trong suốt vút lên như xuyên thẳng gian phòng.
Kern có cảm giác như một bàn tay nào đó đang tách rời một vật gì đó ra khỏi cơ thể của anh. Kern muốn cưỡng chống lại nhưng không đủ sức. Da anh mọc ốc và như bị điện giựt lướt từng luồng. Nhưng rồi chỉ vài phút sau, anh cảm thấy ấm áp lạ lùng.
Cửa văn phòng bỗng mở ra. Người thư ký ló đầu ra. Ông ta bước vào, vẫn để mở cánh cửa văn phòng. Dường như định nói gì… nhưng ông chỉ nghiêng đầu qua một bên tai lắng nghe. Từ từ và không tiếng động, cửa văn phòng khép lại như bởi một bàn tay vô hình.
Bây giờ, chỉ còn sự hiện diện duy nhứt của tiếng vĩ cầm. Aâm điệu từ lòng đàn nối tiếp nhau thoát ra tràn ngập không khí nặng nề và vô sinh của gian phòng làm biến đổi tất cả, làm tan chảy nỗi cô đơn thầm lặng của bao nhiêu sự sống còn bé nhỏ đang chập choạng trong vùng tranh tối tranh sáng giữa bốn bức tường để làm thành một đại khúc thương ca xa xứ.
Kern bó gối trong vòng tay. Anh gục đầu xuống, thả hồn trôi trên sóng nhạc. Anh có cảm tưởng như đang được một dòng suối cuốn đi, không bờ bến, trở về chính mình hay tới một nơi nào đó hoàn toàn xa lạ. Đứa bé gái ngồi xệp trên sàn nhà, câm lặng và bất động, mắt nhìn chằm chặp vào bàn tay nhạc sĩ.
Tiếng đàn chợt im bặt. Kern biết chơi dương cầm và không đến nỗi tệ về âm nhạc để nhìn nhận người chơi vĩ cầm đã đạt tới trình độ điêu luyện.
Ông lão có thẹo trán hỏi:
- Của Schumann?
Nhạc sĩ gật đầu. Đứa bé gái lại hối thúc:
- Đàn nữa đi. Đàn cái gì cho vui vui.
Bà mẹ đứa bé lại phải lên tiếng:
- Myriam!
- Được!
Người chơi vĩ cầm vừa nói vừa nắm lấy cần cung.
Kern nhìn chung quanh. Những cái đầu cúi xuống, những khuôn mặt ngẩng lên… tất cả đều là sự buồn thảm, tuyệt vọng đang được dịu dàng chiếu rọi bởi tiếng vĩ cầm. anh bỗng liên tưởng tới những gian phòng khác mà anh từng trông thấy, cũng đầy kẹt những kẻ bị lưu đày chỉ vì phạm tội được sanh ra và đã sống. Đúng vậy, những sự kiện đó đều có thật và nhưng tiếng vĩ cầm ở đây cũng có thật. Khó mà tưởng tượng được! Đó cũng là một niềm an ủi vô biên đồng thời cũng là một chủ đề trớ trêu chua xót. Kern nhận thấy đầu người nhạc sĩ tựa vào đờn như gục vào vai của người yêu. Mình không thể bị chìm đắm – Kern bỗng tỉnh táo – mình không thể phó mặc cho may rủi bởi vì cuộc sống vừa dịu hiền lại cũng vừa rất dã man. Cuộc sống là gì? Là một âm điệu nhẹ nhàng, một lời mời gọi, một tiếng thét xé rừng hoang, một tiếng gầm chấn động những chân trời xa lạ của bóng đêm quên lãng? Mình chỉ cần biết không thể chết, không muốn chịu chết.
Kern bỗng để ý đến sự im lặng trong phòng. Đứa bé hỏi:
- Bản gì vậy?
Người chơi vĩ cầm đáp giọng khàn khàn:
- Những vũ điệu Đức quốc của Franz Schubert.
Ông lão bên cạnh cười to:
- Vũ điệu Đức! – Ông đưa tay sờ vết thẹo trên trán – Vũ điệu Đức!
Người thư ký bật đèn lên:
- Xin mời người kế tiếp…
Kern lãnh được một giấy tạm trú tại lữ quán Bristol và mười phiếu khẩu phần tại một quán ăn xã hội Wenzeloplaiz. Vừa nhận được các phiếu khẩu phần, Kern tưởng như đói rã ruột đến nơi. Anh băng qua đường gần như chạy vì sợ trễ giờ.
Kern không lầm, tất cả các chỗ trong quán ăn công cộng này đều đã có người nên Kern đành chờ. Nhìn qua những người đang nhai nuốt ngấu nghiến, Kern nhận ra một trong những giáo sư đại học cũ của mình. Anh định đến nơi để chào thầy nhưng kịp nghĩ lại, anh đứng yên.Anh đã quá hiểu rằng phần lớn những người tị nạn đều không muốn ai nhắc tới cuộc sống ngày trước.
Một lúc sau, nhà vĩ cầm tới, bỡ ngỡ. Kern đưa tay ra hiệu. Nhà vĩ cầm nhìn Kern với đôi chút ngạc nhiên, và từ từ đi tới. Tự nhiên, Kern đâm ra bối rối. Đối với Kern chỉ cần nhìn thoáng qua, nhà vĩ cầm dường như đã quen biết với anh từ lâu, thế nhưng mãi tới lúc này Kern mới nhận ra là cả hai chưa hề nói với nhau lời nào cả.
Kern phân giải:
- Xin lỗi, lúc nãy tôi đã có dịp thưởng thức tài nghệ của ông. Có lẽ ông chưa quen với tục lệ ở đây?
- Vâng, tôi không biết gì cả. Còn cậu?
- Tôi thì hiểu rõ lắm vì đã từng đến đây hai lần rồi. Dường như ông rời xứ chưa được bao lâu?
- Mười lăm hôm. Tôi vừa mới tới hôm nay.
Kern thấy thầy cũ và người bên cạnh đang sữa soạn đứng lên. Anh nói mau:
- Có hai chỗ trống. Mình lại ngay.
Hai người len lỏi qua các dãy bàn. Người thầy cũ của Kern đi ngược lại. Ông nhìn Kern với vẻ nhớ mang máng.
- Hình như tôi có biết cậu?
- Thưa tôi là một trong số sinh viên của giáo sư.
- Thế à, tốt lắm. Em có biết chỗ nào cần máy hút bụi không? Bán hạ giá mười phần trăm, cho trả góp. Hay là máy hát gắn liền với máy thu thanh?
Trong phút bất thần, Kern giựt mình. Vị giáo sư là một nhân vật nổi tiếng về khoa sưu tầm và trị liệu ung thư. Kern xúc động:
- Thưa giáo sư không.
Vừa trả lời, Kern vừa cảm thấy thương hại vị giáo sư già vì anh thừa biết nghề buôn máy hút bụi và máy hát đã tới hồi sa sút. Ông giáo sư lơ đãng nhìn Kern:
- Cám ơn em, xin lỗi…
Và ông lách qua, bỏ đi luôn.
Bữa ăn chỉ có món súp và món bò. Kern chỉ ăn một loáng là sạch dĩa. Lúc Kern ngẩng đầu lên, nhà vĩ cầm vẫn còn ngồi bên cạnh, hai bàn tay đặt trên bàn, thức ăn còn nguyên. Kern ngạc nhiên:
- Ông không ăn à?
- Aên không được.
- Bịnh sao?
Kern nhìn vầng trán cao vọi của nhà vĩ cầm mà ánh đèn yếu diện làm cho vàng úa thêm ra.
- Không.
Kern khuyên:
- Ông nên ăn, phải ăn mới đủ sức.
Ông ta không trả lời, lấy thuốc ra châm lửa, hút vội vàng. Cuối cùng, ông ta lắp bắp:
- Không… không thể sống như thế nầy.
- Ông không có giấy thông hành?
- Có nhưng…
Nhà vĩ cầm dụi điếu thuốc với bàn tay run rẩy:
- Không thể sống như thế nầy. Sống chẳng có gì cả. Không có một mái nhà.
Kern chưng hửng:
- Sao vậy? Ông có thông hành lại có cả chiếc vĩ cầm…
Nhà vĩ cầm ngước mắt lên, giọng hơi xẵng:
- Nhưng có liên quan gì đâu. Cậu không hiểu thật chớ?
- Hiểu và hiểu rất rõ.
Kern thất vọng đến tận cùng. Anh nghĩ rằng một con người nghệ sĩ có trình độ cao như thế ít ra cũng phải là một cá nhân ngoại hạng. Một người ta có thể lấy đó làm gương. Nhưng bây giờ, trước mắt anh chỉ là một kẻ thiếu tự tin, tuy lớn hơn anh khoảng mười lăm tuổi, giống như một đứa bé cứng đầu. Kern nghĩ, chỉ mới giai đoạn đầu của cuộc đời xa xứ… Và Kern bình tĩnh lại:
- Ông nhất định ăn?
- Không.
- Vậy thì cho tôi vì tôi hãy còn đói.
Nhà vĩ cầm đẩy dĩa súp sang. Kern ăn từ từ. Mỗi một muỗng là thêm một nguồn lực để chống lại sự đói khổ, Kern nhứt định không bỏ mất một muỗng nào.
Kern đứng lên:
- Cám ơn. Nhưng dầu sao tôi vẫn thích chính ông ăn lấy.
Nhà vĩ cầm nhìn Kern đăm đăm, trán nhăn tít:
- Cậu cũng vẫn chưa hiểu ra sao?
- Dễ hiểu hơn ông đã tưởng. Ông đang khổ sở. Chỉ có thế thôi.
- Chỉ có thế?
- Vâng. Lúc đầu ai cũng cho rằng mình đang ở trong một tình trạng bi đát cực cùng. Nhưng rồi, sau một thời gian lưu lạc bềnh bồng, ông sẽ nhận thấy sự khốn cùng chỉ là một trạng huống tầm thường nhứt trong xã hội loài người.
Kern ra khỏi quán ăn xã hội. Anh ngạc nhiên khi thấy vị giáo sư già đang bách bộ bên kia lề đường.Tay chắp sau lưng, người hơi khom người về phía trước trông ông giống như những ngày chủ tâm giảng giải về một phát minh mới lạ và tế nhị trong khoa trị liệu ung thư. Nhưng bây giờ có lẽ ông đang ngĩ tới vấn đề chạy hàng để nuôi sống.
Kern ngập ngừng, anh không có ý định tiếp chuyện với thầy. Nhưng ngay lúc đó, nhà vĩ cầm bước ra khiến Kern đổi ý. Anh bước qua đường, tới gần người thầy cũ.
- Thưa giáo sư, tôi xin phép được thưa một việc. Không bao giờ tôi dám nghĩ là trò có quyền khuyên thầy nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt nầy không biết giáo sư có vui lòng nghe một lời khuyên không?
Vị giáo sư đứng lại:
- Ồ, có gì đâu. Tôi sẵn sàng nghe. Và rất cảm kích đối với bất cứ lời khuyên nào, và ông lơ đãng tiếp, xin ông vui lòng nhắc lại tên…
- Kern. Ludwig Kern.
- Rất cám ơn ông Kern, Cám ơn ông vô cùng.
- Thưa giáo sư, đây không hẳn là một lời khuyên mà chỉ là kết quả của một chút kinh nghiệm sống. Giáo sư định bán máy hút bụi và máy hát để lấy huê hồng. Xin giáo sư bỏ đi, chỉ mất thì giờ thôi. Đã có hàng trăm dân di trú thất bại rồi. Cũng chẳng khác gì bảo hiểm sinh mạng.
- Ồ, đây cũng là việc mà tôi dự định sẽ làm tiếp nối. Có người cho tôi biết là dễ dàng lắm và có thể kiếm được chút ít.
- Chắc họ hứa là sẽ để giáo sư hưởng huê hồng trên mỗi hợp đồng?
- Phải. Huê hồng khá cao.
- Nhưng ngoài ra thì không sở phí, không lương hướng?
- Không, chẳng có gì khác.
- Tôi cũng có thể giao ước với giáo sư đúng y như vậy. Nhưng rồi chẳng tới đâu. Xin lỗi, chẳng biết giáo sư đã bán được một máy hút bụi nào chưa? Hoặc một máy hát?
Ông giáo sư nhìn Kern vừa bối rối vừa xấu hổ:
- Chưa, nhưng tôi hy vọng…
- Giáo sư nên từ bỏ ý định đó đi. Và đây là lời khuyên của một đứa học trò luôn kính trọng thầy. Giáo sư hãy đi mua một mớ dây giày. Hay vài hộp kẹp tóc, kim tây. Những món hàng nho nhỏ mà mọi người đều cần dùng. Bán lại, mình sẽ chẳng lời được bao nhiêu nhưng có thể bán được nhiều. Bán kẹp tóc, kim tây bao giờ cũng dễ hơn máy hút bụi.
Người thầy môn ung thư nhìn Kern đăm đăm:
- Đó là điều tôi chưa hề nghĩ tới.
Kern cười gượng gạo:
- Đối với giáo sư… kể cũng khó… Tuy nhiên, xin giáo sư nghĩ lại. Chính tôi đã từng đi rao bán máy hút bụi và cuối cùng phải xoay sang chuyện khác.
Ông thầy đại học suy nghĩ một lúc, bỗng chìa tay ra và giọng nói đột nhiên thấp xuống, run run, khiêm tốn:
- Ông có lý. Cám ơn ông nhiều lắm. Ông là người tốt…
Kern cắn môi:
- Tôi vẫn mãi là học trò của giáo sư.
- Thế à… Dầu sao cũng hết sức cám ơn ông … Ông…
- Tôi tên là Kern. Nhưng có gì mà giáo sư phải cám ơn.
- Có chứ, ông Kern. Rất quan trọng đối với tôi. Xin thứ lỗi, mấy lúc sau này trí nhớ tôi tệ quá. Tôi sẽ cố làm theo lời ông. Cám ơn, cám ơn vô cùng.
Lữ quán Bristol là một ngôi nhà hộp tồi tàn mà uỷ ban cứu trợ đã mướn để cung cấp nơi tạm trú cho dân tị nạn. Kern được cho ở chung với hai người khác trong một phòng. Mệt lả vì bữa ăn bất thường lúc tối nên vừa lên giường là Kern ngủ ngay. Lúc anh tới, hai người ở trước đã đi ra ngoài. Lúc họ trở về phòng, anh không hay biết.
Giữa đêm, Kern giựt mình thức dậy. Tiếp theo đó là những tiếng kêu la. Như cái máy, Kern nhảy xuống giường, với lấy chiếc vai và quần áo, chạy băng ra cửa.
Bên ngoài, tất cả đều yên tĩnh. Chạy tới cầu thang, anh dừng lại, đặt vali xuống và nghe ngóng. Anh đưa tay vuốt mặt. Mình ở đâu dây? Chuyện gì vừa xảy ra? Cảnh sát đâu?
Kern nhìn mình từ trên xuống dưới và khoan khoái. Mình đang ở Thủ đô nước Tiệp tại lữ quán Bristol và trong túi lại có giấy cư trú mười lăm ngày. Vậy thì có lý do gì phải sợ. Chắc lại là một cơn ác mộng.
Kern vừa quay lại vừa tự mắng, không được như thế, cứ hốt hoảng kiểu đó thì sẽ tàn.
Anh mở cửa phòng và mò mẫn trong bóng tối tìm chiếc giường của mình ở phía bên phải sát tường. Anh nhẹ đặt vali xuống và máng quần áo ở thanh sắt đầu giường. Lại mò mẫn, Kern định kéo chiếc mền lên. Thình lình, ngay trước khi ngã người xuống nệm. Bàn, bàn tay anh bỗng chạm phải một vật vừa mềm vừa ấm, phập phều theo hơi thở. Kern nhảy dựng lên.
Tiếp theo đó là giọng nói của một phụ nữ đang ngái ngủ:
- Cái gì vậy?
Kern nín thở. Anh đã vào lộn phòng. Mồ hôi anh tháo ra ướt áo.
Một lúc khá lâu, anh nghe có tiếng người thở dài rồi trở mình. Kern chờ thêm vài phút nữa. Khi tất cả đều trở lại yên tĩnh và tiếng thở của người nằm trong bóng tối đã điều hoà, Kern nhẹ nhàng thu dọn đồ đạc, bước rón rén đi ra.
Một người đàn ông đang đứng ngoài hành lang ngay căn phòng của Kern. Người nầy nhìn anh chăm chú qua tròng kính. Ông ta đã thấy Kern từ phòng bên cạnh bước ra, tay xách vali. Kern quá bối rối để có thể giải thích. Không một lời, anh bước vào phòng, nép mình một bên vì người đeo kính cố ý không tránh đường. Kern lên giường nằm.
Người đàn ông vẫn còn đứng ở cửa. Cặp kính của ông ta loé sáng dưới ánh đèn mờ của hành lang. Một lúc sau, ông ta trở vào, đóng cửa.
Ngay lúc đó, tiếng kêu la lại nổi lên:
- Đừng đánh! Đừng đánh nữa! Tôi lạy các ông… đừng đánh nữa… Trời ơi!…
Tiếng kêu kéo dài rồi chìm xuống lọc ọc trong cổ họng rồi tắt ngấm. Kern nhổm dậy:
- Chuyện gì vậy?
Có tiếng bật đèn và căn phòng sáng lên. Người đeo kính bước tới chiếc giường thứ ba. Ở đó, một người đang vật vã,thở hổn hển, mình đẫm mồ hôi, mắt lạc thần. Người đeo kính rót nước vào ly rồi kề vào môi người đang nằm:
- Uống chút nước đi. Bạn lại nằm mơ. Chẳng có gì cả.
Người vừa mớ uống ừng ực. Trái cổ của y chạy lên chạy xuống. Y buông mình xuống như kiệt sức, nhắm mắt lại và thở hồng hộc.
Kern lại hỏi:
- Chuyện gì vậy?
Người đeo kính bước tới bên giường Kern:
- Chuyện gì? Một người nằm mơ và mớ to. Y vừa ra khỏi trại tập trung vài tuần. Thần kinh, bạn hiểu chớ?
Kern gật đầu. Người đeo kính hỏi?
- Bạn cũng ở phòng nầy?
Kern gật đầu:
- Có lẽ tôi cũng yếu thần kinh. Lúc nãy khi ông ấy kêu la, tôi hốt hoảng bỏ chạy, tưởng Cảnh sát tới nơi. Và kế đó, tôi lại đi lộn phòng.
- Aø…
Người thứ ba lên tiếng:
- Xin lỗi. Tôi sẽ cố gắng không ngủ nữa.
Người đeo kính an ủi:
- Đừng nghĩ vậy. Bây giờ bạn có nói mê đến bao nhiêu lần, chúng tôi cũng không thấy phiền gì cả, phải không, người bạn trẻ?
Kern hiểu ý:
- Đúng vậy.
Đèn tắt. Căn phòng lại tối om. Kern nằm dài ra nhưng không sao ngủ được. Cảm giác kỳ lạ, ngỡ ngàng lúc nãy ở phòng bên cạnh khiến anh vẫn còn bàng hoàng. Bộ ngực thật mềm mại dưới lớp áo bằng loại hàng mỏng. Kern không thể quên được… khoảng hơn nửa giờ sau, người nói mê, lồm cồm ngồi dậy, xuống giường, tới ngồi trên bệ cửa sổ. Dáng người gục đầu vào ngực nổi bật trên khung trời vào sáng khiến y trông như pho tượng một tên nô lệ. Kern nhìn sững một lúc lâu vào pho tượng sống rồi ngủ thiếp lúc nào không hay.
Joseft Steiner vượt biên giới rất dễ dàng. Là một cựu chiến sĩ, anh ta từng quen những cuộc hành quân tuần thám. Trước kia, anh ta đã là chỉ huy trưởng một đại đội và đã được ân thưởng bội tinh năm 1915 sau một cuộc hành quân viễn thám, bắt được luôn một binh sĩ địch.
Khoảng một tiếng đồng hồ lau lách, anh ta hoàn toàn thoát hiểm, đi thẳng tới nhà ga. Trên toa xe chẳng có bao nhiêu hành khách. Người bán vé nhìn anh ta:
- Đã trở lại rồi à?
Steiner cộc lốc:
- Một vé đi Vienne.
Người bán vé vẫn một giọng:
- Đi cũng khá mau hả?
Steiner nhìn vào mặt anh ta.
- Bộ bạn tưởng tụi nầy không biết. Chuyện xảy ra hằng ngày mà. Tụi nầy cũng thấy khổ. Lúc đi, bạn cũng ở trên toa nầy, chắc không nhớ nổi?
- Bạn định nói gì vậy? Tôi chẳng hiểu gì cả.
Người bán vé phì cười:
- Phải hiểu chớ. Thôi ra đứng ở cuối toa đi. Nếu có kiểm soát viên tới thì nhảy xuống. Có lẽ giờ nầy ông ta không tới đâu. Như vậy đỡ tốn tiền mua vé.
- Tốt lắm. Cám ơn.
Đứng ở chỗ giáp nối hai toa xe, Steiner nghe mát lạnh. Aùnh đèn từ các làng trồng nho đua nhau chạy lướt qua. Anh tha hồ hít thở và tận hưởng sự say sưa của không khí tự do, cảm thấy máu lưu chuyển mạnh và bắp thịt như rắn chắc hơn.
Anh ta vẫn còn sống, không phải là tù nhân, vẫn sống và đã thoát hiểm.
Người bán vé ra cuối toa. Steiner đưa thuốc mời:
- Hút một điếu chơi bạn.
- Nhưng ngay bây giờ thì không có quyền. Giờ làm việc.
- Còn tôi thì được quyền chớ?
Người bán vé cười chất phác:
- Được. Bạn có ưu thế hơn tôi.
Steiner hít mạnh một hơi thuốc rồi cười:
- Ưu thế? Bạn nhận như vậy.
Anh ta đi thẳng tới nhà trọ cũ, nơi anh và Kern cùng bị bắt. Bà chủ trọ vẫn còn ngồi ở bàn giấy. Vừa thấy Steiner, bà nhảy nhổm lên:
- Ông ở đây không được đâu.
- Được mà.
Vừa nói, Steiner vừa tháo bao đồ trên lưng xuống.
- Ông Steiner, Cảnh sát mà bắt gặp ông ở đây là nhà trọ của tôi sẽ bị đóng cửa luôn.
Steiner thản nhiên:
- Thưa bà Louise, hầm trú ẩn tốt nhất của con người trong chiến tranh là một hố đại bác vì không bao giờ các xạ thủ có thể bắn đúng vào chỗ cũ một lần nữa. Chính vì vậy mà nhà trọ của bà là một trong số các nơi an toàn nhứt của thành Vienne.
Bà chủ trọ xỉa cả hai bàn tay vào mái tóc hung, bời rối.
- Ông cố tình làm hại tôi – Bà ta kêu lên bi thiết.
- Càng hay! Đó là điều mà tôi mong ước! Gây hại cho một người! Bà có vẻ giống nhân vật tiểu thuyết, Louisette.
Steiner nhìn quanh rồi hỏi:
- Còn chút cà phê nào không? Và rượu mạnh?
- Cà phê? Rượu mạnh?
- Phải, Louisette. Tôi biết bà hiểu tôi mà. Một người đẹp làm sao ấy! Rượu Slivovizt còn trong tủ không?
Bà chủ trọ nhìn Steiner, ngần ngại:
- Dĩ nhiên là còn.
- May quá. Đúng là thứ mình đang mong đợi.
Vừa nói Steiner vừa với tay lấy chai rượu và hai cái ly.
- Bà cũng dùng một ly chớ?
- Tôi?
- Còn ai vào đây?
- Không.
- Đừng từ chối, Louisette. Hãy cho tôi vui một hôm. Uống một mình, bất lịch sự. Đây…
Anh ta rót đầy ly rồi trao cho bà.
- Được. Tôi sẽ uống cho ông vui. Nhưng ông không ở đây.
Steiner dịu dàng:
- Chỉ vài hôm thôi, không hơn, không kém. Tôi có chương trình sinh sống rồi.
Uống xong ly rượu, anh ta lại cười lấy lòng:
- Và bây giờ là cà phê, Louisette.
- Cà phê? Làm gì có.
- Có mà, người đẹp. Đằng kia kìa. Tôi đánh cá là ngon tuyệt.
Bà chủ nhà trọ tuy tức nhưng không thể đừng cười:
- Ông đúng là nhà khôi hài xuất sắc! Tên tôi không phải là Louisette. Tôi là Thérèse.
- Thérèse, một cái tên trong mộng!
Bà chủ đi pha cà phê, mang lại. Bà chỉ vào một cái vali:
- Đồ của ông lão Seligmann vẫn còn đây. Tôi không biết phải làm gì.
- Phải ông lão Do Thái râu xám không?
Bà chủ gật đầu:
- Người ta nói là ông ấy đã chết…
- Chuyện cứ vẫn xảy ra như thế. Bà có biết con của lão ở đâu không?
- Làm sao tôi biết được? Tôi cũng không thể lo chuyện đó.
Steiner mở vali ra. Một lô cuồn chỉ màu rơi ra. Lẫn lộn trong các cuồn chỉ là một mớ dây giày gói ghém cẩn thận. Tiếp theo là một bộ quần áo, một đôi giày, một quyển kinh hébreu, một túi da nhỏ bên trong có ít tiền, hai xâu bùa và một chiếc áo choàng trắng để mặc trong lúc cầu nguyện.
Steiner nhìn lên:
- Qúa ít đối với một kiếp sống, phải không Thérèse?
- Nhiều người còn tệ hại hơn.
- Chí lý.
Steiner lật quyển kinh và bắt gặp mảnh giấy nhét bên trong bìa sách. Steiner cẩn thận rút mảnh giấy nhét bên trong bìa sách. Steiner cẩn thận rút mảnh giấy ra. Trên giấy có ghi một địa chỉ.
- Tốt lắm. Tôi sẽ tới đó. Cám ơn Thérèse. Tối nay tôi về trễ. Tốt hơn hết là cho tôi một chỗ ở tầng dưới, sát với sân. Như vậy, khi cần tôi có thể biến thật nhanh.
Bà chủ trọ toan phản đối nhưng Steiner đưa tay lên chận lại:
- Không. Không, Thérèse. Nếu cửa nhà trọ không mở tôi sẽ làm náo loạn cả Cảnh sát thành Vienne. Nhưng tôi tin là cửa mở. Cung cấp chỗ trú ngụ cho những người mất quê hương là một giáo điều của Đức Chúa Trời. Làm như thế, khi về thế giới bên kia, bà sẽ được khen tặng luôn mười thế kỷ. Xin gửi lại bao đồ.
Anh ta bước ra, biết là có nói thêm nữa thì cũng tới chừng ấy thôi và anh còn hiểu rằng đối với những người thật sự văn minh thì gởi lại đồ cũng là một cách trao tín vật, một lời giao ước. Bao đồ bây giờ đã biến thành một biên lai ở trọ với sự hiện diện câm lặng của nó.
Steiner tới quán Sperler, định gặp người Nga Tchernikoff. Trong lúc bị giam chung hai người hứa hẹn với nhau là một hay hai ngày sau khi Steiner được trả tự do, cả hai sẽ đến quán nầy để đợi nhau. Về kinh nghiệm mất quê hương, người Nga hơn những người Đức thời Hitler đến mười lăm năm. Tchernikoff đã hứa với Steiner là sẽ cố gắng tìm xem tổ chức nào tại Vienne có bán giấy tờ giả cho những di dân.
Steiner ngồi vào bàn. Anh ta muốn gọi thức uống nhưng không một gã hầu bàn nào chú ý tới việc hỏi khách. Quán không có tục lệ bắt buộc khách phải uống vì phần đông những người vào đây đều chẳng có bao nhiêu tiền.
Quán Sperler gần giống như các lều bán thức ăn trong những trại giam tạm cư. Nhiều người ngồi trên ghế dài hay ghế đẩu ngủ gà, ngủ gật, một số khác ngồi phệt dưới đất lưng dựa vào tường. Họ lợi dụng thời gian trước giờ trước đóng cửa, vào đây ngủ khỏi trả tiền. Từ năm giờ sáng đến mười hai giờ trưa, họ lang thang trên đường phố chờ quán mở cửa. Hầu hết những người nầy đều thuộc thành phần trí thức.
Một người mặt tròn đầy ngồi cạnh, mặc áo carô, nhìn chăm chú Steiner một lúc khá lâu với ánh mắt hau háu. Hắn hỏi Steiner:
- Có gì bán không? Đồ vàng bạc cũ, nữ trang?
Steiner lắc đầu.
- Quần áo? Mền mùng? Giầy vớ?
Steiner lắc đầu:
- Nhẫn cưới?
Steiner trợn mắt:
- Đi ngay, đồ kên kên!
Steiner ghét cay ghét đắng những kẻ chuyên mua rẻ đồ đạc của dân tị nạn để ban lấy lời. Để dằn cơn tức, Steiner gọi một gã hầu bàn:
- Ê, một cognac!
Gã hầu bàn nhìn hắn với vẻ nghi ngại nhưng cũng tới:
- Ông cần một trạng sư? Bữa nay có tới hai người. Trong góc kia là Luật sư Silber của Toà Thượng Thẩm Bá Linh. Tham khảo ý kiến, một Đức kim. Ở bàn tròn bên cửa là ông Epstein, cố vấn Tòa Sơ Thẩm Munich. Tham khảo ý kiến, nửa Đức kim. Theo tôi thì nên hỏi Silber.
- Tôi không cần Luật sư mà là một ly cognac.
Gã hầu bàn che bàn tay sau vành tai:
- Xin lỗi, có phải ông gọi cognac?
- Đúng, và phải là ly lớn.
- Vâng. Xin lỗi, tôi hơi lãng tai. Vả lại, ở đây từ lâu không ai gọi gì khác hơn cà phê.
- Tốt. Vậy cho cognac và tách cà phê.
Gã hầu bàn làm đúng theo lời Steiner nhưng vẫn còn lẩn quẩn bên bàn. Steiner hỏi:
- Gì đây? Muốn xem tôi uống ra sao hả?
- Thưa, phải trả tiền trước.
- A, trả tiền trước… cũng được.
Steiner ném tiền lên bàn. Gã hầu bàn ngập ngừng:
- Ông đưa dư hơi nhiều.
- Còn dư bao nhiêu là phần của cậu.
- Tiền thưởng cho tôi?
Gã hầu bàn liếm môi như vừa được cho uống một ly rượu vang. Gã cảm động:
- Trời! Luôn mấy năm mới được thưởng một lần. Cám ơn ông. Cám ơn ngàn lần.
Vài phút sau, người Nga của Steiner bước vào.
Ông ta nhận ra ngay Steiner, đi thẳng tới:
- Tôi cứ tưởng là bạn không còn ở Vienne, Tchernikoff.
Người Nga cười:
- Với bọn mình thì điều gì có thể đều trở thành không thể có, và ngược lại. tôi vừa có một vài tin tức hữu ích.
Steiner uống cạn tách rượu:
- Nghĩa là có nơi chịu cung cấp giấy tờ?
- Phải. Giấy tờ tốt. Đây là loại giấy tờ tốt hơn tất cả các loại giấy giả mà tôi từng được biết.
- Tôi cần phải thoát ra cảnh nầy nghĩa là rất cần có giấy tờ. Thà bị tù khổ sai vì xài giấy ma còn hơn là lo sợ nơm nớp hằng ngày chưa biết tới chừng nào.
- Tôi vừa ở quán Hallebarde lại. Mấy người lo việc này hiện đang ở đằng đó. Đáng tin cậy. Tuy nhiên rẻ mạt nhứt cũng trị giá tới bốn trăm Đức kim.
- Nhưng với giá đó, mình sẽ được loại giấy gì?
- Giấy thông hành của một người Aùo từ trần. Còn hiệu lực một năm.
- Một năm. Và sau đó?
Tchernikoff nhìn Steiner:
- Mình có thể gia hạn ở một nước khác. Hoặc nhờ một nơi chuyên sửa đổi tháng, năm.
Steiner gật đầu.
- Ngoài ra còn hai giấy thông hành của hai người Đức tị nạn đã chết. Nhưng mỗi tấm phải trả tới tám trăm Đức kim. Muốn có một thông hành hoàn toàn giả ít lắm cũng phải tốn tới một ngàn rưỡi. Loại nầy thì bạn có lẽ không vói tới.
Tchernikoff búng tàn thuốc:
- Trường hợp của bạn không nên quá tin tưởng Hội Quốc Liên. Nhứt là với những người nhập cảnh bất hợp pháp. Nansen, chuyên lo thông hành cho bọn tôi đã chết.
Steiner buông xuôi:
- Bốn trăm Đức kim! Hiện thời tôi chỉ có hai mươi lăm.
- Mình còn có thể trả giá!
- Con số cách biệt vẫn quá xa. Nhưng không sao, tôi phải tìm cách kiếm ra tiền. Quán Hallebarde ở đâu?
Người Nga lấy từ trong túi ra một mảnh giấy:
- Địa chỉ đây. Có ghi cả tên người hầu bàn làm trung gian. Khi cần bạn bảo hắn điện thoại cho những người kia. Mình cho hắn năm Đức kim tiền liên lạc.
- Được, tôi sẽ tùy trường hợp thu xếp.
Steiner cẩn thận cất giấy ghi địa chỉ.
- Cám ơn bạn vô cùng, Tchernikoff.
- Ồ, chẳng có nghĩa gì cả – Người Nga đưa tay lên phản đối – Mình phải giúp nhau trong khả năng. Tình cảnh của bọn mình thì biết đâu người nầy lại không có lúc nhờ tới người kia.
Steiner đứng lên:
- Một ngày nào đó, tôi sẽ gặp bạn tại đây để trả lời.
- Hay lắm. Tôi thường có mặt ở đây vào giờ nầy. Chơi cờ với Vua cờ miền Nam Đức. Ông ta ngồi kia kìa, người tóc quăn. Không bao giờ tôi nghĩ là sẽ có dịp đấu cờ với một nhà vô địch.
Tchernikoff cười:
- Tôi mê chơi cờ lắm.
Steiner đi ra, vấp phải chân một vài người đang ngủ dựa tường, miệng há hốc. Ở bàn ông Cố vấn Tòa Sơ Thẩm Epstein, một mụ Do Thái mặt tròn phệu đang chắp hai tay nhìn ngắm ông ta, như ngưỡng mộ một vị thần. Trước mặt bà ta là nửa đồng Đức kim. Bàn tay trái đầy ông lá của Epstein đang đặt trên bàn giấy như một con nhện to tướng đang rình mồi.
Ra tới ngoài, Steiner thở mạnh luôn nhiều hơi. Không khí dìu dịu ban đêm khiến hắn ngây ngất sau khi đã ngột ngạt trong gian quán ám khói và buồn thảm. Anh nghĩ, mình phải đi mới xong. Anh nhìn đồng hồ. Hơi muộn. Dầu sao, cũng phải cố tìm gặp tay trùm cờ bạc lận.
Quán cóc mà gã chuyên đánh bạc lận thường lui tới gần như đã trống hẳn. Hai thiếu nữ õng ẹo trên hai chiếc ghế đẩu cao nghệu trông giống như những con kéc.
Steiner hỏi chủ quán:
- Fred có ở đây không?
Người chủ nhìn xoi mói Steiner:
- Fred? Bạn muốn làm gì anh ta?
- Để mời đi lễ, được không?
Người chủ quán suy nghĩ một lúc rồi bảo:
- Fred đi cả tiếng đồng hồ rồi.
- Còn trở lại không?
- Không biết.
- Được. Như vậy, tôi sẽ đợi. Cho một Vodka.
Steiner đợi gần một tiếng đồng hồ. Trong thời gian nầy, anh nhẩm tính tổng quát về tất cả những món mà có thể bán ra tiền. Không quá bảy mươi Đức kim.
Hai cô gái liếc nhìn anh. Họ ngồi đó thêm một lúc rồi õng ẹo đi ra. Người chủ quán ném mấy con xúc xắc ra. Steiner hỏi:
- Mình thử một bàn chớ?
- Cũng được.
Hắn gieo hột và Steiner thắng. Cả hai tiếp tục chơi. Luôn hai lần liên tiếp Steiner đều được bốn con một.
Steiner cười:
- Coi bộ tôi có duyên với số một.
- Chỉ chờ hên vậy thôi. Bạn tuổi gì?
- Không để ý.
- Chắc phải là tuổi Hải sư. Ít ra cũng có mặt trời trong Hải sư. Tôi cũng biết chút ít về chiêm tinh. Một ván nữa, ván chót. Fred không trở lại đâu. Không bao giờ trở lại giờ nầy. Hắn cần ngủ để tay khỏi run.
Người chủ quán gieo mấy con xúc xắc và Steiner lại thắng.
- Đúng chưa, tuổi bạn chắc chắn là Hải sư. Với ảnh hưởng mạnh của Hải vương tinh. Bạn sanh tháng nào?
- Tháng Tám.
- Vậy là chính xác rồi. Năm nay có nhiều may mắn lạ lùng.
- Trong trường hợp đó, tôi sẽ làm chúa tất cả các sư tử trong rừng – Steiner uống cạn ly – Bạn vui lòng bảo với Fred là Steiner có tới đây. Mai, tôi lại tới.
- Được rồi.
Steiner trở về nhà trọ. Đường phố hoàn toàn trống vắng. Trời có nhiều sao và mùi hoa huệ thoảng ra từng đợt từ phía sau các bờ tường. “Trời, Marie, mình không thể xa nhau mãi mãi”.

Kern bước vào một cửa hiệu bán thuốc Tây vì lúc đi qua anh chợt nhận thấy có một số nước hoa bày bán mang nhãn hiệu của xưởng cha anh: hiệu Farr.
Anh cầm chai nước hoa lật qua lật lại xem xét rồi hòi người bán:
- Ông mua thứ nầy ở đâu?
Người bán nhún vai:
- Làm sao nhớ nổi. Chỉ biết từ Đức tới. Mua lâu lắm rồi. Cậu muốn lấy chai nầy?
- Một chai? Không đủ. Cho tôi sau chai…
- Sáu?
- Phải. Lấy trước. Tôi sẽ tới lấy thêm. Tôi chỉ mua đi bán lại thôi, ông định cho hoa hồng bao nhiêu?
- Cậu là dân tỵ nạn?
Kern đặt chai nước hoa tắm gội lên quầy:
- Ông có biết hỏi như thế là chạm tự ái không? Tôi có chứng chỉ di trú đàng hoàng. Tôi muốn biết hoa hồng bao nhiêu?
- Mười phần trăm.
- Quá tệ. Ông tính xem tôi sẽ kiếm được bao nhiêu.
Người chủ tiệm vừa bước tới:
- Tôi cho cậu hai mươi lăm phần trăm. Chúng tôi cũng đang cần tống khứ loại hàng tồi tệ ấy đi.
Kern trợn mắt:
- Loại hàng tồi t65? Ông có biết đây là loại eaude cologne tốt nhất thế giới không?
Người chủ tiệm ngoái tai:
- Cũng có thể. Như vậy là cậu đồng ý hai mươi lăm phần trăm?
- Ba chục phần trăm là tối thiểu. Vấn đề nước hoa hảo hạng và tiền hoa hồng là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Người bán hàng mím môi:
Nước hoa nào cũng vậy thôi. Thứ mà người ta cho là tốt chẳng có gì hơn là khéo quảng cáo. Tất cả bí quyết đều ở đó.
Kern nhìn sững anh ta:
- Ông nên nhớ là loại nước hoa đã không còn được quya3n cáo từ lâu. Và nếu nói như ông, tôi đề nghị ba mươi lăm phần trăm hoa hồng.
Người chủ hiệu nói ngay:
- Ba mươi thôi. Thỉnh thoảng vẫn có người tới hỏi.
Gã bán hàng nói với chủ:
- Ông Bureck, mình có thể để ba mươi lăm phần trăm nếu cậu ta lấy đủ chục. Người thỉnh thoảng đến mua cũng trả giá như thế. Lúc sau nầy, ông ta không mua nữa mà ngỏ ý muốn bán cong thức chế tạo.
Kern giật mình:
- Công thức chế tạo? Người nào định bán?
Gã bán hàng cười:
- Ông ta bảo nhãn hiệu nầy là của chính ông ta. Dĩ nhiên là đặt điều. Có gì mà dân tị nạn lại không dám làm!
Kern tưởng chừng như nghẹt thở:
- Các ông có biết người đó ở đâu không?
Gã bán hàng nhún vai:
- Dường như ông ta có để lại địa chỉ nhưng hiện giờ thì không biết cất ở đâu. Cậu hỏi chi vậy?
- Có lẽ đó là cha tôi.
Cả hai sững sờ nhìn Kern:
- Thật à?
- Thật. Chúng tôi thất lạc nhau khá lâu.
Người chủ hiệu ra vẻ khích động. Ông ta quay vào gọi người đàn bà đang ngồi bàn giấy:
- Bertha, mình còn giữ địa chỉ của ông dịnh bán công thức chế tạo nước hoa không?
- Người nào?
- Ông Stan hay lão già lẩm cẩm cứ đến quấy rầy luôn?
- Nầy, nầy, đừng có ác mồm, ác miệng! Người chủ hiệu ngượng nghịu nhìn Kern- Xin lỗi cậu.
Ông ta đi mau vào phòng trong. Gã bán hàng kinh mạn:
- Đó là hậu quả của việc lấy người làm công.
Vài phút sau, người chủ hiệu thuốc quay ra, thở hào hển, với mảnh giấy trên tay:
- Tìm được địa chỉ rồi. Đó là ông Kern, Siegmund Kern.
- Vậy là cha tôi.
- Thật hả?
Người chủ hiệu đưa địa chỉ cho Kern:
- Lần sau cùng ông ấy tới đây cách nay ba tuần. Xin cậu vui lòng bỏ lỗi cho về mấy lời nói vô tình lúc nãy. Cậu cũng biết…
- Không sao cả. Nhưng tôi cần phải đi ngay. Tôi sẽ trở lại lấy nước hoa sau.
- Được ma.ø Chúng tôi giữ cho.

Nơi trú ngụ của cha Kern ở trên đường Tuzarova. Khu phố tối ám và mốc meo. Ở đây, người ta ngửi thấy mùi tường ẩm và khói than.
Kern từ từ lên thang lầu. Kể cũng lạ, tuy nóng lòng gặp cha nhưng Kern cũng không gấp rút. Có lẽ vì anh đã qu1a quen thuộc với những bất hạnh vào phút chót.
Tới lầu ba, Kern nhận chuông. Vài phút sau, có tiếng chân người kéo lê phía sau cửa được kéo qua một bên. Kern nhìn thấy một con mắt đen chiếu thẳng về phía mình.
Giọng hỏi gắt gỏng của một người đàn bà giọng ra:
- Ai đó?
- Tôi muốn gặp một người trong nhà.
- Không có người nào ở đây.
- Phải có chớ, còn bà có không phải đang ở sao? Kern nhìn tấm bảng gắn ở cửa. Có phải bà là Melanie Ekowski không? Nhưng không phải tôi muốn gặp bà.
- Rồi sao?
- Tôi muốo61no1i chuyện với một người đàn ông ở nhà nầy.
- Không có người đàn ông nào ở đây.
Kern nhìn vào con mắt tròn và đen. Hay là cha mình đã đi nơi khác. Tự nhiên, Kern mệt mỏi và chán nản lạ lùng.
- Người đàn ông tên gì?
Kern lại thấy hy vọng. Anh ngẩng đầu lên:
- bộ bà muốn tôi la lớn cho cả ngôi nhà nầy nghe sao? Bà cứ mở cửa, tôi sẽ nói.
Con mắt biến mất. Có tiếng khoá xích khua chạm. Kern không khỏi nhĩ, làm gì mà kiên cố như một pháo đài. Anh tin hết chín phần là cha anh vẫn còn ở đây, nếu không thì người đàn bà nầy không vặn đến thế.
Cửa mở, một người đàn bà Tiệp khoẻ mạnh, má đỏ, mặt lớn, nhìn Kern từ đầu đến chân.
- Tôi muốn gặp ông Kern.
- Kern? Không biết. Không có ở đây.
- Tôi hỏi ông Siegmund Kern. Tôi là Ludwig Kern.
- A…
Người đàn bà cũng chưa tin. Kern phải đưa giấy phép lưu trú cho bà ta xem. Người đàn bà đọc tới, đọc lui như cố kéo dài thì giờ. Bà ta trả lại tờ giấy cho Kern:
- Cậu là bà con?
- Phải.
Một cái gì đó khiến Kern không muốn nói rõ hơn. Bây giờ anh gần như tin chắc là cha mình có ở đây.
Người đàn bà nói cộc lốc:
- Ông ta không có ở đây.
- Được trong trường hợp nầy, tôi đưa địa chỉ cho bà. Tôi ngụ tại quán Bristol, chỉ còn vài ngày nữa thôi. Tôi có chuyện cần muốn nói.
Tài sản của Adamsmith

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 06-06-2008, 09:14 AM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Chương 4

Kern bước vào một cửa hiệu bán thuốc Tây vì lúc đi qua anh chợt nhận thấy có một số nước hoa bày bán mang nhãn hiệu của xưởng cha anh: hiệu Farr.
Anh cầm chai nước hoa lật qua lật lại xem xét rồi hỏi người bán:
- Ông mua thứ nầy ở đâu?
Người bán nhún vai:
- Làm sao nhớ nổi. Chỉ biết là từ Đức tới. Mua lâu lắm rồi. Cậu muốn lầy chai nầy?
- Một chai? Không đủ. Cho tôi sáu chai…
- Sáu?
- Phải, lấy trước. Tôi sẽ tới lấy thêm. Tôi chỉ mua đi bán lại thôi, ông định cho hoa hồng bao nhiêu?
- Cậu là dân tị nạn?
Kern đặt chai nước hoa tắm gội lên quầy:
- Ông có biết hỏi như thế là chạm tự ái không? Tôi có chứng chỉ di trú đàng hoàng. Tôi muốn biết hoa hồng bao nhiêu?
- Mười phần trăm.
- Quá tệ. Ông tính xem tôi sẽ kiếm được bao nhiêu.
Người chủ hiệu vừa bước tới:
- Tôi cho cậu hai mươi lăm phần trăm. Chúng tôi cũng đang cần tống khứ loại hàng tồi tệ ấy đi.
Kern trợn mắt:
- Loại hàng tồi tệ? Ông có biết đây là loại eau de cologne tốt nhứt thế giới không?
Người chủ hiệu ngoái tai:
- Cũng có thể. Như vậy là cậu đồng ý hai mươi lăm phần trăm?
- Ba chục phần trăm là tối thiểu. Vấn đề nước hoa hảo hạng và tiền hoa hồng là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Người bán hàng mím môi:
- Nước hoa nào cũng vậy thôi. Thứ mà người ta cho là tốt chẳng có gì hơn là khéo quảng cáo. Tất cả bí quyết đều ở đó.
Kern nhìn sững anh ta:
- Ông nên nhớ là loại nước hoa đã không còn được quảng cáo từ lâu. Và nếu nói theo ý ông, tôi đề nghị ba mươi lăm phần trăm hoa hồng.
Người chủ hiệu nói ngay:
- Ba mươi thôi. Thỉnh thoảng vẫn có người tới hỏi.
Gã bán hàng với chủ:
- Ông Bureck, mình có thể để ba mươi lăm phần trăm nếu cậu ta lấy đủ chục. Người thỉnh thoảng hay đến mua cũng trả giá như thế. Lúc sau nầy, ông ta không mua nữa mà ngỏ ý muốn bán công thức chế tạo.
Kern giựt mình:
- Công thức chế tạo? Người nào định bán?
Gã bán hàng cười:
- Ông ta bảo nhãn hiệu nầy là của chính ông ta. Dĩ nhiên là đặt điều. Có gì mà dân tị nạn lại không dám làm!
Kern tưởng chừng như ngẹt thở:
- Các ông có biết người đó hiện ở đâu không?
Gã bán hàng nhún vai:
- Dường như ông ta có để lại địa chỉ nhưng hiện giờ thì không biết cất ở đâu. Cậu hỏi chi vậy?
- Có lẽ đó là cha tôi.
Cả hai sững sờ nhìn Kern:
- Thật à?
- Thật. Chúng tôi thất lạc nhau khá lâu.
Người chủ hiệu ra vẻ khích động. Ông ta quay vào gọi một người đàn bà đang ngồi ở bàn giấy:
- Bertha, mình còn giữ địa chỉ của ông định bán công thức chế tạo nước hoa không?
- Người nào? Ông Stran hay lão già lẩm cẩm cứ đến quấy rầy luôn?
- Nầy, nầy, đừng có ác mồm, ác miệng! – Người chủ hiệu ngượng ngịu nhìn Kern – Xin lỗi cậu.
Ông ta đi mau vào phòng trong. Gã bán hàng khinh mạn:
- Đó là hậu quả của việc lấy người làm công.
Vài phút sau, người chủ hiệu thuốc quay ra, thở hổn hển,với một mảnh giấy trên tay:
- Tìm được địa chỉ rồi. Đó là ông Kern, Siegmund Kern.
- Vậy là cha tôi.
- Thật hả?
Người chủ hiệu đưa địa chỉ cho Kern:
- Lần sau cùng ông ấy tới đây cách nay ba tuần. Xin cậu vui lòng bỏ lỗi cho về mấy lời nói vô tình lúc nãy. Cậu cũng biết…
- Không sao cả. Nhưng tôi cần phải đi ngay. Tôi sẽ trở lại kấy nước hoa sau.
- Được mà. Chúng tôi giữ cho.
Nơi trú ngụ của cha Kern ở trên đường Tuzarova. Khu phố tối ám và mốc meo. Ở đây, người ta ngửi thấy mùi tường ẩm và khói than.
Kern từ từ lên thang lầu. Kể cũng lạ, tuy nóng lòng gặp cha nhưng Kern vẫn không gấp rút. Có lẽ vì anh đã quá quen thuộc với những bất hạnh vào phút chót.
Tới lầu ba, Kern nhận chuông. Vài phút sau, có tiếng chân người kéo lê phía sau cửa và miếng giấy bồi che kín lỗ hổng trên cửa được kéo qua một bên. Kern nhìn thấy một con mắt đen chiếu thẳng về phía mình.
Giọng hỏi gắt gỏng của một người đàn bà vọng ra:
- Ai đó?
- Tôi muốn gặp một người trong nhà.
- Không có người nào ở đây.
- Phải có chớ, còn bà đó không phải đang ở sao? – Kern nhìn tấm bảng gắn ở cửa – Có phải bà là Melanie Ekowski không? Nhưng không phải tôi muốn gặp bà.
- Rồi sao?
- Tôi muốn nói chuyện với một người đàn ông ở nhà nầy.
- Không có người đàn ông nào ở đây.
Kern nhìn vào con mắt tròn và đen. Hay là cha mình đã đi nơi khác. Tự nhiên, Kern mệt mỏi và chán nản lạ lùng.
- Người đàn ông tên gì?
Kern lại thấy hy vọng. Anh ngẩng đầu lên:
- Bộ bà muốn tôi la lớn cho cả ngôi nhà nầy nghe sao? Bà cứ mở cửa, tôi sẽ nói.
Con mắt biến mất. Có tiếng khóa xích khua chạm. Kern không khỏi nghĩ, làm gì mà kiên cố như một pháo đài. Anh tin hết chín phần là cha anh vẫn còn ở đây, nếu không thì người đàn bà nầy không vặn hỏi đến thế.
Cửa mở, một người đàn bà Tiệp khỏe mạnh, má đỏ, mặt lớn, nhìn Kern từ đầu xuống chân.
- Tôi muốn gặp ông Kern.
- Kern? Không biết. Không có ở đây.
- Tôi hỏi ông Siegmund Kern. Tôi là Ludwig Kern.
- A…
Người đàn bà vẫn chưa tin. Kern phải đưa giấy phép lưu trú cho bà ta xem. Người đàn bà đọc tới, đọc lui như cố kéo dài thì giờ. Bà ta trả giấy tờ lại cho Kern:
- Cậu là bà con?
- Phải.
Một cái gì đó khiến Kern không muốn nói rõ hơn. Bây giờ anh gần như tin chắc là cha mình có ở đây.
Người đàn bà nói cộc lốc:
- Ông ta không có ở đây.
- Được. Trong trường hợp nầy, tôi đưa địa chỉ cho bà. Tôi ngụ tại lữ quán Bristol, chỉ còn vài ngày nữa thôi. Tôi có chuyện cần muốn nói với ông Siegmund Kern trước khi đi. – Anh nhìn lướt người đàn bà – Tôi muốn trao cho ông ấy một vật.
- Hả?
- Bà nhớ giùm cho. Tôi là Ludwig Kern. Lữ quán Bristol. Xin chào bà.
Kern xuống lầu. Trời – anh nghĩ – làm gì mà lại có một mụ chẳng canh giữ cẩn thận đến thế? Dầu sao, được canh giữ vẫn còn tốt hơn là bị tố cáo.
Kern trở lại hiệu thuốc Tây. Người chủ hiệu tiếp đón anh vồn vã:
- Cậu có tìm được ông không?
Câu hỏi hấp tấp cho thấy cuộc sống của ông ta hoàn toàn thiếu vắng những yếu tố hấp dẫn. Kern hững hờ:
- Chưa. Nhưng cha tôi vẫn còn ở đó.
- Lý thú quá! Đúng là một trường hợp hi hữu!
Ông ta chống cả hai khuỷu tay lên bàn và nói một hơi về những trường hợp kỳ lạ mà ông ta đã nghe kể lại. Kern thở dài:
- Đối với chúng tôi, những trường hợp mà mọi người cho là đặc biệt lại chẳng có chút gì là kỳ lạ cả. Đó chỉ là những tình cờ trong một cuộc đời không trôi chảy bình thường. Aø, chúng ta nói chuyện về nước hoa đi. Tôi chỉ còn đủ tiền để lấy sáu chai thôi. Như vậy ông cho hoa hồng bao nhiêu?
Người chủ hiệu suy nghĩ một giây:
- Ba mươi lăm phần trăm. Một biến cố như thế nầy không phải ngày nào cũng có thể xảy ra.
- Cám ơn.
Kern trả tiền. Người bán hàng gói các chai eau de cologne lại. Người đàn bà tên Bertha cũng có mặt để nhìn anh chàng vừa tìm lại được người cha. Miệng bà ta cử động liên hồi dường như đang nhai một vật gì. Người chủ tỏ ra tốt bụng:
- Nói thật, không phải đợi cậu nhắc, tôi vẫn biết trước rằng đây là loại nước hoa thượng hảo hạng.
Kern lấy gói hàng:
- Có thể tôi sẽ trở lại sớm để lấy thêm. Kern bước ra.
Kern trở về phòng. Anh lấyhai chai nước hoavà mấy bánh xà bông cho vào cặp định đem đi bán.
Vừa tới hành lang, anh chợt thấy có người từ phòng bên cạnh đi ra: một thiếu nữ tầm vóc trung bình, cặp trong tay và quyển sách. Thoạt tiên, Kern không chú ý vì đang bận nhẩm tính giá cả. Nhưng anh sực nhớ người con gái đó đã đi ra từ căn phòng mà đêm qua anh vào lộn. Kern dừng sững người lại. Anh có cảm tưởng là cô ta có thể nhận ra mình.
Kern xuống thang lầu và nhìn quanh nhưng không thấy thiếu nữ lúc nãy ở đâu. Anh ra cửa nhìn hai đầu đường. Chỉ có mấy con chó lớn đang đùa nhau ở vỉa hè.
Kern quay vào. Anh hỏi người gác cửa:
- Có ai vừa đi ra không?
- Có, chính anh.
Gã gác cửa nhìn chăm bẳm vào Kern để đợi những tiếng cười thưởng thức câu nói đùa mà gã tự thấy rất có duyên.
- Tôi muốn hỏi một bà. Không, một thiếu nữ.
Gã gác cửa trả thù vặt:
- Ở đây không có bà nào cả, chỉ có đàn bà.
- Nhưng, có người mới đi ra.
- Bộ anh là Cảnh sát sao mà điều tra dữ vậy?
Nghe giọng điệu hằn học của gã gác cửa, Kern không khỏi ngạc nhiên. Lúc nãy vì quá bận tâm về cô gái, anh không để ý đến lời nói đùa của gã.
Kern lấy bao thuốc lá ra và mời gã một điếu.
- Cám ơn, tôi chỉ hút loại đắt tiền hơn.
- Thật không?
Kern cho bao thuốc vào túi. Anh đứng đó nghĩ ngợi. Thiếu nữ chắc còn ở bên trong, tại phòng khách. Kern đi tới đó.
Phòng khách của lữ quán tuy hẹp nhưng dài, phía trước là một cái sân tráng xi măng giáp nối một khoảng vườn có tường bao quanh. Trong vườn có vài bụi tử đinh hương.
Kern nhìn qua cửa kính. Anh thấy cô gái đang ngồi đọc sách, hai khuỷu tay chống lên bàn. Ngoài thiếu nữ ra không còn một ai khác. Kern đẩy cửa bước vào.
Cô gái nghe tiếng động ở cửa, ngước mắt lên. Kern lúng túng. Anh ngập ngừng:
- Chào cô.
Cô gái nhìn Kern, gật đầu đáp lời chào rồi tiếp tục đọc.
Kern ngồi trong một góc phòng. Vài phút sau anh đứng lên đi tìm một vài tờ báo. Anh tự trách đã có thái độ ngớ ngẩn và muốn biến mất ra ngoài. Tuy nhiên, dường như anh không còn đủ can đảm để bước đi.
Kern giở báo ra đọc. Anh thấy thiếu nữ mở bóp ra. Cô ta lấy một hộp đựng thuốc lá bằng bạc, mở ra rồi đóng lại ngay, cho vào bóp, không lấy một điếu thuốc nào.
Kern hối hả đặt tờ báo xuống và bước lại:
- Dường như cô quên mang thuốc theo. Tôi có thể mời một điếu?
Kern lấy bao thuốc ra. Anh ước ao có một cái hộp để cho những điếu thuốc khỏi phải cong queo như hiện thời. Anh chìa bao thuốc:
- Tôi không biết cô có thích loại thuốc nầy không . Anh gác cửa vừa mới từ chối, cho là loại rẻ tiền.
Thiếu nữ nhìn nhãn hiệu thuốc:
- Tôi cũng hút thuốc loại nầy.
Kern cười ngượng nghịu:
- Dầu sao cũng rẻ hơn các loại khác. Nói như thế cũng như tự thú nhận.
- Theo tôi thì chỉ một việc tới ở tại lữ quán nầy cũng đã đủ nói lên tình trạng tài chính.
- Đúng vậy.
Kern châm lửa cho thiếu nữ. Aùnh lửa yếu ớt soi hồng một khân mặt thon thon và đôi chân mày hung hung, đôi mắt to và sáng, mội dầy và dịu. Kern không thể nói là thiếu nữ có đẹp hay không nhưng dừng như có một sợi dây vô hình và xa xôi nào đó đang kéo lôi anh về phía cô gái. Anh đã đặt tay lên ngực cô ta trước khi biết mặt. Anh đã nghe, đã… sờ mò hơi thở của cô ta. Và như lại sợ lầm lần nữa, anh ta cho tay vào túi.
Kern tự trấn tĩnh câu hỏi:
- Cô rời quê hương bao lâu rồi?
- Hai tháng. Cũng chưa lâu. Nhưng vô tận.
Kern ngạc nhiên nhìn lên:
- Cô có lý. Hai năm kể như chẳng lâu bao nhiêu. Nhưng hai tháng thì vô tận. Có điều lợi là khi thời gian càng kéo dài thêm ra thì người ta có cảm tưởng như tháng ngắn lại.
- Theo anh thì tình trạng nầy kéo dài chừng bao lâu?
- Tôi không có ý niệm nào cả. Đó là điều mà tôi không còn muốn nghĩ tới.
- Trái lại, tôi cứ nghĩ mãi không thôi.
- Trong hai tháng đầu tiên, tôi cũng không khác gì cô.
Cô gái không nói nữa. Nàng cúi đầu xuống, từ từ hút từng hơi thuốc dài. Kern đứng nhìn mái tóc đen đang bao quanh khuôn mặt. Anh muốn nói một lời ý nhị nào đó nhưng không tìm ra ngôn ngữ. Anh cố gắng moi trí nhớ để biết thêm trong những trường hợp tương tự, các nhân vật điển hình mà anh thườnhg đọc qua đã có thái độ thích hợp nào. Nhưng trí nhớ đã khô cạn. Và có lẽ là những nhân vật đó không hề tới trú ngụ tại những lữ quán rẻ tiền dành riêng cho dân tỵ nạn.
- Hơi tối mà cô vẫn đọc được sao?
Thiếu nữ giật mình như vừa bị kéo lôi ra khỏi một cơn mê. Nàng gấp quyển sách lại.
- Không. Tôi hết muốn đọc sách rồi. Chẳng giúp ích gì cả.
- Ít ra đó cũng là một loại thuốc an thần. Khi nào vớ được một quyển sách trinh thám là tôi đọc luôn một mạch.
Cô gái cười mệt mỏi:
- Không phải tiểu thuyết trinh thám. Đây là quyển hoá học kháng chất.
- A! Cô theo đại học?
- Ở Wurtzbourg
- Tôi thì ở Leipzig. Lúc đầu tôi cũng mang sách luôn bên mình. Tôi muốn ôn lại. Nhưng sau đó tôi bán cả đi. Mang vừa nặng vừa bất tiện. Tôi dùng tiền bán sách mua nước hoa loại tắm gội và xà bông để bán kiếm lời. Chíng lúc nầy tôi đang sống nhờ vào đó.
Cô gái nhìn Kern:
- Dường như không mấy khích lệ?
Kern nói mau:
- Tôi không muốn làm cô chán nản. Trường hợp của tôi khác hơn, tôi chẳng có giấy tờ gì cả. Còn cô thị chắc có giấy thông hành.
Co gái gật đầu:
- Nhưng chỉ còn sáu tuần nữa là hết hạn.
- Cũng chẳng sao. Cô có thể xin gia hạn.
- Sợ không được đâu.
Cô gái đứng lên. Kern hỏi:
- Cô hút thêm một điếu?
- Dạ thôi, cám ơn anh. Tôi đã hút hơi nhiều.
- Có người báo với tôi, một điếu thuốc đúng lúc cũng ngang bằng với tất cả tư tưởng trên trái đất.
- Chắc là đúng đó – Cô gái cười và thình lình Kern thấy nàng quá đẹp. Kern sẵn sàng hy sinh mọi thứ để câu chuyện tiếp tục nhưng anh không biết làm cách nào. Anh lại hối hả nói:
- Nếu có thể giúp được cô bất cứ việc gì tôi rất vui lòng. Tôi biết khá nhiều về Prague nhờ đã đến đây hai lần trước. Tên tôi là Ludwig Kern, tôi đang ở sát bên phòng cô.
Cô gái nhìn Kern thật mau. Kern hốt hoảng cho là mình nói hớ. Nhưng cô gái đã chìa tay ra. Cái siết tay ấm chặt của nàng khiến Kern lấy ngay được tự tin.
- Lúc thấy cần, tôi sẽ không ngần ngại nhờ tới anh. Cám ơn anh nhiều lắm.
Nàng lấy mấy quyển sách học và đi lên.
Kern vẫn còn ngồi lại một lúc lâu. Thình lình anh hiểu ra nhưng lời cần phải nói.
- Steiner, tôi lặp lại là tôi hơi ngại cho bạn khi nhập cuộc lần đầu tiên trong sòng bạc bên kia.
Gã đánh bạc lận nhà nghề và Steiner đang ngồi trong một quán rượu. Hắn đang dượt tay bài cho Steiner để chút nữa Steiner sẽ chơi lần đầu với một toán đánh bài hạng lận tép riu trong một quán cóc. Đối Steiner, đây là phương tiện duy nhất để làm ra tiền nếu không muốn trộm cướp.
Sau hơn nửa tiếng đồng hồ luyện nghệ, tay trùm bạc lận tỏ ra thoả mãn. Hôm nay, hắn mặc áo đuôi tôm.
- Thôi, tôi phải đi. Tới Opéra. Ghế thượng hạng. Với Lotte Lehmann. Khi nào có đại nhạc hội là tụi nầy có dịp phát đạt. Bạn hiểu chớ? – Hắn siết tay Steiner – À, bạn có bao nhiêu?
- Ba mươi hai Đức kim.
- Không đủ đâu. Phải cho mấy tên đó thấy một món tiền khá lớn để dễ câu – Hắn cho tay vào túi và móc ra tờ giấy một trăm Đức kim, trao cho Steiner.
- Đem tờ giấy bạc nầy theo. Sẽ có một gã nào đó tới quanh quẩn bên bạn. Xong cuộc, trả tiền lại cho tôi, giao cho người chủ quán. Hắn biết tôi. Nhớ đừng chơi kéo dài, và để ý khi bốn con đầm cùng ra một lúc.
Steiner lấy tờ giấy bạc:
- Nhưng nếu thua, tôi chẳng có cách nào trả lại.
Gã móc túi nhún vai:
- Thì đành chịu chớ sao. Nhưng bạn không thua đâu. Tôi biết rõ bọn đó. Thuộc hạng ruồi muỗi. Xúc động hả?
- Chắc không phải vậy?
- Như vậy là có đường. Chúng nó không biết bạn, tới chừng nhận ra thì chẳng còn gỡ gạc được bao nhiêu. Thôi, tôi đi.
Steiner đi qua cái quán cóc bên kia đường. Anh ta không khỏi nghĩ tới chuyện lạ của cuộc đời: chẳng một ai khác dám giao cho anh một phần tư số tiền của gã bất lương đã cho mượn vô điều kiện. Kể cũng vui. Cám ơn Thượng Đế.
Trong quán đang có một số người chơi Tarot. Steiner tới ngồi gần cửa sổ và gọi rượu mạnh. Hắn móc chiếc bóp dầy cộm – được dồn với giấy lớn – và trả tiền rượu bằng tờ giấy bạc một trăm si-linh.
Vài phút sau, một anh chàng bé nhỏ, bịnh hoạn tới bắt chuyện và mời Steiner nhập sòng phé. Steiner làm ra vẻ bận, từ chối. Anh chàng bé nhỏ nài nỉ, Steiner bảo:
- Tôi không rảnh lắm. Chơi chỉ có nửa giờ thì ăn thua gì.
Anh chàng bé nhỏ đưa cả hàm răng vênh vẹo ra:
- Đâu phải vậy, ông bạn. Chỉ nửa tiếng đồng hồ số đỏ là được cả một gia tài.
Steiner ném một cái nhìn sang những tay bạc ngồi gần đó. Một người trong bọn đầu sói, mặt lạnh. Người kia tóc đen và dầy, mũi ngắn. Cả hai dửng dưng nhìn Steiner.
Steiner làm ra vẻ do dự:
- Nếu đồng ý chơi nửa giờ, tôi cũng thử thời vận một lần xem sao.
Anh chàng loắt choắt mừng rỡ:
- Nửa giờ mà, đúng nửa giờ.
- Nhưng tôi có thể nghỉ chơi bất cứ lúc nào?
- Dĩ nhiên, muốn chơi thì chơi, muốn nghỉ thì nghỉ.
- Dầu tôi ăn?
Anh chàng to lớn cắn môi. Hắn liếc mau sang đồng bạn: cả hai đều tưởng đã vớ được con mồi béo.
Anh chàng loắt choắt nói như rít:
- Ông bạn đừng ngại, đó là chuyện tự nhiên.
- Được. Vậy thì chơi.
Steiner tới ngồi với bọn chơi lận ruồi muỗi. Gã to lớn xào bài rồi chia ra. Steiner ăn được vài Đức kim. Tới phiên mình chẻ bài, Steiner trổ tài ngay. Anh ta xáo bài một lần nữa rồi kinh ngay chỗ hơi gồ lên, gọi một ly Slilovitz, nhưng mắt không rời chồng bài và nhận thấy mất con già nằm khít nhau. Hắn trộn bài lần nữa và phát bài.
Khoảng gần ba mươi phút, Steiner đã ăn gần ba mươi si-linh.
Anh chàng ốm tong teo sốt ruột:
- Hay lắm, bây giờ mình đánh lớn hơn chút ít để nóng máy.
Steiner lù khù gật đầu. Bàn nầy anh ta cũng thắng. Tới lượt gã to lớn chia bài. Bàn tay anh ta đỏ hồng, ngón tay ngắn ngủn, trên thực tế khó mà thiện nghệ. Tuy nhiên, Steiner nhận thấy anh ta khéo tay ngoài sức tưởng tượng.
Gã sói đầu có ba con đầm. Hắn hỏi Steiner:
- Bao nhiêu?
- Bốn.
Kéo thêm bốn lá, Steiner buông bài, kêu lên:
- Thua rồi, mẹ!
Giờ phút quyết định đã gần kề, Steiner đánh gấp. Hắn chơi ngón bốn con ách và gom trọn một số tiền lớn. Vừa hốt tiền hắn vừa nhìn đồng hồ:
- Chết cha! Gần tới giờ rồi. Chơi ván chót.
- Được, bàn chót!
Chỉ có anh chàng loắt choắt lên tiếng. Hai gã kia vẫn không hở môi.
Steiner đánh cú chót hai chục si-linh. Gã tóc hung lườm lườm Steiner nhưng cũng bắt. Anh chàng loắt choắt vồ lấy bài của Steiner lật ra: bốn con đầm. Anh ta hỏi gã tóc hung:
- Bạn có gì?
Gã tóc hung nhăn mặt:
- Ba già.
Steiner chớp mắt như người chợt tỉnh:
- Vậy mà tôi tưởng chỉ có ba đầm. Cây kia tôi tưởng là con bồi.
Anh chàng loắt choắt đề nghị chơi thêm một bàn cuối cùng. Steiner làm ra vẻ miễn cưỡng. Hắn quyết định bàn nầy sẽ đánh thật to.
Không một chút ngượng tay, Steiner dở ngón nghề ngón nghề tuyệt diệu ra. Anh ta biết là tên to lớn đã chọt được bốn con già và đang dùng mắt ra hiệu cho đồng bọn.
Tên to lớn đi liền. Steiner giả bộ ngập ngừng nhưng cũng theo. Tới một trăm Đức kim, tên tóc hung bỏ cuộc. Tên to lớn đánh tiếp, tất cả là một trăn năm chục si-linh. Steiner còn đang giả vờ do dự thì anh chàng tí hon toan chụp bài Steiner:
- Đâu, ông bạn để tôi xem.
Steiner chận tay hắn:
- Không được.
Từ lâu rồi, Steiner không còn lạ gì lối ra hiệu bằng cách nhịp chân của tên tí hon. Đánh tới một trăm tám chục Đức kim, tên sói đầu ngừng lại. hắn trải bốn con già ra. Steiner hạ bốn con ách xuống.
Tên loắt choắt kêu lên kinh ngạc. Tất cả đều im lặng trong khi Steiner cho tiền vào túi. Gã tóc hung bỗng sẵng giọng:
- Chơi ván nữa đi.
- Quá giờ rồi. Hẹn lần khác.
Tên tóc hung hất hàm:
- Chơi ván nữa.
Steiner đứng dậy:
- Để lần khác.
Hắn tới quầy trả tiền. Hắn đẩy lướt thật mau tờ giấy bạc một trăm Đức kim vào tay người chủ quán và nói nhỏ:
- Nhờ ông bạn vui lòng trao lại cho Fred.
Người chủ quán giựt mình:
- Fred hả?
- Phải.
Người chủ quán mỉm cười:
- Thế là mấy ông bạn kia tự đâm đầu vào đá. Họ tưởng lưỡi câu họ bén, không ngờ lại gặp cá xà.
Cả ba tên du đãng đứng ở cửa. Tên tóc hung chận đường Steiner:
- Mình chơi thêm một ván nữa thôi.
Steiner nhìn thẳng vào mặt hắn. Tên loắt choắt vẫn làm ra điệu ngọt ngào:
- Nầy ông bạn, ở đây không có lệ rút êm. Chắc ông bạn thừa hiểu mà?
Steiner quắc mắt:
- Đừng dài dòng vô ích. Chiến tranh là phải theo luật của chiến tranh. Phải có lúc thua lúc được chớ.
Tên tóc hung sừng sộ:
- Tụi nầy chỉ có luật rừng thôi. Chơi hay không?
Steiner lắc đầu, cười ngạo mạn:
- Bọn mình đều lương thiện cả. Mấy người anh em và tôi đều biết rõ mục đích của mình. Thôi, hẹn lần sau.
Steiner lách mình ra, chen giữa gã loắt choắt và tên tóc hung. Anh muốn dọ thử sức mạnh của tên này. Ngay lúc đó, người chủ quán bước ra:
- Không được lộn xộn trong quán. Quý vị hiểu cho.
Steiner quay lại cười:
- Đâu có, tôi chỉ lấy đường để đi ra.
Tên tóc hung bảo:
- Bọn nầy cũng đi.
Tên loắt choắt và gã tóc hung đi trước, Steiner đi giữa và phía sau là tên sói đầu, to lớn. Đối với Steiner thì chỉ có tên tóc hung là đáng kể. Hắn đi trước là một sự lỗi lầm. Ngay lúc bước qua ngưỡng cửa, Steiner đạp ngược ra sau nhắm vào bụng gã to lớn, đồng thời dùng toàn lực bổ mạnh vào gáy tên tóc hung. Tên nầy gã chúi tới khiến anh chàng tí hon cũng té theo.
Không chút chậm trễ, Steiner phóng chạy như bay. Anh ta biết ngoài đường trống khó mà đương đầu nổi một lúc ba người. Anh ta nghe có tiếng la ó phía sau, và vừa chạy vừa nhìn lại, nhưng chẳng thấy bóng tên nào.
Steiner bắt đầu đi chậm lại trong những con đường đông người. Tới trước tấm gương của một tiệm may, dừng lại, nhìn mình, anh nghĩ, cờ bạc lận và lường gạt. Nhưng chỉ mới được có một nửa giấy thông hành… Anh ta gật đầu chào bóng mình trong gương và tiếp tục đi.
Tài sản của Adamsmith

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 06-06-2008, 09:53 AM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Chương 5

Kern ngồi trên bờ tường của một nghĩa trang Do Thái, đếm tiền. Suốt buổi sáng anh đã đi bán dạo ở Heiligenkreuzberg. Đây là một khu phố nghèo nàn, nhưng Kern biết rằng sự nghèo khổ dễ đưa tới cảm thông và độ lượng. Anh đã kiếm được ba mươi tám “cuaron”.
Anh cho tiền vào túi và cố đọc thử tên của người chết trên mộ bia tróc lở. Anh nói một mình:
- Rubbi Israel Love, ông là một học giả uyên thâm, ông đã đi vào cõi thời gian vô tận, thân xác của ông chì là một đống xương đang mục rữa trong lòng đất nhưng chắc chắn ông vẫn có một linh hồn. Vậy hãy cho tôi biết tôi cần phải làm gì? Trở về phòng ngay hay tiếp tục đi bán để có được năm chục “cuaron”.
Kern lấy ra một đồng tiền rồi nói tiếp:
- Dầu sao thì người chết cũng linh thiêng. Nếu đồng tiền úp sấp thì tôi đi bán nữa, nếu ngửa thì tôi sẽ về phòng.
Kern ném đồng tiền lên cao, toan bắt lấy nhưng chụp hụt. Đồng tiền rớt trên lưng ngôi mộ. Kern reo lên:
- Sấp! Thế là chính ông khuyên tôi đi bán nữa, ông Rabbi!
Và Kern hăm hở đi về phía một tòa nhà gần đó. Anh dừng lại một lúc ở cầu thang. Chẳng thấy ai, anh lẳng lặng lên tầng trên. Một người đàn bà đi ngang qua, nhìn thấy chiếc cặp da đựng các món bán rong của Kern, vội vàng quay trở lại phòng, khép cửa thật mau.
Kern gõ cửa một căn phòng khác. Một người đàn ông mặc áo không gài nút ngực ló đầu ra. Kern chưa nói hết câu thì ông ta gắt lên:
- Bán dầu thơm? Mỹ phẩm? Cậu có biết đọc không? Biết hả? Vậy mà còn dám rao hàng trước một đại diện thương mãi cho hãng Andrea. Thôi, đi chỗ khác mau.
Cánh cửa đóng sầm lại. Kern đánh diêm quẹt lên và soi vào tấm bảng đồng gắn ở cửa. Vậy là đúng quá rồi. Người chủ căn phòng nầy là Joseph Schimek, chuyên bán sỉ nước hoa và xà bông thơm.
Kern lắc đầu lẩm bẩm:
- Thế này là sao đây, ông Rabbi? Đã có sự hiểu lầm giữa kẻ chết và người sống hay sao?
Kern nhận chuông phòng thứ ba. một người đàn bà to lớn. Có vẻ phúc hậu ra mở cửa. Vừa thấy Kern, bà ta vồn vã ngay.
- Mời cậu vào. Chắc cậu là người Đức? Dân tị nạn hả? Vào đi, mời cậu.
Kern theo bà ta vào trong nhà bếp.
- Ngồi xuống đó đi, chắc cậu mệt lắm?
- Dạ cũng không mệt bao nhiêu.
Kern vừa nói vừa khoan khoái ngồi lên một chiếc ghế. Đây là lần đầu tiên ở Prague, anh được mời ngồi. Anh chợt nhớ tới chết tên Rabbi.
- Xin lỗi ông, tôi hãy còn quá trẻ, ông Rabbi… Xin lỗi…
Kern bày mấy chai nước hoa và mấy bánh xà bông thơm lên mặt bàn. Người đàn bà đứng khoanh tay, lẳng lặng nhìn. Chờ Kern chất hết các món trong cặp ra, bà ta chỉ một cái lọ con:
- Phải dầu thơm không?
- Dạ phải.
Kern trông đợi người đàn bà chú ý tới xà bông thơm hơn là nước hoa. Tuy thế, anh vẫn không mấy ngạc nhiên, lại còn hãnh diện giới thiệu:
- Dạ, đây là hiệu nước hoa danh tiếng hiệu Farr của xưởng chế tạo Kern. Các loại nước hoa khác, chẳng hạn như của xưởng Andrea mà ông Schimek ở đây làm đại diện, không thể so sánh được.
- Ủa, thật vậy sao?
Kern mở nút chai, đưa cho người đàn bà ngửi. Anh phết một chút nước hoa lên lưng bàn tay sần sùi của bà ta.
- Bà cứ thử thì biết.
Người đàn bà đưa lên mũi, cười hềnh hệch:
- Thơm lắm. Nhưng cậu chỉ có chai nhỏ cỡ nầy thôi sao?
- Còn một chai lớn đây. Nhưng phải tới bốn chục cua-ron.
- Không sao. Tôi thích chai lớn. Cho tôi chai đó đi.
Kern không tin ở tai mình. Nếu bà ta chịu mua với giá đó thì anh lời trọn mười tám cua-ron. Anh vui vẻ nói mau:
- Nếu bà lấy chai lớn, tôi sẽ tặng bà một cục xà bông hạnh đào.
- Vậy hả? Tốt lắm, tôi cũng thích xà bông thơm.
Người đàn bà mang chai nước hoa và cục xà bông vào buồng bên cạnh. Kern cho đồ đạc vào cặp. Mùi thịt bầm thơm phứt và béo ngọt từ đâu đó xông ra. Kern quyết định đêm nay sẽ ra quán ăn một bữa thật ngon. Món súp ở trại tạm cư đã làm anh chán ngấy.
Người đàn bà trở lại, nói với Kern:
- Cảm ơn cậu nhiều lắm. Xin biếu cậu một ổ bánh mì thịt nguội để ăn đi đường.
Kern đứng lên:
- Cám ơn bà.
- Có gì đâu. À, cậu còn cần gì nữa?
- Bà quên cho tiền…
Mặt người đàn bà nhăn lại:
- Tiền, tiền gì?
- Dạ, tiền chai dầu thơm.
Mụ to béo vụt quay nhìn sang buồng bên, tru tréo:
- Anton! Ra đây coi nè! Có cậu bé nầy định vòi tiền đây!
Một gã đàn ông mình trần từ buồng bên cạnh bước ra. Hắn đang nhai ngồm ngoàm và dùng lưng bàn tay chùi miệng. Hắn nhìn lườm lườm vào mặt Kern và hỏi giọng khàn khàn:
- Tiền hả? Tiền cái gì?
- Tiền mua chai nước hoa. Nếu cho là đắt thì trả lại. Tôi tặng luôn cục xà bông.
Người đàn ông lừ lừ bước tới:
- Nè, biết tao là ai không? Lại đây coi, bé con – mở toang ra và chỉ vào một bộ đồng phục máng trên lưng ghế:
- Biết cái gì đó không? Hay là đợi tao tiễn chân tới bót.
Kern lùi lại. Anh nghĩ ngay tới mười lăm ngày tù về tội hành nghề thương mãi bất hợp pháp. Tuy nhiên, anh cố trấn tĩnh:
- Tôi có giấy lưu trú đàng hoàng…
Nhưng gã bất lương cũng không vừa:
- Có giấy lưu trú? Mặc! Có giấy hành nghề không? Đưa đây coi.
- Tôi để ở khách sạn.
- Được. Vậy đi với tao về khách sạn… hay là để chai dầu thơm lại đây…
Kern đã bước lui tới cửa:
- Thôi, cứ để đó.
Mụ to béo cười teo toét:
- Cậu lấy khúc bánh mì theo chớ.
Kern mở cửa:
- Cám ơn, bà cứ giữ mà dùng.
Kern xô ập cánh cửa rồi phóng vọt xuống thang lầu. Một tràng cười nhạo báng đuổi theo anh và tiếng nói như bò rống của mụ to béo:
- Nó chạy cũng mau như thằng cha Do Thái hồi chiều.
Kern chạy thẳng ra ngoài trong khi mụ to béo ôm bụng cười:
- Nó tưởng anh là Cảnh sát…
Gã bất lương xỉa răng bằng móng tay:
- Bọn nó hễ thấy đồng phục là chạy trối chết, dầu chỉ là đồng phục của người phát thơ. Có đám tị nạn đó, mình cũng đỡ…
Hắn vừa nói vừa chụp vào bộ ngực đồ sộ của mụ vợ.
Kern đi như người mất hồn về phía nghĩa trang. Anh đứng lại, nhìn ngôi mộ lúc nãy và lẩm bẩm:
- Rabbi ơi, ông hại tôi rồi. Thế là mất toi bốn chục cua-ron với cục xà bông. Chúng nó nuốt sống hai mươi bốn cua-ron vốn rồi, Rabbi ơi.
Kern trở về lữ quán. Anh hỏi gã gác cửa:
- Có ai hỏi tôi không?
- Chẳng có ma nào cả.
- Chắc không?
- Cả ông Tổng thống cũng không tới.
Kern không trả lời. Anh đi thẳng lên lầu hơi lấy làm lạ là chẳng được một tin tức nào của cha mình. Có thể ông không còn ở căn nhà đó mà cũng có thể là ông đã bị bắt rồi.
Kern quyết định chờ thêm vài ngày nữa rồi tới bà Ekowski.
Vừa bước vào phòng anh gặp ngay người đàn ông đã mớ to đêm qua. Ông ta tên Rabe, đang sửa soạn thay đồ ngủ. Kern hỏi:
- Chưa chín giờ mà ông định ngủ à?
Rabbe gật đầu:
- Ngủ sớm để tới khuya thức dậy luôn. Đó là giờ mà tôi thường gặp ác mộng. Ở tù cứ nửa đêm là thức rồi ngồi luôn hai ba tiếng đồng hồ. Bây giờ phải tập dậy nửa đêm, ngồi một lúc rồi uống thuốc an thần. Có vậy mới không nằm mơ.
Ông ta để ly nước bên cạnh giường rồi nói tiếp:
- Cậu có biết lúc thức dậy, tôi tự trấn an bằng cách gì không? Tôi đọc nhẩm lại những bài học thuộc lòng lúc nhỏ.
Kern ngạc nhiên:
- Bài học thuộc lòng?
- Đúng vậy. Chẳng hạn như bài hát ru nầy:
Đêm đêm lên giường ngủ,
Thấy Cha tôi trên trời,
Aùnh mắt ngời thánh thiện,
Soi sáng tâm linh tôi.
Lạy Cha con đắc tội,
Phước Cha tựa biển trời,
Máu Jesus Christ đổ,
Tin lành đến muôn nơi…
Như một bóng ma hiền dịu, ông ta đứng bất động giữa phòng khẽ ngâm lại những câu thơ tiểu học. Bên ngoài là bóng đêm thầm lặng đóng khung trong vuông cửa sổ. Ông ta cười thiểu não:
- Những bài hát ru loại đó làm tôi thấy yên tâm. Chẳng biết tại sao…
Kern nheo mắt lại, giọng anh cũng trở nên ảm đạm:
- Có những điều mình không bao giờ biết.
- Kể ra cũng lạ. Cứ mỗi lần ngâm nga như thế là tôi thấy như đã tìm được một nơi trú ẩn an toàn.
Kern bắt đầu cảm thấy khó chịu. Anh có cảm giác đang sởn da gà:
- Tôi thì quên mất cả. Tôi có cảm tưởng như đã bỏ trường cả thế kỷ.
- Tôi cũng có nhớ gì đâu. Nhưng rồi thình lình những bài học thuộc lòng kiểu đó hiện tới, không mất một câu, một chữ.
Kern gật đầu và đứng lên. Anh muốn ra ngoài để Rabe ngủ và để khỏi bận tâm về ông ta.
- Bây giờ, lúc rảnh rỗi tôi cũng chẳng biết phải làm gì. Đó là thời gian nặng nề nhứt trong ngày. Lâu lắm, tôi chẳng hề đọc sách. Còn ngồi lại để nhắc nhớ những ngày vui sống ở quê nhà thà chết còn hơn.
Rabe ngồi xuống giường:
- Hay là cậu đi xi-nê. Xem xong rồi là chẳng còn nhớ gì nữa cả nhưng dầu sao vẫn còn hơn để đầu óc trống rỗng.
- Xem xi-nê?
Kern vừa hỏi vừa nghĩ tới chuyện mời thiếu nữ phòng bên cạnh cùng đi.
- Ông biết hết những người trong lữ quán nầy chớ?
Rube tháo vớ ra và cử động mấy ngón chân:
- Biết một vài người. Chi vậy?
Ông ta nhìn những ngón chân như chưa bao giờ thấy chúng. Kern trả lời bằng một câu hỏi:
- Ông có biết mấy người ở phòng bên không?
Rabe nhíu mày suy nghĩ:
- Có biết bà Schimanowska. Một nữ tài tử tiền chiến.
- Tôi muốn hỏi người kia…
Người mang kính từ nãy giờ vẫn im lậng bỗng lên tiếng:
- Cậu muốn nói cô Ruth Holland chớ gì. Có đúng thế không, Don Fuan?
Kern đỏ mặt. Người mang kính tên Marill, một cựu dân biểu ở Reistag, tiếp tục chọc phá:
- Kể cũng lạ, người đời thường hay đỏ mặt khi đề cập tới những chuyện rất tự nhiên. Trái lại, rất ít người chịu nhíu mày lúc tưởng tượng tới những điều bỉ ổi. Sao, hôm nay làm ăn thế nào?
- Đại họa. Mất luôn cả vốn.
- Đã lỡ mất thì cho mất luôn một ít nữa cũng chẳng sao. Đó là phương cách tốt nhất để khỏi bị mặc cảm.
Kern nói mau:
- Tôi cũng đang tính như thế. Định đi xi nê.
- Hoan hô. Chắc với cô Ruth Holland?
Kern ngập ngừng:
- Chắc là … mà không biết… tôi chưa quen…
- Làm thế nào quen nhau được khi vẫn chưa chịu làm quen? Mạnh dạn lên! Sự can đảm là viên ngọc quí nhứt của tuổi trẻ.
- Theo ông, thì cô ấy có bằng lòng không?
- Phải bằng lòng chớ. Sống dai dẳng trong sợ sệt và lo âu, người nào mà không thèm đôi phút giải trí. Tiến tới đi.
Rabe nói chen vào:
- Nên xem ở rạp Rialto. Phim Maroc. Cảnh nước ngoài càng thơ mộng, mình càng dễ quên lãng.
Marill tán đồng:
- Xứ Maroc. Nên lắm, nhứt là với các thiếu nữ.
Rabe cuộn tròn vào chăn:
- Lắm lúc, tôi ước mong được ngủ luôn một giấc mười năm.
Marill hỏi:
- Người bạn có ước ao gia thêm mười tuổi nữa không?
Rabe nhìn ông ta:
- Không. Nếu vậy thì con cái tôi đã lớn cả rồi.
Kern gõ cửa phòng người bên cạnh. Có tiếng người bên trong trả lời. Kern xô cửa và dừng sững lại ngay. Đối diện Kern là nữ tài tử lão thành Schimanowska, mặt như chim cú. Những nếp nhăn được trát phấn quá dầy trông như một vùng núi non lởm chởm đang bị tuyết phủ. Hai mắt đen, sâu hoắm chiếu thẳng vào mặt Kern như sắp vồ mồi, Kern có cảm tưởng bà ta sắp nhảy bổ tới. Nhưng cô đào già bỗng nhăn cười và gượng hỏi với giọng đặc sệt sân khấu:
- Người bạn trẻ muốn tìm ai?
- Tôi muốn nói chuyện với cô Ruth Holland.
Nụ cười biến mất, tiếp theo là giọng hầm hừ:
- À… à
Kern không buồn để ý. Anh nhìn vào trong. Ruth Holland đang ngồi đọc sách trên giường. Kern nhận ra đó là chiếc giường mà đêm qua anh đã tới lầm. Máu như dồn cả lên mặt anh.
- Tôi xin phép được nói chuyện với cô.
Ruth đứng lên, theo Kern ra hành lang. Phía sau họ là hơi thở ồ ồ của bà Schimanowska.
Kern bỗng thấy mình nói dối gọn lỏn:
- Tôi có hai vé hát, định mời cô…
Nhưng thấy Ruth nhìn sừng sững mình, Kern hơi hoảng:
- Hay là cô đã có thú tiêu khiển khác?
Ruth lắc đầu:
- Không, tôi chẳng có dự định nào cả.
Kern hớn hở:
- Vậy thì xin mời cô cùng đi với tôi. Chẳng lẽ cô cứ ở mãi trong phòng…
- Tôi đã quen như vậy rồi.
- Tôi thì không thể nào chịu được. Cứ ngồi như thế chừng hai mươi phút là tôi muốn điên lên, nhứt là cùng ở chung với bà ấy.
Cô gái cười:
- Coi vậy mà bà ta cũng tốt bụng.
Kern cũng cười:
- Có thể. Nhưng mặt bà ta khó đăm đăm, cứ thấy là ớn lạnh. Phim sẽ chiếu trong mười lăm phút nữa, cô đi chớ?
Ruth nhìn xa:
- Vâng nếu anh có sẵn vé.
Tới rạp Kern hối hả mua hai vé. Lúc nãy anh sợ Ruth nói dối nhưng bây giờ sự lo nghĩ đó không còn làm anh bận tâm. Chỉ cần có người đẹp bên mình là đủ.
Họ vào rạp lúc phim đang chiếu cảnh Marra-rakech. Một vùng đất huy hoàng, hùng vĩ hiện trên màn bạc. Mặt trời chói sáng, một khoảng sa mạc rạng ngời, và tiếng sáo kỳ diệu, tiếng trống rập rình của đêm huyền ảo Phi châu.
Ruth thu gọn người trong lòng ghế. Chuỗi âm thanh huyền hoặc, ấm áp như một cơn mưa rào mùa Xuân… từ đó kỷ niệm hiện ra…
Ruth đang đứng trước một cái hố của lâu đài Nurembourg. Trời tháng tư. Trước mặt nàng, trong bóng tối, là sinh viên Herbert Billing.
- Ruth có hiểu tôi muốn nói gì không?
- Hiểu lắm, Herbert. Chẳng có gì khó hiểu.
Billing vò vò báo trong tay:
- HoÏ đăng báo bảo tôi là đồ Do Thái. Thế là hết.
- Vâng.
- Tôi đang tìm cách thoát. Nhưng ác hại là đã có tên trên báo, mọi người đều biết, Ruth hiểu không?
- Hiểu lắm. Nhưng tên tôi cũng có tên trên báo.
- Nhưng với Ruth thì khác hơn. Ruth vẫn có thể trở lại Đại học.
- Vâng.
- Như thế là hết rồi phải không? Chúng mình mỗi đứa đi một ngả.
- Vĩnh biệt, Herbert.
Ruth quay đi ngay, Hebert nói mau:
- Khoan Ruth, đợi một chút.
Ruth dừng lại. Hebert bước tới, dứng sát bên đến nỗi Ruth nghe rõ cả hơi thở của anh ta
- Bây giờ Ruth định đi đâu?
- Về nhà.
Hơi thở của Herbert dồn dập hơn:
- Chúng mình đã đồng ý xa nhau, phải không? Nhưng mình… vẫn có thể… đêm nay tôi ở nhà một mình, Ruth hiểu chớ, không ai thấy mình- Herbert nắm tay Ruth – Mình không thể chia tay suông thế này…
- Thôi, anh đi đi!
Herbert ôm lấy vai cô gái:
- Ruth, nghe anh.
Khuân mặt mà Ruth hằng yêu mến chợt trở nên quái dị, Ruth tát mạnh vào sự quái dị đó. Nàng vừa khóc vừa hét:
- Đi đi! Đi ngay đi!
Billing sửng sốt:
- Sao? Ruth đánh tôi? Lạ thật.
Billing muốn nhảy xổ tới. Ruth lại hét to:
- Đi ngay đi!
Billing hoảng sợ nhìn quanh:
- Câm miệng! Cô định làm cho cả khu phố nầy đổ ra chống lại tôi, hả? Đồ khốn! Được rồi, tôi đi đây. Tôi sẽ xa cô, xa rời cô vĩnh viễn…
Khi tình đã chết, tiếng hát của người thiếu phụ trên màn ảnh trầm ấm quyện trong khói thuốc của một quán rượi Maroc. Ruth Holland đưa tay sờ trán…
Tiếp sau là cuộc tình đổ vỡ đó, Ruth chẳng thấy có gì quan trọng cả. Sự sợ hãi của thân quyến nàng, những lơi nhắc đi nhắc lại của ông chú thúc hối nàng ra đi vì sợ liên luỵ, một bức thư nặc danh hăm doạ, nếu nàng không đi trong vòng ba hôm thì sẽ bị cạo trọc đầu, bị đem ra giữa phố với hai tấm biểu ngữ đeo ở ngực và lưng tố cáo là người của chủng tộc thối nát. Rồi chuyến viếng thăm ngôi mộ mẹ, đứng cầu nguyện trong nghĩa trang quân đội trước danh tánh của người cha, đã hy sinh vì đất nước. Bị bôi xoá chỉ vì cái tội đã là dân Do Thái. Và cuối cùng là cuộc ra đi hối hả và đơn độc với một ít nữ trang còn sót lại, vượt biên giới sang Prague…
Tiếng sáo và tiếng trống Phi Châu lại nổi lên, bị lấn át bởi một khúc quân hành của quân Lê Dương, Những tiếng kèn đồng vang rền sa mạc của những kẻ chiến đấu không nhà, không tổ quốc.
Kern nghiên người sang Ruth:
- Phim khá chớ?
- Không tệ lắm.
Kern cho tay vào túi lấy ra một lọ nước hoa nho nhỏ đưa cho Ruth:
- Ở đây nóng bức, xức một ít nước hoa cho dễ chịu.
- Cám ơn anh.
Nàng nhỏ vài giọt nước hoa vào trong lòng bàn tay. Kern không nhìn thấy nước mắt người con gái ngồi bên cạnh. Lại có lời”cám ơn” như một tiếng thở dài.
Stainer tới quán Hallebarde lần thứ hai. Anh ta nhét vào tay gã hầu bàn một tờ giấy bạc Đức kim và gọi một tách cà phê. Gã hầu bàn hỏi:
- Ông cần điện thoại?
Steiner gật đầu. Mấy lúc sau nầy, anh ta đã dở hết nghề đánh bạc lận tại nhiều quán khác nhau và đã kiếm được tất cả khoảng năm trăm si linh.
Gã hầu bàn mang tới một chồng báo. Steiner chọn một tờ nhưng rồi lại bỏ xuống ngay. Những gì xẩy ra trên thế giới không còn làm anh bận tâm. Mối bận tâm và vấn đề duy nhứt của một kẻ đang lặn sâu dưới nước là làm thế nào để ngoi đầu lên. Màu sắc và hình thù của loài thuỷ tộc chung quanh chẳng có gì đáng nhìn ngắm cả.
Gã hầu bàn mang cà phê và một ly nước tới:
- Mấy ông đó sẽ có mặt trong vòng một tiếng đồng hồ.
Gã vẫn còn đứng đó một lúc gạ chuyện:
- Trời hôm nay đẹp.
Steiner gật đầu. Mắt anh chạm vào một mẫu quảng cáo dán ở tường khuyên nên uống bia để sống lâu.
- Cho tôi một ly Kirsh.
- Có ngay.
- Thêm một ly cho người anh em luôn.
Gã hầu bàn nghiên mình tỏ dấu hiệu cám ơn:
- Ông điệu quá. Ít người được như ông.
Steiner hững hờ:
- Tôi đang buồn. Chỉ có vậy thôi.
- Nhưng có những người cũng buồn mà không điệu. Mang bia tới, gã hầu bàn cùng uống bia với Steiner.
Gã gãi trái cổ như muốn làm thông giọng:
- Tôi biết ông tới đây để làm gì. Nếu ông cho phép, tôi xin có lời khuyên là nên chọn một người Aùo đã chết. Cũng có những người Rumani chết, rẻ tiền hơn, nhưng ít ai nói tới chuyện đó.
Steiner nhìn thẳng vào mắt gã hầu bàn. Gã rời tay khỏi trái cổ và bắt tay gãi gáy:
- Tốt hơn hết là một người Anh hay người Mỹ. Nhưng có người Mỹ nào chịu chết ở đất Aùo đâu màcó giấy thông hành?
Steiner suy nghĩ:
- Giấy thông hành của một người Đức tốt hơn người Aùo khó kiểm soát hơn.
- Có thể. Nhưng nhưng ông lại không được cấp giấy phép hành nghề. Chỉ được lưu trú thôi. Với một người Aùo chết, ông có thể làm việc bất cứ nơi nào trên đất Aùo.
- Cho tới khi bại lộ và bị bắt?
- Dĩ nhiên. Nhưng dễ gì…
Gã hầu bàn mân mê chót mũi:
- Tôi chỉ nói để giúp ý kiến thôi. Một người Aùo bao giờ cũng tiện lợi hơn.
Khoảng mười giờ, hai tay buôn giấy thông hành tới quán. Người nho nhỏ, mắt sáng quắc, chuyên về phần thương lượng trong khi người to lớn chỉ ngồi lặng yên theo dõi.
Người nhỏ thó rút một tờ thông hành Đức ra:
- Tôi đã hỏi kỹ mấy người bạn có thẩm quyền của chúng tôi. Ông có thể lấy giấy nầy với tên họ của ông . Sẽ có người phụ trách tẩy xoá dấu hiệu riêng rồi điền vào các dấu hiệu riêng của ông. Dĩ nhiên là sinh quán vẫn để nguyên, vẫn phải là Ausbourg vì con dấu ở đó. Trong trường hợp nầy phải trả thêm hai trăm Đức kim. Công việc hoàn toàn chíng xác, ông hiểu chớ?
Steiner dựa vào lưng ghế:
- Tôi không có nhiều tiền. Vả lại, tôi không có vấn đề giữ được tên họ của mình là quan trọng.
- Vậy thì cứ để nguyên. Chỉ cần đổi tấm hình thôi. Chúng tôi sẽ phụ trách đóng dáu lên ảnh, không đòi thêm gì cả.
- Nhưng vô ích. Tôi cần phải làm việc vơi thẻ thông hành Đức, người ta không cho giấy phép hành nghề.
Người to lớn nhún vai. Anh chàng nhỏ thó thở ra:
- Vậy chỉ còn giấy thông hành người Aùo.
- Nhưng nếu người ta điều tra ra?
- Làm gì có chuyện đó trừ khi chính ông không kín miệng.
Steiner nói giá:
- Ba trăm si linh.
Giựt nhổm người, anh chàng nhỏ thó ra chiều khó chịu:
- Chúng tôi không hề nói thách. Nghề nghiệp mà. Năm trăm Đức kim, không bớt một đồng xu.
Steiner không đáp. Anh chàng nhỏ thó nói một hơi:
- Với thẻ thông hành Đức thì còn kỳ kèo được vì thỉnh thoảng chúng tôi cũng có mối. Nhưng thông hành Aùo là vật hiếm có. Ít khi có người Áo nào cần giấy thông hành. Năm trăm si linh, chắc một lời.
- Ba trăm năm chục.
- Ba trăm năm chục vừa đủ khoản tiền mà chúng tôi đã trả cho gia đình người chết. Và đó không phải là chuyện dễ làm và ít tốn kém đâu! Còn tiền sở phí… Đối với người quá cố, mình cũng phải trọng nể, phải không ông? Muốn có được giấy tờ của một người nằm yên trong mồ mả, chúng tôi phải trả ngay tiền mặt cho gia đình ông ta. Chỉ có tiền mặt mới là lý do chính đáng để an ủi sự đau buồn. Tuy nhiên, trông ông là người người đàng hoàng, dễ mến, chúng tôi có thẻ bằng lòng với giá bốn trăm năm chục. Nhưng làm như thế tức là đi ngược lại quyền lợi của chúng tôi.
Hai bên còn mặc cả một lúc lâu trước khi cũng bằng lòng giá bốn trăm Đức kim. Steiner lấy một tấm ảnh vừa mới chụp ra trao cho họ.
Cả hai tay buôn mang tấm ảnh đi. Một giờ sau, họ trở lại với tấm thẻ thông hành có dán ảnh của Steiner và đã được đóng dấu lên trên. Steiner trao đủ tiền cho anh chàng phát ngôn. Anh ta ra điều thân tín:
- Chúc ông bạn may mắn. À, tôi cần dặn thêm. Khi nào hết hạn, ông bạn cứ đến để chúng tôi sửa lại. Dễ lắm. Chuyện khó là xin chiếu khán.
- Hay là mình làm ngay lúc nầy đi.
Anh chàng phát ngôn lắc đầu:
- Cứ để nguyên như thế tốt hơn. Ông bạn hiện đang có một thẻ thông hành đích thực. Đổi ảnh không bị tội nặng bằng giả mạo văn tự. Vả lại, hiệu lực còn tới cả hơn một năm nữa. Trong thời gian đó, biết bao nhiêu chuyện sẽ xẩy ra. Biết đâu…
- Hy cọng như thế.
- Ông bạn nhớ giữ kín cho. Chúng tôi chỉ dặn hờ thế thôi. Vì quyền lợi của đôi bên. Chào ông bạn.
- Chào các bạn.
Gã to lớn mở miệng lần đầu tiên:
- Streecz miecze.
Anh chàng nhỏ thó cười giải thích:
- Anh ta không biết tiếng Đức, nhưng rất phù thuỷ về những con dấu. Nghề nghiệp mà.
Steiner ra nhà ga. Anh ta đã gởi chiếc túi đeo ở đó. Hôm qua, anh dã rời nhà trọ và ngủ đêm trêm một cái ghế đá ở công viên. Buổi sáng, anh cạo râu trong phòng vệ sinh tại nhà ga rồi mới chụp hình lấy liền.
Bây giờ, với tấm thông hành mới mua anh trở thành một công nhân tên Fohann Gruber.
Được một quãng đường, Steiner bỗng dừng lại. Còn một việc phải thanh toán trong khi anh ta muốn còn tự gọi với tên Steiner. Anh ta vào một buồng điện thoại bấm “Leopold Schafer, 27, Truteraugasse.” Anh không bao giờ quên tên kẻ đã đánh mình hôm Kern cùng bị bắt. Anh ta quay số vừa tìm thấy. Có tiếng đàn bà trả lời. Steiner hỏi:
- Schafer có nhà không?
- Dạ có, để tôi gọi.
Steiner nói mau:
- Thôi khỏi. Đây là trụ sở Cảnh sát Elisabeth Promenade. Đêm nay có hành quân. Bảo Schafer trình diện 15 phút trước nửa đêm. Hiểu chưa?
- Dạ hiểu, mười hai giờ thiếu mười lăm.
- Tốt.
Steiner móc máy vào.
Trautegunasse là một con đường nhỏ hẹp và thưa vắng, chỉ lèo tèo một ít ngôi nhà cũ kỹ, đa số là dân trung lưu. Steiner quan sát cẩn thận căn nhà mang số 27. Căn nhà cũng chẳng khác gì bao nhiêu nhà khác cùng một con đường nhưng Steiner lại thấy thù ghét nó lạ lùng. Anh ta ngược lại một quãng đường và đứng đợi.
Một lúc sau, Schafer ra khỏi nhà với điệu bộ của một nhân vật quan trọng. Steiner đi ngược chiều vừa đúng lúc gặp nhau ở một khoảng tối và đụng mạnh vào vai Schafer.
Schefer lảo đảo gượng đứng lại:
- Bộ say rượu hả? Anh không thấy một chức việc đang mặc sắc phục đây sao?
- Xin lỗi, tôi chỉ thấy có thằng chó má. Một thằng chó má, nghe rõ chưa?
Schafer chưng hửng một lúc mới bình tĩnh lại:
- Mầy có điên không? Được, mầy sẽ biết tay tao.
Hắn vừa nói vừa rút súng ra. Nhanh như chớp, Steiner đá mạnh vào cườm tay, đồng thời xông tới, tát vào mặt Schafer luôn hai cái như trời giáng.
Schafer gầm lên, xóc tới. Steiner tránh gọn sang một bên, tung một cú đấm thẳng đánh trúng vào mũi Schafer làm đổ máu. Vừa đánh, Steiner vừa nghiến răng:
- Thằng chó má, quân đê tiện, dồ khiếp nhược!
Một quả đấm kế tiếp trúng vào miệng Schafer. Schafer kêu to:
- Cứu tôi, cứu tôi!
Steiner bước tới:
- Cho mầy kêu.
Vừa nói, anh ta bổ tiếp một quả đấm vào cằm bằng tay mặt và dùng ức bàn tay trái chấn thẳng vào chấn thuỷ khiến Schafer ngã khuỵu.
Vài cánh cửa bên đường vụt mở ra. Có người hỏi:
- Chuyện gì vậy?
Steiner từ trong bóng tối đáp:
- Một gã say rượu.
Người vừa hỏi bực tức:
- Lại say sưa làm náo loạn cả phố. Đem nó tới bót đi.
- Đúng vậy. Để tôi dìu hắn đi.
Các cửa sổ lần lượt khép lại. Steiner vọt chạy cề phía góc đường. Anh ta tin chắc rằng với khuôn mặt sạch sẽ và cạo nhẵn râu của mình, chắc chắn Schafer chẳng nhận ra, nhứt là trong bóng đêm.
Tới một con đường có nhiều xe cộ, anh đi chậm lại.
Trả thù cũng là một khoái trá nhưng cũng là chuyện buồn nôn, nhứt là trả thù hắc ám. Tuy nhiên, anh nghĩ tiếp, dầu sao nó cũng đền bù được phần nào những năm dài chạy trốn. Anh đứng dưới ánh sáng một ngọn đèn đường, rút giấy thông hành vừa mua được lúc tối ra. Tấm ảnh là của anh nhưng tên họ lại là Johann Hubert. Steiner nói thầm “ông bạn đã chết và sẽ rã rục trong lòng đất Gratz. Còn tôi, Johaph Steiner, tôi vẫn sống nhưng chẳng có giấy thông hành nên kể như đã chết. Chúng mình trao đổi với nhau. Ông bạn cho tôi cuộc sống bằng giấy tờ, tôi hiến ông bạn cái chết của một kẻ không căn cước. Khi mà những người sống không còn muốn giúp đỡ nhau thì người chết đành phải làm công việc đó”.
Tài sản của Adamsmith

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™