Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 23-12-2013, 07:14 AM
Gấu Vương's Avatar
Gấu Vương Gấu Vương is offline
Sống không giận, không hờn, không oán trách
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
 
Tham gia: Oct 2008
Đến từ: Hoa Phượng Đỏ City
Bài gởi: 5,928
Thời gian online: 1 tháng 1 tuần 1 ngày
Xu: 244
Thanks: 488
Thanked 62,775 Times in 5,368 Posts
Bán dâm kiếm tiền cho mẹ xây nhà

Biết làm gái bán dâm chẳng tốt đẹp nhưng mỗi lần nghĩ đến mẹ bị bệnh đang phải sống tạm bợ trong rừng, Quyên lại thêm quyết tâm.

Vũ Thị Ngọc Quyên (sinh năm 1996, quê ở Nghệ An) cao chừng 1,55m, tóc buộc cao, mặc chiếc áo khoác mỏng dù Hà Nội đang rét đậm. Từ bé, Quyên đã thường xuyên phải nhìn thấy cảnh bố đánh mẹ. Mâu thuẫn của bố mẹ ngày càng lên đến đỉnh điểm. Mỗi lần đánh cãi nhau, bố lại đuổi ba mẹ con Quyên ra khỏi nhà. Vì thế, cô bé cứ lẽo đẽo theo mẹ vào rừng. Quyên bảo: “Em không sợ bóng tối, vì từ bé em đã quen ở trong rừng rồi. Trong rừng tối lắm. Hồi ấy em cũng sợ nhưng mà dần rồi cũng quen”.

Khi Quyên được 4 tuổi thì bố mẹ ly hôn. Quyên tiếp tục ở với mẹ. Không nhà nên mẹ dẫn hai chị em Quyên về nhà ngoại, dựng tạm một căn nhà nhỏ trong rừng, rau cháo nuôi nhau. “Em không khóc, không bao giờ khóc, vì em sợ mẹ không chịu đựng nổi. Mẹ khổ quá rồi! Em phải mạnh mẽ để mẹ không buồn”, Quyên tâm sự.

Mẹ Quyên rất yêu thương con, nhưng do bị bệnh tim và khớp nên không làm được việc gì nặng. Khi hỏi về hoàn cảnh gia đình, Quyên cho biết, nhà cô nghèo nổi tiếng trong xã. Chính vì nghèo nên ba mẹ con Quyên luôn bị họ hàng khinh rẻ, coi thường. Cuộc sống của cô gái nhỏ ngày ấy dường như chỉ có mẹ và em trai.

Mùa hè năm 2004, lúc ấy Quyên vừa học xong lớp 8. Thấy gia cảnh quá khó khăn, bệnh tình của mẹ thêm nặng nên Quyên xin mẹ cho nghỉ học. “Em không muốn mẹ vất vả nữa nên xin đi làm kiếm tiền nhưng mẹ không đồng ý. Mẹ bảo còn một năm nữa là tốt nghiệp cấp hai rồi, nghèo mấy cũng phải có cái bằng tốt nghiệp. Nhưng em sợ thấy mẹ đau lắm nên một hôm, tranh thủ lúc mẹ vắng nhà, em mang sách ra đốt hết. Lúc mẹ về, mẹ đánh em và khóc, em cũng khóc”, mắt Quyên đỏ hoe.

Sống trong cảnh nghèo nên từ bé Quyên đã biết làm mọi việc từ trông em, nấu cơm, giặt giũ, làm nương… Thế nên, sau khi đốt sách với quyết tâm nghỉ học kiếm tiền, Quyên được một người giới thiệu cho đi giữ trẻ với lương 700.000 đồng một tháng.

“Hồi ấy em bé tẹo, nhưng phải làm tất cả mọi việc. Lúc nào không trông em thì người ta bắt em phải làm việc nhà. Bữa em chỉ được ăn một bát cơm với mắm, nhưng em quen rồi, không sao cả. Ông chủ của em khó tính, mà em nhỏ thế em có biết gì đâu. Làm cái gì không đúng ý cũng bị ông chủ chửi mắng. Nhà người ta làm chăn bông nên buổi trưa, cả nhà ngủ, em cũng không phải trông em nữa thì người ta bắt em làm bông”, Quyên nhớ lại.

Thấy việc trông giữ trẻ em vất vả nên Quyên xin nghỉ để xin đi rửa bát thuê cho nhà hàng. “Em cứ tưởng làm ở đây sẽ sướng hơn nhưng cũng khổ lắm! Lương chủ trả cho 1,5 triệu đồng nhưng em phải dậy từ 4h để nấu cháo cho cả chủ, cả nhân viên ăn, sau đó rửa bát, lau bàn, dọn dẹp cả ngày. Có hôm 4h chiều em mới được ăn cơm trưa. 12h đêm em mới được nghỉ. Ngày nào cũng như thế nhưng em vui vì cuối tháng gửi cho mẹ được nhiều hơn”.

Đầu năm nay, một người dưới quê giới thiệu cho Quyên lên Hà Nội làm nhân viên dọn phòng trong nhà nghỉ. Công việc cũng nhẹ nhàng, chỉ là khi khách trả phòng thì phải lau dọn lại cho sạch, giặt ga, gối, lau buồng tắm, nhà vệ sinh. Quyên vừa kể vừa xoắn những ngón tay lại với nhau: “Lúc em ở đó, em thấy có nhiều cô gái ra vào nhà nghỉ, xong ra thấy khoe nhau kiếm được 400.000 - 500.000 đồng. Với em, như thế là nhiều lắm. Có thể người ta không tin em, nhưng em nói thật, em đi làm cái công việc này cũng vì một ước mơ”.

Quyên nhờ người đưa đến gặp thợ chụp ảnh và viết bài đăng lên mạng quảng cáo. Mỗi tháng, Quyên phải trả cho thợ chụp hình 2 triệu đồng, đổi lại, Quyên có nhiều khách. Mỗi ngày, Quyên tiếp khoảng 3 người, mỗi người được 500.000 đồng. "Nhiều khách cũng khuyên em từ bỏ công việc này. Nhưng em chỉ cảm ơn thôi, vì em biết, em cần phải kiếm tiền...”, Quyên trải lòng.

Hiện nay, em trai Quyên cũng đã nghỉ học để kiếm sống. Thương mẹ, thương em nên hầu như kiếm được bao nhiêu Quyên gửi hết về quê cho mẹ. Quyên nói: “Tháng đầu tiên em gửi cho mẹ 20 triệu đồng. Mẹ hỏi em kiếm được ở đâu ra nhưng em bảo em làm nhân viên xếp bi-a. Vì em ngoan nên người ta cho tiền... Em thương mẹ vì mẹ không biết em nói dối. Mẹ vẫn bảo em, dù vất vả đến mấy cũng không được làm điều gì ảnh hưởng đến bản thân và gia đình”.

Một lát, Quyên lại nói tiếp: “Làm cái việc này cũng khổ lắm. Nhiều người họ còn bạo dâm, đau lắm. Họ còn chửi mình chả ra gì ý. Nhưng em nhẫn nhịn được, vì có nhẫn nhịn họ mới cho mình tiền... Nhà em nghèo lắm, bây giờ vẫn sống trên đất của bà ngoại. Em chỉ muốn kiếm tiền đủ để xây cho mẹ cái nhà nhỏ thôi để không phải ở trong rừng nữa.

Đó cũng là ước mơ của mẹ em. Mẹ bảo: 'Mẹ ước xây được nhà để ba mẹ con ở chung với nhau, các con không phải đi làm xa nhà. Mẹ thương hai đứa quá, chúng mày còn bé quá! Mẹ thì chả sống được bao lâu nữa nên chỉ muốn khi chết thấy hai đứa có nhà có cửa mẹ mới yên tâm”, Quyên lại bật khóc nức nở, giọng nghẹn đi. Từ bé lớn lên bên mẹ, Quyên chỉ biết có mẹ và thương mẹ nhiều.

Đêm bị bắt, Quyên khóc ròng rã. Em khóc vì sợ đi tù, sợ mẹ biết chuyện sẽ không chịu nổi, sợ không tìm được việc làm thu nhập cao để nhanh chóng xây nhà cho mẹ trước khi mẹ về bên kia thế giới.

Trước hôm bị bắt, em trai Quyên lên Hà Nội tìm chị gái. Lần đầu tiên ra thủ đô, biết bao nhiêu bỡ ngỡ, tò mò. Quyên hứa với em tối sẽ đưa em đi xem phim, đi ăn uống cho bõ công ra Hà Nội. Quyên kể: “Hôm ấy em mệt lắm, nhưng khi có khách gọi điện thì em lại tiếc tiền, với lại em cũng muốn có tiền cho em trai đi chơi nên em cố. Định đi nốt khách này thì về. Nào ngờ...”.

Cô bé tiếp tục trải lòng: “Em hận bố em lắm! Từ khi ly hôn mẹ đến giờ, bố không bao giờ chu cấp một đồng nào cho mẹ. Trước còn hay về bắt em lên sống cùng, nhưng em không chịu. Nhà bố bây giờ giàu lắm. Bố xây nhà to, mua sắm đầy đủ cả tủ lạnh, ti vi, thế mà bố không gửi cho mẹ lấy một đồng, trong khi mẹ khổ như thế. Cho nên, em hận bố vô cùng. Em chẳng gọi bố nữa, toàn gọi là ông ấy thôi”.

Quyên chia sẻ, nhiều lần thấy người ta cầm nhiều tiền, mua sắm điện thoại, quần áo đẹp cũng thích lắm. Nhưng trong lòng Quyên chỉ nhen lên một quyết tâm duy nhất là kiếm tiền gửi về nhà cho mẹ, để mẹ chữa bệnh.

Mẹ Quyên yêu thương con gái nhiều nhưng do không có tiền nên đành phải để con đi xa nhà. Quyên kể, dù Quyên gửi nhiều tiền về như thế, nhưng bữa cơm của hai mẹ con ở nhà cũng chỉ rau dưa, mắm muối. Mẹ Quyên nuôi mấy con gà để lấy trứng, thi thoảng đi chợ cũng mua thêm cá, thịt nhưng nhường hết cho em trai Quyên, còn bà thì ăn cơm với rau tự trồng và lạc rang muối.

Mẹ Quyên bị bệnh khớp, lại sống trên rừng nên bệnh ngày một nặng. Mỗi lần gửi tiền về Quyên lại dặn mẹ phải mua thuốc uống, nhưng bà tiếc tiền nên không mua, cứ để dành cho hai con. Nhắc đến mẹ Quyên lại òa khóc: “Em bảo mẹ đừng tiếc tiền, hãy mua thuốc để chữa bệnh đi. Chúng con chỉ cần mẹ khỏe mạnh, sống với chúng con thật lâu. Không cần xây nhà cũng không sao, chỉ cần mẹ ở với chúng con thôi”.

Theo An Ninh Thủ Đô



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của Gấu Vương
BUIBI Phu nhân tóc hồng
Chữ ký của Gấu Vương
Ta lãng khách lỡ mang hồn du mục
Dấu thời gian theo nhịp bước lang thang
Ta phiêu du trong thiên đường địa ngục
Hồn vô định không dừng chân ghé bến
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 23-12-2013, 07:15 AM
Gấu Vương's Avatar
Gấu Vương Gấu Vương is offline
Sống không giận, không hờn, không oán trách
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
 
Tham gia: Oct 2008
Đến từ: Hoa Phượng Đỏ City
Bài gởi: 5,928
Thời gian online: 1 tháng 1 tuần 1 ngày
Xu: 244
Thanks: 488
Thanked 62,775 Times in 5,368 Posts
Đáng thương cho số phận con người, hoàn cảnh và dòng đời xô đẩy...
Tài sản của Gấu Vương
BUIBI Phu nhân tóc hồng
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™