Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 28-05-2008, 02:18 PM
Memory
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Cuộc Du Hành Vào Lòng Đất_Jules Verne

Cuộc du hành vào lòng đất
Tác giả : Jules Verne
Chương 1
Mở đầu câu chuyện

Chủ nhật, ngày 24 tháng 5 năm 1863, giáo sư Lidenbrockenbrock vội vã trở về ngôi nhà của ông ở số 19 đường Konigstasse, nằm trong khu phố cổ kính nhất ở thành phố Hambourg.
Trong khi ấy, Dì Marthe, người đầu bếp của chúng tôi, đang vội vã nổi lửa làm bữa ăn chiều.
- Dì Marthe này, chú tôi là người háu đói nhất hạng đấy. Ông ta về mà chưa chuẩn bị xong bữa ăn thì thế nào cũng lối ầm ĩ lên cho xem.
- Giáo sư Lindenbrock về rồi à?
- Phải, dì Marthe ạ. – Tôi trấn an người đầu bếp đáng thương. – Nhưng dì đừng lo vì còn đến nửa giờ nữa mới đến bữa ăn chiều.
- Nhưng sao hôm nay giáo sư lại về sớm vậy hả?
- Cháu không rõ, nhưng chắc lát nữa chú sẽ nói cho chúng ta nghe chứ gì.
- Thật khổ! – Dì Marthe kêu lên. – Thôi tôi phải xuông nhà bếp để tiếp tục chuẩn bị bữa ăn, cậu hỏi dùm vì sao hôm nay giáo sư về sớm quá và nói giúp dùm tôi về bữa ăn chưa nấu xong nhé.
Nói xong, dì Marthe trở vào nhà bếp, bỏ tôi lại một. Nhưng làm cách nào để giải thích cho chú tôi hiểu ra tại sao bữa ăn chưa nấu xong quả là một việc làm khó khăn đối với tôi. Nên tôi định rút êm lên căn phòng nhỏ của mình trên lầu thì nghe tiếng cửa mở ra, rồi những bước chân nặng nề làm rung rinh cả chiếc cầu thang gỗ và chú tôi xồng xộc đi vào phòng làm việc của ông ta. Vừa đến nơi, chú tôi quăng cây gậy vào góc phòng và vứt cái nón lên bàn làm việc rồi nóng nảy gọi to:
- Axel, đi theo chú mau!
Tôi chưa kịp nhúc nhích thì chú tôi đã nổi nóng và hét lên một lần nữa với giọng không thể tưởng tượng nổi:
- Thế nào! Sao chưa mau tới đây hả?
Tôi nhảy phắt lên rồi vội vàng chạy theo chú tôi vào phòng của ông. Tôi cũng phải nói rõ rằng chú Otto Lidenbrockenbrock không phải là người xấu bụng nhưng chỉ có một cố tật là quá nóng tính, khó mà làm vừa lòng chú ấy. Đôi khi chỉ vì một chuyện nhỏ, ông trở lên kỳ quặc khủng khiếp.
Chú tôi là giáo sư ở đại học Hambourg, giảng dạy về môn địa chất học và trong mỗi buổi giảng về môn học này chú thường hay nổi cáu lên một vài lần. Nhưng dù sao đi nữa, có một việc mà mọi người đều không thể phủ nhận được là giáo sư Lidenbrock là một nhà khoa học có tài.
Nếu có ai đưa cho chú một viên đá, chú sẽ ngắm nghía, gõ rồi nghe tiếng phát ra hoặc ngửi mùi và mỗi lần như vậy chú sẽ cho biết nó làm bằng chất gì và xuất xứ của nó. Hiện thời, người ta biết hết thảy khoảng 600 loại đá và chú tôi có thể nói ngay tức khắc là viên đá này thuộc loại nào trong số đó.
Các nhà khoa học lừng danh khác thường hay đến thăm chú tôi. Họ đến để tham khảo ý kiến của chú tôi về những vấn đề khó khăn nhất mà họ không thể giải quyết nổi. Chú tôi đã khám phá được nhiều điều rất quan trọng cho nền khoa học hiện đại và là tác giả của những bài báo lớn. Ông còn là giám đốc một viện bảo tàng địa chất có chứa một bộ sưu tập khoáng sản giá trị và nổi tiếng khắp châu Âu. Do đó, tên tuổi của giáo sư Lidenbrock luôn được nhắc tới một cách trang trọng tại mọi trường đại học và các viện hàn lâm khoa học.
Và bây giờ, vị giáo sư đáng kính ấy đang nóng nảy gào thật to tên tôi. Bạn hãy tưởng tượng ra một người cao, gầy, sức khỏe rất tốt. Ông có một nước da thật đẹp và trẻ trung khiến ông trông nhỏ hơn nhiều so với cái tuổi năm mươi của mình. Đôi mắt to của ông lúc nào cũng đảo lia lịa sau đôi tròng kính thật to.
Chú tôi sống trong ngôi nhà nhỏ ở đường Konigstrasse. Ngôi nhà trông xuống một trong những dòng kênh ngoằn ngèo chảy qua khu phố cổ kính của thành phố Hambourg. Dù chỉ là giáo sư đại học nhưng chú tôi quả là giàu. Ông làm chủ cả ngôi nhà và tất cả mọi thứ đồ vật bên trong, kể cả tôi, dì Marthe và cả Grauben, cô thiếu nữ xinh đẹp người xứ Virland vày mới mười bảy tuổi, là cháu họ của giáo sư.
Còn tôi với tư cách là cháu của giáo sư, tôi cũng là một đứa trẻ mồ côi. Khi cha mẹ tôi mất, tôi đến ở trong ngôi nhà này và trở thành phụ tá cho ông. Phải thú nhận rằng tôi rất thích môn địa chất học. Hình như có một dòng máu của nhà địa chất học đang chảy trong cơ thể của tôi. Tôi thích nó đến nỗi không bao giờ biết chán trong việc nghiên cứu những mẫu đá.
Nói chung thì cuộc sống của tôi cũng khá sung sướng trong căn nhà nhỏ trên đường Konigstrasse này mặc dù chủ của nó hơi khó tính và hay gắt gỏng nhưng rất yêu mến tôi. Cố điều ông hoàn toàn không có khả năng kiên nhẫn chờ đợi và lúc nào cũng tỏ vẻ vô cùng vội vã. Hồi tháng tư vừa qua, ông có gieo mấy hạt giống vào chậu kiểng đặt trong phòng khách. Và ông đã nóng nảy đến độ cứ mỗi sáng đều ra mớm những cái lá cho chúng lớn nhanh hơn.
Chính vì thế, mỗi lần nghe chú gọi thì tôi chỉ có một việc duy nhất phải làm là tuân lệnh. Lần này cũng vậy, nên tôi phải vội vã chạy vào phòng làm việc của chú.
Căn phòng làm viếc đó gần như là một viện bảo tàng vì tất cả mọi loại đá đềucó ở đây, tất cả đều được sắp xếp và dán nhãn cẩn thận. Tôi đã thuộc lòng tất cả các mẫu đá này. Lúc còn nhỏ, biết bao lần thay vì tiêu phí thời gian để nô đùa với bạn bè cùng trang lứa, tôi mải mê lo lau chùi chúng. Thế mà lúc này, bước vào căn phòng tôi đã không còn đầu óc nào để nghĩ đến những mẩu đá kỳ diệu này nữa, mọi sự chú ý đều dồn vào chú tôi. Ông đang ngồi trên một cái ghế bành to tướng, tay cầm một quyền sách và ngắm nghía một cách say sưa rồi chợt kêu lên:
- Quyển sách hay tuyệt hay! Viết vậy mới xứng đáng gọi là sách chứ!
Tôi chợt nhớ chú tôi cũng là một người mê sách. Song đối với ông, sách chỉ có giá trị một khi nó là sách hiếm hay ít ra cũng phải là một quyển sách khó đọc.
- Thế nào Axel? - Chú tôi gật gù hỏi. – Cháu không thấy gì sao? Đây là một kho tàng vô giá chú vừa tìm thấy sáng nay, khi lục lọi trong một tiêm sách cũ.
- Tuyệt thật! – Tôi kêu lên, giả vờ như nhiệt tình lắm. Nhưng nói thẳng ra thì tôi chẳng thích thú chút nào đối với quyển sách bọc bìa da cũ kỹ này.
- Xem đây này! – Chú tôi hỏi rồi tự trả lời một mình – Đẹp quá phải không? Chứ còn gì nữa. Mở ra dễ không? Tất nhiên là vậy. Thế đóng lại thì sao? Thì đóng lại ngon lành. Coi cái gáy nè, đã hơn bảy trăm năm rồi mà không hề bị hư hỏng!
Vừa nói chú tôi vừa đóng và mở quyển sách. Tôi thấy đã đến lúc phải hỏi thăm ông về quyển sách, mặc dù tôi chẳng quan tâm nó lắm.
- Thưa chú quyển sách đó tựa gì vậy? – Tôi hỏi với một vẻ hăng hái quá đáng.
- Đây là quyển Heims Kringla nổi tiếng. – Chú tôi trả lời bằng một giọng hào hứng.- Nó do Snorre Turleson, một tác giả lừng danh người Iceland viết vào thế kỷ thứ mười hai. Quyển sách viết về ông hoàng người Na Uy từng trị vì ở xứ Iceland.
- À, thì ra là như vậy. – tôi hỏi – Chắc tác phẩm này đã được dịch ra tiếng Đức phải không chú?
- Sao lại bằng tiếng Đức! – chú tôi gầm lên – Nếu là bản dịch thì chú mua làm gì cho uổng tiền. Đây là quyển sách xuất bản đầu tiên ở Iceland và được viết bằng cổ tự.
- Chắc nó được in ấn công phu lắm?
- Sao lại in? Đây là một quyển sách viết bằng chữ Runique, hiểu chưa?
- Chữ Runique?
- Đúng vậy. Nhưng chắc chú cần phải giải thích cho cháu nghe quá.
- Không cần thiết đâu. – tôi trả lời với một giọng khá tự ái.
Nhưng chú tôi cứ lờ đi và thao thao bất tuyệt giảng cho tôi rất nhiều điều mà tôi không cần thiết phải quan tâm học hỏi.
- Chữ Runique là một cổ tự được dùng ở Iceland từ rất xa xưa. Theo truyền thuyết thứ chữ này do ông Odin phát minh ra. Cháu hãy nhìn xem…
Bỗng một miếng da thuộc cáu bẩn từ quyển sách rơi xuống sàn nhà. Chú tôi vội nhặt lên và chỉnh lại cặp kính trắng.
- Cái gì vậy? – ông kêu lên với vẻ ngạc nhiên.
Ngay tức khắc, chú tôi cẩn thận đặt nó lên bàn rồi mở ra. Nó là một miếng da to bằng bàn tay, trên đó có viết loằng ngoằng những dòng chữ kỳ lạ khó hiểu.
(*)
Sau một lúc lâu chăm chú nghiên cứu các dòng chứ ấy, chú tôi nhấc cặp kính ra khỏi mũi rồi nói:
- Đây cũng là chữ Runique, giống y như kiểu chữ viết tay của Snorro Turleson trong quyển sách. Không biết nó có nghĩa gì đây? Nhưng chắc chắn là chữ Iceland cổ. – ông lẩm bẩm.
Tôi thầm nghĩ ngày xưa có lẽ những nhà thông thái phát minh ra thứ cổ tự này để làm rối óc người khác cho nên tôi không thắc mắc khi thấy chú tôi chẳng hiểu gì.
Giáo sư Lidenbrock là một nhà khoa học thông thạo rất nhiều ngoại ngữ, vậy mà trước mấy dòng chữ này, tôi thấy ngón tay của ông ngọ nguậy ghê gớm, chứng tỏ ông không hiểu gì cả. Tôi đoán trước một cảnh tượng dữ dội sắp xảy ra vì chú tôi chưa từng lùi bước trước bất cứ một trở ngại nào.
Đồng hồ treo trên lò sưởi điểm hai giờ. Đúng lúc đó dì Marthe hé cửa phòng làm việc của giáo sư, bước vào và thông báo:
- Bữa ăn đã dọn xong rồi, mời giáo sư và cậu sang dùng bữa.
- Dẹp cái bữa ăn đáng ghét đó đi! – chú tôi phát cáu lên gắt gỏng – Cả chị nữa, cũng mau ra ngoài!
Hoảng quá, dì Marthe bỏ chạy mất, tôi cũng nhanh chóng chuồn khỏi phòng làm việc của giáo sư. Thế rồi không hiểu quanh quẩn thế nào, tôi thấy mình ngồi đúng chỗ của mình trong phòng ăn. Chờ một lúc lâu không thấy giáo sư, tôi đành phải ngồi ăn một mình. Đây là lần đầu tiên chú tôi bỏ bữa ăn. Mà bữa ăn hôm nay lại quá thịnh soạn! Tất cả chỉ vì cái miếng da khốn nạn ấy. Dĩ nhiên, tôi nghĩ rằng bổn phận của tôi là phải ăn phần của mình và ăn dùng cả phần của ông ấy nữa, và tôi đã cố hết sức thực hiện điều đó.
- Hôm nay sao giáo sư kỳ lạ thật! – dì Marthe than thở.
- Đúng là không thể tin được.
- Điềm báo trước một biến cố quan trọng đấy, cậu Axel ạ!
Tôi vừa ăn xong thì đã có tiếng thét vang gọi tôi. Tôi vội vàng chạy vào phòng làm việc của chú tôi
- Chắc chắn là cổ tự Runique. – giáo sư nhíu mày nói – Nhưng có một điều bí mật mà chú phải khám phá cho ra… Cháu ngồi xuống đây và viết lại những gì chú đọc ra.
Trong chớp mắt tôi đã sẵn sàng.
- Rồi, bây giờ chú sẽ đánh vần từng chữ một của văn bản Iceland này xem nó viết cái gì. Nhưng cháu phải chép lại cho thật đúng nhé!
Chú tôi bắt đầu đọc. Tôi chăm chú và cẩn thận ghi chép. Cuối cùng chúng tôi có được một nhóm chữ bí hiểm như sau:
mm.rnlls essreuel seecjde
sgtssmf unteief niedrke
kt.ssmn atrates saodnn
emtnael eeutul frantu
dt.iac oseibo kediiy
Tôi vừa buông bút, giáo sư đã giật phắt tờ giấy. Ông chăm chú nghiên cứu một hồi lâu, rồi lẩm bẩm một mình.
- Thế là thế nào nhỉ? Đúng đây là một bức mật thư rồi! Những chữ được cố tình xáo trộn này che giấu một nội dung. Nếu biết sắp xếp lại cho đúng thì sẽ thành những câu có nghĩa. Biết đâu mình đang có ở đây manh mối của một khám phá vĩ đại nào đấy.
Tuy thấy ý nghĩ của giáo sư có vẻ viển vông nhưng lại không dám góp ý vì sợ chú lại nổi nóng. Chú tôi đem so tuồng chữ viết trên miếng da với tuồng chữ viết trên quyển sách cũ rồi nói:
- Axel này, cháu xem đây. Rõ ràng chữ trong tài liệu này do hai người viết. Bức mật thư có lẽ được viết sau quyển sách lâu lắm. Bằng cớ là chữ đầu tiên trong mật thư là chữ M kép. Chữ này đến thế kỉ XVI mới được thêm vào bảng chữ cái của Iceland nên không thấy trong quyển sách của Turleson. Như vậy giữa quyển sách chép tay và mẩu da phải có khoảng cách ít nhất hai trăm năm. Nhưng nhân vật đó là ai? Có để lại tên tuổi của mình trong quyển sách không?
Chú tôi cầm lấy một cái kính lúp to rồi cẩn thận xem lại những trang đầu của quyển sách. Ở mặt sau trang thứ hai, ông phát hiện ra hình như có một vết mực đè trên mấy nét chữ lờ mờ. Ông liều soi kính lúp vào vết mực ấy một lúc lâu. Cuối cùng ông nhận ra chữ Runique sau đây:
(**)
- Arne Saknussemm! – chú tôi đắc thắng reo to - Ồ Arne Saknussemm chính là tên một nhà khoa học gia nổi danh ở Iceland vào thế kỷ XVI.
Tôi nhìn chú tôi, trong lòng cảm thấy khâm phục.
- Những người như Arne Saknussemm là những nhà khoa học thật sự, những nhà bác học duy nhất của thời đại ấy. Họ đã phát minh ra những điều mà ngày nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Biết đâu ông Saknussemm này chẳng dấu trong bức mật thư kia một phát minh kì diệu nào đó? Mà đúng thế rồi, không còn nghi ngờ gì nữa!
Trí tưởng tượng của giáo sư bỗng bùng lên với giả thiết đó.
- Nhưng đã là phát minh thì tại sao ông ta không công bố cho mọi người biết mà phải tìm cách che giấu?
- Ừ! Tại sao lại phải giấu nhỉ? Chú cũng không rõ. Nhưng nhất định ta phải tìm cho ra bí mật đó. Bằng bất cứ giá nào cũng phải vén được màn bí mật của các tài liệu này. Chú sẽ thức trọn đêm nay cho tới khi tìm ra sự thật. Axel! Cháu sẽ thức giúp chú.
Tôi thầm nghĩ:
“Cũng may bữa nay mình đã ăn hai phần cơm.”
- Trước tiên phải tìm được “chìa khóa” mật mã. – chú tôi nói tiếp – Việc này xem ra cũng khó lắm.Trong tư liệu này có tất cả 132 chữ cái gồm 79 phụ âm và 53 nguyên âm. Ngôn ngữ ở miền Bắc châu Âu thường có nhiều phụ âm, còn ở phương Nam từ ngữ được hình thành xấp xỉ theo tỷ lệ nguyên âm và phụ âm. Chính vì vậy, chú nghĩ tài liệu này chắc viết bằng một thứ tiếng ở vùng Nam châu Âu.
Những kết luận này của giáo sư Lidenbrock là cực kỳ chính xác. Bỗng ông nói to lên như quát:
- Đây là thứ ngôn ngữ của dân tộc nào nhỉ? Arne Saknussemm là một học giả thời bấy giờ. Một khi ông không muốn thể hiện bằng tiếng mẹ đẻ tất nhiên sẽ chọn một thứ tiếng thông dụng nhất vào thế kỉ XVI, đó là tiếng Latinh. Đúng, chắc chắn Arne Saknussemm đã viết bức mật thư này bằng tiếng Latinh.
Tôi giật thót mình vì không thể ngờ được rằng những hàng chữ khó hiểu này lại được viết bằng một thứ tiếng đơn giản nhất, tiếng Latinh.
- Đúng là tiếng Latinh rồi, nhưng bị đảo lộn thứ tự. Mình phải dò thật kỹ lại từ đầu xem sao.
Giáo sư cầm mảnh giấy mà tôi vừa ghi chép khi nãy lên, ông trầm ngâm một chút rồi nói:
- Được, ta cứ thử nghiên cứu xem, đây là 132 chữ cái được xếp lộn xộn. Có những từ nhiều phụ âm ghép sát nhau như “mm,rutls”, một số khác lại quá nhiều nguyên âm như “unteiet” hoặc “oseibo”. Sự sắp xếp cố tình không đồng bộ này rõ ràng đã được tính toán. Chắc chắn đoạn văn bản gốc được thảo ra một cách bình thường, sau đó ông Arne Saknussemm đã xáo trộn nó theo một quy luật bí mật. Ai nắm được chìa khóa bí mật này sẽ đọc được bức thư.
- Axel, cháu thấy thế nào?
Tôi không nghe giáo sư hỏi vì còn đang lơ đãng nhìn tấm ảnh của Grauben treo trên tường. Cô cháu gái xinh đẹp của giáo sư đang ở chơi nhà một người họ hàng ở dưới quê. Vắng bóng nàng tôi buồn không ít vì chúng tôi yêu nhau đã lâu. Chúng tôi đã đính hôn với nhau nhưng chú tôi không hề hay biết vì quá say mê môn địa chất học.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của Memory

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 28-05-2008, 02:20 PM
Memory
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Cuộc du hành vào lòng đất
Tác giả : Jules Verne
Chương 2
Bức mật thư

Grauben là một cô gái rất đẹp với suối tóc vàng óng ả như tơ và cặp mắt trong xanh tựa nước suối đầu nguồn. Tính tình cô ta nghiêm trang nhưng vẫn yêu tôi dù tôi có vẻ ngốc nghếch. Về phía mình, tôi cũng rất yêu cô, nên bức chân dung của cô đã nhất thời lôi tôi khỏi thực tại, làm tôi quên lãng quyển sách và bức mật thư. Tôi say sưa trong những kỉ niệm êm đềm giữa tôi và cô ta. Hằng ngày cô ấy giúp tôi sắp xếp các mẩu đá. Grauben rất thích học hỏi những kiến thức khoa học cho nên chúng tôi làm việc với nhau rất vui vẻ! Làm việc xong, chúng tôi thương nắm tay nhau đi dạo bên bờ hồ. Tôi kể những câu chuyện vui rồi nàng phá lên cười thích thú.
Tôi đang thả hồn theo giấc mơ thì bỗng chú tôi đập mạnh tay xuống bàn làm tôi giật bắn mình, hết cả mộng mơ.
- Xem nào, - giáo sư reo to - ở địa vị ta thì ý nghĩ đầu tiên khi đảo lộn các chữ cái lf đặt chúng theo cột dọc. Axel! Cháu hãy viết một câu bất kỳ lên mẩu giấy này. Hãy đặt những chữ cái tuần tự từ trên xuống dưới, mỗi cột khoảng năm hay sáu chữ.
Nắm được ý giáo sư, tôi bèn cầm bút viết luôn:
l o m y i r
l u u d t u
o v c e t u
v e h a l b
e r , r e e
y y m l G n
- Hay lắm – chú tôi nói tiếp mà không thèm xem tôi viết gì – Bây giờ cháu viết lại những chữ đó theo hàng ngang xem.
Tôi vâng lời ngay, và tôi chép lại thì được sáu nhóm chữ như sau:
lomyir luudtu ovcetu vehalb er,ree yymlGn
Chú tôi tỏ vẻ hài lòng vừa nhìn xuống miếng giấy vừa nói:
- Tốt lắm. Nguyên âm và phụ âm được sắp xếp lộn xộn, giữa các chữ cũng có dấu phẩy, có chữ viết hoa. Hoàn toàn giống như trong mẩu da của Arne Saknusemm.
Tôi thấy nhận xét của giáo sư thật tinh tế và chính xác.
- Để đọc được các câu cháu vừa viết, - giáo sư nói tiếp – chỉ cần đọc liên tiếp những chữ thứ nhất, rồi chữ thứ hai, thứ ba… của mỗi từ. Nào xem cháu đã viết những gì nào!
Rồi trước sự kinh ngạc của tôi, chú tôi đọc to:
“Anh yêu Grauben nhất trên đời!”
Đúng là một anh chàng si tình vụng về, không hiểu lớ ngớ thế nào mà tôi lại viết lên giấy cái câu nguy hại này.
- Hả? Cháu yêu con bé Grauben à? – chú tôi ngạc nhiên kêu lên.
- Dạ… à không ạ!
- Thế là cháu yêu Grauben! Thôi được bây giờ ta hãy áp dụng phương pháp của chú để nghiên cứu bức mật thư của ông Arne Saknussemm đã.
Giáo sư Lidenbrock quên ngay những lời thiếu thận trọng tôi vừa vô tình viết lên, thật ra đàu óc của một nhà thông thái như chú tôi không còn chỗ nào dành cho những việc rắc rối của trái tim. Nhất là giờ đây tâm trí của ông còn để cả vào việc nghiên cứu bức mật thư của nhà bác học người Iceland thế kỉ XVI.
Giáo thật sự xúc động, ngón tay ông run run khi cầm mảnh da cũ kĩ. Phía sau cặp kính trắng, mắt ông sáng quắc lên. Ông hắng giọng rồi trịnh trọng đọc cho tôi chép một đoạn chữ sau đây:
mmessunkaSenrA. IceJ doK. segnittamurtn ecertSerrette, rotai vsadua, Ednec sedSadne lacartniiilu Jsiatrac SarbmutabiledmeK meretarcsilucoYSL eJJenSnl.
Viết xong tôi đặt bút xuống bàn hồi hộp chờ giáo sư cất cao giọng đọc lời giải của bức mật thư. Nào ngờ, sau khi liếc qua những chữ tôi vừa chép ấy, chú tôi bỗng đập mạnh xuống bàn làm bút mực bắn tung tóe, rồi quát lên:
- Thế này là cái gì? Bực mình thật!
Giáo sư đứng bật dậy, vọt ra khỏi phòng làm việc rầm rầm lao xuống bậc thềm ra đường Konigstrasse rồi chạy đâu cũng không rõ.
Dì Marthe hoảng hốt kêu lên:
- Giáo sư đi rồi!
Dì chạy nhanh ra thì cánh cửa vừa đóng ập lại thật mạnh làm rung rinh cả sườn nhà.
- Chú đi ra rồi. – tôi nói.
- Ông không dùng bữa chiều sao?
- Chú không muốn ăn gì cả.
Dì Marthe thắc mắc hỏi tiếp:
- Sao vậy cậu?
- Dì Marthe ơi, chú tôi không ăn mà còn dám bỏ đói cả nhà lắm.
- Chết rồi! Vậy làm sao mình chịu nổi?
Dì Marthe sợ hãi trước ý nghĩ đó, bà chạy trở vào nhà bếp với bộ mặt thảm não.
Còn lại một mình trong phòng, tôi nghĩ đến chuyện đi gặp Grauben và kể lại mọi việc. Nhưng làm sao tôi có thể rời căn nhà này được. Nếu chú tôi lại trở về ngay gọi tôi mà chẳng thấy đâu thì hậu quả sẽ ra sao? Tôi đành quyết định ngồi nhà đợi. Tôi bắt đầu làm công việc chọn lựa và dán nhãn và sắp xếp mấy mẫu đá người ta mới gửi cho chú tôi gần đây. Nhưng công việc vốn hấp dẫn như vậy không còn cuốn hút tôi. Việc làm tôi bận tâm bây giờ chính là mảnh da của ông Saknussemm. Đầu óc tôi sôi lên. Tôi cảm thấy trong lòng một nỗi lo lắng vẫn vơ và linh tính báo trước cho tôi một tai biến sắp xảy ra.
Sau một giờ làm việc, mọi mẫu đá đã được định danh xong và sắp xếp cẩn thận lên giá. Tôi buông mình trong chiếc ghế bành to bọc nhung nghe ngóng và chờ đợi chú tôi trở về. Nhưng mà bên ngoài không có một tiếng động nhỏ.
Tôi vô tình cầm lấy mảnh giấy ghi những chữ dài bí hiểm. Tôi lẩm bẩm:
- Nó có nghĩa gì nhỉ?
Tôi cố sắp xếp những mẫu tự đó thành chữ theo nhiều cách, nhưng vẫn thất bại. Tôi hết sắp thành nhóm hai mẫu tự, hoặc ba, năm hay sáu, kết quả vẫn là vô nghĩa.
Tôi vật lộn với một sự khó khăn nan giải. Đầu tôi nóng bừng cả lên. Tôi nheo mắt nhìn trang giấy. Một trăm ba mươi hai chữ cái hình như đang bay lượn quanh tôi chẳng khác nào muôn ngàn con đom đóm trong không trung khi ta bị chóng mặt. Tôi đang ở trong tình trạng ảo giác và cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Vô tình tôi dùng tờ giấy đó làm quạt, khiến hai mặt trái phải của tờ giấy liên tiếp bày ra lật phật trước mắt tôi. Bất chợt, khi mặt trái hướng về phía tôi, tôi kinh ngạc thấy hình như hiện rõ nét những từ Latinh “craterem: núi lửa” và “terrestre: trái đất”.
Một tia sáng bỗng lóe lên trong đầu tôi. Những dấu hiệu duy nhất này khiến tôi thoáng thấy sự thật là tôi đã tìm ra chìa khóa giải mã. Để đọc được văn bản của ông Arne Saknussemm để lại không nhất thiết phải đọc nó xuyên qua tờ giấy lật ngược, mà cứ đọc bình thường như chú tôi đã đọc cho tôi ghi chép. Như vậy những suy luận của chú tôi về cách xếp các chữ cái và về ngôn ngữ của Saknussemm dùng để viết mật thư đều đúng cả. Duy có việc làm sao đọc được trót lọt cả bức mật thư viết bằng tiếng Latinh thì chú tôi lại thiếu kiên nhẫn. Vậy mà giờ đây, co một sự tình cờ tôi lại thực hiện được công việc mà chú tôi chịu bó tay đấy!
Lúc này, tôi thật xúc động. Mắt tôi hoa lên đên snôi không nhìn, không đọc được gì nữa. Tờ giấy đã được tôi trải rộng trên bàn và chỉ cần một cái liếc mắt là tôi có thể lắm được điều bí mật.
Cuối cùng tôi cố trấn tĩnh lại, thong thả bước đi hài vòng quanh phòng để thần kinh bớt căng thẳng, rồi quay vào ngồi xuống chiếc ghế bành rộng. Tôi hít thở không khí cho căng đầy lồng ngực và bất giác nói to lên một mình:
- Nào, mình sẽ đọc được!
Tôi cúi xuống tờ giấy để trên bàn và chăm chú dò từng chữ một. Nhưng đọc xong tôi thấy sửng sốt và kinh sợ. Tôi hoảng hốt bật dậy, kêu lên:
- Trời! Không thể để chú Lidenbrock biết điều bí mật này được. Giáo sư mà biết có một cuộc thám hiểm như vậy, ông sẽ không bỏ qua. Không gì ngăn nổi một nhà địa chất học nổi tiếng như chú tôi, bằng bất cứ giá nào ông cũng sẽ mạo hiểm. Và lúc ấy, ông sẽ lôi tôi theo để rồi vĩnh viễn chẳng bao giờ trở về căn nhà hạnh phúc này nữa! Không thể như thế được!
Tôi ở trong tình trạng bị kích động tột độ không bút nào tả xiết.
- Không, nhất thiết điều này không thể xảy ra! Phải ngăn chú Lidenbrock lại. Nếu để chú tôi nghiên cứu thật kỹ tư liệu này thì thế nào ông cũng tìm ra cách đọc. Cách duy nhất là hủy bỏ nó đi cho xong chuyện.
Trong lò sưởi lửa vẫn còn đang cháy. Tôi luống cuống vơ hết cả tờ giấy lẫn bức mật thư của Arne Saknussemm định ném chúng vào lửa, hủy luôn cả điều bí mật nguy hiểm thì ngay lúc ấy, cửa phòng bật mở, giáo sư Lidenbrock xuất hiện.
Tôi chỉ còn đủ thời gian đặt toàn bộ tư liệu ấy trở lại bàn. Chú tôi bước vào phòng chẳng nói chẳng rằng ngồi ngay vào phòng làm việc, cầm lấy bút và bắt đầu ghi ghi chép chép.
Mắt tôi luôn luôn theo dõi đôi tay cầm bút run run của chú tôi trên một trang giấy của ông. Biết đâu một kết quả bất ngờ nào lại chẳng đến với chú tôi? Không hiểu sao tôi bỗng run lên, vì tôi biết rằng để đọc được bức mật thư chỉ có một cách duy nhất, đó chính là cách tôi đã dùng.
Suốt ba giờ, chú tôi vẫn hăng say làm việc, không nói nửa lời cũng không ngừng tay lại. Chú thử đi thử lại hàng ngàn lần.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, trời đã về khuya. Bên ngoài đường phố đã hoàn toàn yên tĩnh nhưng chú vẫn tiếp tục cắm đầu xuống tài liệu, chẳng nghe thấy gì kể cả lúc dì Marthe mở cửa phòng làm việc, rụt rè bước vào hỏi:
- Ông chủ có ăn tối không ạ?
Rồi dì đành đi ra mà chẳng được trả lời và dì Marthe lặng lẽ tắt đèn đi nghỉ. Phần tôi, sau cùng cũng thấy buồn ngủ và ngủ luôn trên ghế bành, trong khi chú tôi cứ tiếp tục với các kí hiệu ấy.
Sáng hôm sau khi thức dậy, tôi vẫn thấy chú tôi ở bàn làm việc miệt mài. Đôi mắt của ông đỏ ngầu, da mặt nhợt nhạt làm nổi bật đôi gò má ửng hồng và đầu tóc ông bị rối bù lên bởi bàn tay bồn chồn bực tức. Những biểu hiện đó chứng tỏ ông đã trải qua những giờ phút mệt mỏi và căng thẳng ghê gớm.
Chỉ cần nói một lời thôi là tôi có thê rgỡ cho chú tôi thoát khỏi cái cảnh nhọc nhằn ấy, nhưng tôi chẳng nói gì cả, tuy tôi không phải là một người có lòng dạ hẹp hòi. Nhưng tại sao trong trường hợp như vậy, tôi lại nhẫn tâm lặng thinh? Cũng vì chú tôi đấy thôi.
“Không! Không thể thế được! Tôi sẽ không nói. Tôi hiểu chú tôi lắm chứ! Chú tôi có một trí tưởng tượng lúc nào cũng sục sôi như núi lửa. Ông có thể liều cả tính mạng để làm bằng được những gì mà các nhà địa chất khác không thể làm. Nhất định tôi sẽ không hé môi về điều bí mật mà tôi đã tình cờ khám phá ra. Tiết lộ điều bí mật này tức là sát hại giáo sư Lidenbrock. Thôi cứ mặc để chú tôi vật lộn với bức mật thư của ông Saknussemm! Tôi không muốn sau này phải ân hận vì đã đưa ông tới chỗ chết!”
Đã quyết định như thế, nên tôi cứ khoanh tay ngồi chờ. Nhưng một giờ sau một sự cố ngoài dự tính đã xảy ra. Chuyện như thế này. Khi dì Marthe định rời nhà để đi chợ thì bà thấy cửa bị khóa. Chiếc chìa khóa to đã biến mất, không thấy còn cắm trong ổ nữa! Thủ phạm lấy chiếc chìa khóa là ai nhỉ? Hiển nhiên đó chính là chú tôi, rõ ràng là sau cuộc dạo phố vội vã trở về, tiện tay chú tôi lấy luôn chìa khóa bỏ vào túi rồi.
Không hiểu việc làm này của chú tôi là cố ý hay vô tình? Hay giáo sư định thử thách sức chịu đựng của tôi và dì Marthe trước sự dằn vặt của cái đói được đến đâu? Nếu vậy thì thật là quá đáng. Cái tài liệu kia chẳng dính dáng gì đến tôi và dì Marthe cả. Nhưng tôi nhớ lại mấy năm trước đây, có lần chư tôi phải nghiên cứu một vấn đề hóc búa, ông đã chẳng ăn gì trong suốt bốn mươi tám giờ. Và mọi người trong nhà cũng bị nhịn ăn luôn. Hồi đó tôi bị một trận đau dạ dày dữ dội.
Sáng hôm nay, chúng tôi không có bữa điểm tâm, tối qua cũng bỏ luôn bữa ăn. Dì Marthe rầu rĩ lắm. Còn với tôi, chuyện rầu rĩ nhất là không được rời khỏi nhà để đi thăm người mình muốn thăm.
Chú tôi vẫn say sưa làm việc. Trí tưởng tượng của ông bị cuốn hút trong thế giới những giải pháp khoa học. Ông như sống hoàn toàn xa hẳn trái đất, xa hẳn những nhu cầu của con người trần tục. Độ giữa trưa, tôi bắt đầu cảm thấy đói kinh khủng. Trong nhà chẳng còn tí thức ăn dự trữ nào cả vì hôm qua dì Marthe đã vét sạch hết rồi. Tuy vậy, tôi vẫn cố chịu đựng và đặt vào đó một chút gọi là thể diện.
Đồng hồ chỉ hai giờ. Tôi bắt đầu nghĩ rằng mình đã quá phóng đại tầm quan trọng của tài liệu nọ, rằng giáo sư Lidenbrock sẽ không tin nó và cho rằng nó chỉ là một chuyện đùa, rằng trường hợp xấu nhất chú tôi cứ một mực lao vào cuộc thám hiểm chắc thế nào cũng sẽ có người can ngăn, rằng cuối cùng ông cũng sẽ tự tìm ra chìa khóa mật mã và như vậy công tôi giữ kín điều bí mật ấy trở nên vô ích.
Những lý lẽ mới chiều qua tôi gạt đi một cách giận dữ, nay tôi lại cảm thấy tuyệt vời. Không những vậy tôi cảm thấy mình hoàn toàn vô lý nữa là khác. Cuối cùng tôi quyết định thổ lộ hết cho chú tôi những điều định giữ kín ấy.
Tôi đang tìm cách nào đế sao cho đỡ đột ngột thì chợt chú tôi đứng dậy, cầm nón lên và bước ra cửa. Trời ơi! Chú định đi và nhốt chúng tôi lại và bỏ đói luôn hay sao? Hoảng quá, tôi vội vàng lên tiếng gọi ông:
- Chú ơi!
Dường như chú tôi cũng chẳng nghe gì cả.
- Chú Lidenbrock ơi! – tôi gọi to hơn.
- Cái gì hả? – chú tôi giật mình hỏi như người vừa tỉnh cơn mê.
- Dạ thưa chú, cái chìa khóa…
- Chìa khóa nào? Chìa khóa cửa ư?
- Dạ không phải! Cháu muốn nói cái chìa khóa của bản mật mã…
Giáo sư Lidenbrock chằm chằm nhìn tôi qua phía bên kia cặp kính trắng. Và có lẽ nhận ra điều gì khác thường trên gương mặt của tôi, nên chú giữ chặt tay tôi rồi nhìn tôi như muốn hỏi lại tôi bằng ánh mắt. Tuy vậy, không có câu hỏi nào được nêu ra rõ ràng đên vậy.
Tôi lặng lẽ gật đầu đáp lại. Ra dấu là tôi biết cách đọc. Chú tôi lắc đầu tỏ vẻ không tin. Mặt của ông lộ vẻ thương hại như đang phải tiếp xúc với một người điên.
Tôi lại gật đầu lần nữa một cách dứt khoát, khẳng định điều tôi vừa tiết lộ.
- Phải thưa chú, tình cờ cháu đã tìm được chìa khóa để giải bức mật thư…
- Cháu nói sao hả? – ông kêu lên với vẻ xúc động tột độ.
Tôi đưa chú tôi mảnh giấy trên đó tôi đã viết, rồi nói:
- Chú cầm tờ giấy này và hãy đọc đi!
- Nhưng nó hoàn toàn vô nghĩa. – chú tôi nói và vo tờ giấy trong tay.
- Vô nghĩa nếu chú đọc theo tuần tự từ đầu tới cuối, nhưng nếu đọc theo chiều ngược lại từ cuối lên thì…
Tôi chưa kịp nói hết câu, giáo sư đã kêu lên vui sướng:
- Chà, cái ông Saknussemm khéo thật! Ông ấy viết đảo ngược câu gốc của mật thư từ dưới lên trên mà mình không biết!
Nói đoạn giáo sư Lidenbrock vồ lấy tờ giấy vừa nhàu nát vứt dưới đất. Mắt ông hòa đi, giọng ông run run vì xúc động, giáo sư đọc một mạch toàn bộ bức mật thư của nhà bác học Iceland thế kỉ XVI, bắt đầu từ chữ cuối ngược lên. Văn bản viết:
“In Sneffels Yoculis craterem kem delibat umbra Scartaris Julii calendas descende, audas viator et terrestre centrum attinges. Kod feci. Arne Saknussemm.”
Những dòng chữ Latinh trên có thể dịch ra như sau:
“Các nhà thám hiểm can đảm, hãy đi xuống miệng núi lửa Sneffels, nói có bóng đỉnh núi Scartaris chiếu vào. Hãy đi trước tháng Bảy và các bạn sẽ tói được trung tâm trái đất. Tôi đã từng đi được như thế. Arne Saknussemm.”
Đọc xong, chú tôi nhảy cẩng lên như bị điện giật. Trông chú tôi bây giờ tràn trề niềm vui, niềm tin lẫn sự táo bạo. Ông đi đi lại lại, hai tay ôm lấy đầu và diễn trò tung hứng với các mẫu đá của ông. Cuối cùng thần kinh đã dịu đi và như một người kiệt sức vì làm việc quá mức, chú tôi ngã xuống cái ghế bành phủ nhung.
Sau một lúc im lặng, chú tôi hỏi:
- Bây giờ là mấy giờ rồi, Axel?
- Dạ, ba giờ rồi ạ!
- À, quá giờ dùng bữa trưa rồi còn gì! Ngồi vào bàn ăn thôi, chú đói hoa cả mắt rồi đây. Dùng bữa xong ta sẽ…
- Sẽ là gì hả chú?
- Chuẩn bị hành lý cho chú…
- Cái gì?- tôi kêu lên sửng sốt.
- Và cả cháu nữa.
Nói xong, chú tôi xông thẳng sang phòng ăn.
Nghe chúng tôi nói vậy, tôi bủn rủn cả người. Nhưng tôi quyết tự kiềm chế và cố giữ nét mặt tươi tỉnh. Rõ ràng chỉ có những luận cứ mang tính khoa học mới có thể ngăn giáo sư Lidenbrock lao vào những cuộc thám hiểm như vậy. Và tôi đã chuẩn bị sẵn một kho lý luận biện chứng để đưa ra khi cần thiết. Đi vào trung tâm trái đất ư? Đúng là một sự điên rồ! Nhưng tạm thời hãy khoan tranh cãi, mà phải giải quyết cái dạ dày lép kẹp đã.
Tài sản của Memory

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 28-05-2008, 02:21 PM
Memory
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Cuộc du hành vào lòng đất
Tác giả : Jules Verne
Chương 3
Câu chuyện điên rồ

Khỏi cần phải tả cảnh chú tôi đứng trước bàn mà bữa ăn chưa được dọn ra! Mọi chuyện bỗng chốc được giải quyết một cách nhanh chóng: cửa nhà được mở, dì Marthe chạy ra chợ và một giờ sau khi cơn đói đã dịu tôi mới được hoàn hồn.
Trong suốt bữa ăn, giáo sư Lidenbrock luôn miệng chuyện trò vui vẻ. Ăn tráng miệng xong, chú tôi ra hiệu cho tôi theo ông vào phòng làm việc.
Hai chú cháu ngồi đối diện nhau ở bàn viết. Chú tôi nói một cách trịnh trọng:6p-Axel, cháu thông minh lắm! Cháu đã giúp chú một việc thật tuyệt vời, vừa đúng lúc chú định bỏ cuộc. Nếu không có cháu không hiểu chú sẽ đến đâu. Chú sẽ không quên điều này và trong niềm vinh quang sắp tới nhất định sẽ có phần của cháu.
“Tuyệt quá, - tôi thầm nghĩ – ông ấy đang vui, bây giờ chính là lúc tranh luận cái vinh quang ấy đây!”
- Trước hết, - chú tôi nói tiếp – yêu cầu cháu phải tuyệt đối giữ bí mật chuyện này, nghe rõ chưa? Trong giới khoa học không thiếu những kẻ đố kỵ và nhiều người trong bọn họ rất muốn đi theo cuộc thám hiểm này. Nhưng họ sẽ không được nghe nói gì tới vụ này cho đến khi chúng ta trở lại!
- Chú tin rằng có nhiều người đủ can đảm để lao vào chuyện như vầy hay sao?
- Chắc chắn là sẽ đông. Ai có thế chần chừ trước một danh vọng như vậy. Nếu tài liệu này được công bố, là có cả một đạo quân những nhà địa chất đổ xô theo vết chân của Arne Saknussemm.
- Thưa chú, đấy chính là điều cháu không chắc chắn lắm. Chẳng có gì chứng tỏ tính xác thực của tư liệu ấy cả!
- Sao? Thế còn quyển sách cổ trong đó chúng ta phát hiện thấy bản tư liệu không phải là một bằng chứng có tính thuyết phục hay sao?
- Được! Cứ cho là ông Saknussemm đã viết những dòng mật thư này, nhưng liệu ông ấy đã thực sự thực hiện cuộc thám hiểm đó không? Biết đâu những điều ông ấy viết trong mảnh da đó chỉ là bịp bợm.
Tôi hơi ân hận vì đã nói liều lĩnh và sợ rằng cuộc trao đổi giữa hai chú cháu vì thế sẽ không tiếp tục được nữa. May thay, chú tôi chỉ nhíu cặp lông mày rậm rồi nhếch mép, nói với tôi:
- Điều đó chúng ta sẽ kiểm tra lại!
- Thưa chú, - tôi hơi mếch lòng nói – chú cho cháu có vài nhận xét về bản tư liệu này.
- Cháu cứ nói, đừng ngại gì hết. Chú cho phép cháu được hoàn toàn tự do nói lên quan điểm của cháu. Cháu là người cộng sự của chú mà. Nào nói đi, Axel!
- Trước hết cháu muốn hỏi chú mấy chữ Yokul Sneffels với Scartaris nghĩa là gì, vì cháu chưa gặp chữ này bao giờ.
- Có khó gì đâu! Cháu hãy lấy tập bản đồ thứ 3 trong ngăn thứ 2 của tủ sách lớn, hàng Z, bản 4.
Tôi đứng dậy và nhanh chóng tìm được tập bản đồ. Chú tôi giở ra và nói ngay:
- Đây là tấm bản đồ tốt nhất về vùng đất Iceland và chú tin rằng nói sẽ giải đáp được mọi thắc mắc của cháu.
Tôi cúi nhìn xuống bản đồ. Giáo sư nói:
- Cháu hãy nhìn xem, đảo Iceland gồm toàn núi lửa, nên lưu ý là những núi lửa đều mang cái tên Yokul, chữ Iceland có nghĩa là băng hà. Iceland nằm dưới vĩ tuyến cao nên phần lớn những núi lửa đều phun lên qua những lớp băng hà. Vì vậy, Yokul là tên gọi chung cho tất cả những núi lửa của đảo.
- Cháu hiểu, nhưng còn chữ Sneffels?
Tôi hi vọng ông sẽ không tìm ra câu trả lời, nhưng tôi đã lầm, chú tôi nói tiếp:
- Cháu hãy theo dõi bờ biển phía Tây của Iceland. Cháu có thấy thủ đô Reykjavik không? Có hả? Được! Ngược theo vô vàn những vịnh hẹp rồi dừng lại ở phía dưới vĩ tuyến 65 một chút, cháu có thấy gì không?
- Một bán đảo trông giống một cái xương sống đã bị róc hết thịt.
- So sánh rất chính xác. Nhưng cháu thấy gì trên khúc xương sống ấy?
- Một quả núi như mọc lên giữa biển.
- Đúng! Đó là ngọn núi Sneffels.
- Ngọn núi Sneffels ạ?
- Phải, chính là nó đấy. Sneffels là một ngọn núi cao năm ngàn bộ đáng chú ý nhất đảo và chắc chắn sẽ là quả núi nổi tiếng toàn thế giới nếu miệng núi lửa lại dẫn đến trung tâm trái đất.
- Nhưng đó là điều không thể được.- tôi nhún vai kêu lên, phản ứng lại giả thiết ấy của giáo sư Lidenbrock.
- Không được à? Tại sao lại không hả?
- Bởi vì chắc chắn dung nham nóng chảy phun trào lên sẽ lấp mất miệng núi.
- Nhưng nếu đó là miệng của một núi lửa đã ngưng hoạt động thì sao?
- Ngưng hoạt động à?
- Phải. Hiện nay có rất nhiều ngọn núi đã tắt trên mặt trái đất, chỉ còn khoảng ba trăm ngọn là còn đang hoạt động. Ngọn Sneffels này thuộc những núi lửa đã tắt từ rất lâu. Nó chỉ phun lửa một lần vào năm 1219. Từ đó nó dịu dần cho đến nay.
Trước những lý lẽ vững chắc ấy, tôi chẳng còn biết nói sao bèn đào sâu vào những điều khó hiểu trong bức mật thư.
- Thưa chú, Scartaris nghĩa là gì? Tại sao phải xuống đó trước khi hết tháng bảy?
Chú tôi nghĩ ngợi một lát rồi đáp:
- Những điều mà cháu cho là mù mịt khó hiểu ấy, đối với chú lại sáng tỏ như ban ngày. Nó chứng tỏ sự chu đáo tài tình của ông Saknussemm để khẳng định phát kiến của mình. Núi lửa Sneffels có nhiều miệng. Do vậy nhất thiết phải chỉ rõ miệng nào dẫn tới trung tâm trái đất. Vậy nhà khoa học này đã xác định bằng cách nào? Ông ta quan sát thấy vào những ngày cuối tháng bảy, đỉnh Scartaris, một trong nhiều đỉnh của ngọn Sneffels sẽ in bóng vào miệng núi lửa đang nói đến. Ông bèn ghi sự việc này vòa bức thư. Như thế không có gì chính xác hơn.
Rõ ràng không còn điều gì mà chú tôi không giải đáp được. Thấy không thể tấn công giáo sư Lidenbrock về những gì ghi trong mảnh da cũ được nữa, tôi bèn chuyển qua lý sự về khoa học.
- Thưa chú, - tôi nói – cứ cho là lời của ông Saknussemm là sáng sủa rõ ràng và bức mật thư hoàn toàn xác thực. Cứ cho là nhà bác học Iceland này đã tới tận ngọn Sneffels, đã nhìn thấy bóng đỉnh Scartaris lướt trên bờ miệng núi lửa trước khi hết tháng bảy. Ông cũng đã từng nghe kể những truyền thuyết về con đường dẫn tới tâm trái đất từ miệng núi lửa ấy! Nhưng còn việc có đúng ông đã đi tới trung tâm trái đất hay không, có đúng ông đã thực hiện cuộc thám hiểm đó rồi quay trở về hay không, thì hoàn toàn không thể có được.
- Lý do nào mà cháu lại nghĩ như vậy? – giáo sư hỏi với giọng chế giễu.
- Thưa chú, tất cả mọi lý thuyết khoa học đều chứng minh là điều đó không thể thực hiện được.
- Mọi lý thuyết khoa học đều nói thế sao? – giáo sư Lidenbrock làm ra vẻ ngây thơ hỏi – Chà cái mớ lý thuyết đáng thương này lại đang sắp quấy rầy ta đây!
Dù biết ông đang chế giễu, tôi vẫn tảng lờ nói tiếp:
- Đúng vậy, mọi người đều biết đi sâu xuống mặt đất cứ 70 bộ thì nhiệt độ lại tăng lên một độ. Giả thiết tỷ lệ đó không thay đổi, bán kính trái đất là 1500 dặm, như vậy nhiệt độ ở tâm trái đất sẽ là hai triệu độ. Những vật chất ở giữa lòng đất đều ở thể lỏng nóng sáng, vì ở độ nóng như vậy ngay cả những kim loại rắn nhất cũng phải chảy tan ra. Như vậy liệu chúng ta có nên liều mạng dấn thân vào một nơi như vậy không?
- À thì ra chính nhiệt độ ở trong lòng đất làm cháu lo ngại à?
- Dạ, dĩ nhiên là thế. Chỉ cần xuống đến độ sâu 10 dặm thôi thì nhiệt độ cũng đã lên tới 1300 độ rồi.
- Và cháu sợ sẽ chảy lỏng ra chứ gì?
- Điều đó thì tùy chú quyết định.
- Vậy thì chú quyết định như thế này, - giáo sư lấy lại vẻ chững chạc nói – Mọi người kể cả cháu, không một ai biết chắc cái gì diễn ra trong lòng đất, cho đến nay con người mới chỉ gọi là biết tới một phần mười hai ngàn đường bán kính của trái đất mà thôi. Khoa học lại không ngừng được hoàn thiện, luôn có một lý thuyết mới đánh đổ lý thuyết cũ. Cho đến thời của Fourier, mọi người vẫn tưởng nhiệt độ khoang không vũ trụ giữa các hành tinh cứ giảm mãi, nhưng đến nay người ta lại biết nhiệt độ thấp nhất của những vùng có ête không quá bốn, năm mươi độ dưới không! Tại sao nhiệt độ trong lòng đất lại không thể biểu diễn tương tự như vậy được? Tại sao ở một độ sâu nào đó, nhiệt độ lại không thể dừng ở một giới hạn cực đại?
Những vấn đề chú tôi nêu ra hoàn toàn là những giả thuyết, nên tôi đành phải im lặng. Chú tôi nói tiếp:
- Chú nói cho cháu rõ, nhiều nhà khoa học thực thụ đã chứng minh nếu trong lòng trái đất tồn tại một nhiệt độ hai triệu độ thì những vật chất nóng chảy sẽ dãn nở một cách khủng khiếp tới mức vỏ trái đất không chịu nổi sẽ nổ tung ra như thành của cái nồi hơi dưới tác dụng của khí nén.
- Thưa chú, chẳng qua đó cũng là những ý kiến chủ quan mà thôi.
- Không phải là ý nghĩ của riêng chú mà là của nhiều khoa học gia khác nữa. Cháu còn nhớ năm 1825 ông Humphry Davy là một bác học nổi danh có ghé thăm chú không?
- Dạ, cháu đâu biết. Bởi vì mười chín năm sau đó cháu mới được sinh ra đời.
- À, Humphry Davy nhân có dịp đi qua Hambourg nên ghé thăm chú. Ông ấy và chú đã thảo luận rất lâu về cấu tạo của lòng trái đất. Cả hai đều đồng ý là nó có cấu tạo bằng chất rắn.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao ma chú nghĩ như thế?
- Vì nếu là chất lỏng thì nó phải chịu ảnh hưởng của mặt trăng, mặt trời nghĩa là phải có thủy triều như ở biển và nếu vậy thì phải có động đất liên miên.
Tôi lại hỏi:
- Thưa chú ngày xưa trái đất có một thời bốc cháy và thế nào mặt ngoài cũng nguội trước.
Chú tôi ngắt lời:
- Không phải đâu. Phần đất bị bốc cháy chính là phần vỏ bên ngoài. Một số kim loại phát hỏa khi gặp phải nước, vì vỏ trái đất cấu tạo bởi kim loại đó lên khi trời mưa xuống thì mặt đất bốc cháy. Khi nước mưa thấm sâu hơn xuống lòng đất thì ở dưới đáy cũng cháy, tạo ra các vụ động đất và núi lửa. Đó là lý do tại sao thời xa xưa có rất nhiều núi lửa. Nhiều nhà địa chất học nổi tiếng khác cũng có ý kiến là lòng trái đất không cấu tạo bằng khí, bằng nước, cũng chẳng phải bằng đá, vì nếu như vậy trái đất sẽ có khối lượng nhỏ hơn hai lần hiện tại.
- Cháu xin lỗi chú, chỉ với những con số người ta có thể chứng minh được tất cả những gì người ta muốn.
- Axel này, tính từ ngày khai thiên lập địa tới nay, rõ ràng số lượng núi lửa trên thế giới giảm một cách đáng kể. Do đó nếu thật sự tồn tại một nhiệt độ ở tâm trái đất, chẳng lẽ ta không thể đi đến kết luận nhiệt độ ấy đang giảm đi hay sao?
Tôi bắt đầu bị lung lay trước những luận cứ do nhiệt tình và lòng đam mê của giáo sư đã trở lên có giá trị. Ông nói thêm:
- Cháu thấy đấy, có rất nhiều giả thiết về trung tâm trái đất. Nhưng cháu cứ yên tâm, rồi chúng ta cũng thấy được thôi. Chú nhất định sẽ không chịu thua Saknussemm trong việc giải quyết vấn đề lớn lao này.
- Đúng vậy, - bỗng nhiên bị cuốn hút vào sự nhiệt tình của giáo sư tôi đáp – nhất định chú cháu mình cũng sẽ thấy, nhưng liệu chúng ta sẽ thấy được gì ở cái nơi tối tăm đó?
- Tại sao không thấy? Ở dưới đó có thể có những hiện tượng điện cho ta ánh sáng, vả lại khi đến gần trung tâm trái đất dưới áp suất của khí quyển, không khí cũng có thể phát sáng.
- Phải! Những hiện tượng này có thể xảy ra lắm.
- Chắc chắn chúng sẽ xảy ra.- chú tôi khẳng định một cách đắc thắng – Nhưng cháu phải giữ im lặng, không hé nửa lời về điều đó để không ai có ý nghĩ khám phá trung tâm trái đất trước chúng ta!
Cuộc tranh luận đáng nhớ giữa tôi và giáo sư Lidenbrock được kết thúc như vậy đấy. Bước ra khỏi phòng làm việc của chú tôi, thấy người choáng váng và ngột ngạt khó thở, tôi bèn đi ra ngoài bờ sông Elbe. Tôi bước đi mà như chơi vơi giữa muôn ngàn giả thuyết mâu thuẫn mà không tài nào bám lấy được một giả thuyết nào. Tôi chợt nhớ mình bị sự nhiệt tình của giáo sư Lidenbrock chinh phục và cái nhiệt tình này cũng đang hình thành trong tôi. Tôi muốn lên đường thám hiểm ngay tức khắc, không đắn đo suy nghĩ một giây nào nữa. Đúng thế, lúc này tôi có thừa lòng dũng cảm để sắp xếp hành trang.
Nhưng một giờ sau, sự hưng phấn đột ngột ấy bỗng dưng chấm dứt. Những dây thần kinh của tôi chùng cả xuống. Và thế là từ những vực sâu mơ mộng của lòng đất tôi bật trở lại mặt đất thực tại.
- Thật vô lý hết sức! – tôi kêu lên – Sự việc này chẳng ra cái nghĩa gì cả! Tất cả chỉ là một sai lầm! Chắc mình thiếu ngủ nên mới mộng mị ra những chuyện huyền hoặc như vậy!
Trong khi đó, chân tô cứ bước lần theo bờ sông Elbe quanh thành phố. Có lẽ do linh tính dẫn đường vì chỉ một lát sau tôi thấy bóng dáng Grauben bé nhỏ của tôi đang nhẹ bước trên đường trở về Hambourg. Từ xa tôi cất tiếng gọi:
- Grauben!
- Ôi, anh Axel! – Grauben ngạc nhiên kêu lên – Anh đi đón đấy ư? Có đúng là anh đi đón em không, Axel?
Nhưng khi tôi bước lại đến gần bên cô, Grauben không khỏi bồn chồn vì cái vẻ lo lắng và ngao ngán hiện trên nét mặt tôi. Cô nắm lấy tay tôi và hỏi:
- Axel, anh làm sao thế?
- Grauben thân yêu, chuyện như vầy…
Thế là chỉ bằng mấy câu ngắn gọn, tôi đã thông báo cho cô gái xinh đẹp của tô rõ tình hình. Chúng tôi lặng lẽ dắt tay nhau đi trên đường. Không hiểu trái tim của cô có phập phồng hồi hộp như trái tim của tôi không? Bổng Grauben hỏi:
- Anh Axel này!
- Cái gì hả, Grauben?
- Em thấy chuyện du lịch sắp tới của anh có vẻ thú vị đấy!
Thú thật, khi nghe những lời nói đó của Grauben tôi muốn nhảy dựng lên. Nhưng cô vẫn nhỏ nhẹ nói tiếp:
- Anh Axel, thế mới xứng đáng là cháu một nhà bác học chứ danh chứ! Người đàn ông tự khẳng định mình bằng một câu chuyện vĩ đại quả là một điều hay!
- Em nói sao? Em nghĩ là anh phải tham gia vào cuộc thám hiểm này sao?
- Phải, Axel ạ. Nếu một đứa con gái yếu đuối như em mà không làm vướng chân ai thì chắc chắn anh cũng tình nguyện theo anh và chú Lidenbrock ngay!
- Em nói thật sao?
- Thật chứ!
Thật khó mà hiểu được tâm hồn phụ nữ. Khi thì họ là những con người nhút nhát, yếu đuối nhất, cũng có khi họ lại là những con người dũng cảm vô song. Cô gái này đang khuyến khích tôi tham gia vào chuyến thám hiểm điên rồ này mặc dù rất yêu tôi! Nói thật tôi cũng cảm thấy xấu hổ.
- Grauben này, - tôi hỏi để chữa thẹn – để rồi xem ngày mai em có còn nói vậy nữa không nhé!
- Ngày mai em cũng sẽ nói y hệt như ngày hôm nay.
Thế rồi chúng tôi lại lặng lẽ nắm tay nhau bước đi. Tôi quá mệt mỏi với những chuyện xảy ra trong ngày. Tôi thầm nghĩ:
“Từ nay đến cuối tháng bảy cũng còn lâu, thế nào cũng sẽ xảy ra những biến cố khiến chú tôi phải từ bỏ ý định muốn chu du dưới lòng đất ấy.”
Khi chúng tôi về đến nhà, trời đã bắt đầu tối. Tôi tưởng sẽ thấy nhà cửa yên ắng, chú tôi sẽ lên giường ngủ như mọi khi và dì Marthe đã quét dọn xong phòng ăn, nào ngờ lại thấy giáo sư đang la hét, hối hả giữa một đám người khuân vác đang dỡ xuống lối đi các hàng hóa gì đó, và dì Marthe đang bối rối vì không biết xếp chúng vào chỗ nào. Trông thấy tôi từ xa, chú tôi đã hét to:
- Lẹ lên Axel! Hành trang chưa đóng, giấy tờ còn lung tung, chìa khóa vali biến mất đâu không thấy, một số vật dụng đặt mua vẫn chưa thấy mang tới!
Tôi sửng sốt, đứng ì ra không nói được lời nào. Mãi một lúc sau, tôi mới lắp bắp được một câu:
- Chúng ta lên đường hả chú?
- Đúng vậy! Sáng sớm ngày kia sẽ khởi hành!
Không còn nghe chú tôi nói gì thêm nữa và tuôn chạy về phòng riêng.
Rõ ràng là giáo sư Lidenbrock đã tận dụng buổi trưa hôm nay để lùng kiếm một phần những đồ dùng và dụng cụ cần thiết cho chuyến thám hiểm. Trên lối vào nhà ngổn ngang nào thang, dây leo núi, đuốc, bình đựng nước, móc sắt, gậy, cuốc chim… Tất cả những đồ đạc lỉnh kỉnh ấy đủ để mười người vác nặng.
Trải qua một đêm kinh hoàng, sáng hôm sau tôi đã nghe Grauben gọi. Tôi đành mở cửa. Tôi ra khỏi phòng, lòng nghĩ rằng khuôn mặt nhợt nhạt và đôi mắt đỏ lừ của tôi sẽ khiến Grauben thay đổi ý kiến.
- A, Axel. – nàng nói – Em thấy anh có vẻ khá hơn đấy, ngủ được một đêm là anh khỏe ngay mà!
- Khỏe à? – tôi kêu lên rồi chạy lại gương. Quả là tôi có khá hơn mình tưởng.
- Axel, - Grauben nói – em vừa nói chuyện với giáo sư. Chú ấy quả là một nhà bác học táo bạo, một người rất can đảm, và anh nên nhớ rằng anh có cùng dòng máu với chú ấy. Giáo sư có kể cho em nghe về kế hoạch và hy vọng của mình. Giáo sư sẽ thành công, em tin chắc vào điều đó. Vinh quang đang chờ đợi hai người. Khi anh trở về, anh sẽ thành một người đàn ông ngang tầm với giáo sư, tự do hành động và ăn nói, tự do để…
Nàng ngưng bặt và đỏ mặt. Những lời của nàng khiến tôi thêm can đảm. Tuy vậy tôi vẫn không muốn tin vào quyết định của giáo sư. Tôi kéo Grauben tới phòng làm việc của ông và hỏi:
- Thưa chú, như vậy nhất định sáng mai chúng ta sẽ lên đường?
- Sao hả? Cháu còn nghi ngờ gì nữa?
- Thưa chú không ạ.- không muốn giáo sư phật ý, tôi vội trả lời – Cháu chỉ muốn hỏi tại sao chúng ta lại phải vội vã như thế?
- Thời gian chứ còn cái gì nữa! Thời gian tựa tên bay, cháu không biết sao?
- Nhưng hôm nay mới là ngày 26 tháng 5, mãi đến cuối tháng 6…
- Cháu còn dại lắm, đường đi tới Iceland có phải dễ đi đâu. Mỗi tháng chỉ có một chuyến tàu từ Copenhagen đi Reykjavik vào ngày 22. Nếu cứ chờ tới đó mới lên đường, chúng ta sẽ bỏ lỡ dịp nhìn thấy đỉnh Scartaris lướt qua miệng núi lửa Sneffels. Do vậy cần phải đến Copenhagen càng sớm càng tốt để tìm phương tiện. Thôi, đi thu xếp hành trang mau lên, Axel.
Nghe giáo sư ra lệnh, tôi đành im lặng cùng Grauben trở về phòng. Nàng sắp xếp những vật dụng của tôi vào một vali nhỏ. Đôi tay nàng hoạt động lẹ làng. Nàng nói chuyện bình thản và đưa ra những lý lẽ rất hay cho chuyến đi. Nàng làm tôi vừa lòng nhưng sao tôi vẫn cảm thấy tức giận. Đôi lúc tôi xuýt nổi cáu, nhưng nàng bỏ qua và tiếp tục công việc. Sau cùng nàng làm xong và tôi đi xuống lầu.
Cả ngày hôm ấy, các dụng cụ khoa học, súng ống và trang thiết bị được trở tới. Dì Marthe không biết phải xoay sở ra sao, nên hỏi tôi:
- Cậu Axel này, bộ giáo sư Lidenbrock phát điên rồi hả?
Tôi gật đầu.
- Ông chủ mang cậu theo à?
Tôi lại gật đầu.
- Thế đi đâu hả cậu?
Tôi chỉ tay xuống đất.
- Đi xuống tầng hầm à?
- Không, sâu hơn như thế nhiều.
Đến tối, tôi chẳng còn chút khái niệm nào về thời gian. Giáo sư nhắc tôi:
- Axel này, đúng sáu giờ sáng mai chúng ta lên đường đấy!
Tôi nằm vật ra giường, thân thể nặng tựa như đá. Đêm hôm ấy, những nỗi kinh hoàng lại đến, tôi toàn mơ thấy vực thẳm. Trong cơn mê sảng, tôi thấy bàn tay to khỏe của giáo sư xiết chặt lấy tôi, dìm tôi xuống nước và vùi tôi xuống cát! Tôi thấy mình bị rơi xuống những vực sâu hun hút không đáy. Và cứ thế tôi vị rơi xuống mãi xuống mãi không bao giờ ngừng.
Tài sản của Memory

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 28-05-2008, 02:23 PM
Memory
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Cuộc du hành vào lòng đất
Tác giả : Jules Verne
Chương 4
Tới Reykjavik

Đúng năm giờ rưỡi, ngoài phố vang lên tiếng bánh xe lăn. Một chiếc xe ngựa đến đón chúng tôi ra ga để lên tàu đi Copenhagen. Chẳng mấy chốc những kiện hành lý của chú tôi đã chất đầy xe. Giáo sư hỏi tôi:
- Hành lý của cháu đâu hả, Axel?
- Thưa chú, đã sẵn sàng rồi ạ!
- Thế cháu còn đợi gì nữa mà không mang xuống? Nhanh lên không thì trễ chuyến tàu đó.
Thấy không cưỡng nổi số phận, tôi đành lên cầu thang mang vali xuống.
Trong khi đó giáo sư Lidenbrock trịnh trọng trao chìa khóa nhà cho Grauben. Cô ôm hôn giáo sư với vẻ bình thản hàng ngày. Nhưng khi đặt đôi môi dịu dàng của cô lên má tôi, cô không khỏi ngăn được một dòng nước mắt tuôn trào.
- Grauben. – tôi kêu lên.
- Đi đi, anh Axel của em! Em sẽ chờ cho tới ngày anh trở về. Lúc đó em sẽ là vợ của anh!
Tôi ôm riết lấy Grauben trong vòng tay, rồi nhảy lên xe. Đứng ở ngưỡng cửa, dì Marthe và cô gái xinh đẹp của tôi giơ tay từ biệt chúng tôi lần cuối. Người đánh xe huýt lên một tiếng dài. Được lệnh, hai con ngựa bỗng rùng mình cất vó rồi phi nước đại trên con đường đến nhà ga.
Sáu giờ rưỡi chúng tôi tới ga xe lửa. Mọi hành lý đều được cân rồi đưa lên toa hàng. Tới bảy giờ xe khởi hành. Tôi vẫn còn buồn nhưng không khí lạnh buổi sáng làm tôi tỉnh táo hơn. Tôi nhìn ra cửa sổ, cảnh vật dường như bay lùi lại phía sau. Xe chạy thật nhanh nhưng giáo sư vẫn cho là quá chậm. Chú tỏ vẻ nóng nảy vô cùng. Chúng tôi ngồi kề bên nhau nhưng chẳng ai buồn nói năng gì hết. Chú tôi cẩn thận xem xét lại mọi thứ. Tôi thấy rằng ông không quên bất cứ thứ gì cần thiết cho kế hoạch. Một trong những thứ đó tôi thấy một lá thư giới thiệu gửi thống đố Iceland. Tôi cũng thấy mẩu tài liệu khủng khiếp đó trong ví của ông. Trong thâm tâm tôi nguyền rủa nó và quay đi nhìn ra cửa sổ.
Ba giờ sau xe lửa dừng lại ở Kiel. Chúng tôi chẳng lo gì cho hành lý cả. Nhưng giáo sư vẫn bồn chồn theo dõi việc chuyển chúng xuống tàu biển. Trong lúc vội vàng, giáo sư đã ghi nhận sai giờ tàu khởi hành, nên chúng tôi còn dư cả một ngày. Con tàu Ellenora mãi đến tối mới lên đường. Chú tôi tìm thuyền trưởng và bắt đầu càu nhàu. Ông muốn tàu đi ngay và thuyền trưởng đã phải đuổi giáo sư Lidenbrock ra ngoài.
Ở Kiel, cũng như mọi nơi khác, rồi ngày cũng qua. Chúng tôi đi dọc bờ biển, qua những cánh rừng, ngắm nghía những ngôi nhà, rồi sau cùng đến mười giờ tối.
Con tàu rung lên với tiếng máy nổ. Chúng tôi đã lên tàu. Mười giờ mười lăm, con tàu lướt trên mặt nước đen ngòm tiến ra biển. Đêm đó tối trời, gió mạnh và biển cả gầm gừ. Vài tia sáng hiện ra trong đêm, tôi nhớ chỉ có bấy nhiêu trong lần vượt biển đầu tiên này.
Bảy giờ sáng hôm sau, chúng tôi cập bến Korsor, một thị trấn nhỏ ở vùng duyên hải phía tây của Đan Mạch. Chúng tôi lại từ tàu biển chuyển qua xe lửa, nó đưa chúng tôi băng qua những vùng nông thôn bằng phẳng. Và phải mất hơn ba giờ nữa mới tới được Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch. Suốt đêm chú tôi không chợt mắt. Tôi thầm nghĩ trong cơn nóng ruột chắc ông dùng chân đạp xuống đất để xe chạy nhanh hơn nữa.
Sau cùng, đến mười giờ sáng, chúng tôi tới Copenhagen. Hành lý được chuyển lên một chiếc xe ngựa cùng chúng tôi đến khách sạn Phượng Hoàng ở Bredgade. Xe ngựa chạy nửa giờ mới đến vì nhà ga ở ngoại ô. Sau khi vội vàng tắm rửa, giáo sư gọi tôi đón xe cùng đi tới viện bảo tàng thành phố. Chú tôi có một lá thư giới thiệu gửi cho giám đốc viện bảo tàng là giáo sư Thomson. Thông thường khi các nhà khoa học gặp nhau lần đầu họ có thái độ xa cách với nhau. Nhưng lần này thì khác, vì giáo sư Thomson rất tận tình. Ông ta không hỏi lý do đi Iceland của chúng tôi, còn chúng tôi cứ như những du khách bình thường đến Iceland chỉ vì tò mò mà thôi.
Giáo sư Thomson đề nghị tìm giúp chúng tôi một chiếc tàu đi Iceland. Tôi cứ hi vọng thấp thỏm là không tìm ra nhưng lại thất vọng. Một con tàu nhỏ tên Valkyrie sẽ ra khơi đi Reykjawik vào ngày 2 tháng 6. Mừng quá, giáo sư bước tới siết chặt tay ông thuyền trưởng. Thuyền trưởng Bjarne hơi ngạc nhiên và tính giá vé gấp đôi. Nhưng chú tôi chẳng bận tâm đến những chuyện lặt vặt như thế. Sau khi cần thận đút số tiền kha khá ấy vào túi, thuyền trưởng Bjarne căn dặn:
- Đúng bảy giờ sáng thứ ba, các ông nhớ có mặt trên tàu Valkyrie!
Chúng tôi cảm ơn giáo sư Thomson rồi quay về khách sạn Phượng Hoàng. Chú tôi luôn miệng nhắc đi nhắc lại:
- Mọi chuyện tốt đẹp đấy! Tốt đẹp đấy! Thật may mắn khi tìm được một con tàu sẵn sàng ra khơi. Bây giờ chúng ta ăn sáng rồi thăm thành phố.
Chúng tôi đi trên đường phố thủ đô Copenhagen. Bỗng xa xa, phía tây nam nổi lên bóng một tháp chuông cao vút đập vào mắt giáo sư Lidenbrock. Ông ra lệnh cho tôi đi về hướng ấy. Sau khi đi xuyên qua mấy hẻm phố, tôi và giáo sư tới trước nhà thờ Vor Frelsers Kirk. Nhà thờ này trông chẳng có gì đặc biệt. Nhưng điều làm chú tôi chú tôi chú ý là ở cái tháp chuông khá cao có một cầu thang ngoài trời từ sân thượng leo lên quanh chóp tháp theo đường xoắn ốc.
- Chúng ta leo lên đi! – chú tôi nói.
- Nhưng chóng mặt lắm chú ạ!
- Cháu sợ chóng mặt hả? Thế mới phải làm cho quen chứ!
- Nhưng thưa chú…
- Không nhưng gì cả. Nào, đừng nhùng nhằng mất thời giờ!
Tôi đành phải tuân theo lời giáo sư. Một người trông coi nhà thờ đưa chúng tôi chìa khóa mở cửa cầu thang tháp chuông. Chúng tôi bắt đầu trèo lên.
Giáo sư xăm xăm đi trước, tôi theo sau mà lòng không khỏi lo sợ. Khi chúng tôi leo đến hết một trăm năm mươi bậc, gió bắt đầu ùa tới quất thẳng vào mặt tôi, chúng tôi đã lên sân thượng của tháp chuông. Từ đây bắt đầu đoạn cầu thang ngoài trời, với một tay vịn mỏng manh cùng những bậc thang ngày càng hẹp hơn và lên cao mãi như vô tận. Tôi kêu lên:
- Chú ơi, cháu chịu thua! Cháu…
- Sao nhát vậy hả! Mau leo tiếp đi!
Bất đắc dĩ tôi phải bíu chặt lấy tay vịn cầu thang và lần bước theo giáo sư. Khí trời thoáng đãng khiến tôi choáng ngợp. Tôi thấy hình như tháp chuông trao đảo trong gió. Đôi chân tôi nhũng ra. Dần dần tôi phải leo bằng đầu gối, rồi áp bụng xuống mà trườn lên. Cuối cùng, giáo sư nắm lấy cổ áo lôi tôi đứng dậy. Chúng tôi đã lên tới quả cầu gắn trên đỉnh tháp. Giáo sư nói:
- Axel, cháu hãy mở to mắt ra mà nhìn. Phải làm quen với vực thẳm cháu ạ!
Tôi đành hé mắt ra. Lẫn giữa những đám khói bếp mù mịt, tôi nhìn thấy những ngôi nhà trông bẹp dí như bị rơi từ trên cao xuống. Phía trên đầu tôi, những đám mây tơi tả lướt qua. Tôi có cảm giác như mây đang đứng yên, còn bản thân cái tháp chuông và quả cầu trên nóc nó trôi nhanh vùn vụt. Xa xa, một phía là ruộng đồng xanh mướt, phía bên kia là biển cả chói chang ánh mặt trời. Một vài cánh buồm trắng muốt như những cánh chim hải âu dập dềnh trên sóng nước. Về phía tây, bờ biển Thụy Điển hiện lên nhấp nhô lờ mờ trong sương mù. Toàn bộ khung cảnh mênh mông ấy quay cuồng trước mặt tôi.
Tôi bị bắt buộc phải đứng lên, phải vươn thẳng người và nhìn ra khắp chung quanh. Bài học làm quen với vực thẳm kéo dài trong một giờ. Cuối cùng, khi rời đỉnh tháp đi xuống, đặt chân trên mặt đất vững chắc của đường phố, tôi mệt lả cả người. Giáo sư nói với tôi:
- Ngày mai ta lại tiếp tục luyện tập!
Ròng rã năm ngày liền, tôi phải lập đi lập lại cái bài tập làm quen với vực thẳm ấy và dần dà cũng có nhiều tiến bộ rõ rệt.
Đã tới ngày hẹn tàu Valkyrie. Sáu giờ sáng ngày 22 tháng 6, hành lý của chúng tôi được xếp gọn trong khoang tàu. Thuyền trưởng dẫn chúng tôi đến những cabin hẹp dưới tàu. Chú tôi hỏi:
- Chúng ta sẽ thuận buồm xuôi gió chứ?
- Được, gió đông nam thuận lợi lắm! – Thuyền trưởng Bjarne trả lời – Chúng ta sẽ ra khỏi sông Sund theo hướng gió chếch, rồi cứ thế căng buồm ra khơi.
Ít phút sau, tàu Valkyrie nhổ leo rời bến. Nhìn trở lại nơi xuất phát, tôi thấy Copenhagen như chìm dần dưới những lớp sóng xa xa. Chiếc Valkyrie vẫn lướt trên sóng, hơi chao nghiêng dưới làn gió nhẹ.
Valkyrie là một chiếc thuyền buồm tốt với năm thủy thủ lành nghề điều khiển, nhưng chẳng biết có nên quá tin vào một chiếc thuyền buồm hay không?
- Phải mất bao lâu mới tới? – chú tôi hỏi thuyền trưởng Bjarne.
- Khoảng mười ngày nếu không gặp gió ngược bất ngờ thổi từ hướng tây bắc.
- Có bao giờ bị trễ không?
- Ít khi lắm. Xin giáo sư cứ an tâm. Chúng ta sẽ cập bến bình an.
Ngày 11 tàu đến bờ biển phía nam. Thuyền trưởng Bjarne cho tàu đi xa bờ và bắt đầu chạy vòng qua phía tây, vùng này đá ngầm ra khỏi bờ thật xa, sóng lại khá lớn. Rồi chúng tôi đi ngang qua vị trí cực tây của Iceland. Bốn mươi tám giờ sau, cơn bão nhỏ đã yên và chúng tôi đi đến một vùng biển lởm chởm đá rất nguy hiểm.
Ba giờ sau tàu Valkyrie bỏ neo trong một vịnh Faxa gần thành phố Reykjawk. Như vậy đúng mười ngày sau, tuy có gặp một cơn bão ép thuyền phải chạy không buồm, nhưng chiếc thuyền vẫn cập bến đúng thời hạn. Giáo sư Lidenbrock bước ra khỏi cabin tuy hơi mệt mỏi, nhợt nhạt nhưng vẫn vui vẻ và nhiệt tình. Ông rất nóng lòng muốn rời khỏi cái nhà tù nổi này. Nhưng trước khi rời khỏi boong tàu, ông kéo tôi ra mạn trước và chỉ cho tôi thấy một ngọn núi cao có hai đỉnh phủ tuyết quanh năm và xúc động kêu lên:
- Sneffels, ngọn núi Sneffels đấy!
Sau khi ra hiệu cho tôi phải tuyệt đối giữ bí mật, giáo sư Lidenbrock xuống chiếc xuồng nhỏ đang đợi ông. Tôi cũng xuống theo và chẳng mấy chốc, chúng tôi đã đặt chân lên đất Iceland.
Người đầu tiên mà chú tôi tìm gặp là thống đốc Iceland, nam tước Trampe. Giáo sư nhận ra ngay người mình cần gặp. Ông liền trao lá thư giới thiệu và hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Đan Mạch nên tôi chẳng hiểu gì cả. Sau đó giáo sư kể lại là nam tước sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi. Sau đó chúng tôi đến gặp viên thị trưởng và lần này cũng được tiếp đón niềm nở.
Người thứ ba mà chúng tôi gặp là một nhân vật khá thú vị mà sự cộng tác của ông ta rất quý giá đối với chúng tôi, đó chính là ông Pridrikson, giáo sư sinh vật học ở Reykjavk. Nhà bác học khiêm tốn này bắt đầu câu chuyện bằng tiếng latinh và tôi cảm thấy ngay hai bên dễ dàng thông cảm nhau. Quả thật, ông là người duy nhất mà tôi có thể trò chuyện được trong xuốt thời gian ở Iceland. Giáo sư Pridrikson cho chúng tôi mượn hai trong số ban căn phòng ở nhà ông để nghỉ ngơi và thu xếp hành lý.
- Thế nào Axel, - giáo sư nói – cháu thấy không, mọi việc đều suông sẻ cả! Việc khó khăn nhất cũng đã giải quyết xong!
- Thưa chú, chuyện khó khăn nhất cũng đã giải quyết xong rồi sao?
- Chứ sao! Khó nhất là chuyện vượt biển cũng đã trót lọt. Bây giờ chúng ta chỉ còn mỗi một việc là đi xuống lòng đất.
- Có thể chú nghĩ như vậy thôi. Nhưng sau khi đi xuống dưới chúng ta còn phải trở lên nữa.
- Chuyện đó không mấy quan trọng đâu. Thôi, không nên mất thời gian vô ích. Chú phải đến ngay thư viện, biết đâu lại tìm thấy một bản viết tay khác của Arne Saknussemm!
- Trong thời gian đó, cháu xin phép đi thăm thành phố. Hya chú đi với cháu? Chẳng lẽ chú không thích tham quan à?
- Muốn lắm chứ. Nhưng cái chú muốn tìm hiểu ở đất Iceland này không phải nằm ở bên trên mà là ở bên dưới lòng đất kia.
Tôi ra phố và đi lang thang. Trong ba giờ đi dạo, không những tôi thăm được hết thành phố mà còn cả vùng ngoại vi nữa. Quang cảnh chung đặt biệt buồn tẻ, chẳng gặp cây cối, vườn tược gì cả. Đâu đâu cũng toàn là những cạnh đá núi lửa trơ trọi. Những túp lều của người Iceland dựng bằng đất nhào than bùn, vách xiêu ngả vào bên trong, trông tựa như những mái nhà úp chụp trên mặt đất. Những mái nhà này thật sự là những đồng cỏ khá màu mỡ vì nhờ có hơi ấm của người ở. Mỗi khi mùa cắt cỏ đến, người ta cắt cỏ hết sức cẩn thận, nếu không gia xúc sẽ không ngại gì mà không xông đến gặm cỏ trên những căn nhà xinh tươi ấy. Trên đường đi tôi cũng gặp vài người địa phương. Dân ở đây trông khỏe mạnh nhưng kềnh càng, giống những người Đức tóc vàng và đôi mắt trầm tư. Phụ nữ thì mang khuôn mặt buồn, xinh xắn nhưng vô hồn. Con gái thì đội mũ đan màu nâu, còn đàn bà thì có khăn bịt đầu màu sặc sỡ.
Sau cuộc dạo chơi thoải mái. Khi trở về nhà ông Fridrikson thì thấy chú tôi đang ngồi nói chuyện với ông ấy.
Tài sản của Memory

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 28-05-2008, 02:24 PM
Memory
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Cuộc du hành vào lòng đất
Tác giả : Jules Verne
Chương 5
Chuẩn bị lên đường

Bữa trưa hôm ấy ở nhà ông Fridrikson, chú tôi ăn một cách ngấu nghiến và ngon lành, vì những ngày bị nhịn đói ở trên thuyền đã biến dạ dày tôi thành cái thùng không đáy. Được ông chủ nhà rất mến khách nên chúng tôi cũng thấy tự nhiên như ngồi ăn ở nhà mình vậy.
Chú tôi và ông Fridrikson nói chuyện với nhau bằng tiếng địa phương, có chêm tiếng Đức và tiếng Latinh để tôi cũng có thể hiểu được. Là những nhà bác học nên cuộc nói chuyện của hai người chỉ xoay quanh những vấn đề khoa học. Nhưng giáo sư Lidenbrock giữ ý quá đáng, đôi mắt ông luôn ra lệnh cho tôi phải tuyệt đối giữ bí mật về những dự định của chúng tôi.
Ông Fridrikson hỏi chú tôi về kết quả khảo cứu ở thư viện. Chú tôi kêu lên:
- Trời ơi, thư viện của các ngài là thư viện gì mà tôi thấy các giá sách hầu như trống rỗng, có sách chăng đi nữa cũng chẳng quyển nào được chọn bộ.
- Ông nói sao? – ông Fridrikson đáp – Thư viện của chúng tôi có hơn tám ngàn quyển sách, trong đó có rất nhiều quyển sách quý hiếm, những tác phẩm bằng tiếng bắc Âu cổ và toàn bộ những sách mới xuất bản mà Copenhagen hàng năm cung cấp cho chúng tôi.
- Thưa ngài Fridrikson, ngài lấy đâu ra hơn sáu ngàn quyển sách ấy? Theo tôi…
- À! Sách của tôi chạy rong khắp đảo, ở chỗ chúng tôi không có người nào không biết đọc sách. Chúng tôi nghĩ nên để sách mòn đi dưới mắt người đọc hơn là sách bị mối mọt. Do vậy, những quyển sách ấy được chuyển từ tay người này sang tay người khác và thường chỉ quay về với giá sách sau một hai năm vắng mặt.
Chú tôi hơi bực mình nói:
- Chờ đến khi sách được quay trở về thư viện thì những bạn đọc nước ngoài…
- Xin lỗi ngài, những người nước ngoài đã có thư viện của họ ở nước họ! Điều quan trọng nhất phải là cho người dân của chúng tôi học tập. Tôi xin lưu ý với ngài là trong máu mọi người Iceland đều pha lẫn tính hiếu học. Năm 1816, chúng tôi có thành lập một hội văn học, đến nay vẫn còn hoạt động tốt. Hội vinh dự có được nhiều nhà bác học nước ngoài tham gia và xuất bản được khá nhiều sách có giá trị. Chúng tôi sẽ rất vinh hạnh nếu được ngài chiếu cố làm cộng tác viên của hội văn học chúng tôi.
Chú tôi vốn là hội viên của hàng trăm hội khoa học, nên rất vui vẻ nhận lời khiến ông Fridrikson rất xúc động.
- Thưa ngài Lidenbrock, - ông nói tiếp – bây giờ ngài vui lòng chỉ cho tôi biết những quyển sách nào ngài muốn tìm trong thư viện của chúng tôi.
Sau ít phút suy nghĩ, chú tôi nói:
- Tôi muốn biết trong những tác phẩm cổ hiện có trong thư viện có quyển nào của Arne Saknussemm không?
- Arne Saknussemm! – vị giáo sư sinh vật ở Reykjavik đáp – Ý ngài muốn đề cập đến nhà bác học Iceland của thế kỷ XVI, nhà sinh vật học, nhà hóa học, đồng thời là nhà thám hiểm vĩ đại ấy à?
- Đúng vậy!
- Một người lừng danh nhất trong những người lừng danh?
- Thưa ngài Fridrikson, tôi thấy ngài biết tường tận về con người vĩ đại ấy quá!
Ngợp trong niềm vui sướng khi được nghe nói như vậy về Saknussemm, giáo sư Lidenbrock đăm đăm nhìn ông Fridrikson, rồi hỏi:
- Thế còn những tác phẩm của ông ấy trong thư viện của ngài thì sao?
- Đáng tiếc chúng tôi không có tác phẩm nào của con người nổi tiếng ấy.
- Sao? Ngay cả ở Iceland mà cũng không có sao?
- Ở Iceland cũng như bất cứ đâu, không nơi nào có cả!
- Tại sao như vậy?
- Năm 1573, ông Arne Saknussemm bị hành hình vì tội dị giáo. Những tên đao phủ đã đốt sạch những tác phẩm của ông ở Copenhagen.
- Tuyệt vời! Hết sức tuyệt vời! – chú tôi kêu lên trước sự căm phẫn của ông Fridrikson.
- Ngài vừa nói gì ạ? – vị giáo sư sinh vật học người Iceland hơi cau mày hỏi.
- Phải rồi! Tất cả đều được giải thích, đều gắn bó chặt chẽ và sáng sủa rõ ràng. Bây giờ ta mới hiểu tại sao sách của Arne Saknussemm lại bị liệt vào mục sách cấm, tại sao ông ta bắt buộc phải giấu kín những điều bí mật trong bản mật mã khó hiểu ấy.
- Điều bí mật gì thưa ngài? – ông Fridrikson vội hỏi.
- Một điều bí mật mà… - chú tôi ấp úng trả lời.
- Phải chăng ngài đang có một tư liệu đặc biệt nào?
- Không!... Tôi đặt giả thiết vậy thôi!
- Thưa ngài Lidenbrock, - thấy chú tôi lúng túng, ông Fridrikson không muốn gạn hỏi nên nói tiếp – tôi mong rằng ngài sẽ không muốn chia tay với chúng tôi một khi chưa khảo sát những khoáng vật phong phú của hòn đảo này.
- Chắc chắn là như vậy. Nhưng có lẽ tôi đến hơi muộn vì có nhiều nhà bác học đã đi qua đây.
- Đúng vậy. Quan sát của những nhà khoa học gần đây đã làm khối lượng kiến thức về Iceland gia tăng đáng kể. Nhưng theo tôi thì cũng còn nhiều chuyện phải làm lắm!
- Ngài nghĩ như vậy sao? – chú tôi hỏi với vẻ ngây thơ, cố giấu một tia sáng đang lóe lên trong mắt.
- Đúng vậy. Còn biết bao núi non, băng hà và núi lửa ít biết đến cần phải khảo cứu. Mà thưa ngài, chẳng cần đi đâu xa, ngài hãy trông cái đỉnh núi cao ở chân trời kia, đó là ngọn Sneffels!
- Chà! Ngọn Sneffels à?
- Đúng vậy, đó là một trong những ngọn núi lửa kì lạ nhât mà người ta ít khi lên thăm miệng của nó.
- Đó là một ngọn núi lửa đã tắt rồi à?
- Đúng vậy, vó đã ngưng hoạt động từ năm trăm năm nay rồi.
Chú tôi vội đan chéo chân lại để khỏi phải nhảy cẫng lên, rồi trả lời:
- Thưa ngài Fridrikson, vậy tôi muốn bắt đầu khảo sát địa chất từ ngọn Sefel… Fessel… à… thưa ngài, ngọn gì nhỉ?
- Sneffels. – ông Fridrikson đáp.
Đoạn này hai người nói với nhau bằng tiếng Latinh nên tôi hiểu cả, nhưng vẫn giữ vẻ nghiêm trang mỗi khi thấy chú tôi nhịn không để niềm vui đang tràn trề trong lòng ông trào ra ngoài. Chú tôi làm bộ ngây thơ không biết gì, nói với ông Fridrikson:
- Phải, ý kiến của ngài khiến tôi quyết định thử leo lên ngọn Sneffels xem nào, và cũng có khi tôi nghiên cứu luôn cả miệng phun lửa của nó nữa.
- Rất tiếc tô bận nhiều việc quá, nếu không tôi cũng tham gia với ngài cho vui.
- Xin đa tạ ngài! – chú tôi vội ngắt lời – Chúng tôi không muốn quấy rầy ai cả. Tự đáy lòng chúng tôi xin cảm ơn ngài. Sự có mặt của một nhà bác học như ngài đây rất có ích, nhưng nhiệm vụ của một nhà địa chất học như chúng tôi…
Tôi thầm mong ông chủ nhà với tâm hồn Iceland trong trắng, không hiểu những lời của chú tôi.
- Thưa ngài, - ông Fridrikson nói – tôi rất tán thành việc ngài tiến hành khảo sát bắt đầu từ ngọn núi lửa Sneffels này. Tôi tin chắc rằng ngài sẽ thu được nhiều thắng lợi. Nhưng ngài định đến bán đảo Sneffels bằng cách nào?
- Có lẽ bằng đường biển, vượt qua vịnh Faxa. Đó chính là con đường ngắn nhất.
- Nhưng đường đó không thể đi được!
- Tại sao?
- Tại vì hiện nay ở Reykjavik chẳng còn một chiếc xuồng nào ở bến cả.
- Cái gì?
- Phải đi đường bộ men theo bờ biển. Đi như vậy sẽ xa và lâu hơn, nhưng lại thú vị hơn, thưa ngài.
- Được, tôi sẽ tìm một người dẫn đường.
- Vừa đúng lúc tôi có một người sẵn sàng phục vụ ngài.
- Một người thông minh và đáng tin cậy chứ ạ?
- Phải, một người dân rất tháo vát ở bán đảo, làm nghề săn vịt biển Bắc Âu. Ngài chắc chắn sẽ hài lòng, anh nói rất sõi tiếng Đan Mạch.
- Chừng nào tôi có thể gặp được anh chàng thợ săn ấy?
- Ngày mai, nếu ngài muốn.
- Ngay hôm nay không được sao?
- Vì ngày mai anh ta mới có mặt ở nhà.
- Thôi được thì ngày mai vậy! – chú tôi thở dài nói.
Cuộc nói chuyện quan trọng trong bữa ăn ấy kết thúc. Giáo sư Lidenbrock nồng nhiệt cảm ơn vị giáo sư sinh vật người Iceland. Ông rất vui khi biết được nhiều thông tin quan trọng về Arne Saknussemm và từ ngày mai sẽ có một người dẫn đường phục vụ ông.
Chiều tối hôm ấy, sau khi đi dạo một đoạn trên bờ biển Reykjavik, tôi liền trở về nhà leo lên giường và đánh một giấc ngon lành cho đến sáng.
Và tôi bị đánh thức khi nghe tiếng giáo sư Lidenbrock nói thao thao ở phòng bên. Tôi nhổm dậy đi sang, và thấy chú tôi đang nói chuyện với một người có thân hình cao lớn, đẹp và rất gọn gàng. Anh chàng cao lớn này chắc phải khỏe lắm. Đầu anh to, vẻ mặt hồn nhiên, ấn sâu một cặp mắt xanh mơ mộng và thông minh với mái tóc hung rủ xuống đôi vai lực sĩ. Anh đi đứng uyển chuyển nhưng ít cử động hai cánh tay, hình như anh ta không thích dùng ngôn ngữ ra hiệu bằng tay lắm. Tất cả ở anh toát lên một tính khí bình tĩnh, không lãnh đạm mà thanh thản. Tôi có cảm giác anh không đòi hỏi gì ở người khác mà chỉ muốn làm việc theo ý thích của mình. Trong cuộc sống quan niệm này của anh thật trong sáng.
Trong khi giáo sư khoa chân múa tay thì anh đứng lặng yên, tay khoanh trước ngực và hà tiện từng động tác, mái tóc dài của anh chỉ khẽ đung đưa khi anh lắc hay gật, biểu hiện sự không tán thành hoặc đồng ý.
Ông Fridrikson cho tôi biết con người trầm tĩnh này chỉ là một thợ săn vịt biển Bắc Âu, một giống chim mà lông tơ của nó đem lại một nguồn lợi to lớn cho đảo. Người ta mất rất ít công sức để thu hoạch thứ lông tơ này về làm chăn. Anh ta tên là Hans Bjelke. Hans sẽ là người dẫn đường tương lai của chúng tôi.
Tác phong của anh ta hoàn toàn đối nghịch với tác phong của chú tôi. Nhưng hai người lại dễ dàng hiểu ý nhau. Cả hai chẳng ai nghĩ đến giá cả. Người này sẵn sàng nhận cái người kia trả mình, người kia sẵn sàng trả số tiền người này đòi hỏi. Chưa từng có cuộc trả giá nào lại ngã ngũ nhanh như thế.
Theo thỏa thuận, Hans nhận đưa chúng tôi đến làng Stapi ngay dưới chân ngọn núi lửa Sneffels. Từ Reykjavik đến đó khoảng hai mươi dặm, giáo sư Lidenbrock tính phải đi mất hai ngày. Nhưng khi giáo sư biết một dặm Đan Mạch tương đương với hai mươi bốn ngàn bộ, ông đành tính toán lại và ước đoán phải mất bảy hoặc tám ngày đường.
Chúng tôi quyết định mua bốn con ngựa, tôi và chú tôi cưỡi hai con, còn hai con dùng trở hành trang. Còn Hans sẽ đi bộ theo thói quen. Anh nắm rất vững vùng duyên hải này và hứa sẽ dẫn chúng tôi đi theo con đường ngắn nhất.
Việc Hans nhận làm người dẫn đường không phải chỉ đến làng Stapi là thôi mà còn tiếp tục trong suốt thời gian cần thiết cho hành trình của chúng tôi với tiền công là ba risdal mỗi tuần. Số tiền này phải được thanh toán cho người dẫn đường vào chiều thứ bảy hàng tuần, đó là điều kiện không thể thiếu được trong hợp đồng.
Ngày khởi hành được ấn định là ngày 16 tháng 6. Chú tôi muốn đưa trước cho Hans một số tiền nhưng anh ta từ chối bằng một từ gọn lỏn: “Efter”.
- Để sau đã! – giáo sư giải thích cho tôi nghe – Anh chàng này đúng là một con người tốt. Nhưng anh ta không lường trước được vai trò tuyệt vời của mình trong chuyến đi này đâu.
- Thưa chú, Hans sẽ theo chúng ta tới…
- Tới trung tâm trái đất, Axel ạ!
Còn bốn mươi tám giờ nữa mới tới giờ lên đường. Tôi tận dụng thời gian chờ đợi ấy vào việc chuẩn bị. Tôi tính toán thu xếp hành lang sao cho tiện lợi nhất, dụng cụ một bên, vũ khí một bên, đồ dùng đóng gói, thức ăn bọc kín. Tất cả chia thành bốn nhóm.
Dụng cụ gồm một nhiệt kế, một áp kế khí nén, một đồng hồ chính xác, hai địa bàn, một kính đêm và ba máy phát điện Ruhmknoff gọn nhẹ dễ mang theo.
Vũ khí gồm hai khẩu súng trường, hai khẩu súng ngắn và một lượng thuốc nổ có sức công phá lớn.
Đồ dùng gồm cuốc chim, cuốc bàn, thang dây, gậy bịt sắt, nêm sắt, búa, rìu, đinh móc, thừng có mấu. Tất cả thành một kiện lớn.
Cuối cùng là thức ăn dự phòng gồm thịt cô đặc và lương khô đủ dùng trong sáu tháng. Thức uống chỉ có rượu, còn nước hoàn toàn thiếu vì chúng tôi hi vọng sẽ gặp được nhiều ngồn nước ngầm.
Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một túi cấp cứu đựng thuốc men và dụng cụ cấp cứu. Chú tôi cẩn thận xem lại dự trữ thuốc lá, thuốc súng, bùi nhui và một cái thắt lưng vàng bạc và giấy tờ. Trong đống đồ dùng ấy ông còn bổ sung thêm sáu đôi giày tốt không thấm nước.
Giáo sư Lidenbrock xoa hai tay vào nhau, nói với tôi:
- Với những trang bị cỡ này thì chẳng có lý do gì mà không đi đến nơi được.
Chiều hôm ấy, chúng tôi được mời tới dùng bữa với nam tước Trampe cùng với ông thống đốc Reykjavik và tiến sĩ Hyaltalin vốn là người rất nổi tiếng ở đây. Trong số khách mời bữa ấy, chúng tôi không thấy có mặt giáo sư Fridrikson. Mãi đến sau tôi mới biết được giữa ông thống đốc và vị giáo sư sinh vật có sự bất đồng ý kiến về một vấn đề chính trị. Suốt bữa ăn, vì thiếu giáo sư Fridrikson thành ra tôi chẳng hiểu được chữ nào trong buổi nói chuyện của họ, chỉ thấy rằng chú tôi nói thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối.
Hôm sau, ngày 15 tháng 6, mọi công việc đều đã được chuẩn bị xong. Giáo sư Fridrikson tặng chú tôi một tấm bản đồ Iceland do Hội văn học Iceland in ấn, nó hoàn chỉnh và hơn hẳn tấm bản đồ của Handerson. Đối với một nhà khoáng vật học như chú tôi thì đây quả là một tài liệu vô cùng quý giá.
Suốt buổi tối ngày cuối cùng trước khi lên đường ấy, chúng tôi ngồi trò chuyện thân mật với giáo sư Fridrikson. Sau đó chúng tôi lên giường đi ngủ, riêng tôi cứ thao thức mãi không sao chợp mắt được.
Năm giờ sáng, tôi thức giấc vì tiếng hí của bốn con ngựa đứng dậm chân dưới cửa sổ, tôi nhanh nhẹn mặc quần áo và xuống dưới đường. Ở đó, Hans đang chất những kiện hành lý cuối cùng của chúng tôi lên lưng ngựa. Anh lặng lẽ làm việc, hết sức khéo léo và hình như bỏ ngoài tai những ý kiến của chú tôi đang lăng xăng bên cạnh.
Đến sáu giờ, mọi việc đã xong xuôi. Giáo sư Fridrikson bắt tay chúng tôi, còn chú tôi thì hết lời cảm ơn ông ấy về sự đón tiếp ân cần và những giúp đỡ quý báu của ông đối với chúng tôi. Chúng tôi siết chặt tay ông, chào tạm biệt rồi lên yên ngựa. Để tiễn biệt, giáo sư Fridrikson đọc một câu thơ bằng tiếng Latinh chúc chúng tôi lên đường bình an.
Tài sản của Memory

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™