Hườn tinh bổ não
Những vị tuổi cao sức yếu, những ai phòng thê quá độ, sức khỏe sa sút, sinh lý yếu kém, sau một thời gian tập theo các phương ph1p hồi xuân cơ thể, sức khỏe được hồi phục dần dần, sẽ không tránh khỏi cảnh hoặc có khi vào buổi sớm hôm hay những khi đêm khuya tụ nhiên dương khí phát động, dương căn hứng khởi (xảy ra hoàn toàn tự nhiên, như đứa trẻ trai sơ sinh vậy).
Người xưa có câu "Thuận vi phàm, nghịch vi tiên", nghĩa là để trôi xuôi tự nhiên thì không khác gì những người thường chỉ nhằm mục đích sinh con đẻ cái, để dập tắt ngọn lửa dục, nhưng cơ thể sẽ mau tàn. Còn như ngược dòng đưa lên để "hườn tinh bổ não", "Luyện tinh hóa khí" thì sẽ được sống lâu như tiên cho nên lại có câu "Nghịch tu dĩ thành đạo" là vậy.
Sau đây là phương pháp"hườn tinh bổ não" tự gặt hái tinh khí của mình để bồi cho cơ thể.
Tư thế:
Bất kỳ lúc nào, khi ngoại dương cương cử (hoàn yoàn không dính tới sự tà dâm), nên lập tức lấy tư thế ngồi xếp bằng, hai tay đặt nơi đầu gối (như hình 57) hay ngồi theo thế kiết già, hai tay kiết định ấn, để trước bụng, song phải ngồi tự nhiên, thoải mái, thẳng lưng. Mắt và miệng khép lại nhẹ nhàng, răng kề răng, chót lưỡi khẽ đáp lên phía giữa răng và nướu hàm trên. (Và phải chú ý giữ ấm và tránh gió)
Cách tập:
Hít hơi: hít hơi, co hậu môn, tưởng tượng tinh khí từ đầu dương căn đi xuống huyệt Hội Ấm, đoạn ngước mắt nhìn lên đỉnh đầu trong khi mắt vẫn nhắm lại, và nghĩ là tinh khí vòng lên huyệt Vĩ Lư rồi lần lượt qua các huyệt Mạng Môn, Giáp Tích, Ngọc Chẩn, Bách Hội, dừng lại trên đỉnh đầu trong chốc lát. Ðoạn tiếp sang phần sau (lưu ý: nghĩ tới huyệt nào, khí chạy tới đó, đồng thời dùng Thần Quang soi rọi tới đó. Ðó là cách luyện tinh, khí và thần.
Thở hơi: thả lỏng hậu môn, hai mắt vẫn nhắm lại nhưng nhìn xuống huyệt Hội Ấm, thở hơi nhẹ nhàng di chuyển ý niệm từ đỉnh đầu đi xuống phía trước qua các huyệt Ân Ðường, Ðàn Trung, Thần Khuyết và sau cùng là Hộ Ấm (xem hình 58).
Quá trình một lần hít thở như trên đã đưa khí chạy một vòng tuần hoàn giữa hai mạch Ðốc và Nhâm. Mạch Ðốc ở sau lưng chạy từ dưới lên trên mạch Nhâm ở phía trước chạy từ trên xuống. "Ðốc hít, Nhâm thở, hậu thăng, tiền giáng" đó là hai câu tổng quát cho phép chuyển pháp luôn để thâu hồi tinh khí mà người xưa đã gọi là cách "Hườn tinh bổ não".
Làm lập lại như trên vài lần, nếu tập đúng cách trong vòng 7 lần thì dương căn sẽ đổ xuống. Như vậy là ta đã đạt được mục đích "Hườn tinh bổ não" rồi.
Sau khi dương căn đổ rồi, thì phải ngưng tập, không chuyển pháp luân nữa (hoặc chỉ ngồi hít thở tự nhiên, và chú tâm xuống huyệt Hội Ấm, chỉ dùng ý nhẹ nhàng thôi, như gà ấp trứng, như mèo rình chuột vậy, không nên dụng tâm quá mạnh. Tập theo cách này lâu rồi dương khí sẽ mạnh, khi dương căn lại cử thì ta lại dùng cách "Hườn tinh bổ não" đối trị lại). Vì vẫn tiếp tục thì chả khác nào như cố đun cái nồi đã cạn nước vậy.
Tập lần hồi rồi các vị sẽ cảm thấy có sự thay đổi vi diệu bên trong thân thể. Sự phát động của dương khí dần dần sẽ về mau hơn và mạnh hơn.Phương pháp điều chỉnh và đối trị của ta là, khi nào tới khi ấy gặt hái. Tu luyện lâu ngày tới một độ nào đó thì dương quan sẽ tự bế lại, hiện tượng như "Kim quy súc thủ, Mã âm tàng tướng" sẽ thể hiện ở nơi cơ thể các vị, và các vị sẽ được "phản lão hoàn đồng", "hạo nhiên trường tồn, tận hưởng tuổi đời".
Cũng có những vị mạnh hơn (thường là những bạn trẻ) dùng phương pháp chuyển pháp luân như trên, không trị nổi, thì phải dùng tới phương pháp "Giáng Long" hoặc cao hơn là "Phục Hổ" sẽ trị được, song điểm này đã vượt quá khuôn khổ của cuốn sách này.
Sau đây xin tóm lược cách tập luyện trên như sau.
Khi hít hơi, co hậu môn, đôi mắt nhìn lên đỉnh đầu (trong khi vẫn nhắm). Ý niệm chuyển từ đầu dương vật xuống vị trí số 1 rồi lần lượt qua 2, 3, 4, 5 rồi đến 6, dừng giây lát đoạn thở hơi, thả hậu môn, mắt nhìn xuống Hội Ấm (vẫn nhắm mắt), ý niệm chuyển từ vị trí số 6 và lần lượt tới số 7, 8, 9, rồi 1. Làm như thế trong vòng 7 lần.
Giải thích sơ đồ hình số 58
Những mũi tên chỉ đường mạch chạy: đoạn sau lưng là mạch Ðốc, đoạn trước mặt là mạch Nhâm
Những chấm đen ghi từ 1 đến 9 là vị trí của 9 huyệt chủ yếu nằm trên hai mạch Ðốc và Nhâm.
1. Hội Ấm: nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn
2. Vĩ Lư: còn gọi là huyệt Trường Cường, nằm giữa hậu môn và đuôi xương cụt.
3. Mạng Môn: ở sau lưng, phía trước đối diện với rún
4. Giáp Tích: ở sau vai.
5. Ngọc Chẩm: ở sau bô đầu, cao ngang tầm mắt.
6. Bách Hội: giữa đỉnh đầu.
7. Ân Ðường: phía giữa hai chòm lông mày.
8. Ðàn Trung: chính giữa ngực, hai bên là đầu vú.
9. Thần Khuyết: chính giữa rún.
Ðan Ðiền: ở trong bụng, khoảng phía dưới rún, phía trên xương mu.
Là sơ đồ của con đường để vận chuyển pháp luân và "Hườn tinh bổ não".
Thần quang: trong khi hai mắt nhắm lại, thần của hai mắt nhìn vào bên trong cơ thể, gọi là thần quang, tập lâu ngày có thể khai mở được đệ tam nhãn.
Lưu ý:
"Hườn tinh bổ não" là phương pháp tu tiên là cách luyện tam bửu của con người là "tinh, khí và thần" trong suốt quá trình tập luyện không được đợm chút ý nghĩ tà dâm. Nếu không "khí" sẽ bị đục, Ðan khó luyện thành.
Giới thiệu phương pháp "Hườn tinh bổ não" nhằm mục đích để các vị cao niên sức yếu tu tập, đặng nâng cao sức khỏe và tuổi thọ. Còn vị nào tập với ngoài mục đích trên thì chỉ có hại mà thôi.
Trong quá trình vận chuyển pháp luân để "hườn tinh bổ não", nếu thấy nước miếng trong miệng tràn đầy, đó là hiện tượng rất tốt, chỉ cần kết hợp vào khi thở, nuốt nước miếng và khí xuống là được. Phải dùng ý niệm đưa nó xuống Ðan Ðiền, làm như cách "uống nước cam lồ" giới thiệu trong phương pháp hồi xuân cơ thể.
"Hườn tinh bổ não" là cách luyện "Nội Ðan" nếu kết hợp thêm việc dùng "Ngoại Ðan" là thuốc và rượu bổ (bổ thận và khí) để hổ trợ cho việc tu tập sẽ có lợi. Nhưng "Nội Ðan" là chánh và "Ngoại Ðan" là phụ
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: