Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 01-04-2008, 11:14 PM
tarta12a's Avatar
tarta12a tarta12a is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Feb 2008
Bài gởi: 1,035
Thời gian online: 35 phút 40 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 35 Times in 18 Posts
Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại

Bình nguyên Hoa Bắc, hay Trung Nguyên, cổ đại là vùng đất ở giữa hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Các dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại là các nhóm người ở ngoài vùng đất này. Họ có nhiều tên gọi khác nhau và được quan niệm khác nhau theo thế giới quan của người Trung Hoa cổ đại. Tên gọi chung của họ là mọi

Theo quan niệm của người Trung Nguyên cổ đại, người Mọi có nghĩa là người của dân tộc chưa biết văn hóa và luật lệ giữa con người; chưa có quy tắc ứng xử chung như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín hoặc quân, sư, phụ; chưa biết phân định trên dưới, cha con, vợ chồng; chưa có biết dùng mũ, áo, các vật dụng khác nhau để phân biệt tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Quan trọng nhất là chưa có luật pháp

Mọi ở phía Bắc sông Hoàng Hà thì gọi là Rợ hoặc Địch. Mọi ở phía Đông thì gọi là Di. Mọi ở phía Tây thì gọi là Nhung. Mọi ở phía Nam sông Trường giang thì gọi là Man. Mọi nói chung ở khắp nơi không định hướng là Man Rợ, Di Địch, Man Di.


Bắc Địch
Bắc Địch (北狄) có rợ Hung nô, rợ Kim, rợ Khiết Đan, rợ Đột Quyết, rợ Hồ (ở phía Tây Bắc). Người Rợ thường được người Trung Nguyên cổ đại coi là hung dữ. Họ cũng bị coi giả dối, bù nhìn, nên gọi là trá ngụy, ngụy quân, ngụy quyền, ngụy tạo (Ngụy là tên nước phía Bắc sông Hoàng Hà)

Đông Di
Đông Di (东夷) có Triều Tiên, Nhật Bản (người Nhật ngày xưa thường lùn nên còn gọi là Oa Di, hay Uy Di, 倭 "oa" hay "nụy" là "lùn"). Người Di được người Trung Nguyên coi là yếu đuối.

Tây Nhung
Tây Nhung (西戎) có Thổ Phồn, Tây Hạ có khi còn gọi là Rợ do các dân tộc này nằm phía Tây Bắc Trung Hoa (thuộc tỉnh Thanh Hải ngày nay). Người Nhung được người Trung Nguyên coi là bạc nhược.


Nam Man
Nam Man (南蛮) là tên gọi chung cho người dân vùng đất phía Nam sông Dương Tử. Như người Việt, Choang ở Quảng Tây, Mân ở Phúc Kiến. Vùng giáp ranh cũng xem là Man như người nước Sở. Có câu nói Trung Hoa cổ "Vua Sở như con khỉ biết đội mũ", ý chê bai người nước Sở mới biết văn hoá, biết đội mũ nhưng chưa đúng cách con nhà quý tộc.
Người Man thường bị người Trung Nguyên xem là có tính gian trá, "sáng đầu tối đánh". Man vương Mạnh Hoạch bị Khổng Minh bắt thả năm lần bảy lượt mới chịu "quy thuận".



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của tarta12a

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™