Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 18-10-2008, 02:48 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Chào mừng ngày 20-10:Những "chuyến hàng chợ" của má Tư Trầu

Anh em thường gọi là má Tư Trầu vì má hay ăn trầu, chứ tên của má là Hồ Thị Bời (tức Tư A, Hồ Thị Ẩn…). Lớn lên và sống trong vùng kiểm soát của địch, nhưng truyền thống cách mạng của quê hương và gia đình đã dẫn dắt cô gái quê nghèo sớm tham gia hoạt động cứu nước tại quê hương Long Hưng, Cần Giuộc, Long An từ trước ngày Tổng khởi nghĩa. Đến cuối năm 1949, cô xin nhập ngũ lo cơm canh cho các anh, các chú có sức khỏe để đánh giặc. Rồi trở thành tổ trưởng binh vận, công việc đầy hiểm nguy, nhưng đối với cô gái trẻ nhiệt thành Hồ Thị Bời đó là niềm vinh dự, vì được trực tiếp đi điều nghiên, vẽ sơ đồ... dẫn đường cho bộ đội vào diệt các đồn bốt địch. Nhưng sau trận diệt đồn Long Hưng thì cô bị địch bắt. Nếm đủ mọi đòn tra tấn dã man, chết đi sống lại, nhưng một mực không khai báo một điều gì, mãi sau ngày có Hiệp định Giơ-ne-vơ cô mới được ra khỏi nhà tù.

Chính vượt qua được những thử thách đó, sau thời gian huấn luyện, dưỡng sức, má Hồ Thị Bời được tổ chức tin tưởng bố trí vào Sài Gòn xây dựng cơ sở bí mật nội tuyến để hoạt động lâu dài... Chưa được bao lâu, địch lại bắt bớ trả thù tù chính trị, má lại bị đứt liên lạc. Giữ vững lòng tin, má chủ động xây dựng cơ sở, tổ chức, chắp nối lại đường dây. Đến năm 1957, tổ chức lại phân công má làm giao thông “con thoi” từ thành phố ra vùng căn cứ… Được mấy năm lại bị lộ, tổ chức phải chuyển má sang tận Cam-pu-chia hoạt động, rồi lại điều về Hồng Ngự (Đồng Tháp), Tây Ninh... xây dựng mạng lưới giao thông và làm công tác ngụy trang “hàng” để chuyển vào Sài Gòn. Từ đó, biết bao “chuyến hàng” đã được má ngụy trang tài tình, và biết bao lần má trực tiếp đi để chuyển những chuyến quan trọng nhất ra-vào thành phố. Khi thì má đóng vai cô gái nhà quê đem rau quả cứ như thể đi bán, khi thì má lại khéo léo cải trang như con nhà giàu có làm cho giặc “có mắt như mù”. Những “chuyến hàng chợ” theo người phụ nữ bé nhỏ Hồ Thị Bời như vậy, lần nào cũng đều lọt qua mọi trạm kiểm soát, những đôi mắt rình rập của bọn mật vụ, các sắc cảnh sát Mỹ-ngụy...

Nhớ nhất là “chuyến hàng chợ” vào những ngày giáp Tết năm 1968. Những ngày đó Mỹ-ngụy càng tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát chặt việc ra-vào đô thành. Má lo lắng vì nếu bị lộ má chẳng sợ hy sinh nhưng lỡ mất việc trọng đại là chuyển “đòn bánh tét” vào cho cơ sở trong nội đô. Mấy lần chúng ách xe lại dọc đường kiểm tra, chưa có tên nào sờ đến “đòn bánh tét” của má, nhưng vừa đến Củ Chi thì xe bị ách lại, vì có lệnh tất cả xe cộ dân sự không được ra-vào thành phố nữa. Để vào thành phố, má phải gánh hàng cuốc bộ chừng 3-4km nữa. Nhưng sắp tới gần bót Củ Chi thì bất ngờ thấy có chiếc xe nhà binh xuất hiện. Má liền kéo khăn quệt mồ hôi, ra đứng giữa đường chặn lại xin quá giang. Bọn địch không muốn cho bà già nhà quê lên xe, nhưng má đã vào “vai diễn” rất khéo và xúc động: Vừa lau nước mắt, níu áo bọn lính, má vừa kể lể mọi nỗi khổ cực ở quê, năm hết Tết đến mới có dịp lên thành phố để được ăn Tết với con cháu... Thấy bà già quê mùa nghèo khó chỉ có gánh rau nhỏ mang đi bán và một “đòn bánh tét” làm quà cho cháu, bọn lính chẳng thèm kiểm tra mà kéo tuột má lên để xe còn chạy cho nhanh. Thế là xe nhà binh địch đưa má vượt qua mọi bốt gác, các trạm kiểm tra, vào thẳng thành phố…

Xuân Mậu Thân ấy, má Tư Trầu lại thành công trong vai diễn “Chuyến hàng chợ”. Đòn bánh tét được má gói rất khéo giấu chiếc điện đài bên trong đã kịp trao cho cơ sở trước giờ cán bộ, chiến sĩ ta nổ súng tổng tấn công... Má tiếp tục hoạt động giao thông “con thoi” ra-vào Sài Gòn cho đến ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Năm 1988, má Tư Trầu-nữ đại úy cán bộ tiểu đoàn Hồ Thị Bời (sau này là thiếu tá)-là một trong 4 nữ chiến sĩ quân báo đầu tiên đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khi viết bài này thì tôi mới biết tin, má Tư Trầu vừa qua đời hôm 14-4 vừa qua. Bài viết này xin được thay một nén nhang thơm viếng má Tư Trầu thân thương.

Xuân Thắm



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™