Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Truyện dịch - 4vn.eu >

Học Viện 4vn

> Phòng dịch giả > Góc hỗ trợ
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 14-09-2009, 05:04 PM
dongphuongthatbai
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Một số lưu ý khi dịch truyện, các quy tắc bỏ dấu, viết hoa, số...

Hiện tại mình tìm được một tài liệu khá chuẩn trong vấn đề văn phạm. Tài liệu này mình lấy ở http://tangkinhcac.maihoatrang.com/quidinh.htm

Mọi người tham khảo để gõ cho đúng. Gõ chuẩn thì qua các khâu sau đỡ được thời gian. Cũng không khó, các bạn đọc 1 lần là biết.


Trích:
Các lưu ý ở đây có thể khó hiểu đối với một số người. Nhưng thực sự phần nhiều đó phong cách của văn học cổ của phương Tây vẫn còn tồn tại đến hiện nay. Microsoft Word cũng như Microsoft Reader, Maihoa Reader và tất cả các chương trình xử lý văn bản chuẩn khác tuân thủ chính xác các quy định sau. Do đó khi gõ truyện huynh đệ nên tuân thủ theo nó để khi đọc truyện.

1. Sử dụng các cặp dấu nháy, ngoặc (quotation)
(Nháy kép “ ”, nháy đơn ‘ ’, ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }.)

1. Cặp dấu nháy kép “ ”.
* Bao các lời đối thoại, các ý nghĩ của nhân vật.
* Bao các đoạn thơ, từ.
* Bao các đoạn thơ văn được được viết trên giấy, bảng, tường,… trong bối cảnh truyện
* Bao các cụm từ được nhấn mạnh.
2. Cặp dấu nháy đơn ‘ ’.
Vai trò hoàn toàn giống dấu nháy kép, tuy nhiên chỉ được sử dụng khi được bao trong dấu nháy kép.


Trích:
Ví dụ,
Y liền nói, “Lúc đó tại hạ nói, ‘Nếu ngươi trong ba chiêu không đánh rơi kiếm ta thì tính thế nào?’ đồng thời tay trái thủ một ngọn liễu diệp đao.”

3. Cặp dấu ngoặc tròn ( ).
Dùng bổ sung thông tin, giải thích một sự vật, sự việc nào đó do chính tác giả, dịch giả viết ra.
Người gõ truyện không dùng cặp dấu này để thêm thông tin của mình.
4. Cặp dấu ngoặc vuông [ ].
Dùng bổ sung thông tin do chính người gõ truyện thêm vào.
* Thêm những đề nghị của người gõ, ví dụ một câu nói không gãy gọn, nhưng trích dẫn thơ sai nên sửa thế nào.
* Dùng để đánh dấu những đoạn văn, ký tự không rõ ràng hoặc tối nghĩa mà người gõ truyện không biết, không hiểu ở bản dịch scan.
Dùng ký tự X trong ngoặc vuông [X] để biểu hiện một từ hoặc một cụm từ ngắn không đọc được hoặc tối nghĩa trong bản scan.


Trích:
Ví dụ,
[Mất mấy trang]
[Mất 2 trang]
[Mất 3 trang, từ trang 5 đến 7, quyển 4]
[Mất 3 dòng, từ dòng 3 đến dòng 5 trang 7, quyển 2]
[X, trang 4 dòng 3]

Mục đích là để người sửa lỗi chính tả truyện, hoặc convert truyện nhận biết để hiệu chỉnh nội dung chính xác hơn.
5. Cặp dấu ngoặc nhọn { }.
Dùng để bao quanh các đoạn văn vốn bị mất, do người sửa truyện thêm vào.
Tỷ như một truyện nào vốn [Mất mấy trang], nay được một vị huynh đệ nào đó hảo tâm thêm vào rồi gửi cho Mai Hoa Trang, xin hãy để trong cặp dấu ngoặc nhọn { } để Mai Hoa Trang kiểm tra lỗi chính tả cũng như tính chính xác của đoạn văn.

2. Sử dụng dấu.
1. Sử dụng khoảng trắng.

1. Khoảng trắng với khoảng trắng
Không để hai khoảng trắng liền nhau.
Không để hai ngắt dòng liền nhau (nghĩa là tồn tại một dòng trống).
Không có khoảng trắng trước một đoạn văn mới.
Đặc biệt không nên dùng bất kỳ một dấu tab nào trong bản text.
(Vấn đề này không thực sự quan trọng, vì khi convert chỉ cần một vài thao tác là có thể sửa hết các lỗi này.)


2. Khoảng trắng với dấu dấu ngoặc, dấy nháy
Trước dấu mở nháy kép “, mở ngoặc đơn ‘, ngoặc tròn (, ngoặc vuông [, ngoặc nhọn { phải có một khoảng trắng ở trước (trừ các trường hợp bắt đầu một đoạn văn mới).
Sau dấu đó không có khoảng trắng.
Và trước dấu đóng nháy kép ”, nháy đơn ’, ngoặc tròn ), ngoặc vuông ], ngoặc nhọn } không được có khoảng trắng; sau dấu đó phải có một khoảng trắng (trừ trường hợp kết một đoạn văn phải xuống hàng).


Trích:
Ví dụ:
Hắn ta nói, “Chính là ả này!” đồng thời chỉ tay về phía vị cô nương mặc áo xanh.

Khi bao một đoạn đối thoại, suy nghĩ của nhân vật thì phải bao luôn cả dấu kết thúc của đoạn đó.
Ký tự đầu tiên sau dấu đóng nháy kép ”, đóng nháy đơn ’ tùy thuộc vào dấu kết thúc trong cặp dấu nháy.
Cặp dấu ngoặc tròn ( ) khi đăng tải trọn vẹn nội dung của một câu, một đoạn thì cũng chứa luôn dấu kết thúc.


Trích:
Ví dụ:
“Ngươi thật đáng chết!” gã hét lên một tiếng, rồi rút đao ra, chuyển mình, một đao lên tả thủ của đối phương chém xuống.
(Tác giả xin lỗi phải gọi người này là nàng.)

3. Các dấu khác
Trước các dấu phẩy (,), dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu 3 chấm (…), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm phẩy (;) không có khoảng trắng và sau các dấu đó phải có khoảng trắng trước một ký tự khác (trừ trường hợp kết một đoạn văn phải xuống hàng hoặc đoạn văn đó được bao bởi các dấu ngoặc).


2. Dấu 3 chấm
Biểu hiện các liệt kê dài, khi gõ truyện phải dùng chính xác dấu 3 chấm … hoặc 3 dấu chấm.
Lưu ý trong Microsoft Word là dấu 3 chấm (một ký tự) và 3 dấu chấm (ba ký tự) là khác nhau.
Huynh đệ gõ truyện có thể dùng dấu ba chấm hoặc ba dấu chấm đều được.
Mai Hoa Trang khi convert truyện sẽ chuyển hết thành dấu 3 chấm (việc chuyển đổi với Find and Replace rất dễ dàng).
Tuy nhiên huynh đệ gõ truyện có thể gõ thừa thành 4 dấu chấm
Mai Hoa Trang sẽ kiểm tra nhưng tuyệt đối không nên gõ thiếu thành 2 dấu chấm (rất khó kiểm tra).
3. Ngắt mạch truyện bằng * * *
Khi ngắt mạch truyện (do tác giả ngắt) thì dùng đúng 3 ký tự hoa thị (có người gọi là ký tự sao), các ký tự cách nhau một khoảng trắng (* * *).
Ba ký tự này nằm trong một dòng mới, không có dòng trống và khoảng trắng trước và sau.


Trích:
Ví dụ:
… thế là hắn ra đi.
* * *
Đêm đó,…

4. Dấu nháy với từ tượng thanh
Các từ tượng thanh đơn như a, á, à, ồ,… hay kép như keng keng, cong cong,… khi nằm trong giữa câu KHÔNG để trong dấu nháy đơn (‘ ’) hoặc kép (“ ”) luôn để ở dạng chữ thường, trừ trường hợp đầu câu.
Chỉ để trong dấu nháy đơn (‘ ’) hoặc kép (“ ”) khi đó là một từ đơn chỉ thể hiện âm thanh, không có chỉ vị ngữ hay những sự vật sự việc khác đi kèm.

Trích:
Ví dụ,

Một thiếu niên khác à lên một tiếng.

Y chém liền keng keng mấy tiếng rồi lập tức nhảy lùi.

- Ha ha, đỡ!
“Ầm ầm.”
“Vút vút.”

3. Quy định đặt tên.
1. Tên bang hội:
Ký tự đầu của danh tự bang hội là ký tự hoa, còn từ thể hiện loại bang hội là ký tự thường.


Trích:
Thiếu Lâm phái
Kỳ Môn bang
Cái bang
Thiết Kỵ môn

2. Danh tự nhân vật:
Tất cả các ký tự đầu của danh tự của nhân vật đều là ký tự hoa.


Trích:
Tiêu Kỳ Vũ

3. Ngoại hiệu, đạo hiệu, chức danh của nhân vật; tên thế võ
Ngoại hiệu và đạo hiệu của nhân vật cũng nhưu tên thế võ, thiên về các ký tự đầu của từ là ký tự hoa.


Trích:
Nan Đề Lão Nhân (ngoại hiệu)
Thần Cơ tử (đạo hiệu, Thần Cơ là đạo hiệu, tử là chỉ người, không phải đạo hiệu)
Nam Cung Sách (Danh tự).
Tử Trúc đạo trưởng (chỉ có Tử Trúc là đạo hiệu, còn đạo trưởng không phải đạo hiệu mà là danh từ chung)
Trường Xuân tử (đạo hiệu) Khưu Xử Cơ.

4. Chức danh của nhân vật:
Tất cả các ký tự chức danh đều là ký tự thường, tên chức vụ đặc biệt.


Trích:
nhị phu nhân La gia trang
tứ trưởng lão Hoa Sơn phái
tuần phủ Sơn Đông
Thiết Sa đường chủ Ngoại đường
phân đà chủ phân đà Bắc Kinh
chấp pháp trưởng lão Cái bang

5. Tên địa danh:
Cũng như tên bang hội, chỉ có danh tự là có ký tự đầu là ký tự hoa, còn lại là ký tự thường.


Trích:
Mai Hoa trang
Ngũ Đài sơn
Dương Châu thành
Động Đình hồ
Tây hồ
Trường giang
Hoàng hà

Chú ý chữ “Chiết Giang,” khi nhắc đên với ám chỉ là một giòng sông thì để là Chiết giang vì lúc này Chiết là tên còn giang chỉ là dòng sông; còn là tên phủ thì là phủ Chiết Giang vì lúc này Chiết Giang là tên.
6. Tên phương hướng:
Tất cả các tên phương hướng (tây, bắc, đông, nam) đều phải viết thường, tránh được sự ngộ nhận.


Trích:
bờ tây Hoài giang
đi về hướng nam

7. Sử dụng số
Trong truyện dịch giả dùng số để thể hiện thời gian, số lượng, như 2 năm, 15 xác chết.
Đề nghị các tay gõ khi gõ chuyển hết sang chữ, không dùng số, hai năm, mười lăm xác chết.

Còn một điều này, khi dịch các bạn nên hạn chế thêm vào những lời bình của mình, nếu có thì cũng nên để trong ngoặc đơn.

-----------------------------------

Tổng hợp một số từ khó hiểu trong bản Vietphrase


Lòng của ~ Chi tâm. VD Tinh linh chi tâm trái tim của Tinh linh.
Xui xẻo ~ sai sót, sai lệch.
Dẫn vực ~ Lĩnh vực
Dẫn chủ - Lĩnh chủ (hì)
Xoay ngang ~ Trình độ, đẳng cấp, cấp bậc
Quên đi = chết đi.

Trích:
Làm cho người kia trở về báo tin, đã nói, nếu bọn họ tái không đầu hàng, một người đại lục thì lúc, đại tinh đại quân liền hạ lệnh công thành! Nha, trực tiếp đưa hắn oanh bình quên đi!”

kiến bang hành....................>việc lập bang.
không sai|đúng rồi : Tùy, có thể hiểu là đầy, tràn trề. VD tự tin mãn mãn tràn trề tự tin grin
Không sai/đúng rồi HV nghĩa là bất thác ~ không sai, hoặc là không kém 04(1)
Chờ người = Đám người, loại người 06(1)
- củ phân = thực lực.........................................

Trích:
"Theo ta được biết, Đoạn Vân chỉ là một người bình thường loài người, mà ngài chính là vì long thần. Ta nghĩ một người cùng một cá thần hẳn là không có cái gì củ phân không?”

- chờ một chút = nguyên hán việt là đẳng đẳng, đại khái giống dấu ...


Trích:
"Còn có chính là có thể hướng gia tộc đưa ra phát triển một chút quốc ngoại Thị tràng yêu cầu chờ một chút"

trái ngược (trái lại)=quai quai (ngoan ngoan đó mà)
Xuy Cười xòa
Ki phúng Cười diễu cợt
Ngô : Là cách nói trang trọng chỉ đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. Nói nghe phức tạp quá ha, nói thẳng ra là Dùng linh hồn của ta để thề
hiệu lực vu : trung thành làm việc cho ....
Lạc soa : đánh thót ?
Khoái tử : chắc là cây côn nhỏ
Xao đả : gõ, đập (nhẹ)
Trác diện : mặt hộp? cánh cửa?
mặc cho dù tieu dao = Nhiệm Tiêu Dao (Nhậm Tiêu Dao)
trăng non = Tiểu nguyệt
trăng sáng = minh nguyệt
ánh trăng = nguyệt anh, nguyệt ảnh
đêm trăng = dạ nguyệt (mí truyện ma pháp thôi)
trăng tròn = viên nguyệt (ít thấy lắm)

vi vi nhất tiếu = khẽ tủm tỉm cười, khẽ mỉm cười, ..vv...vvv
"Không dây nổi" Đối bất khởi, tùy theo câu văn mà có thể dịch là ghê gớm lắm, hay ho lắm ....
"Không chút máu" cũng vậy, là ý chỉ sự tức giận (nhưng nhẹ) 033
mạc danh kỳ diệu = ù ù cạc cạc, chẳng hiểu ra sao cả, tự nhiên lại ...
Một con ngựa = Ý chỉ để/ thả cho một con đường sống
" mập mạp Lý " mập map ??? nếu là tên người thì ta chỉ có 1 cách dịch duy nhất là "lý thư thư"
@ trong truyện " mập mạp Lý " là nam => nếu là nhân vật không quang trọng thì cứ kêu lý mập cho nhàn 032
Thiêm = liếm
Tiêu tháng sanh = tiêu nguyệt sinh
xem lan sơn trang = quan lan sơn trang

Trích:
[ít nhất]. [hắn] tựu [không cách nào] [một] thương thác bả [một người] [đầu] [đánh cho] phấn ti, [nọ,vậy] [phải] đích [không riêng gì] [khí lực] đại [vậy] [đơn giản] liễu.
He is unable a butt to hit a person head the bean or sweet potato starch noodles, not only that need was the strength is greatly so simple.

Đọc đoạn VP ở trên có thể dịch nôm na thành

Trích:
Ít nhất hắn cũng ko có cách nào một thương đánh cho đầu người thành bột phấn như vậy, điều này ko chỉ đơn giản cứ khí lực mạnh mà làm được.

太玄钥匙 = ? huyền chìa khóa = thái huyền thược thi
sử mỗ lai ( trong võng du ) là con gì vậy ?? nghe cứ như samurai ấy 00
Sử lai mỗ ? Có thể là con tròn tròn, nhớt nhớt hay xuất hiện nhiều trong các games RPG của Nhật, viết theo chữ latin là slime

liễu ? = Đích, liễu đa số là từ không cần dịch mà; Liễu đôi khi còn là họ.
liễu ? = liễu chắc là cây liễu, hay là diễn tả sự mềm mại như cây liễu ...

Trích:
了 "liễu" ở giữa câu
- dùng sau động từ tượng hình hàm ý đã biến hóa hoàn thành
- hàm ý hành động đang xảy ra
- dùng cuối hoặc ở dấu ngắt câu hàm ý có sự kiện mới xảy ra
- mang ý rồi, đến... hàm ý hành động đã xảy ra
đôi khi cũng là họ liễu

“đích" nếu là động từ thì chỉ mục đích, hay gì gì đó đại khái ý về thành quả; đích nếu đứng giữa 2 danh từ, cum danh từ-tính từ như

thủy đô như thử = thường dịch là "nam tử gầy yếu"; ý thiên về sở hữu

Trích:
Ông mỗ mỗ ( tên nam )
khoái mã gia tiên ( tên người )

tên này là phiên âm tiếng anh; Thêm cả cái "lý mập mạp" hôm trước chắc cũng thế, chịu không hiểu nó phiên âm kiểu gì vì qua 2 lần
mưa nhỏ ( tên nữ ) = tiểu vũ
cỏ nhỏ => tiểu thảo (ít thấy)

Trích:
1 miểu chuông = 1s ??
1 phân chuông = 1 ' ??
lưỡng phân chuông ??
chia ra chuông ??

miểu = giây, phân = phút, chuông = chỉ thời gian (ghép vào để xác định từ ở trước là chỉ thời gian)

Trích:
[này] [ngọn lửa] [mới vừa] [càng] xuất [nhân tiện] [chung quanh] [phiêu đãng

giá hỏa diễm cương nhất phát xuất tựu tứ xử phiêu đãng

Ngọn nửa này vừa mới cháy liền lan ra bốn chung quanh


Trích:
[giống như] [được] [thất,mất] [tâm bệnh] [bình thường].

,như đồng đắc liễu thất tâm bệnh nhất bàn。

không được thì mất việc bình thường



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của dongphuongthatbai


Last edited by huntercd; 14-09-2009 at 07:29 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
9 nguyen tac truyen dich, 9 quy tac truyen dich, cach dich truyen convert, quy tac khi truyen dich, quy tac truyen dich



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™