Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 16-10-2008, 03:21 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Đường số 4 “Con đường tử địa”

Sác-lơ Hen-ry Đờ Pi-rây là sĩ quan chỉ huy đại đội 60 thuộc tiểu đoàn 1 Ta-bo (Tabor), binh đoàn Lơ Pa-giơ, bị bắt trong chiến dịch Biên giới 1950, đến 1953 được hồi hương. S.Pi-rây đã viết về chiến dịch đường số 4 trong cuốn sách “La route morte”-Con đường tử địa:
S.Pi-rây kể lại chuyện bắt đầu từ khi tiểu đoàn 1 Ta-bo của Pi-rây được “tăng viện cho biên giới”-đường số 4: Những người lính tiểu đoàn 1 Ta-bo “thông cảm” với cánh lái xe lê dương khi họ phải qua lại trên con đường này trong tâm trạng “thần kinh quá căng thẳng hoặc sắp suy sụp”, vì “phải dấn thân vào chốn rừng già đầy bí ẩn, nơi đối phương luôn chờ đón họ ở chỗ rẽ ngoặt”. Đường số 4 là con đường mà chính tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn 1 Ta-bo thiện chiến đã mô tả là, như “một con rắn độc dài dằng dặc, no ứ mồ hôi và máu, ngủ gà ngủ gật giữa những cánh rừng đại ngàn, đuôi ở Cao Bằng, đầu ở Tiên Yên...”.

Nhưng rồi chính tiểu đoàn 1 Ta-bo của Pi-rây cũng “chẳng may” gì hơn khi đâm đầu vào cái bẫy mà các chiến sĩ của quân đội Việt Minh đã giăng sẵn quanh Đông Khê là một cụm cứ điểm kiên cố hết sức quan trọng án ngữ trên đường số 4 này. Ngay từ sáng 18-9-1950, sau những trận chiến đấu ác liệt kéo dài từ ngày 16, đơn vị quân Pháp đồn trú bị Việt Minh đánh cho tơi tả, cụm căn cứ Đông Khê hoàn toàn thất thủ. Tiểu đoàn Ta-bo của Pi-rây với “Nhiệm vụ thế mạng” phải nếm trải các trận chiến đấu khủng khiếp tiếp theo. Đó là, từ tối 30-9, đơn vị được lệnh từ Na Sầm lên tập kết ở Thất Khê (Lạng Sơn). Đội hình binh đoàn do Lơ Pa-giơ chỉ huy gồm 4 tiểu đoàn lính thuộc loại sừng sỏ nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ: tiểu đoàn dù lê dương, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 11 Ta-bo, tiểu đoàn 1 trung đoàn 8 Ma-rốc. Binh đoàn bí mật hành quân lên Đông Khê. Trong khi “... quân đồn trú ở Cao Bằng đang rút lui... binh đoàn từ Thất Khê ngược đường số 4 lên đón đoàn quân đang rút lui...”, và “mọi việc đang diễn ra theo kế hoạch đã định...”. Nhưng rồi quân dù lê dương và quân Ta-bo bị bộ đội Việt Minh đánh chặn quyết liệt ở Khâu Luông, Nà Pá nên tiểu đoàn của Pi-rây “không tài nào vào được pháo đài Đông Khê đang được bảo vệ chắc chắn bởi một lực lượng khá đông quân Việt Minh”.

Pi-rây kể lại: Do bị thiệt hại một số đại đội, binh đoàn không thể “tập kết” ở Đông Khê, nên Lơ Pa-giơ buộc phải cho binh đoàn dạt sang phía tây đường 4 và liền bị rơi vào “cái bẫy Cốc Xá” là một thung lũng nhỏ hẹp, ở giữa chỉ có một con đường mòn độc nhất chạy qua. Tình trạng của quân Pháp lúc này, như Pi-rây mô tả là “bị chia cắt, hỗn loạn và rơi vào tuyệt vọng” vì bị đối phương đánh cho tơi tả, thương vong mỗi lúc một tăng nhanh. Trong lúc binh đoàn Lơ Pa-giơ đang bị đánh tan tác thì binh đoàn do Sác-tông chỉ huy cũng rơi vào tình trạng rất bi đát: “Tôi-Sác-tông, không nhúc nhích được, trước một thảm họa. Tôi đang bị đóng đinh tại chỗ, quân Việt Minh tấn công không ngớt... Các anh phải hành động thật nhanh...”.

Mô tả lại cảnh kinh hoàng khi hai binh đoàn thiện chiến quân Pháp bị bộ đội Việt Minh đánh cho tan nát, Pi-rây nêu rõ tâm trạng của bản thân và binh lính Pháp lúc đó là vừa lo sợ trước cái chết cận kề, vừa phẫn uất với “mấy ông sếp của đất nước” đã “đem con bỏ chợ”, trong khi “chúng nó, những kẻ nắm trong tay vận mệnh của anh, phè phỡn tận hưởng những lạc thú của nền hoà bình đã được vãn hồi với tâm địa của những kẻ tham tàn...”.

Kết quả là binh đoàn Lơ Pa-giơ đã bị “xoá sổ”, Lơ Pa-giơ và Ban tham mưu bị bắt sống toàn bộ, chỉ có một bộ phận nhỏ lực lượng chạy thoát được sang với cánh quân của Sác-tông, nhưng rồi lại để chứng kiến đến lượt binh đoàn này cũng bị tấn công tiêu diệt. Tàn quân của cả hai binh đoàn này, chỉ có một số ít chạy thoát về Thất Khê (Lạng Sơn) là sống sót, trong đó có Pi-rây. Pi-rây kể tiếp về cuộc rút chạy hoảng loạn của quân Pháp ra khỏi liên khu Biên Giới, so sánh “Sự kiện Cao Bằng” và “Sự kiện Điện Biên Phủ”, rồi viết tiếp những phân tích, nhận xét về vấn đề chỉ đạo chiến tranh của giới cầm quyền Pháp: “Từ 1950 đến 1954, từ Cao Bằng đến Điện Biên Phủ, chúng ta đã phạm vào những sai lầm trên mặt trận quân sự, chính trị một cách ấu trĩ kỳ lạ. Về mặt quân sự, chúng ta đã đánh giá thấp đối thủ, chúng ta có theo dõi nhưng không đi trước họ trong lo liệu chiến tranh. Chưa bao giờ chúng ta thành công trong việc bắt đối phương phải theo chiến lược của chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận chiến đấu trên những địa hình mà đáng ra phải tránh xa. Về mặt chính trị, chúng ta chưa tỏ ra là có khả năng bảo vệ hoà bình. Chúng ta không biết cách lập lại hoà bình đúng lúc và cũng không bao giờ biết cách tiến hành chiến tranh”.

Nói về cuộc chiến tranh Đông Dương mà nước Pháp đã “tiêu phí 2.385 tỷ phrăng, mất 92.000 sinh mạng và bị mất mặt trên thế giới”, người lính Pi-rây trong đạo quân viễn chinh Pháp năm xưa thoát chết ở mặt trận Biên Giới gọi đường số 4 là “Con đường tử địa” trong cuộc chiến ở Đông Dương, và viết tiếp: “... Nếu sự kiện Cao Bằng được coi là một sự cốt yếu của lịch sử quân sự ở Đông Dương, nếu biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm, về những yếu kém đã qua thì có thể tránh được sự thất bại ở Điện Biên Phủ và có thể đưa chúng ta đi đến ký kết hoà bình từ năm 1953...”. Kết kuận, Pi-rây lên án những kẻ xâm lược, bày tỏ nguyện vọng hoà bình, khi “... có thể kêu lên với tất cả những người Pháp, với tất cả những người có thiện chí: Cuộc chiến tranh bẩn thỉu đã chết ! Hoà bình muôn năm ! Mong sao cho nó bền vững!”.

S.Đờ Pi-rây



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
con duong tu dia, conduongso 4, truyen con duong so 4

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™