Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 14-06-2008, 09:44 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Sáng mãi nụ cười Võ Văn Kiệt

Chân dung nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Tôi đau đáu muốn thực hiện bộ phim về chuyến hành trình từ Nam ra Bắc của anh thời kháng chiến chống Pháp, về đường dây điện cao thế Bắc - Nam... Nhưng, không kịp nữa rồi, anh Sáu Dân ơi!
Cách nay hơn 10 năm, hãng phim Nguyễn Đình Chiểu cử nhà văn Nguyễn Quang Sáng ra Hà Nội giới thiệu kịch bản Chân dung đồng chí Võ Văn Kiệt. Kịch bản được chấp thuận kèm theo góp ý khi nào trình chiếu sẽ tính sau.

Việc đầu tiên của tôi là về xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm - Vĩnh Long, quê hương anh Võ Văn Kiệt. Tôi gặp gỡ, phỏng vấn nhiều lãnh đạo địa phương, trí thức, văn nghệ sĩ, người dân... và ai ai cũng yêu mến gọi anh là anh Sáu Dân. Khi bộ phim 3 tập hoàn thành, anh đồng ý tựa phim sau cùng của Nguyễn Quang Sáng: Anh Sáu Dân. Là đạo diễn phim và nhà văn có thời gian dài tiếp cận anh Sáu, tôi còn nhớ mãi nhiều kỷ niệm với anh.

Một phong cách tiến công táo bạo

Khi ra Hà Nội, biết hãng phim còn khó khăn, anh Sáu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đoàn phim. Một buổi tối, anh Sáu mời tôi lên phòng ở khách sạn. Anh hỏi liên tục: “Duy nè, Nguyễn Đông Thức thế nào rồi?”. “Còn cô nhà thơ có giọng ngâm ríu ran như chim hót (tức Lê Thị Kim - LVD) thì sao?”... Tôi hiểu, anh Sáu Dân vẫn nặng lòng quan tâm đến các nhà thơ, nhà văn trẻ ở TP.HCM mà anh biết thời làm Bí thư Thành ủy.

Phim quay trong thời gian dài. Tuy đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm song anh Sáu vẫn bôn ba khắp nơi, từ Nam ra Bắc, lặn lội cả trên đất bưng phèn. Bước chân anh hầu như có mặt khắp mọi nơi, không hề ngơi nghỉ. Mỗi khi ghé thăm địa phương nào, anh Sáu cũng trò chuyện thân mật cùng các cán bộ lãnh đạo bằng những lời nói chân thật, không khách sáo. Anh ghi chép cẩn thận trong cuộc họp và phát biểu nhận xét, chỉ đạo cặn kẽ, thấu đáo, thực tiễn và táo bạo, có nét riêng của một nhà lãnh đạo từng trải.

Khi đến nhà anh Sáu ghi hình một cuộc phỏng vấn quan trọng, tôi thấy gương mặt anh đau đớn, buồn bã - điều ít khi thấy. Nhờ vậy tôi biết khá sớm tin nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người bạn chiến đấu gần gũi, thân thiết nhất của anh, vừa mất. Khi đó tôi đã được duyệt kịch bản Những đồng chí Bí thư Thành ủy Sài Gòn - TP.HCM. Hôm ấy tôi và anh Nguyễn Quang Sáng được nghe những lời chân thật của anh Sáu Dân về những vấn đề trọng đại, những thăng trầm của đất nước...

Từ đó, tôi hiểu vì sao anh Sáu Dân tiếp tục phong cách tiến công táo bạo như lúc còn làm Bí thư Khu ủy miền Tây Nam Bộ, nhất là khi anh và cấp ủy TP quyết định đi tiên phong trong việc xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, xóa bao cấp, mạnh dạn tổ chức những đoàn cán bộ về miền Tây thu mua lương thực cho dân; mở tuyến đường điện cao thế Bắc - Nam; mở đường Trường Sơn; xây cây cầu Mỹ Thuận... Tôi rất tâm đắc với lời nhận xét của anh Hồ Đức Việt: “Đức tính tốt đẹp nhất tôi học tập ở anh Sáu Dân là tinh thần tiến công! Tất cả cho tiến công”!

Mạnh thường quân của nghệ sĩ

Anh Sáu Dân có thói quen mời nhóm văn nghệ sĩ ở TP.HCM đến nhà riêng dùng cơm. Khi tôi vào phòng riêng Trịnh Công Sơn, ngoài những mẫu tượng cầu thủ bóng đá thế giới, có bức chân dung anh Sáu Dân đặt trang trọng trên bệ.

Năm 1977, tôi làm phim về nhóm nhạc Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn đi biểu diễn trong nhà máy, công trường. Tôi đã ghi hình, ghi âm ca khúc Em còn nhớ hay em đã quên. Nhiều người vẫn lầm tưởng Trịnh Công Sơn viết ca khúc ấy để tặng Khánh Ly.

Sơn tâm sự: “Khi ấy mình mới từ Huế vào Sài Gòn. Anh Sáu Dân gợi ý mình đi thực tế nông trường Thái Mỹ cùng nhiều văn nghệ sĩ Sài Gòn. Khi thấy có quá nhiều trí thức bỏ TP ra đi, anh Sáu Dân bảo: “Này, Sơn viết cái gì đó kêu gọi trí thức ở lại. Anh nghĩ cậu có thể làm tốt việc này”. Thế là mình viết ca khúc Em còn nhớ hay em đã quên”.

Sống với quê hương (1977), phim đầu tiên tôi ghi hình Trịnh Công Sơn, ghi âm ca khúc Em còn nhớ hay em đã quên, suýt bị cấm chiếu vì những bài báo phê bình “thô thiển và dung tục”. Trịnh Công Sơn rất buồn, nhờ anh Sáu Dân nói vài lời cải chính. Anh Sáu thân ái vỗ vai Sơn: “Tôi cải chính cho cậu dễ thôi. Nhưng cậu nghĩ là có cần thiết không? Việc này cậu biết, tôi biết, Nguyễn Quang Sáng biết... Như thế đủ rồi!”. Thời gian đã chứng minh anh Sáu Dân xử sự rất đúng. Điều đọng lại trong tôi là nhân cách lớn của nhà lãnh đạo đã xử sự như một vị mạnh thường quân với nghệ sĩ.

Ở quê tôi, vùng Thất Sơn - An Giang, có một con kinh mới đào nối dài kinh Vĩnh Tế chạy thẳng đến miền biển phía Tây Tổ quốc. Khi hoàn thành, người dân quê tôi gọi tên con kinh ấy là “Kinh Võ Văn Kiệt”. Tuy địa phương chưa chính thức xác nhận tên ấy, song tôi tin có ngày con kinh này sẽ mang tên một con người đã dâng hiến trọn đời mình cho hạnh phúc, ấm no của nhân dân và sự hùng cường của đất nước VN.

Nỗi ân hận của tôi là chưa thực hiện được tập phim thứ 4 về chân dung anh Sáu Dân. Tôi đau đáu muốn thực hiện bộ phim chuyến hành trình từ Nam ra Bắc của anh thời kháng chiến chống Pháp, về đường dây điện cao thế Bắc-Nam, về con đường Hồ Chí Minh mà anh đã góp công lớn... Nhưng, không kịp nữa rồi, anh Sáu Dân ơi!

Theo LÊ VĂN DUY - Người lao động



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™