Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 23-04-2008, 06:54 PM
mitom mitom is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Mar 2008
Bài gởi: 2
Thời gian online: 1 ngày 18 giờ 40 phút
Xu: 0
Thanks: 1,452
Thanked 0 Times in 0 Posts
Cool Nguyên Nhân Và Hậu QUả(Thiên An Môn)

Nguyen Nhan va hau qua
Thực ra trong cuộc họp Ban thường vụ Bộ chính trị gồm 5 người có một nhân vật ít được nhắc tới là Hồ Khởi Lập cùng về phía với Triệu Tử Dương ủng hộ phong trào sinh viên và không tán thành dùng vũ lực. Còn hai người còn lại trong đó có Lý Bằng và một nhân vật khác cho rằng cần phải giải tán sinh viên bằng mọi cách cả dùng vũ lực. Kiều Thạch là nhân vật không lên tiếng nên thường vụ BCT không quyết được. Nhưng thực ra thì cuối tháng 5 đầu tháng 6 thì Đặng đã quyết định giải tán sinh viên bằng mọi cách rồi, trong đó phương tiện vũ lực là lựa chọn hữu hiệu nhất.
theo một tài liệu về lịch sử Tàu tớ được đọc thì bác Lý Bằng có 1 câu nổi tiếng: không thể để máu của những chiến sĩ quân giải phóng Trung Quốc từng đổ ra trong bao nhiêu năm trở thành vô ích chỉ vì mấy thằng ranh con!
Tôi muốn cho Đất Nước hiểu tôi
Đất Nước o hiểu- biết làm sao, đành vậy!
Đất Nước thân yêu tôi tránh sang bên
Như giọt mưa rào gió tạt xiên...
Thực ra câu nói của Lí Bằng có thể hiểu được nếu hiểu dộng cơ sâu xa của ông ta là muốn tiếp tục chiếc ghế thủ tướng trong nhiều năm tới. Chắc chắn là ông ta biết là mình không bao giờ được Đặng chọn kế vị chức TBT của TTDương nhưng chắc chắn là ông sẽ là tầm quan trọng của ông sẽ tăng lên nhiều trong con mắt của các lão thành cách mạng và quả thật là dù có bị phê phán và cho rằng sẽ bị thay vào năm 1993 nhưng cuối cùng Đặng vẫn quyết cho Lí Bằng ở lại một nhiệm kì nữa và hạ bệ Dương Thượng Công và người em Dương Bạch Băng khỏi BCT.
Sự kiện TAM cuối thập niên 80, lúc đấy ĐTB lên ngôi thái thượng hoàng rồi, làm gì còn lũ 4 tên nào thời kì đấy. Sự kiện này ĐTB có họp một số bô lão trong Đảng CSTQ tại nhà riêng và cuối cùng nghiêng về phe Lí Bằng chủ trương dùng bạo lực quét sạch TAM. Trong di chúc cuối đời của ĐTB có nói là cả đời ko có gì phải hối tiếc duy chỉ có việc TAM là cảm thấy có tội vì đã giết quá nhiều người vô tội. Nếu bác nào nói là ĐTB lúc đấy bị lũ 4 tên khống chế thì nhầm đấy, lũ 4 tên toi từ lâu trc khi sự kiện TAM xảy ra.
Nguyên nhân xa gần:
A. Nguyên nhân xa:
Người ta có thể nói nguyên nhân sâu xa của biến cố Thiên An Môn 1989 là sự thành công của chính sách kinh tế cải cách của Ðặng Tiểu Bình, tình trạng phe phái trong nội bộ ĐCS TQ và những biến cố chính trị ở thế giới, nhất là tại Ba Lan và Liên Bang Nga.
1) Sự thành công của chính sách cải cách kinh tế của Ðặng Tiểu Bình.
Dù muốn hay không, ai cũng phải công nhận rằng cải cách kinh tế của họ Ðặng từ năm 1978 đã mang đến những kết quả to lớn, thay đổi hẳn xứ TQ. Vào năm 1982, nhờ những cải cách ở nông thôn, trở về tư hữu hóa, canh nông đã có những thành quả to lớn. Sự thành công này đã đưa đến thực thể là kinh tế chiếm ưu thế trên ý thức hệ, làm đổ bể ý thức hệ Mác - Lê, Mao, và cả tư tưởng Khổng Mạnh cổ truyền, làm đảo lộn trật tự xã hội từ xưa đến nay.
Trên thực tế Thương đã chiếm ưu thế. Ngày xưa để chế riễu sĩ, người ta có câu : "Nhất sĩ nhì nông, vác rá chạy rong, nhất nông nhì sĩ". Ngày nay lại có câu : "Nhất sĩ nhì thương, tiền bạc lương bương, nhất thương nhì sĩ". Ví dụ điển hình là một anh bán thuốc lá lẻ ở đầu đường Bắc Kinh xưa kia, nay nhờ khéo luồn lọt, mai mối, chạy được những môn bài, đã trở thành giàu có, chủ bự một hãng xuất nhập cảng, đi xe Mercedes, mướn cả chục kẻ sĩ, tiền lời hàng tháng gấp trăm vạn lần lương một giáo sư đại học. Lương công chức, giáo chức thì thuyên giảm từng ngày từng giờ vì lạm phát, trong khi đó thì tiền thù lao buôn bán có thể tăng theo lạm phát, ngay cả tiền thù lao của những người kéo xe, chạy taxi.
Mặt trái của sự thành công về mặt kinh tế này là tạo thêm hố sâu giàu nghèo giữa người dân bần cùng và những người có quyền thế, từ đó gây ra nhiều bất mãn trong xã hội.
2) Tình hình nội bộ ĐCS TQ.
Về tình hình chính trị nước TQ từ cuối năm 1986, lúc Hồ Diệu Bang từ chức, đến biến cố Thiên An Môn 89, ĐCS TQ chia làm ba khuynh hướng kình chống nhau: quân phiệt, bảo thủ và cải cách:
a. Khuynh hướng quân phiệt
Ðây là khuynh hướng của phần đông tướng lãnh già và những người cho rằng chính quyền chỉ có thể có được trên đầu súng. Những người nhắc đến Mao qua câu nói "Chính quyền trên đầu ngọn súng", hay Marx qua quan niệm "bạo động là bà đỡ của sự hình thành xã hội" cũng nằm trong khuynh hướng này. Mặc dầu có nhiều người theo nhưng khuynh hướng này không trở thành một lực lượng chính trị riêng biệt, nó thường "gió chiều nào theo chiều đó". Trước Hội Nghị Trung ương Ðảng tháng 1/1935 ở Thiểm Tây, họ theo Vương Minh. Sau Hội Nghị, Mao thắng thế, họ theo Mao. Khi Mao chết, họ theo Hoa Quốc Phong, rồi lại bỏ Hoa Quốc Phong theo Ðặng Tiểu Bình. Sự lật lọng này chứng tỏ họ không có một đường lối chính trị rõ rệt, nhưng họ lại là những người quyết định trong những cuộc tranh giành quyền hành, vì họ ngã theo phe nào thì phe đó thắng. Ai kiểm soát được quyền hành của đảng, bắt buộc phải có những người này hậu thuẫn.
Vương Chấn, một ông tướng có cử chỉ thô bỉ, lời nói tục tằn, bất nhất, nhưng rất khéo đánh hơi để gió chiều nào theo chiều ấy, là đại diện cho khuynh hướng này. Họ không dùng cây súng ở chiến trường, nhưng họ rất giỏi dùng cây súng ở hậu trường, để giành quyền hành, địa vị. Ðặng Tiểu Bình đã gọi Vương Chấn : "Ðó là khẩu Bazoka đáng yêu của tôi". Họ có thể bắn bất cứ ai, bảo thủ hay cải cách, giáo điều hay cấp tiến. Họ là những giọt nước cuối cùng làm tràn ly, làm cho Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương phải từ chức.
b. Khuynh hướng bảo thủ.
Trước khi Mao được bầu làm Tổng Bí Thư trên đường Vạn Lý Trường Chinh, ĐCS Trung Quốc bị chi phối bởi 28 người học ở Nga về, gồm có Trần Vân, Khang Sinh, Dương Thiệu Côn, v.v..., cầm đầu bởi Vương Minh và Bo Gu. Trên đ‘ư»»ng Vạn Lý (1934-1936), Mao, tân Tổng Bí Thư, thành lập Bộ Chính Trị nhưng vẫn phải nhượng bộ, để Trần Vân giữ chức tổ chức đảng và Khang Sinh đặc trách an ninh và xã hội. Từ khi ĐCS Trung Hoa nắm chính quyền vào năm 1949, Trần Vân và Khang Sinh vẫn còn ảnh hưởng mạnh trong đảng, nhất là trong lãnh vực ý thức hệ và kinh tế.
Trong những năm đầu thập niên 1950, Trần Vân chủ trương một chính sách kinh tế hoàn toàn rập khuôn theo mô hình Staline: kế hoạch, tập trung đến mức độ cao nhất, đặt ưu tiên cho kỹ nghệ nặng, kỹ nghệ chiến tranh, hoàn toàn hy sinh canh nông. Sau này ông vẫn trung thành với kinh tế tập trung kế hoạch. Ông quan niệm kiểm soát kinh tế như kiểm soát con chim trong lồng, chim có thể bay nhảy, nhưng vẫn ở trong lồng. Về phương diện ý thức hệ, ông và Khang Sinh hoàn toàn theo Staline chủ trương độc đoán, độc tài trong lãnh vực văn hóa và tư tưởng, cấm triệt để tự do ngôn luận, báo chí và chính trị. Khang Sinh là người chống chủ nghĩa xét lại của Khrouchtchev mãnh liệt nhất.
Khuynh hướng bảo thủ, chung quanh Trần Vân có Deng Liqun (?), Hồ Quý Mão, Yao Yilin (?) và Song Ping (?).
c. Khuynh hướng cải cách.
Ðây là khuynh hướng của phần đông trí thức tiến bộ. Họ tin tưởng rằng tự do, dân chủ là động lực chính làm cho nhân loại tiến triển và nước TQ muốn theo kịp đà tiến triển của nhân loại thì cũng phải chấp nhận tự do, dân chủ. Tự do, dân chủ phải là nguyên tắc hành động chính của ĐCS TQ. Ðây là những người xuất thân từ hai thế hệ, từ thời kháng chiến chống Nhật đến thời kháng chiến giải phóng. Họ luôn luôn là nạn nhân của phe bảo thủ và quân phiệt qua những lần tranh giành quyền hành và thanh trừng nội bộ.
Trước và sau phiên họp khoáng đại trung ương đảng lần thứ 3 của đại hội đảng lần thứ 11, Hồ Diệu Bang cố gắng giải phóng tư tưởng, nhằm dân chủ hóa đời sống chính trị và văn hóa, thẩm định lại những tiền án bất công, do những vu khống, những lời buộc tội vô căn cứ gây nên trước kia. Do đó khuynh hướng này đã từ từ phục hồi và đã có thể đóng góp vai trò tiền phong trong công cuộc cải cách và phát triển của Trung Hoa. Tuy nhiên khuynh hướng này còn quá non yếu, bởi lẽ đó nó không thể đương đầu với hai khuynh hướng bảo thủ và quân phiệt.
Ngày 30/12/86, Hồ Diệu Bang bị buộc phải từ chức. Sau đó, khuynh hướng thật sự cải cách, tự do, dân chủ ở trong đảng bị yếu hẳn đi, không còn người đại diện. Triệu Tử Dương không được nhóm trí thức tiến bộ ở trong đảng khâm phục. Vì vậy, phe cải cách quá yếu, khi phải đương đầu với phe quân phiệt và bảo thủ. Kế hoạch đánh phá phe cải cách của phe quân phiệt và bảo thủ bắt đầu từ 1986. Họ dùng chiến lược chia để đánh, trước đó là đánh Hồ Diệu Bang, sau đến lượt Triệu Tử Dương.
Trong lúc khuynh hướng tự do, dân chủ đang bị yếu thế trong đảng thì ngược lại ngoài quần chúng, khuynh hướng này lại phát triển mạnh, nhất là trong giới sinh viên, học sinh và trí thức, có người vẫn tin tưởng Hồ Diệu Bang sẽ trở lại chính quyền. Do đó, tin Hồ Diệu Bang chết làm họ bàng hoàTình hình cộng sản thế giới, nhất là tại Liên Xô và Ba Lan.
Tình hình cộng sản thế giới vào những thập niên trước biến cố Thiên An Môn, bề ngoài có vẻ tốt đẹp nhưng bên trong khủng hoảng trầm trọng. Những chiến thắng ở Việt Nam, Campuchia và một vài cuộc đảo chính thành công của một vài tướng tá ở Phi Châu, không thể che lấp những tranh chấp trở nên gay gắt giữa các nước cộng sản, tranh chấp Nga-Trung...nhất là khủng hoảng nội bộ của Nga
Chính vì vậy mà sau thế chiến, Staline muốn quay về hàn gắn nội bộ, hòa hoãn với tư bản, chủ trương "Cộng sản trong một quốc gia" chống lại quan niệm đẩy mạnh cách mạng cộng sản trên toàn thế giới của Trotski. Ngày nay qua những tài liệu mật ở Moscou được tiết lộ, thì ngay việc đóng quân lại ở Tây Ðức cũng đã là đề tài thảo luận sôi nổi của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Liên Sô thời bấy giờ. Staline phân vân, Beria chống đối.
Chính sách sửa sai nội bộ, hòa hoãn với tư bản, được tiếp tục bởi Khrouchtchev, mặc dầu Khrouchtchev chống chính sách tôn sùng và độc tài cá nhân của Staline. Khrouchtchev bị hạ bệ bởi Brejnev, chánh sách sửa sai nội bộ, hòa hoãn với tư bản bị bãi bỏ. Brejnev triệt để theo chính sách dấu diếm khó khăn nội bộ, triệt để đẩy mạnh cách mạng cộng sản trên toàn thế giới, bằng cách chạy đua vũ trang, hết sức giúp đỡ các phong trào cộng sản thế giới. Chính sách này quá hao tổn, làm kiệt quệ Liên Sô, trong khi đó những khó khăn không giải quyết, bị dấu diếm, đến ngày đến tháng phát hiện, như một mụn nhọt, lở lói khắp nơi.
Brejnev chết, Andropov lên thay, Andropov chết, Chernenkov lên thay, rồi Chernenkov lại chết, Gorbatchev lên thay, tất cả diễn ra trong vòng hai năm trời, từ năm 1982 đến năm 1984. Người ta nghĩ chỉ có Gorbatchev là đại diện phe cải cách. Thực tế không phải vậy, Andropov cựu giám đốc KGB, đã là đại diện phe cải cách. Thay đổi chính sách là một câu hỏi lớn được đặt ra trong Trung ương đảng cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ. Ðiều oái oăm lại chính là phe quân đội và công an KGB là phe đòi thay đổi chính sách mạnh nhất. Phải chăng họ là những người có dịp tiếp xúc với bên ngoài, thấy rõ mọi yếu kém trên mọi lãnh vực của Liên Xô so với các nước tư bản.
Từ 1984 đến 1989, năm năm trước ngày xảy ra biến cố Thiên An Môn, nước Nga dưới quyền lãnh đạo của Gorbatchev, đi theo chính sách trong sáng (Glasnost) và cải tổ (Perestroika). Lúc đầu Gorbatchev cũng không dám đi quá mạnh, chỉ đưa ra những đạo luật như cấm nghiện rượu, hút xách, phạt những người bỏ sở trong giờ làm việc. Nhưng những biện pháp này không có hiệu quả. Sau đó Gorbatchev phải đi đến những biện pháp mạnh như tự do hóa một phần nào chế độ, chấp nhận một phần nào những cuộc bàn cãi tự do trong nội bộ, thanh trừng gắt gao những phần tử cao cấp ăn hối lộ...
Thêm vào đó lại còn có các nước Ðông Âu đòi độc lập, nhất là Ba Lan. Kết quả rõ rệt vào đầu năm 1989, ngày 6/2/89 khai mạc hội nghị bàn tròn tại Varsovie gồm 57 đại diện Chính quyền, Ðối lập và Tôn giáo để thiết lập chế độ đa khuynh đa đảng và bầu cử tự do.
Không đầy một tuần sau, từ ngày 10 đến ngày 11/2/89, Trung ương đảng cộng sản Hungari họp hội nghị khoáng đại tại Budapest chấp nhận đa khuynh đa đảng và bầu cử tự do theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Tất nhiên là giới lãnh đạo Trung Hoa, nhất là Ðặng Tiểu Bình theo dõi kỹ tình hình thế giới, tình hình cộng sản quốc tế, đặc biệt là tại Liên Sô và Ðông Âu vào lúc này.
Có một điều ngạc nhiên là cho đến cuối năm 1986, Ðặng Tiểu Bình còn muốn cởi mở chế độ, cải tổ cơ cấu chính trị. Từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 9/1986, Ðặng Tiểu Bình đề cập 4 lần đến cải tổ chính trị. Thế nhưng, ngày 30/12/86, Ðặng Tiểu Bình triệu tập Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Wan Li(?), Hu Qili(?), Lý Bằng và He Dongchang(?). Ông trách Hồ Diệu Bang chần chờ trong việc trục xuất Dương Thượng Côn ra khỏi đảng (?). Ông tấn công trực chỉ Phương lê Chi, bác học vật lý nguyên tử, Sakharov của Trung Hoa. Ông còn đòi trục xuất ông này ra khỏi đảng. Ngày 16/12/86, các đài phát thanh và truyền hình thông báo Hồ Diệu Bang từ chức Tổng Bí Thư.
Tại sao Đặng Tiểu Bình lại thay đổi ? Phải chăng Đặng Tiểu Bình quan sát tình hình tại Liên Sô và Ðông Âu, thấy Gorbatchev dần dần không kiểm soát nổi tình hình, Đặng Tiểu Bình sợ bị rơi vào cảnh của Gorbatchev ? Phải chăng trong đảng, phe bảo thủ và quân phiệt mạnh, Ðặng Tiểu Bình cũng không thể nào làm sao hơn là phải đứng về phía họ ?
Phải chăng, trong biến cố Thiên An Môn, vì Triệu Tử Dương không kiểm soát nổi tình hình để sinh viên có những biểu ngữ chống Đặng Tiểu Bình ? Phải chăng vì sinh viên đi quá lố, không có một chiến lược đấu tranh đi từng bước một, mà nhất quyết phải đạt đến mục đích tối hậu ngay từ lúc đầu, mặc dầu tương quan lực lượng còn chênh lệch và điều này đã làm cho Ðặng Tiểu Bình sợ mất quyền lực nên thay đổi thái độ ?
Hai lý do này cũng chỉ đúng một phần, chứ không hoàn toàn; vì theo như những quan sát viên có thẩm quyền và am tường về tình hình nước Tàu thì Đặng Tiểu Bình vẫn làm chủ tình hình nước Tàu và đảng cộng sản cho tới năm 1995. Bằng cớ là ngay sau biến cố Thiên An Môn, phe bảo thủ cũng không thể đưa người của mình lên chức Tổng Bí Thư. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Đặng Tiểu Bình và chính Đặng Tiểu Bình đã dập tắt cơ hội dân chủ hóa Trung Quốc.
Sở dĩ Ðặng Tiểu Bình dập tắt phong trào Thiên An Môn 89 vì bản chất con người của Ðặng vẫn là con người bảo thủ. Ông theo cộng sản không phải là vì tiến bộ mà là vì ái quốc. Ông vẫn còn nặng đầu óc phong kiến và quân phiệt. Lúc đó trong đảng CS Tàu đang bàn cãi quan niệm : nên bỏ đường lối đệ tam quốc tế CS của Lénine để trở về đường lối đệ nhị Quốc tế CS Kautsky, Rosa Luxembourg, Bernstein, hay nói rõ hơn là theo đường lối Dân Chủ Xã Hội Tây Âu như Ðức, Pháp, Anh, Thụy Ðiển, v.v... hay không ? Nên nhớ đầu năm 1989, đảng Xã Hội Dân Chủ Ðức họp ở Berlin và chấp nhận cương lĩnh Berlin. Gorbatchev đã cho dịch bản cương lĩnh này ra tiếng Nga. Ông cho rằng Cương Lĩnh Berlin 89 là đường lối mà các đảng CS nên theo. Trong khi đó tại nước Tàu, trước đó có Hồ Diệu Bang, sau này có Triệu Tử Dương, Wan Li muốn trở về Ðệ Nhị Quốc Tế; Ðặng Tiểu Bình, vợ Chu ân Lai và những người bảo thủ vẫn muốn giữ đệ tam. Nói một cách khác đi, Thiên An Môn 89 là sự đối đầu của Ðệ Nhị và Ðệ Tam Quốc Tế Cộng sản.
________________________________________
B. Nguyên nhân gần.
Như đã nói ở trên, khuynh hướng đòi tự do dân chủ ngày càng phát triển mạnh trong giới quần chúng Trung Quốc. Lợi dụng ngày đại lễ kỷ niệm 4/5/1919, ngày học sinh, sinh viên nổi dậy chống chính quyền đương thời (người cầm đầu là Trần Ðộc Tú, sáng lập viên và Tổng Bí Thư đầu tiên đảng cộng sản TQ), ngày mà dân chúng có quyền tụ họp mà chính quyền không để ý, nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu những cuộc tập hợp đông đảo.
Thêm vào đó, cái chết đột ngột của Hồ Diệu Bang vào ngày 15/4/1989 như một tiếng sét lớn trong dân và giới trí thức tiến bộ, bắt đầu từ thủ đô rồi lan truyền rộng rãi khắp trong nước. Khi nghe ông chết, dân chúng lập tức biểu tình ở thủ đô, rồi lan tràn khắp nơi, đưa đến cuộc biểu tình vĩ đại tại Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989.
Biến cố Thiên An Môn bộc phát hay được sửa soạn trước ?
Han Dan Feng, một lãnh đạo sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn 89, cho rằng biến cố Thiên An Môn không có gì là sửa soạn trước, vì theo anh, trong một chế độ như chế độ TQ, nếu sửa soạn trước thì sẽ bị bắt ngay. Ðây cũng là ý kiến của một số người.
Nhưng ai cũng rõ, trong một chế độ như tren, người dân không ai dám tự động biểu tình, họ chỉ dám khi có hậu thuẫn của một phe phái nào ở phía sau như trường hợp Cách Mạng Hồng Vệ Binh thì có hậu thuẫn của Mao, và trường hợp dân biểu tình ở Thiên An Môn năm 1976 và năm 1978 thì có hậu thuẫn của Ðặng.
Cho tới ngày nay, qua nhiều tin tức, qua những sự kiểm tra, có giả thuyết cho rằng Triệu Tử Dương, đương kim Tổng Bí Thư và Wan Li, đương kim chủ tịch Quốc hội lúc ấy, hai nhân vật đại diện cho phe cải cách, đứng sau Thiên An Môn 89. Thêm vào đó còn có một nhóm trí thức của đại học Bắc Kinh, nhất là của Viện nghiên cứu Khoa Học Xã Hội.
Hai ông Triệu Tử Dương và Wan Li đã vắng mặt lúc đầu. Họ Triệu thì công du ở Bắc Hàn, họ Wan thì công du ở Canada. Lúc phong trào trở nên mạnh thì hai ông mới trở về nước, nghĩ rằng Ðặng Tiểu Bình sẽ ngã theo phong trào. Nhưng hai ông đã lầm, vì lúc đó là lúc hai ông không kiểm soát nổi phong trào và đã có những phần tử chống Ðặng chăng biểu ngữ đã đảo họ Ðặng. Họ Ðặng ngã về phía bảo thủ. Triệu Tử Dương còn lầm ở chỗ cho rằng giới bảo thủ không bao giờ dám dùng quân đội đàn áp dân và sinh viên, phong trào sinh viên 89 sẽ kéo dài lâu, thức tỉnh dân, học sinh, sinh viên và thợ thuyền, đi đến chỗ tổ chức những hiệp hội sinh viên độc lập, công đoàn thợ thuyền độc lập, như kiểu ở Ba Lan, đòi chính quyền ngồi vào hội nghị bàn tròn, cởi trói chính quyền, tự do hóa chế độ.
Chắc Triệu Tử Dương và những người đứng sau Thiên An Môn 89 đã nghiên cứu kỹ những biến cố đã xảy ra ở Ba Lan với công đoàn Đòan kết trước đó. Tính toán này của họ Triệu cũng không phải dở. Hơn thế nữa, đã hơn một năm, mặc dầu là Tổng Bí Thư, nhưng họ Triệu đã bị đứng vào thiểu số trong Bộ Chính Trị và trong Trung ương đảng. Họ Triệu bắt buộc phải hành động và đây là cách hành động duy nhất để lấy lại quyền. Qua kinh nghiệm lịch sử gần nhất, Mao đã dùng Hồng Vệ Binh để lấy lại quyền năm 1965, Ðặng cũng dùng sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn 1978 để giành lại quyền với Hoa Quốc Phong, người thừa kế của Mao, sau khi Mao chết được hai năm.
Nhưng Triệu không phải là Mao và Triệu cũng không phải là Ðặng. Uy tín của Mao khác hẳn uy tín của Triệu, trên Mao không có ai, trên Triệu còn có Ðặng, Mao quyết liệt và đi đến cùng, trong khi đó thì Triệu lừng khừng không quyết đoán. Triệu Tử Dương cho ta có cảm tưởng chỉ là người do thời cuộc, biến cố đưa lên, hơn là người tạo ra biến cố. Vì thế cuộc biểu tình ngày 4/6/1989 đã thất bại.
Bởi lẽ đó phong trào Thiên An Môn 89 đã mang màu sắc chính trị ngay từ lúc đầu. Nó có tính bộc phát vì cái chết bất ngờ của Hồ Diệu Bang. Nhưng nó có tính chất sửa soạn trước ở chỗ những người theo khuynh hướng cải cách, tự do, dân chủ, ý thức được trào lưu tiến hóa của nhân loại, thay đổi chính quyền ở TQ. Tuy có sự yểm trợ ngầm của Triệu Tử Dương, nhưng quyền hành của họ Triệu đã từ từ sút giảm, vì họ Ðặng đã lấy một số quyền của họ Triệu trao cho Lý Bằng.
.
Quảng trường Thiên An Môn (Tiananmen Square) được coi như là quảng trường lớn nhất thế giới với kích thước 800m x 500m, có sức chứa một triệu người. Nằm giữa lòng thành phố Bắc Kinh, Thiên An Môn là tâm điểm mọi sinh hoạt chính trị của người dân thủ đô. Phía bắc là tháp Thiên An với tấm chân dung Mao Trạch Ðông, phía tây là Sảnh Ðường Nhân dân (nơi Quốc Hội nhóm họp), phía đông là Viện Bảo Tàng Cách Mạng, và ngay giữa quảng trường là đài tưởng niệm liệt sĩ.
Chữ Thiên An Môn có nghĩa là "Cổng Trời Bình An - Heavenly Peace Gate." Thế nhưng "Cổng Trời" đã không còn bình an nữa. Năm 1989 nơi đây xảy ra một biến cố được cả thế giới biết đến. Nó làm thay đổi đời sống chính trị của người dân Trung Quốc và góp phần làm thay đổi nước Trung Hoa hiện đại.

Người bí thư bạc mệnh
Câu chuyện bắt đầu từ cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư Ðảng CS Trung Quốc vào ngày 15 tháng 4, 1989. Hồ Diệu Bang là một người có đầu óc cấp tiến. Lúc còn là tổng bí thư ông đã cố gắng loại bỏ những tư tưởng giáo điều của ÐCSTQ trong xã hội. Ông bị những phần tử bảo thủ trong Ðảng chỉ trích gay gắt và cuối cùng bị loại ra khỏi ban lãnh đạo vào năm 1987 (ông bị buộc phải từ chức). Nhân dân Trung Quốc coi ông là người của quần chúng.
Trong bản điếu văn của được đăng trên các báo, các nhà lãnh đạo đã ca ngợi công lao của Hồ Diệu Bang với Ðảng và thành tích cách mạng của ông, và sự sáng suốt nhìn nhận "sai lầm" của mình - ý nói ông đã từ chức khi biết lỗi. Bài điếu văn này gây mối bất bình trong quần chúng, nhất là giới trí thức trẻ. Ðể chứng tỏ sự ủng hộ của mình, một nhóm sinh viên trường Ðại Học Bắc Kinh đã gửi một vòng hoa đến đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Ðêm đó giới lãnh đạo ra lệnh lấy vòng hoa đi. Biết được chuyện này, ngày hôm sau ba ngàn sinh viên tuần hành vào Thiên An Môn với một bản kiến nghị gồm bảy điểm:
1. ÐCSTQ phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang và nhìn nhận sai lầm đã ép ông từ chức. 2. Chấm dứt cuộc tuyên truyền chống lại "thành phần tiểu tư sản" và "gột rửa tư tưởng tiểu tư sản". 3. Bảo đảm quyền tự do ngôn luận. 4. Tăng ngân sách giáo dục. 5. Cho phép tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa. 6. Chấm dứt nạn tham nhũng vào bao che bằng cách công bố lương của các lãnh đạo và hồ sơ thuế. 7. Chấm dứt sự dính líu của chính quyền vào các doanh vụ bất chính.

Thiên An Môn dậy sóng
Bản kiến nghị bị từ chối. Không khí bất mãn dâng tràn trong các trường đại học. Ngày 18/4, ba mươi ngàn sinh viên tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn mặc cho lời yêu cầu giải tán của chính quyền. Ngày 20/4, một đám đông tụ tập trước trụ sở của ÐCSTQ trao vòng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang cho ban lãnh đạo Ðảng. Ðám đông bị cảnh sát chận lại. Sau nhiều lần cảnh cáo, cảnh sát đã đàn áp với dùi cui và bắt giữ nhiều người.


Ðêm 21/4 số người tụ tập tại Thiên An Môn lên đến hai trăm ngàn. Các lãnh tụ sinh viên biết rằng đã đến lúc họ cần phải có tổ chức. Một Ủy Ban Ðoàn Kết Sinh Viên được thành lập với hai đại diện là Vũ Khải (Wuer Kaixi) và Quang Ðán (Wang Dan). Một dàn loa phát thanh được lắp đặt với lời tuyên bố, rằng cuộc tưởng niệm nay đã biến thành một cuộc tuần hành cho dân chủ. Tất cả các trường đại học được khuyến cáo gửi đại diện đến. Bản kiến nghị bảy điểm được công bố và các phương pháp biểu tình được thông qua. Các phương pháp này gồm có tuyệt thực, bãi khóa, và biểu tình ngồi. Ban tổ chức nhấn mạnh rằng đây là cuộc biểu tình bất bạo động.
Hôm sau báo Nhân Dân đăng một bài chỉ trích cuộc biểu tình, gọi đây là một cuộc nổi loạn của sinh viên nhằm lật đổ chính quyền. Bài viết này thực ra là của Ban Văn Hóa Thông Tin đăng mà không thông qua chủ bút của tờ báo. Chính quyền cố gắng ngăn chặn số sinh viên đổ vào quảng trường. Nhiều người đã giả dạng làm công nhân để vượt qua các hàng rào kiểm soát. Mặc dù được chính quyền yêu cầu, các trường đại học vẫn từ chối đưa danh sách các sinh viên và giáo sư tham gia cuộc biểu tình.
Tin tức lan ra, tại các tỉnh khác cũng nổ ra các cuộc biểu tình, phần lớn là bạo động. Các cơ sở chính quyền bị đốt phá. Mặc dù chính quyền đã vin vào các cuộc bạo động này để tuyên truyền chống lại sinh viên, thế giới vẫn chú tâm vào cuộc biểu tình ôn hòa tại Bắc Kinh. Mặt khác, chính quyền lại lo sợ rằng các cuộc bạo động này nếu bị tuyên truyền thái quá sẽ làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư nước ngoài. Các tờ báo thiên về phía sinh viên bị đóng cửa, điện thoại tại các trường đại học bị cắt. Có lời đồn rằng chính quyền sẽ mạnh tay đàn áp cuộc biểu tình.
Ngày 27/4, một cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa diễn ra. Hơn 200,000 sinh viên từ 42 trường đại học đã đi bộ 40 km trên các ngả đường của Bắc Kinh. Tay trong tay, họ đã vượt qua 18 hàng rào cảnh sát. Khi đi ngang hàng rào cảnh sát, các sinh viên đã bắt tay họ với thái độ thân thiện. Hàng triệu người đứng hai bên đường chứng kiến. Họ đem thức ăn và nước uống cho những người biểu tình.
Tháng Năm, cuộc biểu tình càng đông hơn. Chính quyền vẫn không công nhận các đòi hỏi chính đáng của sinh viên. Ngày 13/5 cuộc tuyệt thực bắt đầu.
Hai ngàn sinh viên tham gia vào cuột tuyệt thực. Ðài liệt sĩ tại quảng trường Thiên An Môn trở thành trung tâm của cuộc tuyệt thực. Các sinh viên mang băng đầu với chữ "tuyệt thực" và mặc áo có chữ "Không có dân chủ, chúng tôi thà chết." Giáo sư đại học và thân nhân của các sinh viên bắt đầu đổ vào quảng trường. Dân chúng đem mền và thức ăn đến cho các người biểu tình.
Cuộc tuyệt thực được sự ủng hộ trên toàn quốc. Công Ðoàn cũng tham gia. Ðến ngày thứ ba, số người tuyệt thực lên tới ba ngàn. Sáu trăm người đã phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngày thứ tư, hàng triệu người đổ ra trên các đường phố Bắc Kinh để tỏ sự ủng hộ. Thủ tướng Lý Bằng đồng ý đối thoại với những người tuyệt thực, nhưng không đi đến kết quả nào. Ông ta từ chối không đề cập đến các yêu sách. Hôm sau Lý Bằng lại gặp các lãnh tụ sinh viên. Vũ Khải và Quang Ðán chất vấn, nhưng ông ta vẫn lảng tránh các yêu sách.
Lãnh tụ Ðặng Tiểu Bình mất kiên nhẫn. Ông ta chỉ trích việc Lý Bằng gặp gỡ sinh viên, coi đây là hành động "không chính thức." Ðể tỏ lập trường của mình, Lý Bằng đã ra lệnh cho bộ đội tiến vào thành phố để "tái lập trật tự." Lệnh giới nghiêm được ban hành. Dù vậy dân chúng vẫn xuống đường ủng hộ cuộc biểu tình. Các xe quân sự bị dân chúng chận lại. Có lời đồn rằng bộ đội tiến vào thành phố gồm toàn những người từ các miền xa. Họ bị cấm xem báo, nghe đài một tuần trước khi được huy động. Nguồn tin duy nhất họ nhận được là từ Ban Văn Hóa Thông Tin với lời tuyên truyền rằng đây là một cuộc nổi loạn của bọn xấu.
Trước sức ép tăng dần, lãnh tụ sinh viên Quang Ðán từ chức và kêu gọi chấm dứt cuộc biểu tình. Vũ Khải tuyên bố anh ta sẽ tiếp tục tham gia cho đến ngày 20 tháng 6, khi Quốc Hội nhóm họp.
Ngày 30/5, một bức tượng được các sinh viên đúc ra, cao mười mét và được gọi là "Nữ Thần Dân Chủ." Tượng được dựng lên ở quảng trường, đứng đối diện với tấm hình Mao Trạch Ðông treo trước cổng Thiên An.
Ngày 31/5, bộ đội bắt đầu tiến vào thành phố. Cảnh sát chìm ngồi trong các xe bus du lịch đi vào trung tâm. Ðến ngày 2/6 đã có hai trăm ngàn bộ đội vào thành phố. Mười ngàn bộ đội định vào quảng trường nhưng bị dân chúng chận lại. Các sinh viên vẫn bám trụ.

Máu nhuộm Thiên An Môn
Ngày 3 tháng 6 năm 1989, thủ tướng Lý Bằng xuống lệnh hành quân. Bộ đội dàn ra trên đường phố, đánh đập và bắt giữ bất cứ ai kháng cự. Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Ðêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, cảnh sát ném lựu đạn cay và đánh đập mọi người với dùi cui và roi điện. Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. Bộ đội nã súng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người.
Lệnh của chính quyền: 1. Bắn bỏ ai kháng cự. 2. Quãng trường phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi trời sáng (sáng ngày mùng 4 chỉ còn lại các vết máu). 3. Tất cả những người lãnh đạo cuộc biểu tình đều phải bị bắt.
Cuộc đàn áp kéo dài vài ngày sau đó. Bộ đội nã súng vào bất cứ ai có thái độ khiêu khích hay cản đường. Các trường đại học bị lục soát, các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt đi. Hơn 1,500 người bị bắt, trong đó có ít nhất 6 lãnh tụ sinh viên trong danh sách 21 người bị truy nã. Lệnh giới nghiêm được ban hành. Sáng ngày 8, một sự im lặng ngột ngạt bao trùm thành phố. Trong số 21 sinh viên nằm trong danh sách truy nã của chính quyền, khoảng phân nửa đã lần lượt trốn ra nước ngoài. Hai trong số những người thoát được là Chai Ling và Quang Ðán. (Cả hai hiện đang sống tại Hoa Kỳ.)
Chính quyền tuyên bố thắng lợi trước "Cuộc nổi loạn phản cách mạng." Một số đơn vị bộ đội từ chối không tham gia vào cuộc thảm sát đã bị giải giới sau đó. Tất cả các xác chết đều bị dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền. Các phóng viên nước ngoài ước lượng số người chết là 3,000. Số người bị thương, theo thông tin chính thức của nhà cầm quyền, là 7,000.

Phản ứng của Hoa Kỳ
Quốc Hội Hoa Kỳ đã cấp tốc họp và biểu quyết với tỉ lệ 418-0 quyết định trừng phạt chính quyền Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt gồm có: ngưng giao thương; cấm bán các trang bị cho cảnh sát, các dụng cụ kỹ thuật cao và vũ khí; ngưng các chương trình thăm viếng quân sự. Hoa Kỳ cũng gia hạn thời hạn tạm cư cho các sinh viên Trung Quốc đang du học tại HK, cho phép họ được ở lại HK sau khi mãn khóa. Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trở nên căng thẳng. Trung Quốc tố cáo rằng HK can thiệp vào nội bộ TQ khi tòa đại sứ HK tại Bắc Kinh giúp những người bị truy nã thoát ra nước ngoài. Tuy bị sức ép của Quốc Hội, tổng thống Bush vẫn cố duy trì đối thoại với TQ một cách không chính thức.

Bài học Thiên An Môn
Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn không phải là lần đầu tiên. Trừ những năm tháng xáo trộn bởi cuộc Cách Mạng Văn Hóa trong thập niên 1960, các cuộc biểu tình do sinh viên khởi xướng đã diễn ra từ năm 1985. Tuy lẻ tẻ và không quy mô nhưng nó cũng cho thấy rằng các sinh viên dám mạnh dạn bày tỏ thái độ của mình.
Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn đã bị dập tắt nhưng dư âm của nó không bao giờ tắt. Nó mãi mãi khắc ghi vào lịch sử Trung Quốc như một cuộc tranh đấu hào hùng của những người trẻ tuổi cho dân chủ. Ngày nay dù các thông tin về biến cố Thiên An Môn bị chính quyền cấm phổ biến, nhưng trong lòng mỗi người dân Trung Quốc, kể cả những người lãnh đạo, nó vẫn nhắc nhở rằng có những người đã đổ máu cho dân chủ. Trung Quốc đã không còn như xưa kể từ sau biến cố Thiên An Môn. Trung Quốc đã thực sự thay đổi, và sẽ còn tiếp tục thay đổi.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của mitom

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
hau thien an mon, ly do vu thien nam mon, nguyên thiên nhân, nguyen nhan thien an mon, nguyen nhanthien an mon, nguyennhanvuthienanmon, nhuyen nhan thien an mon, ranh gioi trang den, su kien thien an mon, su kien thien an mon1976, tham sat thien an mon, thiên an môn 1976, thiên an môn 1978, thiên an môn 1986, thiên an môn 4/6 89, thien an mon, thien an mon 1976, thien an mon 1978, thien an mon 1986, thienanmon89, ,

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™