1. Chí lớn nuôi từ nhỏ:
Vào thế kỷ X, ở làng Cổ Pháp phủ Từ Sơn, thuộc tỉnh Bắc Ninh bây giờ, có một người d8àn bà goá chồng, họ Phạm, nhà nghèo phải đến làm thuê ở chùa Cổ Pháp. Nhà sư trụ trì chùa này là Lý Khánh Vân đã đi lại với bà, khi bà thụ thai sợ bị mang tiếng nên kiếm cớ đuổi bà.
Sau ngày sinh nở bà bọc đứa con mới đẻ trong áo, đem đến bỏ trước cửa chùa. Nhà sư họ LÝ thấy đứa trẻ bèn đem về, đặt tên Lý Công Uẩn và nhận làm con nuôi. Bấy giờ người đời đã có câu ca chế diễu sư Khánh Vân như sau:
“Con ai đem đến chùa này
Nam mô di Phật con thầy thầy nuôi”
Lý Công Uẩn mặt mũi rất khôi ngô, thông minh hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác thường. Tương truyền rằng: Có một lần nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặc lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oẳn ăn trước, không hiểu sau nhà sư lại phát hiện được bèn trách mắng Công Uẩn. Cậu tức lắm, cho là ba bức tượng Hộ pháp nhìn thấy đã mách sư, bèn đánh tượng ba cái tác; rồi lấy son viết mấy chữ “Đồ tam thiên lí” (đáy ba ngàn dặm) vào lưng tượng.
Đêm đó sư Khánh Vân nằm mơ, thấy Hộ pháp buồn rầu đến ngỏ lời từ biệt: “Hoàng đế đã phạt đày tôi đi xa, xin chào ông ở lại”. Sáng sớm, sư Lý Khánh Vân lên chùa xem hư thực thế nào, thì quả thấy sau lưng bức tượng Hộ pháp có dòng chữ kết án như ông đã nằm mơ. Nhà sư bèn sai mấy chú tiểu múc nước rửa đi, nhưng chùi thế nào cũng không sạch. Khi gọi Lý Công Uẩn đến thì cậu chỉ lấy tay xoa xoa là dòng chữ biến mất.
Công Uẩn ngày một lớn, được sư Khánh Vân dạy cho học. Cậu học một biết mười. Được ít lâu sau, sư thấy mình hết chữ, liệu sức không dạy nổi, mới gửi Công Uẩn sang chùa Tiên Sơn (huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh bây giờ) cho người em ruột là sư Vạn Hạnh dạy dỗ giúp, vì Vạn Hạnh là người nổi tiếng văn chương uyên bác thời bấy giờ. Công Uẩn tuy đã lớn học hành giỏi giang, nhưng vẫn không thay đổi cá tính. Hằng ngày, cậu thích chơi những trò mà người lớn cho là tinh nghịch. một lần Công Uẩn bị sư Vạn Hạnh phạt, trói suốt đêm nơi cửa chùa. Bị muỗi đốt không ngũ được, Công Uẩn tức cảnh đọc 4 câu thơ đầy khẩu khí bằng tiếng Hán dịch Nôm ra như sau:
“Màn có trời cao, chiếu có đất liền
Cùng trăng thanh thả giấc thần tiên
Suốt đêm nào dám vung chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng!”
Sư Vạn Hạnh nghe được, tự nhủ thầm: “ Đứa bé này không phải người thường, sdau lớn lên ắt có thể giải nguy, gỡ rối, là bậc minh chúa trong thiên hạ đây” bèn hết sưc 1chăm sóc dạy bảo.
Công Uẩn có tình không màng của cải, vật chất, chỉ chú tâm vào việc tiềm hiểu chữ nghĩa của thánh hiền. Nhưng khi học cậu không câu nệ vào kinh sử và nhờ sáng dạ nên rất chóng hiểu, biết dùng những điều học được để suy ngẫm việc đời.
Khi Công Uần đến tuổi trưởng thành, được sư Vạn Hạnh tiến cử vào triều, làm quan nhà tiền Lê, từ đời vua Lê Đại Hành (941-1005), đến đời Lê Ngoạ Triều (986-1009). Nhờ có học vấn và tài cán, Lý Công Uẩn được thăng chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, là một vhức quan võ cao cấp, chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô.
Bấy giờ vua Lê Đại Hành đã mất, các vua nối ngôi chơi bời truỵ lạc, tranh giành chém giết lẫn nhau. Nhân dân trong nước đã tỏ ra chán ghét triếu đại nhà Lê. Giữa lúc này lại xảy ra hiện tượng ở làng Cổ Pháp, nơi Lý Công Uẩn chào đời, có cây gạo bị sét đánh hiện lên những dòng chữ. Người ta bèn kháo nhau rằng trới đã viết lên thân cây lời sấm, bằng chữ Hán, gồm cả thảy 10 câu 4 chữ, trong đó có mấy câu sau:
“Thụ căn điều điều
Một biểu thanh thanh
Hoà đao mộc lạc
Thập bát tử tành…”
Nghĩa là:
“Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Hoa vàng đã rụng
Mười tám hạt thành…”
Sư Vạn Hạnh đã giải thích: câu đầu là ám chỉ nhà vua suy yếu. Câu thứ hai muốn nói kẻ bề tôi đã hưng thịch. Câu ba thì 3 chữ “hoà, đao, mộc” ghép lại thành ra chữ “Lê”. Còn câu thứ tư thì 3 chữ “thập, bát, tứ” ghép lại thành ra chữ Lý…toám lại nội dunh bài sấm nói rằng nhà Lê sẽ mất, họ Lý sẽ lên ngôi trị vì. Sư Vạn Hạnh khuyên Lý Công Uẩn lên chớp thời cơ nắm lấy ngôi vua.
Lý Công Uẩn vốn là người chín chắn, có thói quen suy nghĩ thận trọng trước khi hành động. Sợ câu nói của thầy học mình tiết lộ sớm thì rất nguy hiểm, nên ông đã đưa sư Vạn Hạnh đi nơi khác. Vua Lê Ngoạ Triều cũng nghe được lời sấm truyền, đã sai tay chân tìm giết những người họ Lý để đề phòng việc cướp ngôi. vậy mà Lý Công Uẩn ở ngay trong triều vân an toàn. Thế mới biết ông đã sử sự khôn khéo biết chừng nào.
Khi Ngoạ Triều mất, một viên quan trong triều là Đào Cam Mộc thấy thời cơ thuận lợi, bèn nói khích Lý Công Uẩn về việc giành ngôi. Công Uẩn vẫn cảnh giác gạt đi mà rằng: “sao ông lại nói thế, tôi phải bắt ông nộp trước triều đình”. Nghe Công Uẩn doạ Cam Mộc vẫn đường đường, không hề sợ hãi, trả lời: “Tôi thấy thiên thời, nhân sự như thế, cho nên mời giám nói ra. Nay ông lại muốn tố giác tôi, thì tôi không phài kẻ sợ chết!”. Biết Đào Cam Mộc quả thực lòng, Lý Công Uẩn mới nói ra ý nghĩ của mình: “tôi đâu nỡ cáo giác ông. chỉ sợ lời tiết lộ thì chết ráo, nên răn ông đấy thôi!”.
Sau khi tính toán kỹ lưỡng, Lý Công Uẩn mới chấp nhận lời yêu cầu của sư Van Hạnh và các quan trong triều lên ngôi vua, lập ra triều đại nhà Lý, thay thế nhà Tiền Lê.
2. Rồng bay lên, vận hội mới
Lên ngôi vua, sáng lập ra triều đại nhà Lý, Lý Công Uẩn đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của mình trong việc chọn cho nước ta một thủ đô mới. Ông nhận thấy vùng đất chật hẹp Hoa Lư, Ninh Bình mà các triều Đinh, Lê đóng đô không đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước thời bấy giờ, nên đã quyết định chọn vùng đất khác là Đại La, một trung tâm chính trị, văn hoá, quân sự… làm thủ đô cả nước. Trong chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã lập luận một chách xác đáng như sau: “Đại La …ở chính giữa bờ cõi dất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí chính phương Đông, Tây, Nam, Bắc tiện cho chiều hướng thuận ngfhịch của núi sông. Ở đó, địa thế vừa rộng, vừa phẳng, vùng đất vừa cao, vừa sáng, dân cư không lo nạn lụt, lội đắm đuối, muôn vật cũng rất phong phú tốt tươi.
Ngắm khắp nước Việt ta duy đó là thắng địa, thật là nơi then chốt của bốn phương hội lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của đế vươpng muôn đời… ”.
Vậy là với tầm nhìn về xa, bao quát và rất đúng đắn, Lý Công Uẩn đã xác lập cho nước Việt Nam chúng ta một thủ đô chính thức khá sớm từ năm 1010. Tương truyền rằng khi thuyền nhà vua từ Hoa Lư đến Đại La có con rồng bay lên, nên nhân đó nhà vua liền cho đổi tên “Đại La” do viên tướng Cao Biền đặt thành tên gọ mới là “Thăng Long” nghĩa là rồng bay lên.
Trải qua hàng ngàn năm, Thăng Long thời nhà Lý, được bao thế hệ cha ông ta xây dựng, bảo vệ và mở mang liên tục, để trở thành thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước Việt Nam đổi mới và phát triển như bây giờ./.
) 1. Cả Quán học kinh ngạc
Cách đây 6-7 trăm năm, vùng Kẻ Rị (nay là xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá) là một vùng đất trù phú, tấp nập trên bộ, dưới thuyền và cũng là một trung tâm văn hoá của Châu Ái. Nơi đấy, thuở ấy có Lê Lương, một hào trưởng cự phách, nổi tiếng khắp vùng bởi “thóc chứa hàng trăm lẫm, trong nhà nuôi 3000 khách”. Ông được Đinh Tiêmn Hoàng phong cho chức Bộc xạ tướng quân.
Ngày nay còn có 2 cái cột treo chuông bằng đá, dấu tích của một ngôi chùa lớn gọi là chùa Hương Nghiêm, do Lê Lương khởi dựng. Còn giếng đất, tương truyền cũng từ thời Lê Lương và có lần quan thập đạo tướng quân Lê Hoàn đã về đây thăm ông Lương, quân sĩ ăn uống suốt mấy ngày, bát chén không kịp rữa, đổ cả xuống giếng. Dân vùng này vẫn còn truyền miệng câu nói: “Nhất nhật đãi tam thiên khách” (một ngày đãi 3000 khách) và hiện nay đào ở giếng vẫn còn thấy những mãnh bát đĩa…
Thuở bấy giờ, đầu làng Thần Hậu (nay là làng Phủ Lý Nam), có dựng một ngôi nhà gọi là Quán Học, để cho những người biết chữ nghĩa giảng thơ, bình văn và con em trong làng đến học tập. Mảnh đất từ xa xưa xây dựng Quán Học, đến nay các cụ vẫn còn hình dung được.
Vùng đất đó chính là quê hương của bảng nhãn Lê Văn Hưu, người đã viết bộ lịch sử đầu tiên của nước ta và vị tổ 7 đời của ông, chính là Bộc Xạ tướng quân Lê Lương nói trên.
Theo sử liệu cho biết thì thân sinh của ông là Lê Văn Minh bị bệnh chết lúc ông Hưu còn trong bụng mẹ. Lớn lên khoảng 4-5 tuổi Lê Văn Hưu thường mon men ra Quán Học để xem các anh trong làng học hành và người lớn giảng thơ, bình văn. Nhiều lần thầy đồ thấy Hưu đã nhắc bài cho các anh. Lấy làm lạ ông bèn viết mấy chữ nho lên giấy, giảng cho cậu bé hiểu, sau đó viết sang tờ khác những chữ trên, rồi hỏi thì cậu bé Hưu đọc không sai chữ nào. Mọi người nơi Quán Học đều lấy làm kinh ngạc và cho rằng Lê Văn Hưu là một thần đồng.
2. Thích chiếc dùi đóng vở
Bố chết sớm, mẹ của Lê Văn Hưu chịu ngoá quyết nuôi con ăn học. Bà gửi cậu sang học với thầy đồ họ Nguyễn bên Kẻ Bôn (nay thuộc xã Đông Thanh huyện Đông Sơn, Thanh Hoá). Cậu rất sáng dạ, học đâu nhớ đấy, thơ văn đối đáp rất mau lẹ, được thầy yêu bạn quý.
Tương truyền rằng trên đường Lê Văn Hưu đi học, từ Kẻ Rị sang Phúc Hiền thuộc Kẻ Bôn bấy giờ có một lò rèn dựng ngay bên đường. Mỗi lần đi học về, cậu Hưu thấy bác thợ rèn treo những chiếc dùi cậu thích lắm, ước gì có một chiếc để đóng vở, nên cứ đứng tần ngần, ngắm nghĩa mãi.
Bác thợ rèn biết Lê Văn Hưu là học trò, mặt mài lại sáng sủa, khôi ngô, nên dịu dàng hỏi:
- Cậu muốn cái gì?
- Lê Văn Hưu rụt rè đáp:
- Cháu muốn có chiếc dùi để đóng vở.
Bác thợ rèn liền bảo:
- Tôi ra cho cậu vế đối, nếu đối được, tôi xin biếu không. Câu đồi thế này: “Than trong lò, lửa trong lò, sắt trong lò thổi phì phò đúc nên dùi vở”.
Lê Văn Hưu không chút lưỡng lự, đối ngay: “Giấy trong túi, bút trong túi, mực trong túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên”.
Vế ra của bác thợ rèn nói đến lao động khó nhọc của người thợ rèn (thổi phì phò), với những công cụ của nghề rèn (lò, than, sắt, lửa) để làm ra sản phẩm là chiếc dùi vở. Vế đối của Lê Văn Hưu đã mô tả việc học tập cần cù của người học trò (viết lúi húi), với những công cụ học tập (túi giấy, bút, mực) để cùng đạt được thành quả là thi đỗ, nhưng là đỗ khôi nguyên. Thật là một ước mơ, hoài bão rất cao, rất đẹp đối với một cậu học trò mới 11 tuổi.
Bác thợ rèn tấm tắc khen ngợi, rồi tặng Lê Văn Hưu một chiếc dùi vở đẹp nhất và còn thưởng thêm cho cậu 3 tiền nữa.
3. Người bạn tâm giao
Mẹ Lê Văn Hưu họ Đỗ, người thôn Phúc Chữ, ông ngoại là Đỗ Tất Bình, một nhà nho tinh thông địa lí, am hiểu các kiểu mộ táng.
Bà mẹ thấy con mình trí tuệ sáng láng, học hành tấn tới nên rất mừng. Bà muốn luôn được ở bên cạnh để nhắc nhở con học tập, nên đã nhờ thợ đúc đồng ở Kè Chè gần đấy đúc cho một chiếc đèn, hình con rồng, bà lại đem mấy viên ngọc gia bảo của cụ tướng quốc Bộc xạ, được vua Lê Đại Hành ban cho, để khảm vào mắt rồng. ban đêm, ánh ngọc toả sáng cho Lê Văn Hưu học. Chiếc đèn này trở thành người bạn tâm giao được ông Hưu quý mến, luôn luôn mang theo bên mình. Sau này khi đã đỗ đạt ra làm quan, cây đèn vẫn soi sáng cho ông suốt đêm này, đêm khác, để biên soạn thành công 30 quyển Đại Việt Sử ký- bộ quốc sử đầu tiên của nuớc ta.
Cây đèn là bảo vật tổ tiên họ Lê mà người mẹ đã gửi gắm lại cho Lê Văn Hưu để nhắc nhở con chăm chỉ học hành, xây dựng sự nghiệp. Nó gắn chặt với cả cuộc đời ông và tương truyền rằng khi ông mất cây đèn cũng được mai táng theo.
4. Được thầy chọn làm rể
Hồi học vời thầy đồ họ Nguyễn, Lê Văn Hưu đã tỏ ra là có tài ứng đối. Tương truyền một lần ông đang ngồi học trong nhà, bỗng thấy hai cô gái con thầy phơi đậu ở ngoài sân, làm ông mãi nhìn, không chú ý vào sách nữa. Thầy đồ nhận thấy bèn đọc to câu đối:
“sân trước phơi đậu, sân sau phơi đậu, ngươi muốn đậu ta cho đậu”.
Câu đối thầy đồ ra vừa ngụ ý bảo Lê Văn Hưu biết: Muốn đỗ đạt thì ông sẽ giúp đỡ. Nhưng cũng còn ý khác ngầm nói với người học trò yêu là nếu lấy con gái thầy thì thầy gả cho. Thời xưa ở nước ta vốn có truyền thống thầy giào yêu mến những học trò giỏi, đạo đức tốt bằng cách gả con gài của thầy cho trò và giữ chàng rể ở lại trong nhà nuôi dạy, cho đến khi thi đỗ, chiếm được bảng vàng. Câu nói của thầy đồ họ Đỗ cũng xuất phát từ mối quan hệ tình cảm thầy trò nói trên.
Lê Văn Hưu nghe thầy nói giật nảy mình, nhưng cũng trấn tỉnh được ngay, cậu lễ phép xin đối:
“Cô lớn hái hoa, cô bé hái hoa, ông thám hoa, tôi thám hoa”.
Câu đối của cậu Hưu cũng gồm hai ý: một ý nói đến chuyện học hành thi cử sẽ đỗ thám hoa, còn ý khác nói lên nổi lòng muốn thăm hoa (thám cũng có nghĩa là thăm) của cậu.
Quả nhiên, về sau này thầy đã đồng ý gả con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh kết duyên cùng Lê Văn Hưu. Bà thanh thọ đến 82 tuổi, khi mất được tặng là “nhân minh phu nhân”.
5. Hương thơm hoa thiên lý
Một lần, Lê Văn Hưu đi học chậm, thầy đóng cửa ra ngoài, cậu bèn đứng tựa gốc bàng phía trước nhà để chờ. Thầy đồ về thấy liền đọc câu đối: “Con mộc tựa cây bàng dòm (nhìn) nhà bảng nhãn”. Vế đối của thầy dùng lối ghép chữ. Chữ “Mộc” ghép với chữ “bàng” thành chữ “bảng” tức bảng nhãn.
Lê Văn Hưu đối luôn: “Thằng quỷ ôm cái đấu, tựa cửa khôi nguyên”. Vế đối đã dùng chữ “quỷ” ghép với chữ “đấu” thành chữ “khôi” tức khôi nguyên.
Khi chuẩn bị về kinh sư để dự thi, Lê Văn Hưu đến chùa Báo Ân (nơi xã Đông Tân, huyện Đông Sơn ngày nay) học tập thêm. Thuở đó ở nước ta, đạo Phật rất thịnh hành, nhiều nhà sư có học vấn uyên bác như Pháp Hoa, Huyền Quang… mà sử sách đã ghi. Có lần Lê Văn Hưu gặp một vị sư. Ông này chỉ cây Thiên Tuế ở trước chùa rồi đọc: “Cây thiên tuế sống ngàn năm”.
Ý nhà sư mốn nói: Con người muốn có cuộc sống dài lâu như cây thiên tuế sống ngàn tuổi (chữ hán tihên tuế có nghĩa là ngàn tuổi, ngàn năm).
Lê Văn Hưu trỏ giàn hoa thiên lý cũng trước cửa chùa, đối: “Hoa thiên lý thơm ngàn dặm”.
“Thiên lý” còn có ý nghĩa là ngàn dặm và là loài hoa có mùi thơm toả khắp nơi.
Xu hướng của Lê Văn Hưu là muốn đem tài sức cống hiến cho đời, để lại hương thơm như “hoa thiên lý”, chứ không chỉ hưởng cuộc sống dài lâu mà không giúp gì cho đời, tĩnh tại như cây thiên tuế trong câu đối của vị sư kia.
Quả nhiên, sau đó ít năm đến khoa thi Đinh Mùi (1247), đời vua Trần Thái Tông, Lê văn Hưu đi thi và đỗ bảng nhãn, khi mới 17 tuổi!
Sách xưa còn ghi lại đề bài thi là:
“Áp tử từ kê mẫu du hồ phú” (Bài phú về con vịt từ giã mẹ gà đi chơi hồ).
Bài của Nguyễn Hiền được xếp loại nhất – đỗ trạng nguyên, bài của Lê Văn Hưu xếp loại hai - đạt bảng nhãn, bài của Đặng Ma La xếp loại ba - đạt thám hoa.
Vua Trần đã giữ bảng nhãn Lê Văn Hưu ở lại chốn cung đình để dại dỗ hoàng tử thứ ba là Trần Quang Khải - người sau này đã trở thành thượng tướng quân, lập nhiều công trạng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và là tác giả tập thơ “Lạc đạo”, trong có bài “Phò giá về kinh” rất nổi tiếng, được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong các trường học hiện nay.
Tiếp đó Lê văn Hưu được giữ chức Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giản tu và được vua Trần giao trọng trách biên soạn bộ sử chính thống của nước ta. Năm 1272, bộ sử biên soạn xong, gồm 30 tập lấy tên là Đại Việt sử ký. Ông dân vua xem, được nhà vua xuống chiếu ban khen và thưởng 30 lạng kim ngân. Đây là bộ quốc sử đầu tiên của nước ta, giá trị lớn lao là cung cấp nhiều tư liệu lịch sử từ thời Trần trở về trước và hình thành phương pháp viết sử cho các sử gia sau này.
Tiếc rằng bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu hiện nay không còn nữa. Hậu thế chúng ta chỉ được biết qua các sách vở thời xưa và 30 đoạn trích lời bình của chính ông, được ghi lại trong bộ Đại việt sử ký toàn thư, hoàn thành vào cuối thế kỷ thứ XVIII. Qua một số tư liệu còn lại, chúng ta thấy Lê Văn Hưu là người coi trọng hai mặt đức, tài của con người, lên án các mặt tiêu cực, đề cao tinh thần dân tộc, ý thức thần dân… Đồng thời cũng toát lên tư tưởng tiên tiến, học vấn uyên bác, rèn luyện từ tuổi thiếu thời. Ta hãy xem Lê Văn Hưu nhận xét: “Phàm người xưa gọi là điềm lành là nói việc dùng được người hiền và được mùa, ngoài ra không có cái gì gọi là điềm lành cả”. Hoặc: “Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là trời làm thay, há chẳng phải là vét máu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân gọi là làm việc phúc được chăng?”Quan điểm của ông lấy lợi ích nhân dân làm chuẩn để đánh giá thành tích, công trạng của các vua quan, của các triều đại thống trị như lời dẫn trên, là quan điểm đúng đắn và tiến bộ, có giá trị như mật chân lí vĩnh hằng.
Sau khi nghỉ việc quan nơi triều đình, Lê Văn Hưu về quê Kẻ Rị mở trường dạy học, truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ tiếp sau và di du ngoạn đó đây, xem địa hình phong thổ các nơi trong nước. Sách sơn cư tạp thuật còn ghi lại về tài năng giáo dục của ông. Nội dung tóm tắt như sau: Ở vùng Đông Sơn thời đó, có một anh học trò tuổi đã 30 mà học hành dốt nát, chểnh mảng. Người vợ nghe tiếng thầy bảng nhãn họ Lê bèn tìm đến gặp thầy, ướm hỏi:
- Có hạt thóc đã 30 năm, chẳng hay lấy gieo có thể nẩy mầm được chăng?
- Lê Văn Hưu trả lời:
- Nếu giống tốt, vỏ còn lành thì vẫn trồng được!
Người vợ nghe thế mừng lắm, bèn dẩn chồng đến xin thầy Hưu cho được theo học, để nhờ thầy kèm cặp, dạy dỗ mong sao cho nên người giỏi giang. Quả nhiên ít lâu sau, anh học trò dốt nát này học hành tiến bộ vượt bậc, đến khi thi đã chiếm được bảng vàng.
Tương truyền nhà sử học Lê Văn Hưu thọ 93 tuổi. Hiện nay, ở xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá có nhà thờ ông vừa được làm lại. Hàng năm, vào ngày ông mất (23/3), nhân dân khắp nơi đến thấp hương, tưởng nhớ công ơn vị danh nha6n của đất nước.
Một số dân địa phương cón nhờ đôi câu đối đời sau làm treo ở nhà thờ ca tụng nhân cách và sự cống hiến của ông cho quê hương, đất nước như sau:
“Khắc Thiệu Hoá cơ, nam bắc đông tây sơn đầu vọng
Vĩnh Thanh Hoa địa, y quan chương phủ lý lư hương”
tạm dịch:
“ Khắc nền Thiệu Hoá, khắp nam bắc đông tây vọng về núi Thái sao Đẩu.
Vững đất Thanh Hoa, văn chương áo mũ thơm nơi làng xóm quê hương!”
1. Trạng nguyên 12 tuổi
Khoa thi năm Đinh Mùi (1247), dưới triều Trần, đời vua Trần Thái Tông có sự kiện lạ, làm cả triều đình và bàn dân thiên hạ kinh ngạc. Đó là người chiếm bảng vàng nhất nước, đoạt học vị Trạng nguyên là cậu bé 12 tuổi, tên là Nguyễn Hiền, người làng Dương A, huyện Nguyễn Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định).
Truyện kể rằng, năm mới lên 6, 7 tuổi. Nguyễn Hiền theo học một nhà sư trong làng, sách chỉ đọc qua là nhớ, mỗi ngày học hết 20 trang. Sư viết được trang sách nào là Hiền thuộc ngay, như thể đã học trước rồi. Nguyễn Hiền có tính hay đùa nghịch, sao lưng các pho tượng trong chùa đều có dòng chũ “Phạt 30 roi”, “phạt 60 roi” do Hiền viết. Một hôm sư ông phát hiện thấy, nhận ra nét chữ của Hiền. đến giờ giảng bài trên lớp, sư bèn chọn câu văn trong sách Nho: “Kính quỷ thần nhi viễn chi” (Kính quỹ thần phải tránh xa), cho học trò chép học và răn rằng: “Phật cũng là thần, không được nhạo báng”.
Nguyễn Hiền nhận thấy lỗi của mình, cậu đã tự lấy giẻ lau sạch chữ viết sau các pho tượng.
Hiền học một biết mười, năm 11 tuổi đã nổi tiến là thần đồng. Bấy giờ có một người tên Đặng Tính, ở phủ Bắc Giang tự cho mình là thông thái, chữ nghĩa hơn người tìm đến gặp Hiền để thử tài. Ông Đặng lấy đầu đề bài phú “phượng hoàng sào vu A Các, Kì Lân vu du Uyển Hựu ” (Chim Phượng hoàng làm tổ trên núi A Các, con Kì Lân ra chơi vườn Uyển Hựu) và yêu cầu thần đồng Nguyễn Hiền làm bài phú không được dùng hai chữ “Phượng Hoàng và Kì Lân”, nhưng mỗi câu phải có tên một giống thú.
Nguyễn Hiền ứng khẩu đọc: “Quy phi Lục Thuỷ (con Rùa không đợi ở sông Lục Thuỷ)
Long bất Mạnh Hà (con Rồng không xuất hiện nơi sông Mạnh Hà)
Y hi! Hữu Hùng chi quốc (tốt thay nước Hữu Hùng , chữ hán “Hùng” là gấu)
Ấp vu Trác Lộc chi a (đóng đô ở gò Trác Lộc, chữ “lộc” còn có nghĩa là con hươu)”.
Nghe xong, Đặng Tính báy phục khen “Thiên tài, Thiên tài!”.
Năm Bình Ngọ (1246), Hiền dự thi và đỗ thủ khoa, tiếp đến khoa thi Đinh, năm Đinh Mùi (1247) liền đỗ trạng. Bài thi do nhà vua ra đề là: “Ấp tử từ kê mẫu du hồ phú” (Bài phú nói về vịt con từ giã mẹ gà đi chơi hồ). Nội dung đề bài rõ ràng là khá rộng và trừu tượng, hiểu được ý không phải dễ mà còn yêu cầu diễn đạt bằng thể phú nữa kia! Nguyễn Hiền không chỉ hiểu sâu sắc đề ra mà còn viết một bài phú có tính chất nghị luận rất xuất sắc, vừa thể hiện được nhận thức về cuộc sống vừa tỏ rỏ khả năng uyên bác, văn chương mạnh mẽ của một cậu bé mới ở tuổi 12!
Khi Nguyễn Hiền vào cung yết kiến, nhà vua thấy trạng còn quá nhỏ, mà thông thái hơn người bèn hỏi:
Trạng nguyên học ở đâu?
Nguyễn Hiền cú thực tình tâu:
Thần tự học lấy, nhưng có một đôi chữ không hiểu thì hgỏi sư ông ở chùa làng.
Nhà vua thấy trạng nói năng tự nhiên, chưa hiểu phép tắc lễ nghĩa, lại có ý tỏ ra kiêu căng, nên cho là chưa thể bổ nhận chức quan trong triều được, bèn cho trạng về nhà học hành thêm, chờ 03 năm sau khôn lớn mới bổ dụng.
Trạng về nhà ngoài chuyện đọc sách, giúp đỡ công việc gia đình, còn thời giờ thì kết bạn với trẻ con trong làng đành khăng, thả diều vui chơi thoả thích. 2. Gỡ bí cho cả triều đình
Ít lâu, sau khi trạng về nhà, thì sứ nhà Nguyên sang nước ta. Muốn thử nước Nam có người tài hay không, họ bèn chuyển tới các quan lễ tân một chiếc vỏ ôc xoắn và một sợi chỉ mảnh thách tìm được cách xâu qua, kèm theo bài thơ có nội dung nư sau:
“Hai mặt trời, mặt trời bằng đầu
Bốn trái núi, trái núi điên đảo
Hai ông vu tranh nhau một nước
Bốn cái miệng trong khoảng dọc ngang”.
Vua giao cho các quan đình thần nghiên cứu trả lời, nhưng không một ai giải đáp được cả. Trong khi cà triều đang bí, bỗng có người nhờ tới trạng nguyên Nguyễn Hiền, bèn tâu vua cho mời trạng đến hỏi, may ra mới hiểu được. Nhà vua y lời ngay và lập tức sai quan đến tận nhà đón trạng. Khi quan sứ của nhà vua đến đầu làng Dương A thì găp5 một cậu bé. Quan dừng lại hỏi thăm nhà trạng Hiền. Cậu bé cứ làm thinh trố mắt nhìn ra vẻ xem thường. Quan bực lắm và nghĩ bụng ta hỏi hắn một câu thật hóc búa, cho bớc cái tính ngông nghênh. Quan bèn đọc: “Tự là chữ, cắt giằng đầu, tử là con, con ai con ấy?”
Viên quan dùng lối chiết tự. Nguyên chữ “tự” nghĩa là “chữ”, phí trên có nét viết giống như cái giằng xay. Bỏ nét đó đi thì thành chử “tử” nghĩa là “con”.
Cậu bé nãy giờ mới miểm cười, mở miệng nhưng không phải trả lời mà hỏi lại quan như sau:
“Vu là chưng, bổ ngang lưng, đỉnh là đứa, đứa nào đứa này?”
Câu hỏi cùng dùng lối chiết tự. Chữ “vu” nguyên có hai nét ngang và một nét mốc, bỏ đi nét nganh thì thành chữ “đinh” nghĩa là đứa.
Hỏi xong cậu bé ù té chạy vào làng. Nghe câu hỏi ý xấc xược, nhưng chữ nghĩa dùng rất tài tình , quan đoán ngay đứa bé chẳng phải ai ngoài trạng Hiền, liền mừng rở hết giận và theo chân tìm đến nhà Trạng.
Quan vào đến sân thì thấy trạng đứng trong bếp nhìn ra, miệng tủm tiểm cười quan bèn trêu:
“Ngô văn quân tử, viễn bào trù, hà tu mị táo”. Nghĩa là: ta nghe người quân tử thường lánh xa nơi bếp núc, sao lại nịnh ông bếp?
Nghe vậy trạng trả lới ngay:
“Ngã bản hữu quan tư đỉnh nại, khả đạm điều canh”. Nghĩa là: Ta vốn chức quan hàng tể tướng, nhưng hãy tỵam nêm canh.
Trong câu của quan có chữ “bảo tru” (bếp núc) và “mị táo” có nghĩa là nịnh bếp núc. Còn trạng Hiền đã dùng chữ “đĩnh nại” (tể tướng) và “điều canh” cũng là làm tể tướng để chọi lại.
Quan rất thán phục tài ứng đối của trạng, rồi thuật lại cho trạng nghe những điều sứ Nguyên thách đố và truyền chỉ dụ của nhà vua dời trạng về kinh để giúp triều đình. Trạng nghe quan nói cừ im lặng chẳng trả lời. Quan van vỉ mãi, trạng mới nói: “Trước kia vua bảo ta không biết lễ phép, nay chính vua cũng không hiểu lễ là gì!”. Thì ra, vì quan sứ đi vội và cũng có thể xem trạng là trẻ con nên đã quên mất cả nghi thức đón trạng, như phải có chiếu chỉ của nhà vua, có xe ngựa chu tất…
Quan sứ chào trạng, lên ngựa trở lại kinh, bỗng nghe mấy trẻ trong làng hát to:
“Tích tịch tang, tích tịch tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mật kiến mừng kiến sang
Tích tình tang, tích tịch tang”
Viên quan biết trạng đã gián tiếp bài cho giải câu đố theo cách xâu chỉ, bèn nhẩm thuộc bài ca để vế tâu vua.
Quan sứ chuẩn bị đầy đủ nghi thức đón trạng về triều. Nhà vua đưa bài thơ của sứ Nguyên cho trạng và hỏi người Mông- Nguyên định nói gì. Trạng chỉ đọc luớc qua bèn phát hiện toàn bộ nội dung của bài thơ chỉ mô tả có một chử- đó là chữ “Điền”. Vì chữ “Điền” có hình dáng giống như hai chữ nhật (là mặt trời) bằng đầu để sóng hàng. Hai chữ sơn (là núi) xáo trộn đầu đuôi. Hai chữ vương (là vua) nghiêng ngửa tranh một nước và bốn chữ khẩu (chỉ cái miệng) liền nhau ghép dọc ngang. Bấy giờ vua và triều đình mới hiểu ra, thở dài khoan khoái. Sứ Nguyên khi xem lời giải đáp cũng cả kinh, biết nước Nam có những người tài, không dám khinh thường, kiêu căng hách dịch quá quắt!
Có tài liệu chép rằng: Sau lần đó vua Trần mời trạng ra giao giữ chức Thượng thư bộ công.
Khi trạng mất (có lẽ trạng mất sớm), nhân dân lập đền thờ tại quê, được vua ra chỉ dụ cấp cho dân xã 5 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng và đổi tên huyện Thượng Hiền thành Thượng Nguyên, không nhắc đến tên huý của trạng, để tỏ lòng tôn kính./.
1. Tướng mạo xấu, nhưng trí tuệ “đẹp”
Mạc Đĩnh Chi người làng Lan Khê, hưyện Nam Thanh, tỉnh Hải Dương ngày nay, sau dời sang làng Luỵ Động, hyện Chi Linh. Thuở nhỏ ông rất linh lợi thông minh, nhưng tướng mạo xấu xí thân lùn, da đen, mồm rộng, mũi tẹt, trán dô.
Bấy giờ thời nhà Trần có Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc, là người hauy chữ, mở học đường, Mạc Đĩnh Chi xin vào học. Lúc đó cậu mới 4-5 tuổi, nhưng đã tỏ ra hết sức thông tuệ, được mệnh danh là thần đồng.
Đến năm 1034 đời vua Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 triều đình mở khoa thi, lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên, lúc này ông mới hơn 20 tuổi. Nhưng khi ra mắt, nhà vua thấy mặt mũi, thân hình ông xấu xí, không mouốn cho đỗ trạng. Ông liền làm bài phú “Ngọc tĩnh liên” (Hoa sen trong giếng ngọc), để nói lên phẩm giá thanh cao của mình, dâng lên vua, Anh Tông xem bài phú thấy rõ tài hoa, tư cách của ông, nên cảm phục vá cho ông đỗ trạng. Sau đó, để tỏ lòng ưu ái người tài nhà vua cho dẫn ông và hai người khác đỗ tam khôi là bảng nhân Bùi Mộ và thám hoa Trương Phong ra phí cửa Long môn phượng thành dạo chơi trên đường phố ba ngày liền.
Ông được cử việc giữ coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức tả bộc xạ (thượng thư). Đặc biệt trong 2 lần đi sứ sang trung quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất cao đẹp của mình để làm rạng rở đất nước và khiến người nước ngoài phải khâm phục.
2. Mở cửa ải bằng một vế đối
Năm 1308, Mạc Đỉnh Chi được cử sang sứ Tàu, mừng vua Nguyên lên ngôi, để giữ mối hoà hiếu trong quan hệ bang giao giữ hai nước. Theo lịch thì xứ bộ ta đến của ải vào ngày giờ định trước. Không may hôm lên đường, gặp trục trặc nên đến sai hẹn. Khi đoàn xứ bộ ta đến nơi thì trời tối cửa ải đã đóng. Quân Nguyên canh gác bắt phải chờ đến sáng hôm sau. Thấy sứ bộ ta cứ biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh ải mới thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thách sứ bộ ta nếu đối được thì họ sẽ mở cửa ải.
Câu đối như sau: “Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan” (Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua).
Một vế đối hóc búa có đến 4 chữ quan và 3 chữ quá! Mạc Đĩnh Chi thấy khó, nhưng ông đã nhanh trí dùng mẹo để đối như sau: “Xuất đối đi, đối đối nan, thỉnh tiên sinh đối” (Ra câu đồi dễ, câu đối khó, xin mời ông đối trước!).
Tưởng lâm vào thế bí, thế mà lại hoá ra tìm được vế đối hay khiến người Nguyên phỉ hục tài sứ giả nước Nam liền mở cửa ải để đàon xứ bộ ta qua biên giới.
3. Cuộc đấu trí ở nước ngoài
Sau khi khuất phục nhà Tống và đánh bại nhiều quốc gia từ Á sang Âu, vua Nguyên đã cho các đạo quân rất hùng hậu và thiện chiến sang xâm lược nước ta ba lần. Nhưng cả ba lần họ dều thất bại, đến nỗi viên tổng tư lệnh đạo quân, khét tiếng này là Thoát Hoan đã phải chui vào ống đồng sai quân khiên trốn chạy mới thoát chết! Tuy thất bại nhưng tư tưởng nước lớn, coi thường nước nhỏ ngày càng ăn sâu, bén rễ trong đầu óc vua quan triều Nguyên. Vì vậy, có lần Mạc Đĩnh Chi sang sứ, cưỡi lừa rong chơi đường phố Bắc Kinh, vô ý đụng phải ngựa mộ viên quan Tầu. Viên quan này vênh mặt hỏi bằng một câu đối:
“Xúc ngã kị mã, Đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã?” (Đụng vào ngựa ta cưỡi, ấy là rợ phương Đông hay rợ phương Tây?) viên quan tầu dùng chữ trong sách Mạnh Tử, có ý khinh rẽ, cho người nước ta là mọi rợ.
Mạc Đĩnh Chi thấy viên quan tầu giở giọng kẻ cả bực lắm bèn đọc luôn: “Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư?” (Húc đầu vào lừa, hỏi phương Nam mạnh hay phương bắc mạnh?).
Trong vế đối trạng nước ta cũng dùng chữ trong sách Trung Dung và ngụ ý để viên quan tầu kiêu ngạo thấy: “Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào”.
Lần khác, người Nguyên thấy đoàn sứ bộ ta chuyện trò với nhau, tiếng cứ ríu rít như chim. Họ bèn ra câu đối để đùa: “Quých thiệt chi đầu đàm Lỗ luận: tri chi vi tri chi, bất tri vi bất trị, thị tri” (chim chích choè đấu cánh bàn sách luận ngữ: biết thì bảo là biết, không biết thì bảo không biết, thế mới là biết).
Đây là một vế đối khó. Người Nguyên đã chọn những từ vi, tri chi… giống tiếng chim kêu để giễu người Việt khi phát âm.
Mạc Đĩnh Chi đã đối: “Oa lâm trì thượng độc Châu thư: lạc dữ độc lạc nhạc, lạc dữ. Chúng nhạc lạc, thục lạc?” (Con Chậu chuộc ngồi dưới ao đọc sách nhà Chu: nghe nhạc vui cùng ít người, nghe nhạc vui cùng nhiều người, đằng nào vui hơn?).
Vế đối của trạng nước ta cũng dùng từ lạc, lạc, nhạc… giống tiếng chẫu chuộc đễ chọi lại, chê người Nguyên nói ồm ộp như chẫu chuộc!
Lần khác Mạc Đĩnh Chi ngồi uống nước vời người Nguyên ở cạnh chùa. họ bèn ra câu đối để thử tài sứ Việt Nam. Câu đối bằng chữ Hán dịch ra như sau: “Cây ki vốn là một loài gỗ. Cái chén không phải là loài gỗ. Tại sau lấu cây ki làm chén?”
Trạng nhìn ngôi chùa tức cảnh đối ngay: “Tăng là người Phật không phải là người. Sau lại lấy tăng thờ Phật?”. Vế đối quá là chan chát lập luận thật chặt chẽ, chính xác!
lại có lần Mạc Đĩnh Chi đi chơi cùng phái bộ triều Nguyên. Tới gần một chiếc cầu do vô ý ông bị sa xuống hố. Người Nguyên chạy xuống đỡ ông, để đùa họ đã đọc câu đối: “Can mộc, hoành cừ, lục giã tương như tự đạo” (Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng).
Câu đối rất khó vì dùng toàn tên của một số nhân vật bên tàu ghép lại (Đoàn Can Mộc, Hành Cừ, Lục Giả, Tương Như và Tự Đạo).
Mạc Đĩnh Chi thấy bên kia sông có ngôi đình dưới chân núi nẩy ý đối rằng: “Đại đình, an thạch, vọng chi nghiễm nhược thái sơn ” (Đình to, đá vững, nhác nom như thể Thái Sơn).
Vế đối của ông rất tài tình, vì cũng dùng toàn tên người ghép lại (Đại đình là biệt hiệu của Thần Nông, Vương An Thạch, Vọng Chi…)
Có được tài năng ứng đối tuyệt vời như thế là nhờ tư duy của Mạc Đỉnh Chi cực kì linh hoạt. Truyện kể một lần viên Tể tướng Tàu mời ông đến nhà chơi. Nhìn thấy nơi cửa sổ có bức trướng thiêu một con chim sẻ đậu trên cành trúc, giống chim thật như đúc, Mạc Đĩnh Chi bèn tiến lại giơ tay ra bắt, khiến các quan khách có mặt trong phòng cười ồ, chê ông là nghớ ngẩn, quê kệch. Biết mình nhầm nhưng Mạc Đĩnh Chi đã kéo ngay bức trướng xuống xé toạc. Tất cả quan khách đều kinh ngạc, nhìn ông. Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới hướng vào vị Tể tướng Nguyên nói:
- Cố nhân vẫ cho trúc là bản sắc người quân tử, còn chim sẻ là hình dáng kẻ tiểu nhân. Thế mà không hiểu sao quan Tể tướng lại cho treo trong nhà bức vẽ kẻ tiểu nhân đè đầu người quân tử. Tôi e rằng ở quý quốc, đạo của tiểu nhân át mất đạo quân tử, nên tôi vì Thánh đế mà xé bức tranh này.
Câu giải thích của Trạng Việt Nam làm cho viên tể tướng Nguyên và tất cà quan khách có mặt đều thấy chí lý và phục trạng có tài hùng biện, hiểu biết uyên bác hơn người.
4. Trạng nguyên hai nước
Mạc Đĩnh Chi là trạng nguyên cảu nước ta, nhưng khi sang sứ Tàu, vua Nguyên phục ông đối đáp thông tuệ, học vấn uyên thâm, đã phong ông làm Trạng nguyên Trung quốc.
Có lần muốn thử tài năng và khí tiết của vị thánh sứ nước ta, vua Nguyên ra một vế đối bằng chữ Hán dịch ra như sau:
“Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy cung trăng”.
Nghe xong Mạc Đĩnh Chi biết vua Nguyên tỏ ý kiêu ngạo, xem mình là mặt trời và xem nước ta như mặt trăng nên đã đối lạ:
“Trăng là cung, sao là đạn, tối đến bắn rơi mặt trời”.
Thoạt đầu vua Nguyên nổi giận nhưng qua đối đàp biết khí tiết của sứ thần nước ta không phải là vừa, nên đem lòng nể trọng, chuyển giận làm vui và sai lấy vàng lụa, rượu ngon thưởng cho Trạng Việt Nam.
Có lần Mạc Đĩnh Chi sang sứ đúng vào dịp người Hậu phi của vua Nguyên mất. Lúc làm lễ tế người Nguyên đưa cho Chánh sứ nước ta bài điếu văn viết săn biểu đọc. Khi Mạc Đĩnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy có viết bốn chữ “Nhất” (là một). Ông chẳng hề lúng túng, vừa nghĩ vừa đọc thành bài điếu văn rất hay, đầy cảm động như sau:
“ Thanh thiên nhất đoá vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Ngọc uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết”
Nghĩa là:
“Một đàm mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vần trăng trên mặt nước hồ
Ôi! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”
Vậy là có bốn chữ “Nhất” mà trạng nước ta đã đọc thành bài văn điếutuyệt hay, khiến cho cả triều thần phương bắc phải bái phục.
Lại một lần khác, Mạc Đĩnh Chi cùng với sứ thần một số nước ra mắt vua Nguyên. Nhân có nước nào đó dâng lên chiếc quạt vua Nguyên bắt sứ thần nước ta và sứ tầhn Triều tiên đề thơ. Giữa lúc Mạc Đĩnh Chi còn tìm tứ thơ, thì sứ Triều Tiên đã viết liến thoáng. Ông nhìn theo quản bút đọc thấy sứ Triều Tiên viết hai câu chữ hán dịch nghĩa như sau:
“Nóng nực oi ả, thì như Y Doãn, Chu Công (là những người được vua trọng dụng).
Rét buốt lạnh lùng, thì như Bá Di, Thúc Tề (là những người bị vua ruồng bỏ)”.
Với sự nhanh trí kì lạ, Mạc Đĩnh Chi liến phát triển hai câu thơ trên thành một bài xuất sắc mô tả chiếc quạt.
“Chảy vàng, tan đá, trời đất là lò lửa, thì lúc ấy ngươi (cái quạt) như Y Doãn, Chu Công là những bậc cụ nho (người tài giỏi)
Gió bấc lạnh lùng, mưa tuyết đầy đường lúc ấy ngươi như Bá Di, Thúc Tề những ông già chết đói.
Ô! Dùng thì thành đạt, bỏ thì xếp xó. Chỉ có ta và ngươi là như thế chăng?”
Bài của Mạc Đĩnh Chi làm xong trước, ý sắc sảo văn lại hay, nên vua Nguyên xem xong cứ gật gù khen mãi. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là “Lưỡng quốc trạng nguyên”.
5. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Mạc Đĩnh Chi suốt đời sống liêm khiết, thanh bạch, nên tuy làm quan nhưng nhà vẫn nghèo. Vua Trần minh Tông biết rõ sự tình đã sai người đang đêm đem 10 qua tiền bỏ trước của nhà ông, ngầm cho ông. Sáng mai, ông cầm số tiền đó vào triều tâu vua. Vua cười bảo: “Không ai đến nhận, cho khanh cầm lấy mà tiêu”. Vua khen ông trong sạch và tặng ông hai chữ “Lịch sự”.
Hồi đó có một người tên là Lý Đạo Tái, ở làng Vạn Tài thuộc tỉnh Hà Bắc trước đây. Ông này đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm tí, niên hiệu Nguyên Phong thứ hai (1252), đời Trần Thái Tông. Nhà vua thấy Đạo Tái là người tài đức, muốn gã chông chúa Liễu Sinh cho, nhưng ông không ưng và tìm mọi cách từ chối. Sau đó vì thấy cảnh đời đen trắng, nên ông bỏ quan xuất gia tu hành theo đạo Phật, mong tìm cách cứu vớt chúng sinh. Lý Đjạo Tái được phong Phật hiệu là Huyền Quang, đạo pháp cao siêu, thoát liòng dục khiến vua Trần có lần hỏi thị thần và tăng đạo rằng:
- Người ta sống trong trời đất đều thích ăn vị ngon, thích mặc áo đẹp, đếu có tình dục cả…Tại sao mình lão tăng Huyền Quang từ trước tới nay chì sắc sắc không không, như nước chẳng gợn sóng, như gương chẳng mờ bụi. Đó là ngăn hãm lòng dục hay không có lòng dục vậy?
Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi đừng bên mới tâu rằng:
- Vẽ Hổ chỉ vẽ được da, khó vẽ được xương. Biết người thì biết mặt khó biết lòng. Xin cứ phải thử xem thì mới rõ.
- Nhà vua cho lời ông nói là phải, bèn ngầm chọn một người cung nữ rất đẹp tên là Nguyễn Thị Điểm Bích và giao cho nàng nhiệm vụ đến chùa Hoa Yên, núi Yên Tử- là nơi sư Huyền Quang tu hành- để thử lòng sư. Điểm Bích đã dùng thủ thuật quyến rũ, nhưng vẫn không sao khiêu gợi được lòng dục của Huyền Quang. Việc làm trân tráo của nàng đã bị một bà già đến lấy thuốc nấp sau chùa chứng kiến.
Vì bị sư Huyền Quang chối từ, lại lo sợ không thực hiện được mệnh vua, nên Điểm Bích đã quyết định ra sau núi quyên sinh. Hjuyền Quang biết, bèn lấy lời lẽ khuên can và hỏi rõ ngọn nguồn. bấy giờ Điểm Bích mới thổ lộ rằng nàng được nhà vua giao tìm cách lấy được ba nén vàng của sư ông đưa về. Huyền Quang nghe xong ái ngại, đã lấy 3 nén vàng giao cho Điểm Bích (vì trước đo nhà vua có cho sư ông 10 nén vàng, in dấu quốc khố). Khi thấy Điểm Bích đưa vàng về trình, kèm theo những lời thêu dệt sư ông ong bướm, nhà vua đã nổi giận, cho Huyền Quang là sư Hổ mang, định trị tội. May sao có bà lão lấy thuốc làm chứng, vạch điều vu khống của Điểm Bích, nên vua mới hiểu sư Huyền Quang quả lòng trong sạch, không vết dục tình.
Con người giữ được cái tâm mới thật đáng quý. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã biểu lộ cái tâm trong sách của ông từ thuở hàn vi, khi ông làm bài phú “Hoa sen trong giếng ngọc” dâng vua và ông đã giữ nó trong sạch suốt cảcuộc đời… khiến cho người đời mãi tôn trọng kính phục./.